Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

họa sĩ Nam Sơn, số nhà lục bát Nguyễn Du / bài : Băng Sơn.

100 ngôi nhà  nghệ sĩ Hà Nội :  họa sĩ Nam Sơn /
Băng Sơn   /    Nxb Thanh niên,  Hà Nội 2006.

                                         
                                    h o ạ   s ĩ     N  a  m    S ơ n
                                            số  nhà :    lục bát nguyễn du
                                            tùy bút :    băng sơn *

              M ột  buổi tối,  khoảng đến lúc anh em công an đi xe ' Xít-đờ-ca ' gọi loa cho các hàng quà dọn dẹp vào năm 1995 gì đó,   tôi cùng nhà văn Thế Phong ngồi uống cà phê ở vỉa hè ,  sau 40 năm mới gặp lại nhau   ở Hà Nội - khi chia tay nhau cũng chưa khuya lắm;   nhưng cỡ giập bã trầu,  thì trời đổ một cơn mưa dữ dội.   Tôi về phố Lê Văn Hưu,   còn Thế Phong lặn lội lên khu Nghĩa Tân,  bị lạc đường  -
 Thế Phong kể lại chuyện này trong tác phẩm  ' Hà Nội 40 năm xa ' * * -  khi anh cầu nguyện cùng  Chúa thì mới có một người đàn  bà hiện ra,  chỉ đường cho anh .
                     C hỗ chúng tôi ngồi với nhau  là bờ hồ Thuyền Quang,   sau lưng một bức tường đã hơi nghiêng ,   trước mặt là mặt hồ đen   sẫm trong bóng tối,  chỉ lấp loáng  ánh đèn một cách thưa thớt phía phố Trần nhân Tông,  cạnh vườn hoa Thống nhất,  bên kia hồ .

                      T ôi cũng không thể ngờ rằng sau một năm đó,  tôi lại quen thân người chủ ngôi nhà đó, 
số nhà 68 Nguyễn Du ,  nhưng là chủ nhân thế hệ thứ 2 .   Anh tên là Nguyễn An Kiều ,   có một sự trùng hợp khá thú  nhị  về anh với con đường mang tên Nguyễn Du này ;  mà cả  hai chúng tôi lên chùa
 Bắc Môn ( Bắc Ninh ),  anh công đức  một số tiền,  thì người ta ghi tên anh ' ông Nguyễn Du ở phố Nguyễn Du',  có lẽ vì nghe không thủng .    Anh tên là  Kiều, ,  ở số nhà lục bát  phố  Nguyễn Du  , 
cũng ' đầu lòng hai ả tố nga '   - thế  là có 4 cái ngẫu nhiên như bạn của thân phụ anh là  cụ Nguyễn Tuân đã nhận xét về nhau  như thế .   Những điều về anh,  xin nói sau.   Hãy nói về ngôi nhà đã .

              K hu vực  hồ Thuyền Quang (  hay Thiền Quang )   là khu đất  mới  sau khi lấp một phần hồ,   được người Pháp chia lô ra bán,  cây cối còn thưa thớt,  nhà cửa còn thưa thớt hơn.   Những người tậu đất phần lớn là các đại gia như tổng đốc Hoành,  tổng đốc Hồ Đắc Điềm,  một vài người Pháp kiều,   vài nhà buôn lớn và họa sĩ Nam Sơn.

               N ăm 1925,  Hà Nội  có trường Cao đẳng   Mỹ thuật Phương Đông  là ngôi trường mở ra  để đào tạo họa sĩ cho cả ba nước Việtnam -  Lào và  Cao Miên ,  có đến nửa nghìn sinh viên ứng thí,  nhưng chỉ đỗ vào khoảng trăm người,  chủ yếu là người Việtnam;  còn người Lào và Cao Miên,  mỗi nước chỉ  có một.   Hiệu trưởng là họa sĩ người Pháp,  Tardieu,  người chấm bài để thu nhận sinh viên ,  không ai khác chính là họa sĩ Nam Sơn,  vừa là bạn của Tardieu.   Vừa là người học trò,  vừa là người tiếp tục ước mong của người họa sĩ Pháp công tâm này.   Chính trong những ngày khai giảng,  tuyển sinh sau bao nhiêu năm vất vả gian truân thì đột ngột Tardieu bị ốm,  phải ở lại Pháp.   về Việtnam chỉ có một Nam Sơn,  nên mọi việc hầu như Nam Sơn phải đảm nhiệm hết ,  dù ông không phải là người Pháp,  nên không được phong giáo sư mà chỉ được công nhận là trợ giáo , hay phụ giảng ( moniteur ).   Đó chính là   sách của chủ nghĩa thực dân đối với ngườ ibản xứ,  ta chẳng lạ gì,  nhưng sau  này,  có người cố tình,  đã phủ nhận vai trò người thầy tài năng của họa sĩ Nam Sơn - khi bản thân họ được chính thức phong giáo sư,  đem mình ra so sánh với thầy.   
              Nghĩ cho cùng,  nếu trò vượt thầy,  thì đó là may mắn cho cả xã hội,  có người làm thầy lẫn trò như một danh ngôn  : ' Khốn khổ cho người thầy nào không có  học trò hơn  mình '.   Nhưng ở đây  không phải thế,  hơn nữa,  thầy Nam Sơn còn tiếp tục giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương này cho đến năm 1945,  năm đất nước vươn mình đứng lên độc lập tự do ... đã trực tiếp cùng nhiều họa sĩ bậc thấy khác đang giảng dậy,  đào tạo ra lớp họa sĩ tài danh cho Việtnam,  cho nền hội họa Việtnam đương đại vào nửa đầu thế kỷ XX,  như :  Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân ,  Trần Văn Cẩn,  Nguyễn Tư Nghiêm,  Dương Bích Liên,  Diệp Minh Châu,  Nguyễn Gia Trí,.  Phan Kế An ,   Nguyễn $áng,  Bùi Xuân Phái  ..v.v...

              M ột chuyế đi ít ai biết là có anh học trò Hà Tĩnh  ra thi nhưng muộn.   Sau khi hỏi han,  xem qua phác thảo,  thầy Nam Sơn đã chấp nhận cho anh ta đự thi,  với ý nghĩa :  Mình chỉ mất một ngày coi thi ,  nhưng biết đâu chẳng giúp được học trò đỡ phải bỏ phí một năm chờ đợi,  mà một năm thì có bao nhiêu bất ngờ xảy ra,  chẳng may,  có thể lỡ mất cả đời.   Một ngày so với một đời chẳng đáng lắm sao ?   Quả nhiên ,  người học trò ấy có tài chính là Nguyễn Phan Chánh  sau này  - và thầy Nam Sơn  không bao giờ hối tiếc đã bỏ ra một ngày trực tiếp coi thi,  sát hạch,  chấm bài cho Nguyễn Phan Chánh ấy .

                T ardieu  nhờ có Nam Sơn  mà ông hiểu được nền hội họa cổ,  điêu khắc cổ Việtnam qua bao nhiêu danh lam thắng cảnh,  đình chùa miếu mạo,  tranh dân gian đầy chất phương Đông,  mà ở phương Đông không ai hề biết !   Ngược lại,  chính nhờ Tardieu mà  Nam Sơn tiếp cận,  tiếp thu ,  học hỏi được cả một nền nghệ thuật hội họa phương  tây còn rất xa lạ với một nước phương Đông,  với nền nghệ thuật cũ có truyền thống tư xa xưa để lại này.   Vì thế mà giữa hai người đã nẩy nở,   không những là tình thầy trò,  mà là một tình bạn vong niên  hiểu đúng nghĩa -     vì Tardieu hơn Nam Sơn 20 tuổi.   Từ đó về sau,  ngoài nhiệm vụ đào tạo lớp họa sĩ cho tương lai,  Nam Sơn  còn là ( và vẫn là ) một họa sĩ đích thực ,  ông sáng tác nhiều và nhanh;  tạo ra những tác phẩm nổi tiếng,  được trưng bầy và được nhiều giảit hưởng ngay tại nước Pháp và tại nước Ý  ( Salon de Paris 1930  / Bằng khen tại  Salon de Rome cho tới nay . )  Vinh dự này ít  người Việtnam nào có được.   Cho tới năm 2000 này,  anh    An Kiều ,   con trai cụ Nam Sơn  còn lưu giữ cà một kho tàng  đồ sộ,  không biết đến bao giờ công chúng yêu hội họa mới được thưởng thức những ' bí mật' ấy,  mà các họa sĩ  từng học cụ đều  công nhận,  đó không phải là những thứ tranh vẽ theo thị hiếu,  bày tràn ngập cả trong một số phòng tranh có vẻ thương mại,  gọi là gallery.

              Họa sĩ Nam Sơn  mua lô đất nơi bờ hồ Thuyền Quang,  khi ông đã là một họa sĩ người Hà Nội - dù quê  ông ở Yên Lãng ( Vĩnh Yên ) , dòng dõi tiến sĩ Nguyễn Duy Thời đời hậu Lê,  với tên cha sinh mẹ đẻ là Nguyễn Văn Thọ.   ra đời năm 1890, tức là trước thế kỷ XX tròn 15.,  khi ông tham gia giảng dạy,  mới ở tuổi 35,  tuổi đầy sức tráng niên,  nhưng có thể gọi ông là người của thế kỷ XX,  vì toàn bộ cuộc đời,  sự nghiệp,  tên tuổi ông là gắn bó với một thời đất nước đổi thay kỳ vĩ ,  gắn bó với Hà Nội,  cho đến hậu duệ của ông đang ở số nhà ' lục bát ' kia,  con,  cháu,  chắt ... đang góp phần  cho Hà Nội.   Nam Sơn qua đời tại ngôi nhà  năm 1973,  khi cụ tròn 83 tuổi  .( đang là Ủy viên ban chấp hành Hội Mỹ thuật tạo hình VN từ 1957 đến lúc đó ).

              Ngôi nhà 68 Nguyễn Du  do kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện vẽ kiều,  có phòng vẽ cao 8 mét,  có sân rộng,  có kính tấm lớn ( thời đó là vô cùng hiếm ),  nơi họa sĩ Nam Sơn  sáng mà chúng ta - thế hệ 60, 70  tuổi biết,  và không biết bao sự việc.   Biết là có đọc  cuốn' Quốc văn giáo khoa thư'  do Nhà Học chính Đông Dương xuất bản,  mà bất cứ học trò nào cũng từng thuộc lòng những bài như : ' Ôi cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !' ,  bài ' Anh nói khoác '  đã nhìn thấy quả bí to bằng cái nhà;  nhưng một anh khác lại nói ,  đã nhìn thấy  cái sanh to gấp đôi,  hỏi để làm gì,  anh này liền đáp :  để luộc quả bí kia'.   Bài học thuộc lòng có câu :
                                          Xuân đi học coi người hớn hở
                                          Gặp cậu Thu đi ở giữa đường  ...

                bài một người mua được đôi giầy mới,  nhưng gặp mưa;  lúc đầu còn rón rén,  sau cứ lội bừa vào bùn àm đi,  nói về cái nghĩa sống ở đời.   ...  Những cuốn sách vỡ lòng ấy,  60 năm sau còn thuộc,  còn nhớ những tấm hình minh họa trong sáng,  dễ hiểu,   gắn với bài học,   gây ấn tượng mạnh khiến không thể nào quên  !   Biết là thế,  nhưng không biết,  là chính họa sĩ Nam Sơn được mời vẽ ra những bức hình nho nhỏ mà' rất lớn' ấy,  càng không biết là họa sĩ đã vẽ chúng ở ngôi nhà  68 Nguyễn Du ,  kế bên bờ hồ Thuyền Quang này.   Người đã thiên thu,  nhưng dấu ấn để lại trong lòng mấy thế hệ người VN,  thì có lẽ không bao giờ phai nhạt hay mất đi.

                Tôi cũng là  một người học trò bé con đó,  biết cuốn giáo khoa thư  ;  nhưng không biết người vẽ ra những bức tranh đã đi vào hồn mình ... giống như cái đêm mưa gió gần đây,  ngồi ngay ngoài cửa,  lưng tựa vào tường,  nghe gió mát hồ lộng lên thấy trong nhà có ánh đèn hắt ra sau ngọn cây ngọc lan,  sau khóm trúc, rặng si-lơ-phơ rễ phụ ... mà không quen ai trong đó .
                 Đã bao nhiêu thế hệ người Hà Nội ra đi trong sương khói,  ai  còn  để lại gì cho Hà Nội,  cho  lòng người những dấu ấn như con dao của người chạm khắc,  càng thời gian càng bền,  càng lâu càng sắc ngọt ?

                 Họa sĩ  Tôn Đức Lượng,  một học trò của thấy Nam Sơn kể lại câu chuyện vui.   Thầy liêm khiết một đời,  không phải của mình thì to đến đâu,  nhỏ thế nào,  thầy cũng không màng .   Một lần thầy đi xe đạp đến lớp mở tại Văn Miếu Sơn Tây.   Chiếc xe cũ,  đã long sơn,  chỉ còn là màu .    Học trò tinh nghịch,  đem bột màu ra quét lên xe,  chiêc xe biến thành màu vàng.   Hết giờ,  thầy ra lấy xe,  thấy màu lạ,  tưởng là  xe khác,  thầy cứ thế đi bộ về nhà,  không nói nửa lời.   Đêm đó trời mưa to,  bột màu trôi đi,   hôm sau thấy đến lớp,  nhận ra đúng áci xe của mình,  thầy lại lẳng lặng đạp xe về,  vẫn không nói một lời ...  
                Ngoài  đời thì thế,  nhưng khi làm việc lại khác hẳn,  thầy rất nghiêm khắc và biết động viên sức sáng tạo của học trò,  như có họa sĩ vẽ bình  thường,  thầy bỏ tiền riêng ra mua một bức tranh của anh này để  anh phấn khởi,  lấy đà mà vẽ,  vì bán được tranh coi như được công nhận có tài,  từ đó về sau,  người học trò này mới thành danh.

                 Thời gian học hội họa bên Pháp,  họa sĩ Nam Sơn sáng học vẽ,  chiếu ghọc điêu khắc,  giờ rảnh đi tham quan các bảo tàng,  vào thư viện.  .. không để phí một giờ nào,  ngày nào.   Trong thời gian này,  Nam Sơn  đã kết bạn với nhiều tài năng sáng chói của thế giới,  như họa sĩ Nhật Bản Foujita ,  họa sĩ  Trung hoa Từ Bi Hồng ,  người có những bức tranh  vẽ ngựa không ai sáng kịp như Độc mã, Quần mã   ...   phiên bản,  bản in được phổ biến rộng rãi hàng trăm năm trước. 
              
                 Liên tài ,  đới nào àm chẳng có.   Nhưng cũng đ6i khi ' Bụt chuà nhà không thiêng' ,  Nam Sơn cũng vậy.   Một thời  gian ông đã bị môt vài người học trò cũ cố tình lờ đi,  hoặc vì lý do nào khác mà bị hiểu sai lệch,  nên hàng chục năm ,  ít ai biết đến chủ nhân ngôi nhà 68 Nguyễn Du là một họa sĩ tài danh của VN.   Chuyện ông phải trở về Hà Nội là một.    Ngụy quyền lúc đó đã chính thức mời ông ra mở lại trường Mỹ thuật và ông sẽ là hiệu trưởng.    Nam Sơn kiên quyết từ chối,  mặc dầu vì thế mà có thể gieo neo.   Nhưng ông đã dạy các con rằng:   nếu ra làm việc ấy,  tất sẽ khó  khỏi làm nhơ bẩn ngòi bút,  vì biết đâu,  có lúc phải hùa theo họ.
               Có lẽ lời tâm huyết ấy,  ít ai nghe thấy,  ngoài hai cây đại chính tay ông trồng nơi cửa phong vẽ xưa kia,  nghe được !   Hai cây đại ấy đến nay vẫn còn đó ,  nó oằn mình lên mà sống,  mùa hạ lại đem hoa ngan ngát lòai hoa của chùa chiền thanh tịch không thể già bằng hai cây đại do Nguyễn Nghiễm,  thân phụ nhà thơ Nguyễn Du trồng nơi Văn Miếu,  trước bái đường;  mà ở đây,  ngôi nhà rộng mênh mông này,  đã vì thời cuộc mà phảit hu hẹp dần,  phòng vẽ đã mất,  anh An Kiều phải ở thu lại vài buồng bề bộn.

                Người chủ nhà  thuộc thế hệ thứ hai của ngôi nhà trông ra hồ Thuyền Quang là con trai út của họa sĩ Nam Sơn.    Anh  Nguyễn An Kiều,  một kỹ sư ngành điện,  một nhiếp ảnh gia được nhiều bè bạn biết đến.   tại sao anh không theo nghề hội họa của thân phụ ?   Mà anh lại thích làm nghề nhiếp ảnh,  phải chăng vì ảnh hưởng của quê ngoại,  làng Lai Xá ?    Mà chính anh là người làng Lai Xá, làm nhiếp ảnh nằm trên đường Hà Nội- Sơn Tây,  có nhiều người đi làm nghề ảnh khắp dọc ngang đất nước.
                 Muốn lên Sơn Tây ,  quê hương của nhà thơ Quang Dũng,  nhà viết kịch Tào Mạt,  người ngâm thơ lừng danh Lưu Nga,  tiến sĩ khoa học thiên văn Nguyễn Quang Riệu ... không thể  không qua làng Lai Xá nằm xinh xắn khiêm tốn ngay ven đường.   Có phải mang dòng máu của người cha tài năng,  mà An Kiều cũng nặng lòng với nghệ thuật và nghệ sĩ ?

              Nguyễn   An Kiều  đã góp  phần không nhỏ để dựng được bức tượng đồng  nhà  thơ Quang Dũng ngay tại trường ti6ẻu học Đan Phượng,  nơi thiếut hời Quang Dũng từng là cậu bé ngồi trên ghế nhà trường này ?   Tào Mạt nữa,   tác giả bộ kịch chèo ' Bài ca giữ nước' đã mang đi bao nhiêu vở chèo chưa kịp viết ?   nay tượng đồng chân dung ông cũng đã hoàn thành,  do chính An Kiều giúp đỡ để nhà điêu  khắc Minh Đỉnh có điều kiện thực hiện.
.
               An Kiều có một say mê kỳ lạ.  Anh có điều kiện hơn nhiều khác,  là có thể đi ra hàng trăm nước lạ.   Chiếc máy ảnh luôn là  vật bất khả ly thân.     Đi đâu anh cũng ghi lại ảnh hình,  từ một con đường,  một bức tường kỷ niệm,  một cây phong lá vàng sắc mùa thu,  một vòi nươc phun lấp lánh,  từ bức tượng nhạc sĩ Strauss,  tác giả bài' Đa-Nuýp Xanh'  đến bảo tàng họa sĩ Từ Bi Hồng giữa lòng Bắc Kinh ...  đem về Hà Nội cho bạn bè xem mà so sánh với Hà Nội thân thương.   Cây lộc vừng bên Hồ Gươm,  cây bằng lăng vào mùa gió lạnh,  là vàng như tranh họa sĩ Nga gốc Do Thái Lê-vi-tan,  vườn hoa   Diên Hồng có con rồng đa uốn khúc trăm năm ... là đối tượng để anh so sánh thành phố chôn rau cắt rốn với những cảnh,  những tình ta,,  hơn hay kém ,  ta đã có hoặc phải chờ đến tương lai ...
               An Kiều là người hiện đại,  người của thế kỷ XX bắt nguồn sang thế kỷ XXI ;  nhưng lại là người không hề giớ giấc.   Đúng hẹn,   nhưng bao giờ cũng chậm,  ít nhất nửa giờ;  nhưng không ai nỡ giận,  hoặc không thể vì giận,, vì bao giờ anh cũng mang theo rất nhiều câu chuyện vui mà  ít người được biết - với tấm lòng chân thành và chan hòa,  ghét cái giả,  khinh cái rởm đời,  biết tôn trọng tài năng và nhất là không bao giờ kiêu căng. 
            Ngôi nhà  68 Nguyễn Du vẫn  là nơi An Kiều cư ngụ,  nhưng thực ra,  anh có mặt ở nhiều nơi,  từ cơ quan đến nước này nước khác,  từ quán bia họp bạn đến những gian phòng chan hòa không khí thân tình tri kỷ đã nhiều năm.

             Mùa xuân ,  cái sân tí tẹo còn sót lại của một  thời anh chơi ô quan,  chơi nhảy dây,   đánh đáo,  vây ngọc lan đã cao vượt mái nhà,  khóm trúc cấy ra từ hòn non bộ đã thành bụi um tùm,  gốc cây đầy lá rụng'  như cho ta cái cảm tưởng được trở về với lũy tre làng,  một làng quê xa xôi nào đó ... nó là nơi đặt ít cây đào thế,  ít chậu hoa lan cho khách gặp màu hoa, sắc lá -   trước khi vào phòng khách có pho tượng đồng thân phụ,  cùng tượng riêng một bàn tay của họa sĩ,  bàn tay đã góp phần đáng kể cho VN, cho Hà Nội,  mà anh lại chỉ còn phảng phất với sông hồ,  gió hồ ngoài kia mỗi ngày thêm thay đổi,  vì một Hà Nội mới mẻ hơn.
            Thế kỷ trước ,  con hồ Thuyền Quang còn to hơn bây giờ nhiều,  nó còn thông  sang phía sau có đầm sen bát ngát ,  nay còn dư hưởng một dòng tên : Liên  Trì .   Cà trường tiểu học Nguyễn Du phía phố Quang Trung  mới sơ khai khi đất  hồ được vật lên làm con đường thẳng tắp.   Còn đầu đằng kia,, đất của nhà ga xe lửa giáp với dải Khâm Thiên  Giám cũ chỉ là bức tường thẳng  đứng và kéo dài,   chứa đựng những bí mật gì sau đó,  ngoài người của ngành hỏa xa,  nào có ai được bước vào.   Ông bô Chũi chuyên đi chôn xác hài nhi vô thừa nhận nơi ngoại ô này,  cũng đã theo bước chân của nhà thơ Trần Huyền  Trân    mà vĩnh biệt mịt mù xa thẳm.  ( nếu Trần quân còn có đôi chân ở cõi ấy ).

           Phố Nguyễn Du bắt đầu  từ ngã tư phố Huế có hiệu thuốc lào ông cả Nghị,  nay đang là hàng phở gà,  qua nhà Thiếu sinh quân thành tổng cục bưu điện .   Đi tiếp có nhà riêng của nhân sĩ Khuất Duy Tiến ,  nah của  bác sĩ Nguyễn Bách ... Nhà xuất bản Hội nhà văn,  và kết thúc là trụ sở báo văn hoá mới  rời từ phố Điện biên phủ về đây dăm năm.
             Số 68, số nhà Lục Bát nằm ở quãng giữa.   Nếu chỉ tính  từ đời họa sĩ Nam Sơn,  thì ngôi nhà này sắp đến đời thứ tư - vì An Kiều sắp có cháu ngoại.   Một trăm năm thôi,  Hà Nội biến đổi với tốc độ phi thường.   Ngay trước đây có mấy năm thôi,  trong cái đêm mưa gió đầy trời ấy,  tôi cùng nhà văn Thế Phong còn chưa biết mình ngồi tựa lưng vào vườn hoa,  vào bức tường của ngôi nhà một danh tài như họa sĩ ,  họa sư Nam Sơn;  thế mà sau mấy năm , tôi được quen An Kiều ,  mới có dịp để hiểu thêm một mảnh Hà Nội với bao sắc thái   ***.  
             Hà Nội mình là thê đấy.   Ai là người dám nhận mình hiểu hết thành phố thân yêu ?   Xin dành cho thế hệ sau chăng ?
          []
BĂNG SƠN .

----
*       Băng Sơn ( 1932- 2010, Hà Nội -  Biên tập chú thích)  
**      Nxb Thanh niên, Hà Nội 1999, 2006.- Biên tập chú thích )
***   Về An Kiều, xin xem thêm bài' Một người bạn'  trong tập' Thú ăn chơi người Hà Nội'
         -phần 4 - tập 2, Nxb Văn hoá thông tin, 2000. ( Tác giả chú thích ). 

( trích TRĂM NGÔI NHÀ NGHỆ SĨ HÀ NỘI  / BĂNG SƠN-
          Nxb Thanh niên,    Hà Nội   2008 - tr :  104 -   113) . 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ