GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TỪ HỘ CHIẾU BUỒN ĐẾN ĐAU THƯƠNG HÀNH” CỦA NHÀ VĂN ĐỖ TRƯỜNG
Trần Trung Đạo
https://luamoi.files.wordpress.com/2015/12/0c5b0-truong2.png?w=490
Từ Hộ Chiếu Buồn Đến Đau Thương Hành” là tuyển tập tiểu luận và tùy bút văn chương của nhà văn Đỗ Trường do tác giả và Edition VIPEN ấn hành. Tác phẩm dầy 452 trang viết về 18 nhà văn, nhà thơ: Vũ Hữu Định, Luân Hoán, Thanh Sơn Bành Thanh Bần, Thu Hà, Thế Dũng, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Trọng Tạo, Bảo Ninh, Lưu Quang Vũ, Hoàng Minh Tường, Hoàng Cát, Trần Trung Đạo, Song Vũ, Võ Thị Hảo, Dương Thu Hương, Tùy Anh.
Nhà văn Đỗ Trường gốc Nam Định, sinh năm 1960, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Anh tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm 1980. Sau thời gian theo học khoa Anh ngữ tại Đại học Ngoại ngữ, anh nghỉ học đi buôn và rồi theo lao động xuất khẩu sang CHDC Đức. Sau khi định cư tại Đức, có đời sống ổn định, anh dành nhiều thời gian hơn để viết. Tác phẩm đầu tay là tập truyện “Không bao giờ thành sẹo” do VIPEN xuất bản 2013. Tựa tác phẩm “Từ Hộ Chiếu Buồn Đến Đau Thương Hành” được anh ghép từ tiểu thuyết “Hộ Chiếu Buồn” và bài thơ “Đau Thương Hành” của nhà văn Thế Dũng.

 Hiện nay nhà văn Đỗ Trường sống và viết tại Leipzig, CHLB Đức.
Nhà văn Đỗ Trường cảm nhận giá trị văn chương và hoàn cảnh của tác phẩm bằng trái tim trong sáng hơn là tình cảm riêng tư, quen biết trước. Anh không viết theo cách “mặc áo thụng vái nhau”. Cảm xúc dâng lên sau khi đọc một bài thơ, một truyện ngắn anh bắt gặp đâu đó, và như thế anh ngồi xuống viết. Anh có thể không biết và cũng không quá cần phải biết ngay tác giả của bài thơ, bài văn mà anh đang phân tích là ai, tầm cỡ nào, còn sống hay đã chết, miền Nam hay miền Bắc, Cộng Sản hay Quốc Gia. Trong không gian mênh mông không hố hầm ngăn cách của tâm hồn anh, họ là những con người có trái tim Việt Nam như anh và cùng rung môt nhịp xót xa hay hy vọng với anh. Với nhà văn Đỗ Trường, giá trị của tác phẩm làm nên tên tuổi chứ không phải tên tuổi làm nên giá trị tác phẩm.
Trong tuyển tập “Từ Hộ Chiếu Buồn Đến Đau Thương Hành” có tới bốn bài viết về thơ văn của tôi nhưng anh em chúng tôi chỉ mới gặp nhau đây từ hai điểm khởi hành khác biệt. Đỗ Trường nhỏ hơn tôi vài tuổi. Tôi từ miền Nam, Đỗ Trường từ miền Bắc, tôi vượt biên bằng đường biển rồi sang Mỹ, Đỗ Trường theo lao động xuất khẩu sang Đông Đức. Như Đỗ Trường mở đầu trong bài viết “Một bài thơ hay của Trần Trung Đạo”, anh chỉ đọc bài thơ trên báo Viên Giác; và, cũng có thể đó là lần đầu anh biết đến tên tôi. Nhưng anh viết say sưa về hoàn cảnh của tác giả bài thơ như viết về thời thơ ấu đầy trôi nổi của chính mình.
Thật ra chúng tôi không xa cách. Lịch sử đã cuốn anh em chúng tôi qua những ngả khác nhau nhưng bởi vì có cùng một ước nguyện, một khát khao chúng tôi cũng đã gặp nhau. Buổi tối ở Hannover trong căn phòng nhỏ, anh em bắt tay nhau lần đầu mà tự nhiên như vừa mới gặp hôm qua.
Đất nước mình rồi cũng thế, điều quan trọng không phải là điểm khởi hành khác nhau nhiều khi không do mình chọn lựa mà là chỗ gặp nhau trong ngày đoàn viên dân tộc tự do dân chủ cuối cùng  .[]

TRẦN TRUNG ĐẠO

(trích từ blog luamoi.wordpress.com/  


-------------------------------------


                                                                  phóng ảnh 'email' của tác giả Lê xuân Quang gửi
                                                                          Nguyễn Khôi,  tác giả  '99 nhà thơ" 


lời dẫn: -- tôi đã cho post  '99 nhà thơ của Nguyễn Khôi' trên Blog Thế Phong -- và, ngay sau đó;  trong một email của Mr.  Phủ Doãn <phudoan223@yahoo.com.vn> gửi cho tác giả Nguyễn Khôi (trong đó có tôi) --  thư của 'tác giả Lê xuân Quang (người đã khích lệ Nguyễn Khôi viết '99 nhà thơ' ) gửi cho Nguyễn Khôi'.

  Có 3 điểm khiến tôi lưu ý:

- a) ở điểm 4; là phê phán Nguyễn Khôi viết về Đỗ Trường: "anh vẽ hời hợt quá. [Đỗ Trường] sẽ cho rằng anh [Nguyễn Khôi] trả
 thù vặt ..." .
  Tôi gõ vào Google, tìm xem tay Đỗ Trường là ai? -- vàsau đó,  tôi cho post bài viết của Trần Trung Đạo (hải ngoại) viết về tác giả 'Từ hộ chiếu buồn đến đau thương hành'. 

b) - thư riêng  Mr. Lê xuân Quang gửi cho  Nguyễn Khôi ; thì Nguyễn Khôi lại không nhận đưc, khiến Nguyễn Khôi  phải gửi mail cho 'anh Phudoan': " Vậy, đề nghị anh [Phudoan] Cop pi lại bức thư đó gửi cho N.K. .. "

c) -  xem ra 'lá thư riêng' này không chỉ có 'lợi riêng' cho tác giả Nguyễn Khôi;  xin phép được trích đăng công khai. 

và, đây là nguyên văn thư của tác giả Mr.  Lê xuân Quang (Berlin) gửi cho Nguyễn Khôi.[ Hà Nội].

THẾ PHONG
SAIGON, 17 /05/ 2017.




Thân gửi anh Nguyễn Khôi
Tôi đã đọc 99 chân dung nhà văn của anh.  Tôi có một số ý kiến để anh tham khảo:

1-Tên: Không nên quy định 99 nhà văn vì XS [Xuân Sách] viết lúc ông đang sống ở thế kỷ 20 (100 năm), còn bây giờ đã là TK 21. Ngay XS chọn giới hạn 99 cũng là gò bó vì thực ra trong gần TK, văn đàn VN có nhiều nhà văn nổi trội.

2-Cũng không nên nói dùng thể thơ tứ tuyệt để tự mình trói mình.  Có những tác giả dùng 4 câu thơ để phác thảo chân dung họ không đủ, không lột tả được thần thái họ. Nên dùng thể thơ MỚI -- 8 chữ thay vì 5 chữ -- hoặc lục bát ... hoặc tùy thích khi vung bút.

 3- Chỉ khoảng một nửa chân dung có thần thái sôi động, gây ấn tượng cho người đọc; tương xứng với cách viết của XS [Xuân Sách/ Chân dung nhà văn]; 'cô đúc, thâm thuý, tế nhị, trào lộng' ...; còn lại thì mờ nhạt-- điều quan trọng [là] người đọc không thể cảm nhận được tác giả-- chân dung kia nổi tiểng thế nào, tài năng thông qua tác phẩm của họ. 

4-  riêng CD Đỗ Trường, anh 'vẽ' hời hợt quá.  Nhất là dùng chữ 'chống cộng' cho cậu ta.  Viết thế, ĐT [Đỗ Trường] sẽ cho rằng anh[Nguyễn Khôi] trả trả thù vặt.  Nên tìm đọc những bài phê bình; thậm chí đả kích một số người của ĐT[Đỗ Trường]... ; nhưng các bài khác còn mang tính phản biện. Mà lúc này đang cần các cây bút phản biện, cho dù có văn phong 'thô ráp, gay gắt '...

5-  Một số CD anh vẽ làm người đọc không thỏa mãn, cứ như ngăn "sự sướng" khi làm tình.  Nên dùng thể thơ 6 chữ hoặc thêm một 'khổ' nữa hay ghi chú ... khi không thể hiện được khi vẽ bằng 4 câu thơ 5 chữ ...

6-Thơ chân dung sẽ rất tác dụng khi anh duy trì chất trào lộng khi VẼ--VIẾT.  Mà nah2 văn thì ai cũng có , tiềm ẩn trong họ chất trào lộng cho dù khi vui hay buồn lúc tai họa ập xuống.
Viết về Trần Huy Quang thì phải nói đến truyện 'Linh Nghiệm'.  Tại thời điểm đó THQ đã cảnh báo nền chính trị VN như vậy ... gần 40 năm sau chính ông TBT ĐCSVN đã minh họa lại sáng tác của THQ (... cuối thế kỉ chưa có CNXH) và lúc đó hệ thống XHCN Đông Âu chưa sụp đổ... Thế mà tính dự báo của nhà văn đã vô cùng chính xác, đúng.  Điều bi thảm cho nhà văn đi trước thời đại đã gánh hậu quả, cũng như Việt Phương viết 'Cửa mở' với câu thơ đại ý; "Trên 9 tầng cao cũng vấy bẩn bùn ..."  ứng với bây giờ  sau gần 50 năm).
Khi viết -- chân dung anh nên khai thác làm nổi bật các chi tiết này.
 Đây chính là viết sử, viết bằng 'VẼ--THƠ'  (Bt cho in chữ HOA).  Người đọc, nhân dân và hậu thế sẽ nhớ và tác phẩm của anh sẽ lưu truyền muôn đời sau.  Nếu làm được CHỈ CẦN DĂM BẨY CÂU THƠ CỦA ANH SẼ GIÁ TRỊ BẰNG CẢ NHIỀU CUỐN SÁCH SỬ CỦA NHÀ SỬ HỌC ĐƯƠNG ĐẠI. (Bt cho in chữ HOA).

7. Anh nên bổ sung cuốn này cho đủ số nhà văn của 2 thế kỉ (ít nhất 117 chân dung).  Viết xong tu sửa rồi cho in. 

Một vài ý kiến.  Chúc anh khỏe, thành công.

Lê Xuân Quang
[Berlin]



Vào ngày 1:49 Thứ Ba, 16 thạng 2017, Khôi Nguyễn <khoidinhbang@gmail.com>  đã viết:

Thân gửi: anh Phudoan
Trong hộp thư đến của NK không thấy có thư của anh Lê xuân Quang gửi cho ...v/v phúc đáp đọc chân dung 99 Nhà thơ ...?
Vậy, đề nghị anh Cop pi lại bức thư đó gửi cho NK ...
Chúc anh khoẻ, xin cám ơn.
Hà-Nội 16-5-2917[2017]
Kính: Nguyễn Khôi

=================================




-