Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

quán cà phê cô Út dưới chân cầu Công lý / bài viết: đường bá bổn -- bài đăng lại)

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014


quán cà phê cô Út dưới chân cầu Công lý/ bài viết: đường bá bổn

bài đăng lại.

                  quán cà phê cô Út dưới chân cầu Công lý
                                   bài viết: đường bá bổn


                                Thế Phong qua nét bút chì hoạ sĩ Đằng Giao (1996)
                                               
                                                Thế Phong (bên trái)
                                               khi  làm phóng viên nhật báo Quốc gia năm 1955 ở Sài gòn
                                               (cơ quan của  Liên minh quân đội Cao Đài Trình minh Thế- 
                                               Nhị Lang chủ bút- Đinh thạch Bích thư ký tòa soạn.

                                                (ảnh do  nhân vật đứng bên tay phải cung cấp . ( sau 1975) 

                              nữ văn sĩ Trần thị Bông Giấy ở San Jose về Saigon (2000)
                                                     rủ Hoàng Vũ Đông Sơn (hàng đầu từ trái qua) 
                                                                + Thế Phong lên Dalat rong chơi. 

  

Một truyện dài không có tên / Trần thị Bông Giấy:  
tác phẩm gây sôi nổi trong giới văn học hải ngoại
 ở thập niên 80 thế kỷ XX.


                                                       THƯ VIẾT Ở SAIGON/   THẾ PHONG-
                                                        Trần thị Bông Giấy  chủ trương nxb Văn Uyển
                                                        ( San Jose/ USA, 2000)  in ấn, phát hành ở Mỹ.
                                                                      (bìa : TTBông Giấy)
                                                        
                                                     Hoàng Vũ Đông Sơn ( trái ) + Thế Phong
                                                             ảnh chụp ở Phi nôm-Dalat, 2000)


"Thế là vẫn chưa thể quên Hoàng vũ Đông sơn!- " 13 ngày trôi qua, hình ảnh bạn ta vẫn lẩn quất đâu đây, lúc nhớ bạn từng uống cà phê ở quán này,quán kia- kỷ niệm ấn tượng nhất là quán nào ấy nhỉ?" Cà-phê 27 Nguyễn thị Diệu quận 3, hay  cà- phê lề đường, quán cô Út ?... "  

Tay tôi điều khiển xe gắn máy tự động quẹo sang đường Hai bà Trưng, đến chân cầu Kiệu đang xây cất, hướng báo hiệu quay sang bên trái, rẽ xuồng đường kênh Nhiêu Lộc, đi về phía chân cầu Công Lý.

Sau thời đệ I Cộng hòa, anh thợ điện Nguyễn văn Trỗi gài mìn dưới chân cầu, bị lôi lên từ cầu Công lý, sau bị xử bắn - bên kia cầu Hiền Lương, anh hùng Trỗi được quan- chức- thơ Tố Hữu làm thơ tiếc thương,  còn có nhà báo Thái Duy, viết về cuộc đời anh Nguyễn văn Trỗi thành sách*, xuất bản rồi, tiếng nổi như cồn, xênh xang vi vút hơn hơn cả đàn anh, tác giả thi tập Việt Bắc- đáng mặt là tay cự phách hàng đầu thơ phong trào.
---
* Sống như anh 

 Sau 30-4-1975, tượng Nguyễn văn Trỗi sừng sững, đứng hiên ngang trong khuôn viên,  dưới chân cầu Công lý, gần đó theo dọc con kệnh, là quán cô Út.

- Ủa, 2 năm nay chú  đi du lịch hay ra nước ngoài, vẫn là  cà phê đen nóng?"--  cô Út nhoẻn nụ cười dưới cặp kính trắng . --" Đúng vậy!"-- Em bán cà phê từ năm 40, bây giờ 55, trong số tuổi em có 5, 6 năm chú là khách quen đấy"
"-- Đúng vậy! không sai!".

Có lần tôi rủ Hoàng Vũ Đông Sơn và Lữ Quốc Văn tới đây, sau khi 2 bạn tan lớp học vi tính ờ đường Đặng Dung.  Đông Sơn có giọng khàn,  ồ ồ, hay luận bàn về thi ca, triết lý, nhất là văn nghệ sĩ qua đời, anh đều có bài văn tế.  Lữ Quốc Văn hay dí mũi vào đủ chuyện, kháo với tôi,

                     từ trái qua: Lữ Quốc Văn [1934- ] --  nhà báo Lê Văn- Vũ bắc Tiế(chết)
                                                Thế Phong--  văn sĩ ThanhThương Hoàng [1930 hiện ở Mỹ -   ]
                                                          và nhạc sĩ Lê hoàng Long [1929-    - hiện sống ở Saigon]

                            Hoàng Vũ Đông Sơn [ 1939-- 12/09/ 2014 saigon] (giữa)

                                        Hoàng Vũ Đông Sơn (bên trái)
                                            ( ảnh chụp ở Dalat 2000)

                                          Lữ Quốc Văn (bên phài) 
                                             cùng  một nữ luật sư (học trò cũ) hành nghề tại Biên hoà [ tỉnh Đồng Nai)
                                                         (ảnh chụp tại quán Viễn Xưa/  quận Bình thạnh-- tp. HCM)


                     " chàng ta [Đông Sơn] thích quan trọng hóa thân thế, vai trò, sự kiện- đi học vi tính cũng khoa trương , thế là được bầu làm trưởng lớp. Lấy thế làm vui, mắt ngước lên,  chào lại bạn bè thăm hỏi buổi sáng, và, thay mặt anh em cảm ơn ban giảng huấn khóa học đã hướng dẫn anh em đủ kỹ năng sử dụng computer: nào là biết cách mở hộp thư điện tử, gửi và nhận mail, viết bài gửi, gủi ảnh qua Ipad v.v..." 
                                                 
 Lữ quốc Văn không thích thế,  sửa lưng nhẹ bạn bè, dường như không ác ý,
" Này, chàng ta [Đông Sơn] có hộp thư điện tử ở Yahoo, Gmail..., nhưng ai gửi tới chỉ chẳng bao giờ trả lời, bởi trưởng nam vắng nhà, thì,  thằng cha nó mù tịt, nào có biết check mail là cái quái gì, mắm- sốt* tớ vậy thôi ."?
---
* même chose.  

Lúc này Đông Sơn đã không uống cà phê đen nóng như tôi, thay vào, chanh nóng;  còn Quốc Văn gọi cho có gọi, không uống, đẩy sang phiá tôi, " bạn ta uống giùm "- thay vì ở quán có cô phục vụ 'đẹp rợn tơ hồng' *, anh ta năn nỉ cô bé lấy tẩy nước đá, đổ cà phê sữa vào, khuấy lên, và, cô bé uống giùm ! 
---
*  ý thơ Lữ quốc Văn  

Tôi đến quán cô Út, thích chọn bàn nhỏ, 2 ghế thâm thấp, lưng dựa vào tường, nhìn ra xa xa, cầu Công lý nườm nượp xe qua lại, gần hơn mấy cô gái nhà lành, đẹp rơn tơ hồng mặc quần đùi thật ngắn, phô cặp đùi non trắng ngần, no mắt người nam.  Hoặc, tôi đưa mắt nhìn thẳng, biệt thự 2 mặt đường, 5 tấm, cao ngất, các bao lơn trồng đủ thứ hoa, đủ màu bắt mắt, đỏ, tím , trắng... chứng tỏ con mắt giàu cảm quan chủ nhân.  Gật gù, câu thơ chàng Đinh Hùng lại vẳng bên ta 'cũng đủ lãng quên đời' ...  Và, đã có một chàng văn sĩ mặt ngựa, bèn chặt ngang khúc đầu câu thơ,  làm tựa một cuốn truyện anh ta "Cũng đủ lãng quên đời !". Sách bán chạy, mặc dầu lối viết tân văn cắc bùm, cụt ngủn, một chữ sang ngang, 2 chữ xuống dòng. v.v...  

Lữ quốc Văn nhắc, 

" Cũng đủ lãng quên đời", tớ mua tặng một người đẹp bên dòng sông Hương, nàng cùng bước đi với tớ, từ đầu cầu bên này sang đầu cầu bên kia, tớ bắt chuyện, nàng để tai rót mật yêu đương, quên mất anh chồng y sĩ quân y, tử bên cầu đi lại đón vợ, mà cô vợ lại đang cười tình mím chi với một nam nhân lạ hoắc!  Thế rồi. nàng liếc mắt giã từ tớ,  đưa tay ra khoác tay chồng như không. Tớ bèn gửi cuốn truyện của Mai Thảo " Cũng đủ lãng quên đời"  cho cô, qua bưu điện -  sao cậu lại bảo anh ta chặt khúc đầu câu thơ Đinh Hùng, là sao ?!"  

 Đông Sơn thấy Quốc Văn chuyện trò thân tình với tôi, có lần anh nhăn nhe,

 "  nếu anh ấy rủ anh đi Hà nội chơi, anh không nên đi cùng?" "-- tại sao?" "-- bởi anh ấy sẽ đưa tới nhà quen, ăn nhờ, ngủ đậu, sau này anh sẽ mắc nợ khó trả đấy !". --" ừ ừ,  it's a good idea, too!"

 
     Hoàng Vũ Đông Sơn (trái) + Thế Phong. 
(ảnh chụp ở Dalạt, 2000).

Mỗi lần tôi tới nhà Đông Sơn, anh hay đem thư Thanh Chương ở Mỹ gửi về- đặc biệt thư viết tay, rất dài, có thư dài 4, 6 trang- anh đọc cho  nghe, và Đông Sơn  bùi ngùi nhắc," các bạn văn đi Mỹ lúc đầu còn thăm hỏi, dần dần quên chỉ còn một Thanh Chương đi Mỹ từ 1999, vẫn rất còn nhớ tới bạn bè ở Saigon ".


  thi sĩ Thanh Chương [1939 hiện ở Hoa Kỳ --  ]  ( phải)+  Thế Phong
( ảnh chụp 1998)

linh mục- văn sĩ Nguyễn ngọc Lan [1930- 2007] +  Hoàng Vũ Đông Sơn [ 1939- 2014]
(cả 2 nay đã rời 'cõi  đời ta-bà này rồi')
          (ảnh chụp trên lề đường Phạm ngọc Thạch ,tp. HCM. 
vào buổi đi ăn sáng cùng Ý Nhi+ Hoàng Vũ Đông Sơn+ Nguyễn ngọc Lan và TP.)


  ***

 Đâu đó, những tháng gần cuối năm 2009, tôi và vợ lại có điều ra tiếng vào, vậy thì, câu " có như Romeo và Juliet cũng phải cãi nhau thôi" lại tới đỉnh điểm.  Vợ tôi không nấu cơm cho ăn, tôi đưa tiền tháng như mọi lần, bây giờ nàng lắc đầu từ chối. Thế là, hàng ngày cơm hàng cháo chợ, vợ người dưng vây chặt, tôi đi đi về về như người ở trọ. Thường ăn cơm bụi ở nhiều quán, sang trọng có, cả ngoài lề đường  - có lần ăn ở một một quán sang trọng trong hẻm Lý chính Thắng-  một mình, cảm thấy buồn, bèn  điện thoại mời cô giáo văn sĩ Bích Vân tới cùng ăn. Cô ta biết tôi có cảm tình, đang khi tôi giận vợ, cô ta  thường khuyên tôi nên làm hòa. Có lần, mời cô đi ăn sáng ở phở Hòa, cô nhận lời, với điều kiện là có mặt  cả nữ sĩ Ý Nhi cùng đi. Hỏi tại sao? " -- anh tự hiểu lấy, em biết anh quen thân cô Ý Nhi , cô ấy có chân trong Ủy ban kiểm soát đình chiến,khi đất nước ta chia đôi đấy!". --" Cô bé này chính chị ghê!". Tôi càng phục nể sự tinh tế, khéo xử sự của phụ nữ, mà thường ra, đàn ông  thẳng ruột ngựa, ít khi lưu ý.

Ăn cơm với nhau xong, tôi nói với Bích Vân ," thôi em về sớm nhé, kẻo ... - chưa kịp nói hết--  "... em 'single' nhưng có 1 con trai ngoài 20 rồi !(nàng cướp lời) " -- tôi còn đi lễ 3 nhà thơ Tin lành Thị Nghè ".


                                          "... Ăn cơm với nhau xong, tôi nói với Bích Vân (đã thay tên) ,
 " ... Thôi em về sớm nhé, kẻo ... -- chưa kịp nói hết --" em 'single'
nhưng 1 con trai lớn  ngoài 20 rồi! (nàng cướp lời)-- tôi còn đi lể 3 
nhà thờ Tin lành Thị Nghè".
 (nhà thờ Tin lành Thị Nghè (năm 2009)  -- (ảnh: internet)

nữ văn sĩ Nguyễn thị Bích Nga phỏng vấn TP ở' Cà phê
27 Nguyễn thị Diệu,  tối ngày 08/09/2008.
 Ra về,  TP bị  tai nạn giao thông trên đường Nguyễn thị Diệu ,
cách quán cà phê 27  chừng 200 m.
(ảnh: chụp tại 'Cà phê 27 Nguyễn thị Diệu').

                              nữ thi sĩ Ý Nhi ( trái)  khi là trưởng chi nhánh
                                                     nhà xuất bản Hội nhà văn VN,  tại tp HCM

Chỉ khoảng hơn 1 năm sau, cô nữ văn sĩ xuất ngoại sang California, mẹ bảo  lãnh, cô ấy việc làm ngay, ở một cơ quan báo chí hay thông tấn gì đó.  Bởi, cô là một cô gíáo giỏi anh ngữ, ngoải dạy học, viết văn ra, còn dịch lời thoại kiêm thuyết minh tiếng việt cho nhiều phim chiếu trên đài truyền hình thành phố. 

                                        Thế Phong (ảnh tự chụp)

Nhớ lại, tháng 8 năm trước, nữ văn sĩ Bích Vân, tác giả nổi tiếng viết sách thiếu nhi, được giải thưởng văn chương Kim Đồng, do quỹ Đan mạch tài trợ- chụp ảnh, làm cuộc phỏng vấn nho nhỏ về tôi. Cô ta postlên mạng riêng, chỉ sau ít ngày. được đưa lên Google search/ Thephong writer.  Sau buổi phỏng vấn ở quán cà phê 27 Nguyễn thị Diệu.  Ra về, tôi bị tai nạn giao thông- một chàng say rượu đi tắc xi cùng vợ, mở cửa tắc- xi phía tay trái,  cánh cửa đập vao tôi đi xe gắn máy cùng chiều. Bị ngã lăn ra đường, một xe gắn máy, một phụ nữ chở một phụ nữ + em nhỏ ,  chạy xe gắn máy ngược chiều, đè lên người, tôi bị ngất xỉu. Một bảo vệ công ty đối diện chạy ra, đỡ tôi dậy, mở ví lấy ví da, thấy có danh thiếp, gọi điện thoại, xe cấp cứu đưa tôi vào bệnh viện Hoàn Mỹ . Trước đi chuyển viện, họ gọi điện thoại báo vợ tôi, và tôi được chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy.

Thứ nam tốt nghiệp y khoa, cùng khoá một trưởng khoa ở bệnh viện Chợ Rẫy đã thu xếp cho tôi có một phòng dịch vụ, bác sĩ chăm sóc, khám bệnh tận tình. Tôi được báo lại gẫy 3 sương sườn, gẫy xương ở 2 đốt ngón tay bàn tay trái v.v... điều trị it nhất là một tháng.  Nằm trong bệnh viện, vợ tôi túc trực, đưa cốc nước nóng khi tôi khó thở, gãi chỗ băng bột, nâng tôi dậy đi toa-lét. Nàng Juliet trên 70, con chiên ngoan của đấng Christ, vẫn hằng quì gối nhiều lần trong ngày, đêm, thủ thỉ với Chúa- tôi thức tỉnh nghe lõm bõm, 

"... Chúa ơi,  xin Ngài đặt tay quyền năng trên thân thể thương tích chồng con trong tai nạn vừa rồi, gẫy 3 xương phổi, gẫy xương 2 ngón tay bàn tay trái, Ngài an ủi, nâng đỡ, vực chồng con dậy.  Dầu rằng còn giận chồng,  xin Chúa cất cơn giận nơi con, và, Ngài nhậm lời con cầu thay cho chồng con, xương gẫy được nối lành, không cần giải phẫu phổi để sắp xếp xương... "

                                       gia đình tác giả Thế Phong- Dỗ mạnh Tường:
                                      đứng: Đỗ Thục Tường Khê [trưởng nữ]-- vợ chồng TPhong  -- Đỗ Như Tường Khê.
                                    ngồi:  Đỗ Nhị Tường Khê -- Đỗ Mạnh Tường Khê [ trưởng nam)
                                                                       -- Đỗ Thông Tường Khê.
                                                              (ảnh chụp tại Công viên Tao Đàn, tp. HCM)

                                  từ trái qua : Nghiêm Phái (phu quân Thư Linh- Đặng thị Lạc 1924-   ]
                                  (ảnh chụp  trước năm 1994 tại nhà ông bà Nghiêm Phái, quận 10 tp.HCM.

                                     Thư Linh,    người tiết lộ tin  VÂN NƯƠNG-TRẦN THỊ VÂN CHÚNG
                                   mới chính  là  TTKH , để Thế Nhật [Thế Phong] viết nên  TTKH NÀNG LÀ AI? 
                                   ( nxb Văn hóa -thông tin, Hà nội 1994) .
                                   Sau tháng 11 -1994 ,  ông Nghiêm Phái qua đời-   vợ tưởng niệm tình nghĩa vợ 
                                  chồng, Thư Linh dùng bút danh ghép  NGHIÊM PHÁI- THƯ LINH trên các tác phẩm.

                                              nữ thi sĩ VÂN NƯƠNG -Trần thị Vân Chung  (bên phải - hiện ở Pháp)
                                                            ( Trần thị Hồng Khương (USA) cung cấp ảnh )

Tôi nhắm mắt lại, không ngủ,vẫn nghe đủ lời cầu nguyện của vợ. Lại còn nhớ cả lời vợ từng cầu nguyện thâu đêm suốt sáng cho tôi, vào năm 1994,khi  tôi bị tai biến, tưởng là rũ áo ra đi, sau khi tác phẩm TTKH- nàng là ai xuất bản. Nữ sĩ Thư Linh tới thăm, cầu thay cho tác giả chớ vội giã từ vợ con, bạn bè! Thư Linh . một người bạn văn, tôi coi như ân nhân, từng cưu mang,  khi tôi túng thiếu tiền, tới đến gõ cửa nhà 207/ xx đường 3 tháng 2, quận 10, tp. HCM chưa một lần về tay không. 

Và, bây giờ, tôi  lại được Ngài đặt tay quyền năng trên thuốc tôi uống,  vực tôi dậy một cách như không, sau ít ngày vươn vai đứng dậy đón ánh nắng sớm mai , mặc quần áo chỉnh tề, đi loanh quanh khu dịch vụ.  

Tai nạn giao thông nhiều vô kể, bệnh nhân được chuyển vào, không có chỗ nằm, kể cả khu dịch vụ.  Các thầy thuốc thấy bệnh nhân Tường đi đưng bình
thường, giục tôi đi chiếu phim X quang, khám tổng quát, hội chẩn ,rồi cho tôi xuất viện. Một vị bác sĩ  phán với bệnh nhân Tường, " nếu có gì, thì đưa ông ấy tới phòng mạch tôi". Con gái Thục Khê đưa bố đi chụp phổi, khám tổng quát, phổi trong không thấy vết nứt xương ở phổi, ở tay trái. Vợ tôi bảo, chủ nhật này này đi thờ phượng thôi, báo chấp sự hướng dẫn dành cho ít phút để dâng lời cảm tạ Chúa, quản nhiệm, ban chấp sự, các tín hữu hội thánh thăm hỏi.  

Chủ nhật ngày ấy, thay tôi dâng lời cảm tạ, bởi, tối thứ bảy, tôi năn nỉ Juliet.

 "  bà ơi,  nói lời cảm tạ giùm tôi, như vẫn từng giúp tôi ở hội thánh Báp- tít ân điển ấy , chẳng hạn, lần thứ nam cưới vợ . Tuy mang tiếng hành nghề văn sĩ,  viết tốt hơn là nói, tôi xin phu nhân thương chồng mà giúp đỡ !". 

 Nàng Juliet của tôi đứng trước bục, sau bài giảng, dâng lời cảm tạ đấngChrist, Chi hội Tin lành Thị nghè, từ quản nhiệm, tới thư ký, ban chấp sự ân cần thăm hỏi, quà cáp, tới bệnh viện Chợ Rẫy thăm ông Tường bị tai nạn giao thông -và,   bữa nay Chúa đã vực dậy, ông có mặt cùng hội thánh thờ phượng Ngài. 

                      
                        "...  dó là nụ cười của bệnh nhân Tường, đã được Chúa vực dậy,
                         có mặt cùng hội thánh Tin lành Thị nghè , dâng lời cảm tạ Ngài.."
                                                                    ( ảnh Lữ quốc Văn)

Vợ tôi,  nhân viên hội thánh, tham gia các ban trung lão,  thăm nom chăm sóc, truyền giảng, nữ giới, dạy trường chủ nhật... tôi 'bị' nổi tiếng hơi nhiều- đến nỗi, nhiều tín hữu gọi tôi bằng tên vợ.  Chẳng phải chi ở hội Tin lành Thị nghè thôi đâu, khi còn thờ phượng ở hội thánh Báp- tít ân điển, có nhiều người nữ thường gọi tôi là " anh  Khê"-  nghe xong, tôi rất giận dữ.  Bây giờ thì không, mỗi lần nghe cô nhân viên quét dọn, gọi tôi bằng tên vợ- vì , đã qúa thân quen, kể cả khi có mặt vợ, tôi vẫn đùa, " cô Phương vừa nhắc," anh Khê nhớ bế chị Tường lên giường ngủ sớm nhé!".  

Tôi còn được thơm lây- ấy là, ngày 14 tháng 12- 2008,  tấm vé số mua lúc 10 giờ sáng, trúng giải đặc biệt 150 triệu,  công ty xổ số Kiên Giang, chỉ với 5000 Vnđ đồng tiền xu mạ kền . Đi thờ phượng lễ 1 về, vợ tôi nhờ chở qua Tân định, nàng vào chợ, tắt máy xe , tôi đợi ngoài đường Nguyễn hữu Cầu.  Khoảng 10 giờ, tiếng chuông nhà thờ Tân định gióng vang, đúng 10 tiếng, thì, một người nữ cụt cánh tay trái tới trước mắt chìa tập vé mời mua.  Cầm trên tay, lật tới cuối,nhìn thấy vé số ... 533,  rút 1 trong 4 tấm.

 Qua ngày thứ 2, tôi không dò số. Tới ngày thứ 3, ra quán ở góc Đặng Dung, Trần khắc Chân,  uống ly cà phê đen nóng đầu ngày. Thì, một người nữ cầm tập vé số mời, tôi đòi xem vé dò số, trước khi mua. Nhìn từ hàng đầu đến cuối, 3 số trong hàng số cuối là ...533. Khựng lại, tôi lấy tấm vé số trong ví ra, đúng là...  533, đài Kiên Giang . Bà vé số cảm  được như tôi trúng số đặc biệt, nhắc dò lại xem lấn nữa có khớp không ?  Quả là trúng số đặc biệt rồi, nhưng, còn chút nghi ngờ,phải cần dò lại ở vài nơi khác nữa.  Tôi mua 2 vé số , rồi đứng dậy đi.  Gặp một bà vé số khác ở cuối đường Trần khắc Chân, tôi dò lại , vé số tôi khớp 3 số ...533 cuối cùng của vé trúng đặc biệt. Lại mua thêm 2 tấm nữa, rồi đút vội tấm vé số trúng vào túi sau bên trái quần jean. Tôi sang bên Gia định, mua thóc xong,  thẳng đường Đinh tiên Hoàng,qua cầu Bông, quẹo phải về Trần quang Khải,rồi  quẹo phải sang Trần khắc Chân, về nhà.  Sửa soạn quẹo tay trái sang đường, vào ngõ hẻm 25, tôi  nhìn móc xe,  không thấy túi thóc, và định thần, sờ vào túi quần sau, thì không thấy tấm vé số. Soát lần nữa, túi quần rỗng, không thấy vé số kia.  Thất kinh, tôi trở ngược ra, gần đến quán cà phê góc dường Đặng Dung, tay chủ quán vẫy tay lại, chỉ  chỗ bịch thóc rơi ở giữa đường. Gật đầu, cảm ơn, tôi vẫn chưa định thần được là đánh rơi tấm vé số ở đâu, rõ ràng đã nhét rất sâu vào túi sau bên trái quần jean.  Nhặt bịch thóc lên, nhìn thấy  tấm vé số gập 2 nằm bên cạnh, nhặt lên,  đúng là tấm vé số trúng giải đặc biệt công ty xổ số  Kiên Giang. Hú hồn, tôi nhét kỹ tấm vé gập 4, vào túi trái quần jean,  còn vỗ đôi ba cái cho yên tâm.

Về nhà, gặp trưởng nữ Thục Khê đang  chuyện  trò với nàng Juliet . Tôi báo tin là trúng số đặc biệt Kiên Giang. Thục Khê hỏi ngay, " mấy tấm hở bố? ""-- một thôi" -- "Đưa vé đây, con gọi điện thoại cho Công ty xổ số Kiên Giang check lại cho chắc".  

 Sau khi check,  Thục Khê cho biết, số đặc biệt Kiên Giang mở vào ngày chủ nhật  14 tháng 12, bán tại khu vực tp HCM. và, hãy tới chi nhánh ở số ... Lê hồng Phong, quận 10, lãnh thưởng.  Nhớ mang theo chứng minh nhân dân và nên rất cẩn thận khi đi lãnh tiền.

 Thục Khê hẹn chồng đem xe  hơi 15 chỗ chở bố mẹ đi lãnh giải. Trên đường về, nàng Juliet điện thoại,  báo tin đầu tiên ngay cho cô Lê Duyên. Ấy là, tháng 9- 2006, Lê Duyện sang Houston chơi, đến thăm dịch già Nguyễn đắc Sơn, thì, đúng lúc mail từ Saigon, báo tin vợ chồng tôi sẽ đi du lịch xuyên việt, hãng Nimbus Tourist. Nguyễn đắc Sơn chìamail cho cô Lê Duyên, cô này bèn gửi ngay 200 đô về Saigon.  Mới đây, cô Lê Duyên đi làm răng giả, tôi đem tiền đến , nói khéo là góp vào hàm răng giả, mong người đẹp nhận cho.  Cô  Lê Duyên không nhận, trả lời:

                            hình thứ 2, bên phải : Nguyễn đắc Sơn [1931-   (mặc complet)
                                       dịch giả Những bức tình hay nhất thế giới/ Great L:ove Letters of the World 
                                 & Dictionary of Love.   Sau 1975  Nxb Văn học- Văn hóa-thông tin, Đà nẵng,                                                Đồng tháp...  tái bản- Ấn bản mới nhất do nxb Văn hóa Sài gòn  tái bản năm 2008. 
                                                  
                         
                                    Những bức thư tình hay nhất thế giới/ Great Love Letters of the World
                                                ấn bản mới nhất, do nxb Văn hóa Sài gòn tái bản năm 2008.
                
                                    
                             dịch giả Nguyễn đắc Sơn (bên trái--hiện ở nursing home tại Mỹ) 
                                                                   ( Nguyễn đắc Sơn cung cấp ảnh)

                                                                   Đỗ Thục Tường Khê  bên phải) 
                                                                    (ảnh chụp ở Dalat, 2000)

   Duyên từng là biên tập biên nxb Văn nghệ tp. HCM

" tiền cháu ở Mỹ gửi về, anh chị trả em cũng không nhận, trừ phi anh chị trúng số độc đắc."

Bây giờ, tôi trúng giải đặc biệt, nàng Juliet nói với Lê Duyên, " Chúa không muốn con cái Ngài mắc nợ thế gian, vậy nhà tôi trúng số độc đắc, lần này cô Duyên có chịu nhận không ?" "--- Em sẽ nhận, với điều kiện, anh cầm giấy biên nhận đã đóng thuế đặc biệt 10% của công ty xổ số. "

Thuê đặc biệt 10% đóng cho nhà nước là luật, nộp rồi, mới được nhận tiền - còn dâng 1/10 vào nhà Chúa là tùy tâm, ở sự tin cậy & vâng lờitheo Kinh thánh dạy. Nói là trúng số, có thể cô thủ quỹ e ngại nhận, bởi Thánh kinh từng chỉ ra: 'cái gì dường như tội ác thì nên tránh, và, nếu mắc phải, thì đó là phạm tội". Mua vé số dường như là một hình thức đánh bạc, dầu là đánh bạc hợp pháp, trúng giải đặc biệt, phải nộp 10% thuế đặc biệt cho nhà nước là đúng luật. Nhưng, với Hội thánh Tin lành miền Nam, tin hữu trúng giải đặc biệt, dâng 1/10, dường như có gìkhông phải lẽ ?  Nước Mỹ theo đạo Tin lành, Báp- tít đông vố kể, vậy, người nào trúng xổ số độc đắc ở Hoa Kỳ,  dường như cũng không phải lẽ sao? Nếu có phạm luật Chúa, là : anh hay chị trúng số, đã làm theo lới Chuá phán, đã nộp đủ 1/10.  Còn ở thành phố này , cô thủ quỹ độc thân xinh đẹp chưa đủ can đảm ghi ở phiếu nhận:  " ông bà Đỗ mạnh.Tường dâng 1/10, từ trúng số độc đắc 150 triệu?"- thay vì, " ông bà Đỗ mạnh.Tường dâng 1/ 10" - thủ quỹ nhận, quản nhiệm ký và áp dấu. 

Nhở tai nạn này, vợ chồng tôi làm hòa.

                                                    ***

 Thế là vẫn chưa thế quên Hoàng vũ Đông Sơn, " 13 ngày  hình ảnh bạn ta vẫn lẩn quất đâu đây"...  ở chỗ này, chỗ quán cô Út, dưới chân cầu Công lý- đã lâu rồi, giọng nói Đông Sơn ," anh chị đã cho em 2 triệu, đưa vợ 1 , còn em giữ 1 triệu tiêu riêng. 

Ly cà phê sánh đượm, đặc sệt, đi kèm bình trà thật nóng, tôi uống cà phê như còn uống thay Hoàng vũ Đông Sơn, đã trên 10 năm, anh kiêng cữ cà- phê đen nóng. Những năm đầu 2000, nữ văn sĩ Bông Giấy ở San Jose về Saigon, rù tôi và anh Sơn lên cà phê Tùng, anh ấy vẫn chiêu ngụm cà- phê sánh đậm, rồi hít một hơi thuốc 555,  từ nữ văn sĩ Bông Giấy đẩy bao thuốc qua . 

 Cô văn sĩ này hút thuốc lá như điên, lỗ mũi tỏa khói thuốc tựa hồ ống khói tui hỏa rúc, thì khói nhả phọt lên bầu trời.
                                               
nữ văn sĩ Trần thị Bông Giấy (San Jose) + Thế Phong.
ảnh chụp tại phi trường Tân sơn nhất


                                  phải qua : Thế Phong+ Trần thị Bông Giấy + XX.

                                                       ***

Tôi lấy điện thọai ra,  bấm số cell phone  Đông Sơn, được gài sẵn. Nhạc chờ quen vẫn còn đấy, nhưng không cỏn giọng nói ồ ồ, " em nghe đây, anh nói đi". 

Tôi delete số cell phone Hoàng vũ Đông Sơn, bởi, không còn bao giờ còn được nghe giọng khàn khàn, ồ ồ ấy nữa! 

 ĐƯỜNG BÁ BỔN
 SAIGON, 25 SEPT., 2014.   

---
lời dẫn:  -- bữa nay gõ máy truyện ngắn Journal d'un sous-lieutenant / Thái Lãng, do R.P. Nguyễn ngọc Lan dịch sang Pháp ngữ-- tự nhiên nhớ văn sĩ - linh mục này vô cùng. Vậy là, người đã bỏ 'cõi đời ta-bà này' đã  10 năm+ 3 tháng dư -- còn, Hoàng Vũ Đông Sơn; thì ,tới 12 tháng 9 năm 2017 mới tròn 3 năm.

ĐBB
SAIGON 12/05/2017







 







   

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ