Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : nguyễn hiến lê / bài viết: thế phong

nhà văn hậu chiến  1950- 1956/ thế phong
đai nam văn hiến [bản in đấu tiên , saigon 1959)


                      nhà văn hậu chiến 1950- 1956: 
                            nguyễn hiến lê [1912-1984]
                                            thế phong


                        ----------------------------------------------------
                                              Chương sáu
                              KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO

                       Tiết 1.-   NGUYỄN HIẾN LÊ [1912- 1984]
                       Tiết 2.-   DUY SINH
                       Tiết 3.-  Tiểu mục:
                                      1.- NGUYỄN DUY CẦN
                                      2.- THIẾU SƠN
                                      3.-  NGUYỄN NĂNG AN
                                      4.-  HOÀNG TRỌNG MIÊN
                                      5.-  DIÊN HƯƠNG
                                      6.-  BỬU KẾ
                                      7.-  THANH NGHI6
                                      8. - KIÊM ĐẠT
                                      9.-  HỒ NAM

                      Tiết 4.-  KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO
                           
                      --------------------------------------------------------

                                           Chương sáu
                         Khái quát về các nhà văn biên khảo

Hầu hết biên khảo bình diện văn nghệ hôm nay nghẻo nàn, so sánh với tiền chiến.  Ở hậu chiến, không có mấy nhá văn biên khảo, dịch thuật, nhất là cây viết phê bình chuyên nghiệp.  Một nhà phê bình văn học còn sót lại từ thời tiền chiến, viết phê bình quảng cáo, điểm sách hàng tuấn, tắc trách, không nghiên cứu đúng mức - đó là Thượng Sỹ [Nguyễn đức Long]. Ông còn các bút danh khác: Huỳnh bội Hoàng, Hàm Anh. *.

 Nói thế, tôi vẫn thừa nhận được bài bình văn giá trị của ông, nhưng quá ít, chỉ là cái váng nước mờ ảo. Lúc đầu, tôi cho rằng ông thiếu kiến thức, tâm hồn rung cảm, thiếu trách nhiệm. Bây giờ, ngoài nhận định về ông ở trên,  thì dầu có kiến thức, thiếu thái độ, dễ trở thành một thứ 'học- giả -giả'.

 Còn có những nhà phê bình văn học mới nổi , có tâm huyết, có thái độ, nhưng kiến thức lại chưa sâu nhiệm, trong số đó có cả tôi, người viết bộ phê bình Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1956 . Bởi, cách nghiên cứu văn học chưa quy mô, biết hệ thống hóa vấn đề, nên chưa đạt được 'một lời nói là một hành động'- thì phải kể đến Duy Sinh, Hồ Nam, Kiêm Đạt: nhà biên khảo sau không là nhà phê bình văn học.
---
* năm 1957, Thượng Sỹ 1906-1997] là nhân viên hợp đồng Văn hoá Vụ (15 Lê Lởi, Sài gòn) cùng Hoàng trọng Miên, Sĩ Trung ... sử dụng bút danh mới Hàm Anh, qua các bài điểm sách  nho nhỏ, bởi vợ mới sanh  đứa con gái đặt tên trong khai sinh là Nguyễn thị Hàm Anh. nay, Hàm Anh  đã là một nhà báo tự do, có nhiều bài viết đăng trên báo ở hngoại. (TP chú thích, 2014.)

Không ai có thể chối cãi,  phê bình văn học là không  cần thiết- nếu, người viết có thái độ đúng đắn, lập trường , không vụ lợi,  làm được đúng vậy- thì,  một văn sĩ Hoa Kỳ Mark Twain đã không hằn học,  coi phê bình văn học như thứ chăng ra gì:" nhà văn hư hỏng dễ trở thành nhà phê bình văn học". 

 Nếu thật đúng vậy,  hẳn chẳng bao giờ có văn sĩ Pháp André Gide, còn là một cây viết phê bình văn học tải ba : 'La nouvelle critique: Dostoievsky'(tạm dịch: Lối phê bình mới về Dostoievsky)- hoặc, văn sĩ nước Áo Stephan Zweig với Le Monde d'Hier. Bới vì, trước khi là nhà phê bình tài ba, họ  là những tay văn sĩ trứ danh.   Nhìn xa hơn sang nước Nga, nếu không có V Biélinsky [bản tiếng Pháp: Textes philosophiques choisies] . Và, nếu không có văn sĩ Maxime Gorki với tâm hồn liên tài, hướng thượng, làm sao khám phá được  thi sĩ có một không hai Maiakovski ?

Vậy thì, nhà phê bình văn học, ngoài kiến thức cần có, còn phải là người có tâm hồn nhạy cảm, liên tài, có tư thái riêng, độc lập  tư duy,  không vị nể, thiên vị, thiên tư lập trường can đảm, mới có thể có tác phẩm phê bình đúng mức.  Đành rằng, nhà phê bình không cần là văn, thi sĩ; nhưng, nếu thiếu tâm hồn rung cảm, tiếp nhận bén nhạy hòa hợp với kiến thức, thái độ hướng thượng; thì làm sao mà hiểu được, cảm nhận được   thẩm định suy nghĩ thầm kín tác giả qua tác phẩm. Ờ thời tiền chiến , có Vũ ngọc Phan (Nhà văn hiện đại)  ông còn  là tác giả tập bút ký Chuyện Hà nội- hoặc, Hoài Thanh, tay phê bình thơ tài ba hiếm có ,qua Thi nhân tiền chiến [Hoài Thanh- Hoài Chân],  tư duy độc lập, ít thiên kiến, đã trợ lực tối đa cho người viết phê bình văn chương  thời hậu chiến.

  Riêng tôi, cho rằng một cuốn sách phê bình văn học tốt, phải đề cập, không chỉ cây bút nổi tiếng mà cả cây bút tài năng bị khuất lấp nữa. Công việc này chỉ hoàn thành như một nỗ lực riêng  cá nhân, ngoài phạm vi kiềm soát chính trị, trợ cấp tiền bạc phe nhóm, một tác phẩm có vóc dáng, có tư thái độc lập toàn diện, sừng sững như cậy cổ thụ sống lâu năm, không bị gió bão, cuồng phong xô ngã, giập vùi.


                                                       Tiết 1.

                                    Nguyễn hiến Lê [1912- 1984] 

                   Nguyễn hiến Lê                     

Tiểu sử, tác phẩm.  

Dùng tên thật làm bút danh chính trên các văn phẩm, như tên nhà xuất bản Nguyễn hiến Lê.  Sinh năm 1912 ở Sơn tây. (Bắc bộ). Theo học ở Trường Bưởi (Hà nội), sau chuyển sang họcngành Công chính. Vào Nam từ năm 1935, ngay từ giai đoạn ấy đến 1945, ông bắt đầu viết sách, nhưng chưa xuất bản.  Năm 1948 , rời Long xuyên lên Saigon lập nghiệp,  đâu đó khoảng 1950 lập nhà xuất bản Nguyễn hiến Lê ở 50 đường Monceaux (nay: Huỳnh tịnh Của, quận 3,tp. HCM) , cho ra mắt: Tổ chức công việc theo khoa học -- Tổ chức gia đình -- Tổ chức công việc làm ăn -- Hiệu năng, châm ngôn của doanh nghiệp -- Kim chỉ nam của học sinh-- Để hiểu văn phạm (viết chung Trương văn Chình)--  Luyện văn, (2 tập, I và 2 ) -- Nghệ thuật nói trước công chúng -- Thế hệ ngày mai -- Huấn luyện tình cảm-- Đắc nhân tân (dịch Canergie) -- Quẳng gánh lo đi --  Bảy ngày trong Đồng tháp mười (bút ký) -- Lịch sử thế giới (3 tập- viết chung Thiên Giang) --  Đại cương văn học sử Trung quốc (viết chung Giàn Chi) -- Sống 24 giờ một ngày -- Bí quyết để thi bằng cấp trung học (giáo khoa) -- Đông Kinh nghiĩa thục--  Giúp chồng để thành công (dịch) --  Săn sóc con em mau tấn tới --- Con đường thiên lý, (tự -sự- kể hóa tiểu thuyết  v.v... -- in ấn, tự phát hành, ban đầu có nhà văn Hư Chu phụ giúp chuyên chở,  in ấn, phát hành, thâu tiền.

nhà văn biên khảo, viết bút ký, có số lượng tác phẩm đâu đó trên 100 tựa sách.*  Qua những tác phẩm trên,  cúu trọng về cách học làm người, giáo dục, văn học, triết học ,lịch sử dịch thuật... - ở đây, tôi chỉ phân tích về mặt văn học.
---
* Mười câu chuyện văn chương/ Nguyễn hiến lê- nxb Trí đăng, Saigon 1975).

Nhận định về Bảy ngày trong Đồng tháp mười, tác giả ghi lại sự kiện lịch sự địạ phương, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán, dưới nhãn quan một học giả đúng đán, có tâm hồn . Giá trị văn chương không nhiều, nhưng, nếu một Đại cương văn học sử Trung quốc (với Giàn Chi)  là bộ  sách biên khảo giá trị- vậy thì, không cần còn là tiêu mục chính để phân tích tác phẩm khác.   Chẳng hạn, nhà viết tiểu thuyết-phóng sự Phi Vân, khi ghi chép nếp sống nhân văn dân quê Lục tỉnh trong tác phẩm Đồng quê rất có gía trị  rất cao về văn chương.(xem thêm trong Nhà văn miền Nam 1945- 1950/ Thế Phong- tập 2.)

Luyện Văn (I và II) gia trị về mặt giáo khoa, hướng dẫn cách viết văn, yêu văn chương, mở rộng tầm hiểu biết văn học, như  Nghệ thuật viết văn / Phạm việt Tuyền, hoắc Lữ Hồ (Nguyễn minh Hiền)với  Việt văn giản dị . 

Bộ Đại cương văn học sử Trung quốc (viết chung với  Giản Chi)-  tập 1: phân tích diễn tiến  của nền văn học khởi thủy Trung hoa- tập 2: đời Đường - tập 3:  ừ Ngũ đại đến Hiện đại.  

Cuốn biên khảo này là một tư liệu công phu, giúp ích cho những ai muốn hiểu về diễn biến tư tưởng, chính trị, triết học qua các thời kỳ của một quốc gia gắn liền với ta,  ngay từ thời Bắc thuộc lần thứ 1, ảnh hưởng trực diện đến đời sống nhân sinh nhật dụng người việt. Tất nhiên, không thể phủ nhận ảnh hưởng triết học, văn học, nhân sinh quan Trung hoa  đã vào trong văn học, nhân sinh quan  người việt.  Tư liệu  thì nhiều, đành rằng có thể biết , qua nhiều tác phẩm các nhà văn hóa Pháp, Nga.. viết về đề tài này.  Nhưng, Nguyễn hiến Lê cho chung ta biết, hiểu, không chỉ  về tư liệu, mà ông và người viết chung, Giản Chi-Nguyễn hữu Văn , những vị học giả uyên thâm về Hán học, Tậy học- đã cho người đọc biết được cách  dịch thuật, phân tích, biên luận,  qua lối  viết, diễn tả theo tây phương: rành mạch, dễ nhập cảm, lĩnh hội.   Nói thế, giá trị đã có, ở bộ biên khảo dành cho những ai muốn hiểu văn triết học Trung hoa, đối với người đọc ít hán học, hấp thụ dễ dàng.(sau này được  Giải thưởng văn chương toàn quốc (thời Đệ 2 Cộng hòa), 2 tác giả chỉ nhận bằng tưởng lệ trên danh nghĩa, còn hiện kim xin hoàn trả Phủ Quốc vụ khanh)

Tư liệu lịch sử qua cuốn Đông Kinh nghĩa thục, nói về cuộc kháng chiến Việt nam ở đầu thế kỷ XX. Ông Nguyễn hiến Lê tra cứu :  bổ túc thêm nhiều tư liệu mới, như tác giả giới thiệu trong sách, có người bạn lả ông Phương Sóc, đảng viên Đông kinh nghĩa thục, bổ cứu ẩn ức văn học, tư tưởng cách mệnh thời kỳ nô lệ, trức kia chưa phơi bày được sự thật của sự thật câm nín.   Đọc Đông kinh nghĩa thục, người đọc hiểu rõ thêm hoạt động cách mệnh của Lương văn Can, Dương bá Trạc, Phan bội Châu, Phan chu Trinh [Phan Tây Hồ], Nguyễn văn Vĩnh v.v... Với lối viết giản dị, văn trong sáng, bố cục mạch lạc, tư liệu dồi dào, sự nối liền các chương - làm người đọc cuốn biên khảo như cuốn truyện lịch sử.  Nghệ thuật viết biên khảo của Nguyễn hiến Lê có tính cách rất riêng, cũng ở điểm này. 

Nghề viết văn  giá trị văn học không nhiều, có thể không là mục tiêu tác giả đặt để, ám chỉ - nhưng, sách chỉ có tính cách dạy cách viết môt cách thông dụng - đại để như Connaissance des métiers, hoặc Choisir les carrières ở trời tây, nói về nghể văn, là : giao kèo, in ấn, mẫu chữ, cách bán sách chạy,   thu lợi nhuận tối đa, ra sao v.v...  Đó là sách giải đáp thăc mắc cần thiết cho người đọc muố biết vê quyền lợi, đời sống người viết, v.v...  Riêng, Nguyễn hiến Lê, thì, ông cho người đọc biềt thêm hoàn cảnh khe khắt  nhà văn ra sao: bệnh tật, nghèo, dằn vặt,  nợ nần...

Nghê viết văn / Nguyễn hiến Lê không  cùng nội dung  Quan điểm văn nghệ nhân dân/ Hoàng công Khanh, hoặc Văn học khái luận / Đặng thái Mai (Thái, chứ không phải Thai)., hoặc gần đây là Văn nghệ vả phê bình/ Tam Ich- mà, chính tiêu đề Nghề viết văn/ Nguyễn hiến Lê, chỉ viết về lối sống, lối viết, cách in ấn... kỹ năng cần và đủ cho người viết sách mà thôi. 

Nguyễn hiến Lê, nhà văn biên khảo độc lập (tư tưởng + tài chính) biên luận tác phẩm công phu: sử, triết, ký sự lịch sử, giáo khoa đúng mức, giá trị hàng đầu của miền Nam. 

Ông từng bày tỏ quan điểm: nhà văn không nên làm chính trị, nhưng, nếu phải dấn thân vào nghề ấy, thì, nên đứng về phía nhân dân(nhân dân: một từ bị lợi dụng 'hơi bị nhiều'-  có đúng là ông Lê muốn nói tới thành phần ' nhân dân bị bóc lột ?' 

                                               ( kỳ sau: Duy Sinh-Nguyễn- dức Phúc Khôi)

  thế phong 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ