KHẢI TRIỀU / bài : Nguyễn Đình Tuyến
Những nhà thơ hôm nay / N.Đ.Tuyến :
Khải Triều ( 1936 - )
K h ả i T r i ề u
bài : nguyễn đình tuyến
Tên thật Nguyễn Văn Tuy , sanh ngày 30-10-1936 tại Hà Đông ( Bắc Phần ) . Đã cộng tác với nhóm Đại Nam Văn Hiến . Hiện đang làm báo .
Đã xuất bản :
NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC ( thơ, Đại Nam văn hiến , Saigon 1963 )
TIẾNG HÁT KHUẨN TRÙNG ( thơ, Đại Nam văn hiến xb , 1964 )
v.v....
N hà thơ Khải Triều có một ngôn ngữ kỳ lạ, ngôn ngữ của một người phẫn thế , đồng thời cũng là ngôn ngữ của một người cầu xin Thượng đế. Nhà thơ quan niệm ngôn ngữ của thơ là đá
ném vào đời . Khi những bài thơ thành hình là nỗi buồn của thi sĩ cũng thành hình, nỗi buồn đó biến thành đá để xây nhà thương cho nhân loại . Trên cao nhà thương, đó sẽ có hình ảnh đấng Cứu Thế bị đóng đinh trên Thánh giá và văng vẳng âm thanh tiếng hát của người nữ tu :
Nietzsche và tuổi trẻ
ôi nỗi buồn của Chúa
nỗi buồn của Thượng đế
hai bàn tay của tôi giơ cao ...
nỗi buồn cúi xuống chân tượng đá lạnh
trên kia tiếng hát nữ tu đơn điệu
dưới này một người ôm mặt khóc
Người ôm mặt khóc chính là nhà thơ , kẻ có ngôn ngữ chống hư vô chủ nghĩa, chống Nietzsche * và phẫn nộ trước chiến tranh :
những đứa trẻ lớn lên mang dấu vết đạn bom xác hết tù đầy
lãng quên lãng quên
những đứa trẻ lớn lên nằm chết bên gái điếm
sự chết mang những lời nguyền rủa
chiến tranh chiến tranh .
-------------------------------------------------
* Nietzsche : " Dieu est mort ! " ( Chú thích : N.Đ.T) .
----------------------------------------------------------------------------
nhưng đồng thời cũng dùng ngôn ngữ thi ca để xây dựng một xã hội nhân bản theo tinh thần Thiên chúa giáo như Chateaubriand :
tôi chắp tay cầu xin Thượng đế
cho tôi trở lại nguyên hình bàn chân
để tôi mang những phiến đá đi về dâng Thượng đế
Nhà thơ đã đưa vào thơ những vấn đề to lớn gần như nan giải của nhân loại hiện nay : vấn đề người da đen ở châu Mỹ, vấn đề chiến tranh, vấn đề dân nhược tiểu da vàng ở châu Á , bằng một cách thể hiện lạ lùng, quái gở như quan niệm của Baudelaire * :
tôi một gíao dân đi về Thượng đế
sau lưng tiếng hát da đen và niwe62m vui tuổi trẻ
tiếng hát da đen vươn mình con chó sói
những viên đạn bắn vào đầu ch1o sói
những viên đạn bắn vào tiếng hát da đen
tôi một giáo dân đi tìm bình yên
tôi một giáo dân đi về Thượng đế
dân tộc tôi nhược tiểu và tiếng hát người
-----------------------------------------------------------------------
* Baudelaire : " Le beau est toujours bizarre ". ( Chú thích : N.Đ.T.)
----------------------------------------------------------------------------------------------
Quá nhiều vấn đề bao quát , quá nhiều ưu tư đè nặng làm nhà thơ buồn khôn tả . và mỗi chiều, khi lên cơn sốt, với tay lấy chai nước lọc đã cạn hết, nhà thơ nhận thấy :
đâu óc tôi bây giờ dã thú
đầu 1oc tôi bây giờ cỏ dại
Nhà thơ quán quân của thống khổ, của bệnh tật, chỉ còn một thái độ, đó là ôm mặt khóc để nhẹ bớt nỗi đau đớn của hình hài và trí não, chỉ còn một hành động, một lối thoát là tìm về với đấng Cứu Thế , với Đức Mẹ Maria, hinh ảnh của Dịu hiền và Khả kính .
[]
NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN .
trích nguyên tác thơ khải triều *
1. người ôm mặt khóc
hai bàn tay buổi chiều giơ lên cao
tôi có mặt trước Thượng đế
hàng ghế lặng yên những linh hồn
những ý nghĩ bây giờ đang ôm lấy tôi
Nietzsche và tuổi trẻ
ôi nỗi buồn của Chúa
nỗi buồn của thượng đế
hai bàn tay của tôi giơ cao
rồi nỗi buồn cúi xuống
những nỗi buồn ngủ gục thanh niên
hôm nay cuộc đời và nhạc jazz
tiếng hát nô lệ cất lên từ thành phố
rồi những xác chết
rồi sự tù đầy
ôi nổi buồn của Chúa
nỗi buồn của Thượng đế
hai bàn tay tôi giơ cao
nỗi buồn cúi xuống chân tượng đá lạnh
trên kia tiếng hát nữ tu đơn điệu
dưới này một người ôm mặt khóc .
( NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC )
2. cầu nguyện
nỗi buồn của tôi chạy vào xương tủy
ở đó căn bệnh bắt đầu
căn bệnh mưng mủ và lớn lên
những bác sĩ già vô dụng
rồi thân thể tôi hao mòn đi
mạch máu tôi trộn cùng mủ đã vỡ
giòng máu vi trùng đi vào tim phổi
giòng máu mang vi trùng chạy khắp
thân thể tôi
những bàn tay và những bàn chân
những bàn tay trở thành vô dụng
những bàn chân trở nên mòm mỏi
những giòng máu mang vi trùng
lên tận cùng ngọn tóc
những sợi tóc che phủ khuôn mặt tôi
hình hài tôi mang ý nghĩa giã từ
rồi bạn hữu chạy trốn
tôi chắp tay cầu xin Thượng đế
cho tay trở lại nguyên bàn tay
để tôi khắc lên đá những bài thơ
của người ôm mặt khóc
tôi chắp tay cầu xin Thượng đế
cho tôi trở lại nguyên hình bàn chân
để tôi mang đi những phiến đá
đi về dâng Thượng đế .
( NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC )
3. thi sĩ
bàn tay dài ra và thân hình cỏ dại
ngôn ngữ của thơ là đá ném vào đời
những phiến đá khắc hình hài tim phổi
những ngón tay và những dòng máu
ý nghĩ như người điên
những người điên cất tiếng hát và đập phá
thi sĩ viết thơ bằng máu
nó đưa ngang mặt rồi khóc .
hai mắt thi sĩ và những ánh điện nhà thương
buổi chiều mưa khung cửa sổ buổn xám
rồi những ngày xe chở người xuống nhà xác
một khung cửa và những con dơi bay qua
rồi những ngày tiếp nối xe chở người đi
thân thể thi sĩ bây giờ thành cột đèn nhà thương
hai mắt thi sĩ trở thành đèn điện
những ánh đèn điện vàng vọt dưới mưa
rồi buổi chiều những con dơi bay qua khung cửa
khung cửa buồn xám và những nỗi buồn đóng lại
thi sĩ làm thơ ném vào đời
những bài thơ thành đá xây nhà thương
nỗi buồn thi sĩ đã thành hình .
[]
( NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC )
thơ KHẢI TRIỀU .
-------
* Biên Tập trích đăng 3/ 5 bài .
( trích NHỮNG NHÀ THƠ HÔM NAY / NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN-
Nxb Nhà văn Việtnam tái bản, Saigon 1967 - tr : 141 - 147 )
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ