Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

ca si khánh ly họp báo tại tp.hcm: " ... KHÔNG CÓ TÔI THÌ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN VẪN SẼ NỔI TIẾNG... : ( hà đình nguyên tường thuật/ TNO)


    
     ca sĩ khánh ly họp báo tại tp.hcm:
   " không có tôi thì nhc sĩ trnh
   công sơn vn s ni tiến..."
                                                    hà đình nguyên
                                                                           tường thuật

                                                  ca sĩ khánh ly trong  buổi họp báo ở khách sạn  kingston
                                                                                   ở tp.hcm  ngày 13.9.2015.
                                                                                             (ảnh: báo TNO)

trịnh công sơn  +  chữ ký
                     (ảnh: Internet)

"... sang Mỹ, công việc làm thuê của tôi [Khánh Ly]  là đi chùi WC [toa-lét] để kiếm sống, nuôi bản thân, chồng con . chẳng ai còn biết 'Khánh Ly, Khánh Chén ' là ai  ..."

"  ... tôi đã từng sống ở Dalat ở đường Chi lăng với mẹ, bố dượng, anh chị em ; học trường Phan thanh Giản ( nay không còn nữa) ; tôi nhớ những con dốc, những chuyến xe lam, nhớ hồ Xuân Hương, đồi Cù, Palace Hôtel ...

"  ... nếu không có tôi; thì sẽ có những ca sĩ khác hát nhạc Trịnh công Sơn -- và, nếu không có tôi thì nhạc sĩ TCS vẫn sẽ nổi tiềng..."

"...  ai nói tôi  và TCS là người tình của nhau là 'sai' -- ví ai lại đi yêu một người đàn bà quá xấu... như tôi.  TCS chỉ là một người bạn, người thầy; còn là một người cha ..."

"...cộng đồng người Việt ở Mỹ yêu nhạc Trịnh công Sơn; nên cũng yêu mến giọng hát của Khánh Ly ..."

"... 11. 9. 2015 tôi [Khánh Ly] đến Đại chủng viện Thánh Giu-se , để cảm ơn đức Hồng y đã ban phép lành, trong việc đưa di cốt chồng tôi [ người chồng sau cùng : nhà báo Nguyễn hòang Đoan]  về quê hương ...


    Xuất hiện tại khách sạn Kingston (quận 1) ngày 13.9.2015; ca sĩ Khánh Ly trông trẻ hơn, so với tuổi 70.  Tại buổi gặp gỡ, ca sĩ Khánh Ly trải lòng, không chút giấu giếm, pha lẫn chút hài hước,
" Ngày mai, tôi mới thực sự được trở về Đàlạt; nên tôi rất náo nức, hồi hộp, những kỷ niệm với Đàlạt cứ đan xen, ùa về trong ký ức.  Nơi đó; tôi đã từng sống 5 năm với mẹ, bố dượng và anh chị em.  Nhà tôi xưa ở Chi lăng (đường đi hồ Than Thở)  -- tôi học trường Phan thanh Giản. (ngôi trường này đã không còn,). Tôi nhớ những con dốc, nhớ những chuyến xe lam, nhớ hồ Xuân Hương, nhà Thủy Tạ, đồi Cù, Palace Hôtel ..."

     Nhắc về tuổi thơ, ca sĩ Khánh Ly cho biết,

     " ... tôi nhớ hồi mình nhỏ rất mê hát, cái 'gien' của bố tôi.  Chưa đầy 10 tuổi; tôi đã mất bố -- nhưng trong ký ức thơ ngây của tôi vẫn còn nhơ : 'bố thường cầm vây đàn 'măng-đô-lin'; vừa đàn, vứa hát những bản 'Chiều vàng' ( Nguyễn văn Khánh); 'Con thuyền không bến' ( Đặng thế Phong) ...
      Hồi chiến tranh Nhật Pháp; gia đình chúng tôi phải tản cư; bố cho tôi ngồi trên cổ,  vừa chạy loạn vừa hát. Nên, khi sống với mẹ và bố dượng ở Đàlạt; tôi luôn luôn làm trái lại những điều đã dạy -- một tiềm thức phản kháng. 
     12 tuổi, tôi một mình quá giang xe chở bắp cải từ Đàlạt về Saigon; dự một cuộc thi hát. Nhớ [lại] những trận đòn của bố dượng; nhưng tôi lì lợm, nhất quyết không khóc trướng mặt [bố dượng] -- chỉ sau đó, mới trèo lên cấy trứng cá khóc một mình.
     Bố dượng tôi là anh ruột ông Đổng Lân ( chồng diễn viên Thanh Nga, tôi gọi Thanh Nga bằng thím.)  
      Hồi tôi xa Hà nội mới 9, 10 tuổi; nên chưa có gì ấn tượng lắm.  Vừa rồi, tôi có dịp về  hát ở Hà nội, thấy Hà nội đẹp lắm -- và,  sẽ là kỷ niệm với tôi trong tương lai. 
      Còn Đàlạt đã gắn bó với tô, qua nhiều kỳ niệm; tôi thèm về Đàlạt [để] đi bộ, tha thẩn trên những ngọn đồi, tìm một gôc thông nào đó, nằm ngửa mặt nhìn trời ..." -- ca sĩ Khánh Ly  nói vậy.

    Ca sĩ Khánh Ly cho biết:  'khởi nghiệp ca hát ở phòng trà 'Anh Vũ'; và, quan trọng nhất chính là  'định mệnh' để gặp Trịnh công Sơn.  Để rồi, qua nhạc Trịnh công Sơn; Khánh Ly được công chúng biết đến, đón nhận.
   [Khánh Ly bày tỏ]':

  "  ...  Nếu không có tôi; thì, nhạc sĩ Trịnh công Sơn vẫn sẽ nổi tiếng.  Chỉ là định mệnh đã đưa đẩy chúng tôi vào đúng thời điểm; nhạc Trịnh công Sơn quá hay -- và tôi yêu những bài hát đó.  Yêu đến nỗi đang có mức thu nhập nhất định ở phòng trà ; tôi bỏ hết, theo Trịnh công Sơn về Saigon -- để hát cho sinh viên, [học sinh] nghe; chẳng có một đồng thù lao nào cả.  Đó là những ngày đẹp nhất của chúng tôi .
        Dạo ấy TCS và đám bạn của ông [ta] dễ thương vô cùng. Tôi nhập vào đám ấy; chỉ mình tôi là phụ nữ, nhưng chỉ đơn thuần là đi hát, chẳng 'dính' vào một ông nào. 
       Vậy; nên chúng tôi vẫn giữa được tình bạn thủy chung.
      Ai nói tôi và Trịnh công Sơn là người tình [của nhau] là 'sai'.
      [Bởi] nói như thế; thì tội nghiệp cho ông Sơn; vì yêu một người đàn bà quá xấu [như tôi.]  Trịnh công Sơn chỉ là một người bạn, một người thầy, còn là một người cha.
     Hồi tôi mới sang Mỹ, công việc làm thuê của tôi là đi chùi WC [toa-lét], lúc đó ai cũng [chỉ] muốn có một công việc lương thiện kiếm sống, nuôi chồng con.
     Chẳng ai còn biết 'Khánh Ly Khánh Chén' [là ai] ?.
     Vậy rồi; khi có cơ hội; tôi đi hát trở lại-- chỉ cần hát 10 bài Trịnh công Sơn [là] đủ nuôi bản thân, nuôi chồng, con; suốt trong 40 năm.  Điều đó chứng tỏ người Việt ở Mỹ  vẫn yêu, nhớ nhạc TCS -- công chúng yêu nhạc Trịnh công Sơn, nên cũng yêu mến giọng hát của tôi.
     Nếu không có ông Sơn [Trịnh công Sơn]; chắc chắn tôi sẽ không được như vậy -- mặc dầu, ngoài nhạc TRỊNH; tôi còn rất thích hát nhạc Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Phạm Duy, Lam Phương ...  
     Với khán giả yêu nhạc TRỊNH; tôi ao ước được hát phục vụ họ; ở những nơi công cộng -- không 'đóng hộp' như ở các sân trường đại học, chẳng hạn -- bởi vì, có những khán giả lớn tuổi không còn thích hợp với không khí ở rạp hát, phòng trà ..."

                                              nhạc sĩ Trịnh công Sơn + ca sĩ  Khánh Ly
                                                   (ảnh chụp  60' s - Internet)

    Ca sĩ Khánh Ly còn cho biết:  ngày 11 .9. [2015, bà đến 'Đại chủng viện thánh Giu-se'
( đường Tôn đức Thắng, quận 1/tp HCM) ; để cảm ơn đức Hồng y, đã ban phép lành trong việc đưa di cốt chống bà [người chồng sau cùng: nhà báo Nguyễn hoàng Đoan] về quê hương. Bất ngờ, [vì] ở đại chủng viện đã tập trung gần 200 'chủng sinh' đến chào đón, nghe tôi hát.
 " Tôi đã hát, trong  niềm xúc động, tràn trào ." -- ca sĩ Khánh Ly [bộc bạch.] 
   []

   hà đình nguyên
    (nguồn: TNO)

                                              (trích lại từ <blog lengoctrac.com>



năm 1962, họa sĩ VỊ Ý  (ngâm píp) lên Dalat
 triển lãm cá nhân; gặp  nàng ca sĩ mới vào nghề
 'mặc váy xanh mầu lá cây -
buổi tối cô ta hát ở Night Club; Tulipe Rouge --
    sáng ăn sáng ở nhà hàng Nam Sơn, chỉ với 5 Vnđ
       ( cà phê đen+ bánh mì chiên ) 
 Ấy là danh ca Khánh Ly bây giờ.
 Họa sĩ Vị Ý vẽ chân dung Khánh Ly - 
    một giáo sư người Pháp; 
khi ấy, nhà ở đường Hoàng Diệu (Dalat) mua;
sau đem tranh vẽ Khánh Ly của Vị Ý, về Pháp. 
   (tư liệu ảnh: TP)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ