Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

tiết 3: phan lạc tuyên / thế phong (NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950-1956/ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900-1956 (đai nam van hien xuất bản cục-- saigon, 1959)

tiết 3: phan lạc tuyên/ thế phong ...
đại nam văn hiến xbc-- saigon, 1959


                                      phan lạc tuyên [1928- saigon 2011]   --   (sketch by tạ tỵ)


                                                          Tiết 3 
                                               phan-lc tuyên


Tiểu sử:

Sinh năm 1928 ở Hữu bằng/ Sơn tây/Bắc bộ.  Bị động viên vào lớp Sĩ quan trừ bị khóa 1/1951.   Viết cho các báo Phụng sự, Quân đội, Văn nghệ tự do, nguyệt san Đại học quân sự ...

Đã xuất bản: Mùa hoa mới (thơ, Saigon 1956).

Phân tích tác phẩm:

Mùa hoa mới, tập thơ có lời giới thiệu của Kiêm Đạt -- và, nhiều tác phẩm khác như: Phê bình văn nghệ Cộng
sản (viết chung với Võ Phương Tùng [Võ long Tê] + Lê Lam Sơn [Tô Kiều Ngân] -- Tìm hiểu thơ tự do (tập 1/ Lạc Việt xuất bản, 1956) viết chung với Mạc Ly Châu + Kiêm Đạt+ Hồ Nam ...

Thơ ông hòa nhịp với đời sống trải nghiệm + rung cảm, hơi thở cuộc sống nơi thôn dã + nhiều nơi hành quân đã đi qua. 

là nhà thơ quân đội; cuộc sống quân ngũ luôn dàn trải trong thơ; đôi khi thêm vài nét chấm phá hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt bắc. (Người em rừng núi)

 hoặc, hình ảnh bà mẹ già đợi con trai chưa về trong xóm nhỏ -- Phan- lạc Tuyên đưa vào thơ, qua cảm xúc; chẳng hạn Tình quê hương (*) tả cuộc hành quân tiếp thu Ba tơ:
---
* nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc, ca khúc mang cùng tên bài thơ; được giới yêu nhạc hâm mộ, tán thưởng.

                                                      ... Các anh về chín kịp lúa đang lên
                                                           Rẫy ngô khoai trở lại búp xanh rờn
                                                           Thêm  mái rạ làng nghe vui xây dựng
                                                           Các anh về Ba Tơ đang bừng sống
                                                                         ÁO TÍM MỦA SIM

thơ mộng, êm đẹp lại hứa hẹn, chan chứa tình quê hương gia đình, cả người vắng mặt tiếp nhận người mới; lại nhớ đến Tố Hữu, "mưa bao nhiêu hạt thương bấy nhiêu" .

trong hơi thở tương tự ấy; ở Phan-lạc Tuyên có:

                                                             Em hẹn em sẽ kể
                                                             Tình quê hương đơn sơ
                                                             Mẹ già như chiều nắng
                                                             Nhớ con trai chưa về
                                                             Ruộng nghèo không đủ thóc
                                                             Vườn nghèo nong tầm thưa
                                                             Ngõ buồn mầu hoang loạn
                                                             Quê nghèo thêm xác xơ...

biểu hiện được tình quê hương thắm thiết+ hòa hợp với tình yêu quê hương miền đất đỏ, núi đồi ban chiều quê xa miền Trung bộ.  Hình ảnh mẹ già, anh chiến sĩ tiếp thu đang ngồi nghe lời cô gái tóc xanh kể chuyện quê hương.  

Thi tập đầu tay Phan-lạc Tuyên có số ít bài thơ hay, giàu nhạc điệu,tiết tấu lạ.  Cũng có bài tiết nhạc điệu; kém rung cảm + lời thơ tầm thường.  

Về biên khảo Khái luận văn nghệ quân đội+ Tìm hiểu thơ tự do; chỉ tiêu biểu tìm hiểu cho loại thơ tồi-- tuy nhiên Phan-lạc Tuyên có địa vị + hướng mới có khám phá. 

 Cái tôi đặc biệt phản ánh rõ nét; còn về biên khảo chưa có chỗ đứng.

  Sự đọc nhiều chỉ đưa đến bội thực, chưa chế biến được sự thu thập từ sách vở.  

Làm thơ hay chưa hẳn là nhà văn biên khảo tài năng; hôm nay ông chưa là Benjamin Goriély, vừa làm thơ vừa là soạn giả giá trị Sciences des lettres soviétique. (tạm dịch: Thành tựu văn chương Xô viết). 

 Nhắc đến Huy Cận, Xuân Diệu chỉ có thơ; thì hiện tại tương tự với Phan-lạc Tuyên.   []


trích thơ


  1- NGƯỜI EM RỪNG NÚI


Cao nguyên xanh ngắt đợi chờ
Ai về nẻo cũ hẹn hò núi sông
Đồng nai suối nước biển Đông
Nhớ ai lời hát đêm trăng núi rừng

Núi rừng ơi! Sao mà quên được
Đường lên Chu--Dié Ya vời cao
Những buổi chiều vàng vọt bên đèo
Đường chiến binh dài mãi nắng vàng theo
'Boun'M'Rong' thương nhớ mãi khói chiều
Mẹ già nhỏ lụy sương rơi
Nhớ thương tóc trắng mây trời
Ai về làng cũ Gia Ray
Rừng xa mấy độ đường dài
Nhớ em gặt lúa
Má đỏ mộng đời
Sớm khuya nương sắn đồi khoai
Đêm đêm trăng lạnh rét đôi vai tròn
Biên Hòa bưởi thắm lòng son
Ta về nhớ mãi người em núi rừng
Từ buổi quê em Viết Bắc
Xa rồi cách trở ngàn mây
Em đã về đây
Phá rừng gieo mạ
Cuộc đời làm nương
Áo xanh vẫn đẹp huy hoàng
Tóc mây vẫn mượt dịu hiền như xưa
Giậu sông Bờ, rừng Sơn La
Còn vương ánh mắt điệu xòe đêm thu
Môi em đã ngợp trăng thề
Mùa sim tím mãi nẻo về quê hương ...

(trích 'Xuân Lạc Việt/1957)



2- TÌNH QUÊ HƯƠNG


Anh về qua xóm nhỏ
Em chờ dưới bóng dừa
Ánh chiều lên mái tóc
Tình quê hương đơn sơ

Quê em nghèo cát trắng
Tóc em lúa vừa xanh
Anh là người lính chiến
Áo bạc màu đấu tranh

Em mời anh dừng lại
Đêm trăng ướt lá dừa
Bên nồi khoai mới luộc
Ngát thơm vườn dâu thưa

Em hẹn em sẽ kể
Tình quê hương đơn sơ
Mẹ già như chiều nắng
Nhớ con trai chưa về

Ruộng nghèo không đủ thóc
Vườn nghèo nong tầm thưa
Ngõ buồn màu hoang loạn
Quê nghèo thêm xác xơ

Anh: chiến binh tiền tuyến
Về giải phóng quê em
Bao nhịp cầu đất nước
Nối về quê miền Trung

Anh sẽ là anh đàn em nhỏ
Là con của mẹ giữa quê hương
Quê nghèo mãi sẽ tươi mầm sống
Đàn trẻ thơ reo giữa lúa vàng

  (...)

Người em nhỏ mắt thơ bằng tin tưởng
Vui nhìn đoàn trai trẻ tới miền Trung.

(trích 'Mùa hoa mới'

phan lạc tuyên

(tr. 295- 299   NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950- 1956/ tập 4/ Lược sử văn nghệ Việt nam 1900-1956/ Thế Phong
(bản tu chỉnh chưa in).

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ