Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

huyền chi / bài viết: thế phong ( lược sử văn nghệ việt nam/ NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950-1956 (tập 4 ) -- đại nam văn hiến xuất bản cục -- saigon, 1959)

huyền chi / thế phong viết
nhà văn hậu chiến 1950-1956 (saigon, 1959)



                                                        huyền chi   [hồ thị ngọc bút 1934-    ]  
                                                              (ảnh chụp 1967/ tuoitre.vn)

                       "Huyền Chi là ai?  Ít thông tin trên mạng. [Chỉ] biết cô là một cô gái phụ mẹ bán vải
                 ở chợ Bến thành. (quận 1/ tp. HCM.)  Cơ duyên nào khiến bài thơ [Thuyền viễn xứ] của cô
            được nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy phổ nhạc.  Đầu năm 2016, tôi [Phạm công Luận] xem được
          những tấm ảnh của Huyền Chi -- và biết thêm nhiều thông tin về cô.  ... Cô gái ấy sinh ra ở vùng
      Tân định/Sài gòn; có lúc định cư tại Phan thiết; rồi [từ 1975] quay về sống ở thành phố này tới nay.  ..."                          ('Huyền Chi, tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền viễn xứ'/ Phạm công Luận' -- (tuoitre.vn)



                                                                    Tiết 1
                                                         huyn ch


Tiểu sử:  Tên thật Hồ thị Ngọc Bút.  Sinh 1930, chính quán tại miền Bắc, sống ở miền Trung.  Sau các nữ sĩ nổi danh như Vân Đài, Hằng Phương, Mộng Sơn, Ngân Giang, Anh Thơ, Tương Phố .. ; thì phải kể đến Huyền Chi-- nhà thơ nữ khởi sắc; qua thi phẩm đầu tay sáng giá Cởi mở.

Phân tích:  Thi phẩm xuất bản Cởi mở (nxb Xây dựng , Saigon 1952).  Nội dung nói lên ẩn ức tâm hồn người nữ từng bị trói chặt; nay bùng nổ qua vần thơ sâu sắc, rung động ngọt ngào; chứa đựng tâm tư [người] dân nhược tiểu thời chiến tranh. Tác giả bị hoàn cảnh chính trị chi phối, trở về Thành sống; nhìn cảnh đời sống của dân ở miền Quốc gia, tự do vẫy vùng trong lồng son Liên hiệp Pháp.  

Nên, tác giả hướng về kháng chiến; phản ánh qua 24 bài thơ.

  tạm chia ra làm 2 tiểu mục của nội dung thi phẩm.

-  nói lên ẩn ức cá nhân hòa đồng với hoàn cảnh thực tại
-  tuy sống ở thành thị, tâm tưởng vẫn hướng về hướng khác; cho rằng đó mới là chính nghĩa bảo vệ quê hương.

Thơ Huyền Chi rất hay; theo chủ quan người nhận định; nhất là ở tiểu mục 1

 Thi sĩ rung cảm chân thành, bộc lộ tâm tư qua hình tượng mới, cảm nghĩ, ý thức sáng suốt; đả phá sa- đọa- hoá thị thành.  Các bài: Lạc loài, Ám ảnh, Đất lạnh ... xúc động mãnh liệt, hồn thơ bừng sinh khí; tuy người ở đây mà mộng gửi ngoài ...

 Điều này cũng không thể cho là vọng kháng chiến, bởi dễ gì người ý thức nào cũng phân biệt được ranh giới 'khi nào'; và 'vào lúc nào kháng chiến đã mất thực chất'?

trong bài Ám ảnh, có đoạn:

                                      ... Áo trắng lời ai qua nước mắt
                                           Kinh thành chân lạnh bé con con
                                           Ngỡ ngàng có kẻ cười ghê rợn
                                           Hãy gảy giùm ta một khúc đờn ?

                                           Nức nở đêm nào bao mái tóc
                                           Hướng về cố quận mấy giang sơn
                                           Nức nở đêm nào bao mái tóc
                                           Giờ đây không biết mất hay còn ?

Oscar Wilde * quan niệm rằng 'tâm trạng bất mãn, là khởi đầu tiến bộ' -- dầu không biết rõ tiến bộ như thế nào?  Tiến bộ của tiến bộ thực, hay cải lương nửa chừng; hoặc, tiến bộ chỉ ý nghĩa, khi áp dụng trong văn chương nghĩa lý, tư tưởng?
---
* Oscar Wilde (1854 --Paris 1900) . Nhà văn Ái Nhĩ Lan, tác giả 'Ngài Arthur Saville, 'Chiếc quạt củ phu nhân.' Tội ác Windermere' .
 (TP chú thích).  

Hẳn trong ý thơ Huyền Chi hoài nghi, bất mãn; nhưng thơ chán chường Huyền Chi rung động thực, cảm hóa tình cảm thực sự truyền cảm, hơi thơ có hồn, có sinh khí; như thơ hay là biết thở như người sống. 

 Thơ truyền cảm nói về quê hương chiến tranh: 'mẹ chờ con đến bạc lòng'. 

Bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi được nhạc sĩ tài ba Phạm Duy phổ nhạc thật tuyệt vời, nhạc tha thiết, buồn mênh mang hòa quyện với thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường; chẳng còn cảnh nào làm não lòng người nghe hơn thế!  

Đến cảnh thu; dễ làm cho người đọc bồi hồi, qua Bài thơ viết đầu mùa thu; có đoạn:

                                       ... Ta biết lâu rồi một sớm kia
                                            Đường đi cách biệt chẳng quay về
                                            Biên thùy hai ngả chia bằng máu
                                            Dâu bể hai đường không đủ che

                                            Có những chiều thu vắng bóng người
                                            Mây tàn giăng mắc ngập muôn nơi
                                            Có người đếm mãi mùa thu rụng
                                             Hoen ố vườn xuân của cuộc đời ...

Rồi mơ ngày được đi xa khi tâm hồn bị kìm hãm; người thơ chỉ còn chút hình ảnh nỗi lòng, thái độ vào Thuyền viễn xứ. 

 Và ở đây; còn phải nói thêm một lời nữa: tiết tấu nhạc Phạm Duy phổ trong ca khúc, vút lên giọng dầu vạn cổ:

                                         ... Chiều nay trên bến muôn phương
                                              Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường ...

Những bài thơ khác: Rớm máu, Rượu tiễn dùng nhiều điển tích, sáo ngữ rất công thức; thiếu rung cảm chân thành.

  Bước đường cùng của chiến sĩ chiến đấu trong 4 bức tường thành phố: 'thơ tầm thường ước lệ'

 Như lối nói của văn học Pháp; đó là résistance au laboratoire. (tạm hiểu, ' chiến đấu bằng lô miệng'.)

Kết luận:  Cô gái tóc thề chấm ngang vai ở tuổi này không được bạn bè thúc hát ca, gảy đàn ca khúc Dư âm *-- mà cô lại làm thơ, thi phẩm Cởi mở có tứ thơ rung động, tư tưởng  già dặn sâu sắc.

  Giá trị thơ Huyền Chi là: 'cho người đọc kinh ngạc thực sự về thi tài của nhà thơ nữ Huyền Chi.'

  Thơ có không khí tranh đấu ở hậu phương nhìn ra tuyến đầu kháng chiến khói lửa; như thơ Laurent Daniel, (bút danh khác Elsa Triolet) thời kháng chiến Pháp chống Đức 1939- 1945. **

thếphong
---
* ca khúc trữ tình Nguyễn văn Tý. 
  (TP chú thích.)  

** tr.149-153  NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950- 1956/ tập 4 trong bộ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900-1956/ Thế Phong.
    (bản tu chỉnh, chưa in).


trích thơ:



 LẠC LOÀI

Bơ vơ quá giữa kinh thành
Có ai may áo viễn hành nữa đâu?
Lạc loài từ độ xa nhau
Đường phai đấu cũ, nhạt màu thời gian
Ở đây nhung lụa bạc vàng
Trăm màu sa mã, muôn ngàn phồn hoa
Giá băng cạn chén quan hà
Giang hồ chỉ có mình ta với người
Bụi đời mờ nẻo ngược xuôi
Năm năm tháng tháng ngâm lời thơ điên!
Sang ngang lỡ một mái thuyền
Để về đây sống giữa miền hoang vu
Mấy mùa khói lửa âm u
Mấy mùa ly loạn mịt mù muôn nơi
Đêm đêm nghe gió vọng lời muôn phương
Có trăm cánh gió điên cuồng
Về đây giữa lúc phố phường tối đen
Dập dìu ong bướm đua chen
Riêng mình ta chẳng người quen, lạ nhà
Lạc loài giữa xứ tha ma
Sống bơ vơ qúa nghĩa là thế thôi!

1952
HUYỀN CHI
(trích 'Cởi mở') 


                                                       tác giả thi tập Cởi mở/ Huyền Chi + phu quân   
                                                                              (ảnh tư liệu tác giả  -- tuoitre.vn)

 " Tôi [Phạm công Luận] gặp bà Hồ thị Ngọc Bút tại quân 2 [tp. HCM]; trước giờ bà dạy tiếng Anh tại nhà.  Không thể nghĩ rằng bà đã 82 tuổi.  Trước mặt tôi là một phụ nữ trắng trẻo, vóc dáng cao, khỏe mạnh. Bà [Hồ thị] Ngọc Bút chính là nhà thơ Huyền Chi của những năm đầu thập niên 50s.   Đầu thập niên 1930, có một kỹ sư hỏa xa (Ingénieur adjoint) tên là Hồ văn Ánh, từng được đào tạo tại Pháp trong những khóa đầu tên chot huộc địa --[đó là chồng bà Hồ thị Ngọc Bút].  (ảnh bên trái). 
                           ('Huyền Chi, tác giả bí ẩn của ca từ 'Thuyền viễn xứ'/ Phạm công Luận '  (tuoitre.vn)







0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ