Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

bài thơ cuối của Ba tôi / bài viết: đinh trường chinh [con trai họa sĩ đinh cường] ( blog phạm cạo hoàng/ usa)

đinh trường chinh/ bài thơ cuối ...
(blog pch/ usa)


                             bài thơ cui ca Ba tôi
                   [ha sĩ đinh cưng]
                                                  đinh trường chinh


                                               (chân dung đinh cường  qua nét vẽ con trai) 
                                                          ( sơn dầu:  đinh trường chinh/  April 19, 2015)


Ngoài tài năng và niềm đam mê hội họa, Ba [tác giả viết chữ hoa] tôi còn có niềm đam mê thi ca.  Ông làm thơ rất nhiều và rất sớm, đăng trên báo Mai, Bách khoa, Văn, etc. ... ở Sài gòn trước 1975.  Bạn thi sĩ của ba tôi thì vô số kể.  Từ khoảng 6 năm cuối đời, ông chuyển sang làm-thơ-hàng-ngày.  Như một người viết nhật ký hay viết blog.  Ba tôi làm thơ và đăng báo hầu như mỗi ngày.

bắt đầu trên Văn chương Việt [nguyễn hoà vcv] ; và, sau này trên các website Thư viện Sáng tạo, Sáng tạo, Da màu, Tiền vệ, blog Phạm cao Hoàng,  và blog Trần thị Nguyệt Mai.  Ba tôi làm thơ và đăng thơ nhiều đến nỗi; có lúc gây khó chịu chó, 2 ngươi đọc, than phiền' thơ Đinh Cường 'quá nhiều' và 'viết gì như nói chuyện'.

Vâng, đó là chất thơ Đinh Cường.  Một loại thơ rất riêng, đậm chất con người Ba tôi. Ông điềm đạm, nói, " .... đó là một cách  để tập thể dục đầu óc, tránh khỏi sự quên lãng của trí nhớ/ alzheimer".

Làm thơ như thế, cũng là một cách của Ba tôi chống chọi với căn bệnh, chống chọi với những phản ứng phụ gay gắt của thuốc -- mà một người bình thường sẽ rất dễ cáu gắt. ông đối phó với căn bệnh hiểm nghèo  như vị thiền sư.  Ông biết cách nhẫn nhịn với những điều xấu đến.  Làm thơ nhiều, cũng vì ba tôi không còn nhiều sức để vẽ.  Vẽ, với giá tranh; đòi hỏi phải có những thao tác cúi lên, gập xuống, pha màu, rửa cọ làm đau người.  lâu lắm, ông mới vẽ một bức.  Màu sắc tươi vui.  Rồi dần dần bỏ quá, vì quá mệt thân xác.

Trong tất cả những bài-thơ-hàng-ngày của Ba tôi ; có những bài thơ rất hay, dễ gây xúc động mạnh mẽ cho tôi; vì, tôi thật sự thấy Ba tôi in đậm hình bóng mình trong những bài thơ đó.  Cô đơn đi vào bóng tối.  Những chiều chạng vạng,mang nải chuối từ con đường đi bộ từ siêu thị về nhà.  Trời miền đông bắc có khi nóng như lửa đốt, khi [thì] lạnh tuyết rơi.

Rồi căn bệnh lan dần.  Những bài-thơ-hàng-ngày đó cũng có ngày dừng hẳn.  Bài thơ cuối 'Nhìn lên kệ sách 5 '; vì đó là không gian duy nhất trước mặt ông, đối diện với giường bệnh ; mà, ông nằm trong gần 1 tháng cuối đời, đau lưng không ngồi dậy nổi.  Một kệ sách lớn với đủ loại sách: hội họa, văn chương, thơ ca, tiểu luận .(từ thời trẻ, Ba tôi là  người sưu tầm sách qúy cừ khôi.) Đôi khi, ông sai người xê dịch, sắp xếp lại kệ chuyển từ quyển này sang quyển kia; chắc cũng dễ thấy cái không gian duy nhất trước mắt mình đổi khác đôi chút, khỏi nhàm chán trong tầm nhìn.  Vậy thôi.  Nằm buồn, nhìn sách, lơ mơ. Dù,  Ba tôi là người của những cuộc rong chơi.


                                                                        kệ sách  (ảnh : đinh trường chinh/ jan. 2016)

Trong 2 tuần cuối, hầu nhu ông quá mệt để mở mắt quá lâu trong ngày.  [] cuộc sống bận rộn hàng ngày, tôi  chẳng thể về thăm Ba tôi hàng ngày. Cũng một phần, tôi đã hy vọng, nhen nhúm hy vọng về khoảng thời gian còn lại của Ba tôi dài hơn sư thật.  

Ngày làm bài thơ cuối đời 'Nhìn kệ sách 5' là một ngày chủ nhật, 3 tháng 1 năm 2016. Đúng 1 tuần trước; tôi ngồi bên chiếc ghế cạnh giường, chiếc ghế mà anh chị tôi hàng ngày vẫn dùng để chăm sóc ông.  Ba tôi nói, " ... con đánh giùm Ba một bài thơ đăng trên web cho vui; anh em chờ tin ba dữ lắm."  Đau như thế, Ba tôi vẫn gắng gượng đăng thơ mỗi ngày; có lẽ một phần nào muốn giấu đi hiện trạng sức khỏe mỗi ngày mỗi xấu đi, bằng tốc độ quá nhanh chăng? 

"Dạ, Ba đọc đi" -- tôi thấy ông nhắm mát.--" Chờ ba suy nghĩ một chút. Rồi."  -- ông yếu ớt đọc:

                          Nhìn lên khuôn mặt nông dân
                          dáng ông vạm vỡ lâu đài cao sang

5 phút trôi qua; không phải Ba tôi tìm thêm ý; mà, ông quá mệt để suy nghĩ.  Mắt nhắm ngủ.  Rồi bừng tỉnh dậy.

                           dù che  ... gió cho nàng
                           đi qua bãi cát đẹp càng biết bao 

Ba tôi kể thêm, " Thằng' Picasso cầm dù che cho Francoise Gilot.  Con tìm cái hình này trong cuốn sách chụp lại cho ba với bài thơ."

Tôi biết ông thiếu một chữ cho câu lục (bát); tôi thêm chữ 'nắng' 'nắng gió".


                                             thủ bút của bài thơ cuối cùng,  'bài kệ sách 5'  (*)

----
*    BÀI NHÌN LÊN KỆ SỐ 5/ ĐINH CƯỜNG
                          gửi Bửu Chỉ

Nhìn lên khuôn mặt nông dân 
 dáng ông vạm vỡ lâu đài cao sang 
dù che nắng gió cho nàng  *
đi qua bãi cát đẹp càng biết bao
mùa xuân với trận mưa rào
cho tôi xin một tiến gào: Picasso **
---
*  Picasso che dù cho nàng Francoise G. 
**  'Tiếng gào', tranh Picasso vẽ 1937.
      (chú thích : Đinh Cường)
     ( trích lại từ <cothommagazine>)

              

Rồi, ba tôi lại thiếp, lần này lâu hơn.

Cuối cùng, ông cũng tỉnh lại được. Đầu óc lúc nào cũng tỉnh táo, minh mẫn. Ông từ tốn trong lúc nhắm mát:

                          mùa xuân với trận mưa rào
                          cho tôi xin
                          (chấm). một tiếng gào
                          (chấm). Picasso.
                          (chấm)

Tôi [] 2 câu thơ cuối, theo ý Ba tôi.

"À, nhớ ghi chú' Tiếng gào' là nói đến bức tranh' Guernica'.  và nhớ vào phòng chụp cái hình Picasso mắt thồ lộ,  ba treo cạnh bàn viết hai mươi mấy năm rồi ."

Tôi in ra cho Ba tôi duyệt, trước khi gửi, "Đẹp quá", ông chặc lưỡi; hình như lúc [nào], ba tôi cũng chỉ khen. 

Tự dưng nhớ ra điều gì; Ba tôi nói với theo: "Nhớ đề tặng Bửu Chỉ cho ba."

Bửu Chỉ, người bạn thiết đã bất ngờ  ra đi 13 năm trước; để lại một nỗi trống vắng lớn cho Ba tôi bao năm.  Dạo sau này, ba tôi làm thơ thường tặng 2 người bạn thân quá cố: Trịnh công Sơn + Bửu Chỉ.

"Xin tiếng gào".  Vì ông không còn nói lớn được.  Đôi ba ngày, lại ho ra máu.  Những ngày trong cấp cứu, máu cứ nghẹn trong cuống họng, không khạc ra được.  làm sao không ước muốn 'xin hét lên, gào một tiếng cho vang động'.

Nhưng quá yếu, máu nghẹn cuống họng, chỉ phát ra được những tiếng âm u ...

vài giây phút cuối bên Ba, tôi xin ghi lại, 'không phải Thơ, chỉ những xuống hàng vô nghĩa.'


THỞ


thở
1 giây 
thêm một hơi thở khác
máu trào ra khỏi cuống họng


thở
ngưng 2 giây
một hơi thở khác
máu thắm tràn mặt lưỡi


thở
ngưng mất 5 giây
chờ một hơi thở khác.
hắt.
máu nghẽn.  máu nghẽn đầy.


u, u, u, u ... ...


thở
7 giây. 10 giây.
một hơi kế tiếp.

12 giây.
15 giây,
chờ.


không còn một hơi thở nào nữa.
lạnh bàn chân.

Thôi rồi.  sụp đổ.


Những ngày này; đi  về lại nhà cũ, tôi phải lái xe vòng sang hướng khác; vì, khi đi ngang đoạn đường đi bộ của ông từ nhà đến Starbucks trong vùng, tôi thấy như in:  Ba tôi mặc quần cộc, chiếc áo thun trắng, đi lui cui trên đoạn đường đó.  Trên tay vẫn cầm một thứ gì đó, mua từ chợ về.  Ổ bánh mì 'baguette', nải chuối; để mai ăn sáng.

                      Người đi về phía mặt trời lặn
                      nhìn vệt mây cuối cùng
                          (GỬI ÁNH MẮT XA XĂM ẤY/ thơ ĐINH CƯỜNG).


đinh trường chinh
JANUARY 10, 2016

1 Nhận xét:

Tại lúc 15:37 10 tháng 1, 2016 , Blogger khedo@outlook.com nói...

- nhờ bài viết; tôi mới biết rõ ngọn nguồn căn bệnh hiểm nghèo của họa sĩ ỡ những phút cuối cuộc đời. Ý Nhi khóc ĐC qua thơ; bà ấy kêu gào Thương đế sao chỉ ngắt hơi thở những người tốt phải'ra đi' -- vậy thì; những'thằng,con 'già khú đế' vẫn còn ở lại, toàn là'đồ tồi'cả sao!" Những ai chưa tin đấng Christ để được cứu rỗi, bị ngắt hơi thở rồi, đều bị'vứt vào hồ lửa' đấy. Lời nói này'không phải chứng đạo suông đâu nhé?' THE PHONG [1932- ]

 

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ