Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

đọc sách 'vương miện mai-a' + khu rác ngoại thành + ' nhà văn thế phong dốt tiếng 'tây' và khoe nhà văn võ phiến giỏi tiếng 'tây' + văn chương, ta thù ghét mi ...'

đọc sách 'vương miện mai- a' + khu rác ngoại thành + nhà văn thế phong dốt tiếng 'tây' ...
báo tin sách + tin văn ... -- (tiếp theo kỳ trước + hết)



                          đc sách vương min mai-a
                         + khu rác ngoi thàn
                                  + nhà văn thế phong dt tiếng 'tây' ...
                                  + văn chương ôi, ta thù ghét mi ...
                                        bài viết: thu liễu+ uyên thao+ mõ làng văn+ ...


                                               1. VƯƠNG MIỆN MAI-A
                                                                            thu liễu


'Vương- Miện Mai- A' là một tập thơ in thạch bản của nhà thơ kiêm nhà văn kiêm nhà phê bình văn học 'Thế Phong'.  Lâu lắm mới lại có một tập thơ tự do được ấn hành.  Bạn nào ưa thích loại thơ này, gặp 'Vương- miện Mai- A'; hẳn thỏa lòng ưa thích.  Riêng tôi, thú thật tôi không dám cầm tới tập thơ của ông Thế Phong.  Mặc dầu bản tính không hẹp hòi cố chấp; nhưng cách đây mấy năm, tác giả có một hành động không đẹp đối với thân nhân tôi, một hành động được coi là xấu xa-- mà ông Thế Phong đã thú nhận một cách rất 'anh hùng' trong tập tự truyện 'Nửa đường đi xuống'.  Tôi không hẳn là không thích thơ tự do; nhưng tôi vẫn ghê tởm những người thiếu thẳng thắn -- nên chi tôi không mở tập thơ này -- và như vậy, tôi không có cảm tưởng nào; để mà phát biểu ngoài cái cảm tưởng kém sạch sẽ vừa kể trên đây thôi.  []

thu liễu
(Tin sách  số 10/1062/ chủ nhiệm: Nguyễn ngọc Linh)
---
- Thu Liễu , một bút danh khác của Trần Phong Giao, tác giả bài viết nhỏ này. (Bt)



                                                         
                                   2.- UYÊN THAO đọc KHU RÁC NGOẠI THÀNH của THẾ PHONG
                                                                điểm sách: uyên thao


                                            khu rác ngoại thành/ thế phong -- (nxb trình bày , saigon 1966)
                                                                             
 tác giả được chủ nhiệm báo Tin vă
 (Nguyễn ngoc Lương/ bút danh Nguyễn Nguyên) 
 tặng lại vào năm 1989 + bút tích, chữ ký.


Khu rác có lẽ sẽ chẳng có ai nhắc tới; nếu không có những diễn biến này -- ngoài số xe đổ rác cũ kỹ, khu rác trên đã có thêm một số xe đổ rác mới lớn hơn; đm đến nhiều thứ rác hơn.

  Đó là những xe đổ của người Mỹ, với những đồ thừa thãi của khí cụ chiến tranh.  

Từ trước, nhiều người vẫn mưu sinh trên đống rác này một cách hoà bình. 

 Nhưng khi những chiếc xe kia xuất hiện; thì nếp sống hòa bình bắt đầu xáo trộn -- khởi thủy là âm mưu của 1 cá nhân muốn độc quyền khai thác lọai rác rưởi mới này.  Âm mưu thành công đã giúp một gia đình gồm 2 vợ chồng, một đứa con nhỏ+ một đứa em trai sống một cách phong lưu, trưởng giả.

 Nhưng vì thế đống rác đã nghèo đi, kéo theo cả sự sống của một xóm nhỏ. Lập tức đám đông phản ứng; và, một cuộc tranh đấu gay go bùng nổ.  Cuộc tranh đấu kéo dài một thời gian, rồi kết thúc với sự việc : kẻ âm mưu khai thác độc quyền đông rác trở thành tù nhân.  Ít lâu sau, giữa một đêm khuya; tác giả bị đánh thức dây, bởi tiếng khóc của con bé mà cha nó là người đã từng được một thời độc quyền khai thác đống rác :

"Lúc đó đêm đã khuya lắm.  Con bé khóc thật dữ dội trong khi tiếng ru không phải của mẹ nó mà là tiếng của đứa em trai.  Thằng bé càng hát lớn, con bé càng khóc to hơn. Thế rồi tin đồn lan rộng trong xóm và người mẹ đứa bé lên tiếng:  "Đ.M. tụi bây.  Tao không có tiền, tao nghèo, tao 'đi' cho Mỹ.  Bọn bây học lại làm chi 
đây ..."

Từ giã đống rác, tác giả trở về thành phố; để đến một nha sở.  Tại đây, một cuộc đối thoại về những giá trị của sự sống, đã dẫn tới một mẩu chuyện về con chó liêm sỉ, có tên là Lucky.   Con chó rất mến chủ cũ; nên bỏ nhà chủ mới để tìm về.  Nhưng tại nhà chủ cũ, nó đã nhận thức được thân phận bị bạc đãi của nó.  Từ đó, nó trở thành chó hoang; vì cũng không dám trở về nhà chủ mới.  Tuy vậy, hằng đêm nó vẫn ngủ dưới gốc me; trước nhà chủ mới cho tới ngày nó được một người đem về nuôi.  Và trung thành với người đó.

Thế Phong đã đưa hoàn cảnh bất đắc dĩ của con chó đưa ra, như một lời giải thích về một lớp người nào đó. 

Chuyện thứ 3 với tựa đề Đêm dài tình ái đã dẫn tới cho độc giả những con người lạc lõng giữa xã hội.  Hai trong số những người này đã gặp nhau ở một góc phố về khuya; và, dắt nhau vào một khách sạn để tìm một đêm vui. Cái đêm vui đầy thủ đoạn đó, không ngờ lại đem đến cho mỗi người một hy vọng về nơi nương tựa cho tương lai.  Người đàn bà mệt mỏi, bơ vơ giữa đô thị; bỗng nghĩ rằng mình có thể có con trai, với một người đàn ông xa lạ, sau một đêm gặp gỡ.  Và, người đàn ông mang đầy băn khoăn, dằn vặt; đột nhiên như tìm được ánh đuốc nào đó.  Người đàn bà xin địa chỉ và h5n sẽ tới tìm; để cùng nhau chung sống như vợ chồng -- nếu quả tình có con.  Rồi họ chia tay.  Người đàn ông về nhà, chờ đợi. Nhưng cho tới khi dọn nhà đi nơi khá; anh vẫn chẳng được tin gì.

Có thể bảo Thế Phong đã mang đến cho người đọc những thân phận bi đát, thê thảm. Từ Khu rác ngoại thành tới Đêm dài tình ái; những nhân vật người của Thế Phong đã hiện ra trong khung cảnh của hang hóc, cống rãnh.

Tưởng cũng cần phải nói thêm hai tiếng 'bi đát' không được viện tới -- để chỉ tỏ một sự chấp nhận nào đó của người cầm bút vào một trào lưu nào.  Thực ra, nếu cần phải nói rõ hơn; người ta có thể nói được một cách khá dễ dãi về nguồn cỗi của nó, so với những nguồn cỗi khác.  Cho tới nay, có lẽ không ai còn không hiểu rằng: 'bi đát' chính là một quan niệm của những người trong phong trào hiện sinh; trước thân phận con người.

Khi hình thành chủ thuyết 'hiện sinh vô thần'; Jean-Paul Sartre lập luận rằng 'yếu tính đến sau cái hiện hữu'

Lập luận này đã đảo ngược lại căn bản của chủ thuyết 'hiện sinh hữu thần'-- và trao trả cho con người một quyền tự do tuyệt đối trước xã hội; cũng như trước chính thân phận mình. 

 bởi vì yếu tính đến sau -- cho nên nó chỉ là kết quả của những lựa chọn, quyết định hoàn toàn tự do của cái hiện hữu.  Con người là một hiện hữu; sinh ra không phải do một ý niệm tiên thiên, vì yếu tính của mình.  Trái lại, như một tảng đá, một viên sỏi; con người ngẫu nhiên co mặt;' và phải tự tìm lấy thân phận. lấy yếu tính. 

Sự 'bi đát' vì thế đã được xác nhận, từ cảnh ngộ bơ vơ của con người giữa cuộc đời ngàn trùng sa mạc; với nắng lửa thiêu đốt, bão cát mịt mù.  Sự 'bi đát' này có thể là một tình cảm giả tạo; hay, chỉ là một trạng thái tiêu cực của một chủ nghĩa cá nhân cực đoan. 

Nó mang một vẻ tuyệt vọng lớn lao; và, không có gì gần gũi với sự 'bi đát' thê thảm trong tủi nhục + đau đớn của các nhân vật Thế Phong.  Tất nhiên sự 'bi đát' của nhân vật Barabas trong Thánh kinh, mang đầy sắc thái hào hùng của con người đã được trao phó nhiệm vụ; và, được thử thách bằng giông tố.

Trong một giơi hạn nào đó, Khu rác ngoại thành đã gợi nhớ đến sự 'bi đát' của người dân Do Thái.  Họ không những có quyền lựa chọn; mà cũng còn không được lựa chọn, dù chỉ để làm một thứ công cụ, chứ không phải để thử thách.  

Có thể bảo họ chẳng còn lại gì, chẳng còn gì; ngoài một vài rung động mong manh, giữa những giây phút ngắn ngủi, chợt cảm thấy mình còn là giống người: giống đực hay giống cái.  Tất nhiên trong cảnh ngộ của họ, sự trực cảm này cũng chẳng dẫn họ đến một ý nghĩ nào; khả dĩ giúp họ thoát nổi mình, ngoài nhưng ý nghĩ bình
thường -- như ăn, ngủ, nghỉ ngơi, hoặc làm tình với nhau -- nếu có thể được. Nói khác đi, tất cả chỉ đạt tới mức độ thấp nhất của nền văn minh thảo mộc; nghĩa là không vượt khỏi sự sống tự nhiên của thú vật bao nhiêu.

Có lẽ Thế Phong đã quá bi quan về các nhân vật của ông; dù sao thì Khu rác ngoại thành đã cố găng trình bày một số hoạt cảnh, dường như chưa mấy ai trình bày.

Với những hoạt cảnh này; người đọc có thể tự tìm thấy nhiều vấn đề đăt ra cho mình, cho đất nước-- và, có lẽ đây mới là điều quan trọng hơn hết; so với những điều đã được lược kể về nội dung tác phẩm.

Con chó Lucky biết liêm sỉ, anh lính có tài xoay xở, người đàn bà quê mùa nồng nhiệt trong tình ái ..., tất cả đều chỉ còn là những cọng rác trong một đống rác vĩ đại.

  Đống rác vĩ đại này sẽ đối diện với mỗi người; nhắc nhở mỗi người về thân phận ê chề đau đớn; và một số vấn đề nào đó.   []

uyên thao
(tuần báo Tin văn/
 chủ nhiệm: Nguyễn ngọc Lương.)
Saigon 1967)




                                                                      3.-  MÕ TÔI CHẲNG DÁM ... hay là
                                                   'NHÀ VĂN THẾ PHONG DỐT TIẾNG 'TÂY'...
                                                                     mõ làng văn


Trong báo Quyết tiến, số ra ngày 10-8-1965, mục Sinh hoạt Văn nghệ (do ông Hồ Nam phu trách) có cái tin này:

"Vì giận hờn gì đó, tờ báo 'Văn' của ông chủ nhà in Nguyễn đình Vượng đã viết một bài chê nhà văn Thế Phong là dốt tiêng Tây ;và, khoe nhà văn Võ Phiến giỏi tiếng Tây; còn báo 'Văn' thì tiếng Tây 'số dzách' trong thiên hạ.  Tây đã về nước 10 năm rồi -- mà vẫn còn có những kẻ khoe tiếng Tây thông ngôn; thì kể cũng lạ thật ."

Kẻ viết potin được như trên quả là giỏi lắm.  Giỏi vì có tài lật trắng thay đen. này nhé: vì một sự 'giận hờn nào đó', ông Thế Phong, giám đốc văn học của Đại Nam Văn hiến xuất bản cục nổi đóa; chửi ông Võ Phiến là 'dốt tiếng Tây'

 Thấy cái sự chửi bới này, nó có hơi bậy bạ một chút -- Mõtôi bèn vung chổi quét chơi một lát.  Nào ngờ lát chổi vô tư của Mõtôi lại làm cho một người ngoại cuộc nổi đóa, nhắm mắt quên phứt lương tâm chức nghiệp; để chửi ba bứa một câu cho ... đỡ giận !

Trong câu chuyện phiếm đăng trên Văn số 39, Mõtôi chẳng dám chê ai; mà cũng chẳng dám khen ai.  Giữa đường thấy sự bất bình, Mõtôi chỉ muốn chứng minh một hành vi hèn kém của một cây bút hèn kém vậy thôi. 

 Nếu thấy việc làm của Mõtôi là quấy; báo Quyết tiến chứng minh cái sự quấy ấy, thì hay biết mấy.

  Mấy lời chửi đổng, ông Hồ Nam ơi; nên dành cho dân 'đá cá lăn dưa'.  Chẳng lẽ một người phụ trách mục sinh hoạt văn nghệ của một tờ báo lớn như ông; lại, không biết tới cái đức liêm khiết của trí năng hay sao?

Tác giả mẩu tin trên gán cho báo Văn cái tải 'tiếng Tây 'số-dzách' trong thiên hạ'; thì ngay Mõtôi đây; cái thằng hèn hạ nhất trong tờ báo này, cũng vội vàng xin thưa ngay là 'không dám! không dám!'

Mười mấy năm trước, điều này Mõtôi xin thú thật; Mõtôi đã theo học tiếng Tây một ông đội thông ngôn.  Hiểu theo lối nói của nhà báo Quyết tiến; tiếng Tây thông ngôn phải là thứ tiếng Tây 'giả-cầy', thứ tiếng Tây của những người cho không dám nói là có; và, nhìn trắng dám bảo là đen v.v. ...-- đại loại 'tu xi ba tu la, văng ba tu de'...

 Hiểu như vậy, Mõtôi bỗng mừng rơn.  Vì hai tiếng 'không dám' của Mõtôi sẽ đúng là thành thật; không phải là khiêm tốn giả hiệu, hay xỏ xiên gì gì nữa.

Nhưng ông Hồ Nam ơi, đau lòng biết mấy; khi một tên mõ chỉ võ vẽ lượm lặt được d8am ba chữ Tây thông ngôn như Mõtôi đây; lại không quá ngu đần dốt nát, tới mức dám dịch le tout Saigon' (giới thượng lưu quý phái của thành phố Sài gon) ra thành 'chiếc tàu "Tout Saigon" của Pháp đậu ở bến sông ...' 

 Ông không tin ư?  Xin ông cứ [giở] danh tác 'Việt- nam bi thảm Đông dương', bản dịch của ông Đường Bá Bổn,trang II, dòng chót; thì ông sẽ rõ.

Nói ra còn lắm sự đau lòng lắm ông ơi.  Vốn hà tiện lời nói, Mõtôi dám mong ông cho phep được ngừng.  Khen chê chi nữa là tùy ông.

  Riêng Mõtôi thi xin 'chẳng dám'.  []

mõ làng văn
(báo Văn số 41/ chủ nhiệm: Nguyễn đình Vượng. (tr. 121- 123)
---
-  làng văn là bút hiệuchung -- của nhiều tác giả cộng tác với bán nguyệt san 'Văn'.
 - bài này của Trần Phong Giao, thư ký tòa soạn báo 'Văn'. (Bt)




                                                                                    
                                         4.- VĂN CHƯƠNG ÔI, TA THÙ GHÉT MI ...
                                                                                         thế phong



LTS: -- Nhà văn Thế Phong, 20 năm văn nghệ; từ 1954 chủ trương nhà xuất bản Đại Nam văn hiến; 'theo 'Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay' của Tạ Tỵ (Lá Bối xb) -- Thế Phong là tác giả của mấy chục tác phẩm (đủ loại), từng cộng tác với các báo Đời mới, Văn nghệ tập san, Văn hóa Á châu, Nguồn sống mới, Trình bày, TENGGARA (Malyasia), Le Monde (Pháp)... Thế Phong còn là tác giả nhiều tác phẩm được dịch sang Anh ngữ, Pháp ngữ.  Thế Phong bỏ làm báo từ 1963 -- 10 năm nay hiện là nhà văn nghệ đồng hoá ở Không quân; đi lính làm 'nghĩa vụ quân dịch'.  Theo như chúng tôi được biết: 'Thế Phong hiện đang được International Writing Program của đại học đường Iowa , mời đi dự đại hội văn nghệ quốc tế; trong những tháng tới.'
Sở dĩ bài này có; vì tác giả có đọc một bài của VNNB [Việtnam nhật báo]tố cáo một cây bút KQ đạo văn N.L. [Nhất Linh] và ST[Sóng thần] lên tiếng trong mục ATV[Ao thả vịt] của Chu Tử.  
Để rộng đường dư luận và làm sáng tỏ vấn đề, VNNB [Việtnam nhật báo]  xin đăng bài này vào mục NGHE NGÓNG của Thiên Lý Nhĩ . 
VNNB

Tôi đi đâu cũng bị phỏng vấn.  Anh là chiến sĩ KQ [không quân]; mà, trước khi đi lính, anh là nhà văn. Vậy vụ đạo văn trên báo L.T. [Lý tưởng] như thế nào? 

 Nói một lần chưa đủ trong một ngày, với một người -- và, tất cả nhiều người trong nhiều ngày; thì quá mệt.

  Nên, tôi đành cầm bút viết bài này.  Của hơn 10 năm không viết báo, nhất là 6 năm sau cùng; tôi là linh KQ. 

Tôi viết một lần mà không tranh luận với ai; vì trong vụ này, theo tôi; chẳng có ai đáng trách.   Một độc giả nào đó, theo như VNNB [Việtnam nhật báo] đã cho tòa soạn hay: 'tờ báo L.T. của K.Q. có một người ăn cắp văn Nhất Linh'.

Cả một bài văn 'Lâng lâng' chương 4 của Đoạn tuyệt.  Thì ông Nhất Linh ơi, sao ông lại nỡ viết văn hay thế; để kẻ đến sau túng đề tài; toan làm ẩu 'cưỡng hiếp' tên ông. Ông Nhất Linh ơi, sao ông  chết đi [đã] 10 năm rồi mà còn thiêng thế, có phải ông báo mộng cho ai đó trên dương gian; để'khui vụ đạo văn' này không?

Ông có thấy không? xưa nay đạo văn không phải là lần đầu.  Ở Việtnam thôi nhé, tôi nhắc để ông nghe chơi:
'năm 1949, khi ông còn sống; có một kẻ vô danh đã 'đạo văn' ông.  Đó là truyện 'Anh phải sống' ký tên 'Vô Danh'; [rồi] đem dự thi trên báo 'Cần học'. (chủ nhiệm: Ngũ văn Bằng).  Ông chủ nhiệm báo này khoái quá, đem đăng lên báo; [sau] treo giải tuyện ấy chiếm Giải Nhất.' 

nhưng không thấy ai tới nhận giải; rồi, trên báo 'Thế giới'/ Dương Tử Giang (bây giờ nhà văn này cũng viên tịch rồi) lên án rằng:
 'cái ông độc giả vô danh nào đó đã chơi một 'cú' đau điếng [đối] với ông chủ nhiệm báo 'Cần học'. 

Còn vụ này, thì ông D. [thiếu tá KQ Đặng trần Dưỡng] đạo văn của ông lại ngây thơ hơn; ký tên mình [dưới bài] đem đăng trên một tờ báo nội san Không quân.

  Nhưng báo nội san [báo Lý tưởng/Không quân] không phải chỉ là in một số; mà in hàng vạn số; phổ biến cho chiến hữu [Không quân] đọc.  Nó không còn được gọi là, 'nội san thì không ai được 'xiá vô'.

  nên tôi thấy quý mến độc giả vô danh nào đó; đã được ông Nhất Linh báo mộng ; [rồi] tin này được một ông chủ nhiệm báo [dân sự] khui ra vụ 'đạo văn'

Như thế, độc giả có tinh thần xây dựng; không muốn cho KQ trở thành báo Cần học/ Ngũ văn Bằng xưa kia.


                                                                     ***

Phải nhận rằng tờ báo KQ là tờ báo duy nhất trong quân lực [VNCH] được độc giả ham chuộng tìm đọc. Mà bây giờ tờ Lý tưởng/ KQ lại xảy ra chuyện 'đạo văn'; thì còn ra thể thống gì.

  tự nhiên VNNB [Việtnam nhật báo] đã được giới Không quân đọc nhiều hơn.

  Nó chua xót ở chỗ: có một trung sĩ KQ đọc tờ VNNB; có số báo in hình Phó Râu, hồi còn là PTT [phó tổng thống] ; trên trang đầu [giật cái tít 8 cột] 'KHÔNG QUÂN ĂN CẮP VĂN' -- thì anh trung sĩ kia phát biểu,
" KQ xưa nay ngon mà thằng cha nào đó không biết 'dziếc[viết] thì thôi; ăn cắp 'dzăng' [văn] làm gì cho báo nó chửi; như vậy làm nhục quân chủng KQ". 

Tôi bèn trả lời anh ta,
"chắc là không phải đâu; nếu tác giả không ăn cắp, thì sẽ kiện nhà báo chứ!"

Cho đến giờ phút này. tôi thấy thất vọng; vì tác giả đã thú nhận 'lạy ông tôi ở bụi này'

 không dám nhận [thẳng thừng] là đạo văn; cũng không dám kiện.

 rồi đính chính, minh oan,'càng đính càng cột, càng minh càng không rõ oan khiên.

Chỉ tội cho ông chủ báo Chu Tử; phải tốn 4, 5 chục dòng, đăng trên mục ATV [Ao thả vịt] báo 'Sóng thần':' một độc giả, ký tên là DOÃN,
"... tác giả là một cấp tá KQ, chỉ là một chiến sĩ tập tễnh viết đôi bài; và, có vài ba câu giống [văn] Nhất Linh.. Tác giả có BQHC[Bảo quốc huân chương]; và bài báo làm cho tác giả mất uy tín và đau khổ rất nhiều ..." 

Tôi đồng ý là 'có đau khổ thật'; nhưng biết đâu đấy, lại chẳng là một màn, mà 'báo ngoài và báo trong chí tình rượt nhau, trước khi sắp phải rượt với quân thù CS; trong lần đấu tranh chính trị tới đây?'.

 Tuy tác giả D.[Đặng trần Dưỡng] đạo văn đã có một kinh nghiệm, là đã biết nếm mùi: 'thế nào hậu quả của đạo văn'; vậy thì rán mà luyện võ, sau cùng[ hy vọng sẽ] nắm phần thắng trong tay'. 

Chuyện ông DOÃN đem BQHC[Bảo quốc huân chương] ra để minh oan cho tác giả; tôi không hiểu là ông bạn kia có ở trong quân ngũ không -- mà lại không hiểu[rằng] đi lính được BQHC là một tối vinh dự, vậy thì  không nên đem huy chương  ra [để] bào chữa cho vụ 'đạo văn' bẩn thỉu.  Hai cái đó khác xa, không thể nhập nhằng là một.

Còn nếu cho rằng cách 'đạo văn' kia là phóng tác, hay phóng gì gì đi nữa; cũng vô hiệu. 

Nếu một khi nhận là phóng tác; có nghĩa  đã mượn 'cốt chuyện' của Nhất Linh rồi. 

 sau đó,  tác giả 'Lâng lâng' kia mạnh tay chép nguyên văn; chuyển sang một thể loại văn; ký tên anh ta; thì rõ mặt, "con chót dại lỡ ăn... lạy ông, con ở bụi này".

 Này ông bạn kia ơi, người ta chỉ có thể phóng tác một truyện nước ngoài ra một thứ tiếng  khác; cũng như thể văn này sang thể lọai văn khác; nhưng phải đề 'phóng tác'.  Đàng hoàng và tư cách hơn; thì, không nên ký tên riêng mình.[mà không thể không có chữ 'phóng tác'.]

Báo Việtnam nhật báo lên tiếng KQ đạo văn; phòng sở bộ tư lệnh Không quân ở Tân sơn nhất nhốn nháo-- anh em quân nhân trong quân chủng tìm mua báo đọc. 

Còn tác giả truyện Lâng lâng (đạo văn) bị lên án; thì vò đầu, nhức óc, bắt bọn đàn em trong [tờ báo nội bộ 'Tin Không quân'] đau theo cái đau của Sếp.

  Tên này làm 'ăng-ten bên ngoài'; tên  kia'ăng ten nội bộ'; phải đi tìm tin, dò hỏi, cứ như AN [An ninh] đi tìm 'VIệt Cộng nằm vùng'. 

Không một ai được phép xì tin ra ngoài; [bởi] Tc/CTCT [Tổng cục Chiến tranh chính trị] cấm quân nhân viết báo dân sự+ bán tin mật quân sự ra ngoài; nào đe dọa kẻ này là thủ phạm, kẻ kia tòng phạm, viết báo ngoài bêu xấu quân chủng v.v. ...

 nhưng chắc hẳn Tc/CTCT không thể cấm báo dân sự khui ra vụ quân nhân đạo văn. 

 Nếu muốn không bị khui ra vụ đạo văn; tại sao,
 'cái tên cấp tá D, kia không tự biết trừng phạt mình; đã 'sao chép, đạo văn' trắng trợn?   Phải tự trách mình trước hết, khi chưa có khả năng làm văn sĩ; thì cũng không thể mượn tim óc nhà văn nổi tiếng để tạo cho riêng mình một tiếng tăm.'

Ông văn sĩ Nhất Linh xem ra thiêng thật -- bởi văn tài ông đã được xác nhận trong văn học sử: văn ông được học sinh ban trung học đệ 1 cấp học từng đoạn; tú tài làm luận đề;  đại học Văn khoa làm luận án văn chương.

Riêng tội; thấy vây chỉ còn biết 'cười một mình'.  Cười nhiều quá, sái quai hàm; bởi lẽ,
 'cũng đau theo cái đau chung một chiến hữu KQ cấp tá; mới lần đầu 'đạo văn,' đã bị sa bẫy 'cú xập đầu'. 

[Giả thử thôi nhé], nếu tôi là đương sự; không ngần ngại gì mà không đem tiền nhuận bút kia mua hoa quả, rồi lên chùa Phước hòa để ,
'tạ tôi cùng chủ soái Tự lực văn đoàn'.  Và, cúi đầu xấp mình xuống; khấn vái, " ông tha tội cho, con chót' ẵm' văn ông làm của riêng ; thật không xứng đáng; nên tiền nhuận bút này được trả; con xin dâng lên, cúng ông.' 

Sau đó, nếu tôi là đương sự -- tôi đến tòa báo xin 'tha tôi, bỏ qua cho'sự dại đột: chẳng trộm bạc tiền, lại
 trộm cắp văn chương'.

 đồng thời cảm ơn thật lòng đối với vị độc giả nào đó; đã mất công đọc truyện ngắn Lâng lâng của tôi đăng trên báo Lý tưởng, rồi phát giác đã 'chôm nguyên con' truyện của Nhất Linh

Tôi cũng biết ông Nhất Linh còn có mấy con, cháu ruột -- trong luật sư đoàn,luật sư Nguyễn tường Bá 
[1932-  ] đừng truy tố tôi ra tòa làm gì. 

- con trai văn sĩ Nhất Linh, Nguyễn tường Thiết [1940-  ] cũng đừng đưa tôi ra 'vành móng ngựa'. Xấu hổ lắm! ...

  Tôi cũng xin hứa,
 'từ nay sẽ không làm nhà văn nữa; nếu tôi có viết được; thì phải viết bằng chính cảm nghĩ  trong tim óc của tôi; như các đàn anh viết văn trong quân chủng không quân [VNCH'] đã làm'.

  có phải vậy chăng,
 'hỡi đàn anh kính mến, tác giả 'Chết non+ Trong đục/ Trần văn Minh 

 một đàn anh khác, 
 tác giả 'Bay trong hòang hôn'+ 'Kẻ lạc ngũ'/ Phùng ngọc Ẩn

tới một tiền bối khác,
 'trung tá Vũ đức Vinh, [bút danh Huy Quang] tác giả 'Ngày anh trở lại' +' Đôi ngả'+ Những mái đầu xanh'-- và cũng là tay chủ bút đầu tiên tập san Lý tưởng/ Không quân/ VNCH.' 

Và, lời cuối cùng,
' Văn chương ôi, ta thù ghét mi ...' 

tháng 3/1973
thếphong
(Việtnam nhật báo/ chủ nhiệm: Nguyễn tấn Đời-- số ra ngày thứ tư, 14-03-1973). 


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ