nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 : hư chu [1923- 1973] / thế phong - 31
lược sử văn nghệ việt nam : 1900-1956-
nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / thế phong
nhà văn hậu chiến : 1950- 1956:
hư chu [ 1923 - saigon 1973]
Tiểu sử.
Tên thật Nguyễn kỳ Thụy . Sinh 1923 ở Nam Định. Tác giả' Nam hải truyền kỳ' , cuốn sách đầu tay[1952], Thơ , nghiên, hoa mộng [ Nxb Nguyễn hiến Lê, Saigon 1955],
Nam hải truyền kỳ viết kiểu liêu trai Bồ tùng Linh này không có gi đặc sắc. Văn nghiệp Hư Chu căn cứ vào tác phẩm Thơ, nghiên hoa mộng.
Phân tích tác phẩm;
Thơ, nghiên, hoa mộng qua 4 thể văn: phiếm luận, tiểu thuyết, truyền kỳ, tùy bút. Gồm: Gã Nguyễn, nàng Thơ, Cái nghiên mực, Nghiên Phong lan, Lão Mỗ. Ông chia ra' thi ca phiếm luận', truyền kỳ cổ thể hóa và mộng trung tùy bút.
Trước hết nói đến ' Lão Mỗ' , tả tâm trạng một ông già nghĩ về tương lai, hiện nay tuy là trai tráng, nghĩ ở sau này về chuyện đời xảy ra hôm nay, nhưng, tác giả cho lui về quá khứ. Sự kiện gì xảy ra, tác giả giới thiệu :
' ... Thưa độc giả, tôi không học đươc cái thuật Thái Ất thần toán của Tuyết Giang phu tử, cho nên chẳng thể đoán biết những truyện trăm năm về sau và trăm năm về trước. Năm trăm năm về trước có những gì ? Muốn biết tất cả tôi phải mở coi trong sử sách. Nhưng còn trăm năm về sau thì thành Hà nội sẽ ra sao ? Hồ Hoàn Kiếm có còn chăng ? Đường Cổ Ngư vẫn thế mãi ? Ồ, tôi sao mà đoán nổi. Ngậm ngùi thay ...! '
Thắc mắc của tác giả là vậy. lão Mỗ ở cuối thể kỷ hai mươi còn thắc mắc gì nữa, tác phong sống ra sao ? Con người chúng ta ở giữa thế kỷ XX và XXI, gai đoạn gần cuối năm 2000, của ngỏ năm 2001. tác phong con người sống giữa lòng thế kỷ hôm nay, đồng thời, poha trộn thêm vài nét, như già nua, tóc bạc, chiều chiều đi thăm mộ, có cháu, chắt, con rể, con gái, phương tiện sống tiến bộ cơ giới hóa, mỗi gia đình đều có trực thăng di chuyển [ tr. 87]. Câu chuyện chỉ có thế, và đây là dự tưởng :
'... Vậy ngày 3. 9. 1952 có một gia đình tôi ngẫm nghĩ cái sự bây giờ mà ngẫm tủi buồn cho thân thế. Rồi lan man nghĩ đến tuổi già nua rồi càng tủi buồn hơn, mơ màng nhập mộng và cầm bút viết rằng ...'
cùng thường thức tiếp đoạn kết trong Lão Mỗ nghĩ về con rể, cháu ngoại ríu rít bên ngoại, có cảnh vui thú :
'... Hôm nay là ngày rằm tháng bảy. Ông không sang để ngâm thơ mà ông sang để ra đồng thăm mộ cụ hơn là ngâm thơ. Bởi vì thăm mộ cụ lâu hơn cho nên mới đến gần tối .
- Mộ cụ là ai, cụ ?
Con bé chị đưa mỏ:
- Mộ cụ là mộ cụ chứ lả ai ?
- Mộ cụ chúng cháu chẳng thích. Sao ông chẳng ngâm thơ có thích nhiều không ?
Con chị làm bộ người nhớn :
- Mày là đưa bất hiếu. Thăm mộ cụ thì phải thích hơn ngâm thơ mới không là đứa bất hiếu chứ.
- Đứa bất hiếu la đứa mốc gì ? Có mày là đứa ... đứa... mẹ bảo mày là đứa con giặc cái.
Con chị tức thì nắm hai bàn tay thỏi vào lưng chú em. Thằng em cũng liền nhoai vào níu lấy vai chị mà cắn. Lão Mỗ vội rẽ hai cháu ra mỗi bên :
- Con Nhã từ rày đừng đánh em, ông mách mẹ, đánh cho. Mà thằng cu xưa nay cũng không được gõi nằng mày. ông mách mẹ, mẹ đánh cho nữa. Nghe không chứ cu Đắc?
Con bé Nhã phụng phịu:
- Nhưng sao nó cứ bảo cháu là con giặc cái.
Thằng Đắc chế luôn :
- Ê, ê, mày là con giặc cái má lúm đồng tiền!
Lão Mỗ khẽ cốc lên đầu thằng nhỏ :
- Tại nó nói hỗn vậy mới xún răng. Bao giờ nó không bảo vậy nữa thì nó mới không xún răng nữa ..
Thằng Đắc chợt cười khanh khách :
- Cháu xún răng cũng như ông xưa xún răng nhỉ ...!'
Đợi con rể, con gái về, lão Mỗ thảo luận văn chương với người làm công trong nhà. Cô Hoan thảo luận văn chương như một triết nhân. Sự kiện này hôm nay hiếm, đây là một dự tưởng 50 năm sau, tác giả muốn bất cứ người Việt nam nào, dầu bận công việc gì không thể không hiểu biết lịch sử văn chương nước mình, phát nguyên từ sự thâm nhập văn chương.[ Interpénétration des littératures]. Đó là một ý mới của tác giả :
'...- Dạ vâng, trong bài trường thiên của thầy cháu có hai câu này ngụ ý nói rằng các việc nhường vị mới đây giữa hai ông tân cựu chủ tịch Hàn lâm viện chẳng thua gì ba chén rượu đời Đường Ngu, cô cháu nhất định không cho là đúng. Thế rồi thầy cô cháu cãi nhau suốt nửa buổi. bên nào cũng tự hỏi lấy thắng, nói hay dở gì thì thỉnh ý cụ sẽ biết ...'
Tác giả ao ước một tường lai văn hóa sáng lạn hẳn hoi, như nước văn minh khác, có một hàn lâm viện. Ông có thiện ý cho rằng, hôm nay hy sinh đời này, để ngày mai nhìn thấy đất nước lớn mạnh, hùng cường. Tiếp đến, Hư Chu xét mình, xét người, thâu thập kinh nghiệm sống, vấn đề cũng là then chốt. Chẳng hạn, Schiller nặng nghiên cứu về sách vở, thiếu kinh nghiệm trải nghiệm- cho nên- Goethe hơn Schiller là vậy ! Bởi, Goethe tổng hợp cả nghiên cứu và lao vào cuộc đời. Nhất là lớp trẻ trung muốn tiến bộ, phải được hưởng kinh nghiệm người đi trước, hòa hợp tinh hoa của họ, tạo cái mới. Nói như thế, tán đồng ý kiến của tác già, về :
'... Cái hay nó vô cùng cô ạ. Chớ bao giờ nên tự thi phải luôn luôn nghĩ mình kém thì mới biết mà học hỏi được cái sở trường của người ta và người ta mới thèm vạch cho mình thấy cái sở đoản của mình. Ấy, chồng nó lại biết nghe người, biết phục thiện lắm. Mà thôi biết vậy, cho nên, trước kia mới chịu nhận làm rể. Anh Tích Lý không có thiên tài, nhưng được cái biết nghe, nghe những người nói mà lại nghe ac3 những người kém nữa.
- Thưa cụ...
- Khi người ta còn trẻ tuổi người ta hiếu thắng. Chính tôi cũng thế . Hồi niên thiếu., gặp ai hơn mình thì cũng chẳng thua mấy bâc đàn anh như Nguyễn Tuân, Vũ trọng Phụng. Nói về thơ thì tôi lại càng ngông quá quắt, tự nghĩ thơ mình sẽ làm mờ được cả bậc thượng tiền bới Tản Đà. Đã hay rằng có ghen tài mới tiến, nhưng ghen sao cho mình tiến được, chứ ghen hậm ghen hực một cách mê muội thì chỉ là thái độ của kẻ ngu ngoan. Ấy mà cô, tôi nói năng lẩm cẩm lắm đấy. Câu nào lầm lẫn thì cô khá bỏ, mà câu nào nghe được thì cô hãy nên nghe ...'
Cách răn mình xử thế khiến người đọc nhớ đến triết lý cổ văn minh Trung hoa - có đối lập thì cũng phải phân biệt được ưu khuyết- với đồng hành thân thuộc lại càng phải biết sở đoản . Cá tình lão Mỗ quả thực còn chịu ảnh hường nhiều ở nếp sống Khổng , Mạnh, vì, tác giả sống như nho sĩ, dầu có vốn tây học. Lão Mỗ của Hư Chu, hiện thân tư tưởng tác giả, và tác giả nghĩ gì về phê bình văn nghệ- theo ông - nên chia kiểu phê bình quảng cáo chỉ la lối mặc cả giá của kẻ hám của, thèm quyền lực.:
'... Dạ có đó, có một lần bố cháu viết một bài về ông trong tờ ' Chương dương tạp chí' . Bố chau viết khi cậu Tiểu Liêu đem in cuốn ' Thơ, nghiên, hoa, mộng'.
- Ừ viếc ấy cậu mày đã thưa với ông rồi. Nhưng mẹ hát con khen hay, chàng rể nhắc đến bố vợ thì có gì đáng thích. Ông hỏi là ông hỏi về người ngoài kia chứ ?..'
Hư Chu dùng kinh nghiệm đời văn bản thân làm di chúc. Ông nêu lên vấn đề' thái độ văn nghệ'
cần phải có, kinh nghiệm làm văn chương để bồi dưỡng người đến sau tiếp nối. Chẳng hạn, thấy người bạn nổi tiếng về thơ, lập tức bỏ ngành văn sang thơ; thấy bạn mình được dư luận khen biên khảo, lại bỏ sang biên khảo. Thái độ trông núi này cao hơn núi nọ, chẳng bao giờ thấy chân núi, làm sao tới ngọn cho được ! Hư Chu kêu gào ai đến sau, đừng nên sa vào hố :
'... -Ông bảo rằng ông tài mà chẳng có, tham lam nhiều thứ. Thấy người ta viết tiểu thuyết [thì viết tiểu thuyết], thấy người ta viết kịch cũng viết kịch. Rồi thấy người ta viết đủ các lối cũng học đòi theo. Thành thử ba mươi lăm năm mài ngòi mà bút vẫn cùn. Vì không chuyên, ngón nào cũng vụng. Mà nay về già bị loại bỏ thì mới thật rõ ràng cái lòng tự đắc ở thiếu thời rất là đáng mai mỉa ...'
Đoạn, như quên hẳn cháu mình mới mười mấy tuổi, chưa phải là một kẻ đã có thiên tính để bước vào làng văn tự, lão khuyên có thái độ là điều cần thiết để ứng phó, sử dụng. Rồi đến :
'... Con ạ' Dũ học dũ ngu' ông khuyên con chớ nên vội khoe mình. Bao giờ con thôi nghề cầm bút , lúc ấy xem thiên hạ còn nhớ đến con chăng, con hãy nên mừng. nếu con có thực tài, thì dầu có kiêu một chút, đời vẫn cười xòa mà tha thứ. Nhưng nếu con ngông ngáo mà lại tài hèn thì thật là một điều sỉ nhục. Hừm... Vậy hãy đợi khi về già có đáng kiêu thì hãy nên kiêu. Cái kiêu ấy dẫu cũng không khả ái song cũng khả kham. Hừm.. hừ .. hừ ...'
Nói đến đây, lão mệt, ho sù sụ. Tuy nhiên, dường như say nói, vẫn tiếp :
'...- Mà muốn cho thành tài, con cũng nhớ đừng theo vết xe đổ của ông. Con thích lối văn nào thì chuyên một lối ấy. Đừng có ôm đồm tham lam để cốt to ra mình là một tay lỗi lạc ...'
Kết thúc, Hư Chu phơi bày ấp ủ nghề văn lần nữa. Kinh nghiệm văn chương, triết lý nhân sinh trong đoạn văn chương dưới đây rất đặc sắc, Hư Chu, tuy là nhà văn không có lồi văn biền ngẫu, chau chuốt diễn đạt truyện cổ, song, độc đáo ở nội dung, văn phong giản dị :
'... Ấy con ạ, vốn ông thích giàu có, chứ không phải là thích cái sự nghèo. Chỉ vì day tay mắm miệng mãi vẫn không giấu được, đành mới chịu nghèo túng mà thôi. Nhưng khi đã biết mình tất phải túng thiếu cả đời thì an phận lắm. Mà cũng đến lúc ấy ông mới thấy cái tiếng than khổ cũng có chỗ nên mong. Còn như trước, còn như lúc đang háo hức đồng tiền, ông tuy có viết mấy bài khoe khoang cái nghèo của ông cùng thiên hạ, ấy chỉ là ông đã ghen tức với những ai giàu. Hừ, cái bụng ông hồi đó nghĩ thật tầm thường, nghĩ thật đáng bỉ ..'
Thái độ 'chọn nghiệp đã nhận' , dù nghể viết chẳng phải là nghề đủ nuôi thân, nhưng nghề này không phải ai muốn cũng được. Nói như Ngu Thuấn :' Thơ chỉ là nói chí mình', ấu cũng đúng
vậy.
Trong' Thơ, nghiên, hoa, mộng' , Hư Chu gửi gấm tâm tư, nho phong sĩ khí, đó là nếp sống của ông. Hư Chu đã chọn triết Đông cho đời ông, giải thích nghĩa đời qua hướng đó. Nói như Buffon' Le style c'est l'homme' [văn là người] cũng không sai. Có tác phẩm, tác giả chỉ gửi vào phần nhỏ, có khi, tác giả dồn trút không hạn định, yêu chuộng đứa con tinh thần, dồn hết năng lực, ẩn ức. Thi ở đây, trong 4 truyện của Hư Chu, mộng của mộng trung tùy bút là thực lòng của nho sĩ Hư Chu vậy.
Lão Mỗ kết thúc câu chuyện vài phút cuối, bỏ dở, khi nghe tiếng máy bay, 2 con đã về đến nhà ... Gã Nguyễn, Nàng Thơ, Hư Chu dùng thể phiếm luận về văn học, phê phán Truyện Kiều, nhấn mạnh có một điều cần là kỹ thuật :
'.... Cô nói, vậy thì cô quan niệm rằng nếu không là thi sĩ, nếu chưa từng khổ công đẽo gọt thì không thể nào mà người ta nhận rõ được cái chân giá trị của một câu thơ ?
Thiếu nữa liền đứng dậy, cặp mắt đong đưa và miệng cười chúm chím:
- Cũng chưa chắc gì đâu. Nhưng mà... có lẽ ...'
Quan niệm về nội dung, kỹ thuật được bàn cãi sôi nổi, đâu là phần quan yếu ? Qua bao nhiêu biến chuyển, kỹ thuật chỉ là điểm cần thiết diễn tả; tâm hồn mới là chính yếu. Ngôi nhà sơn son thếp vàng thì chưa chắc ngôi nhà ấy vững chãi, sơn son thếp vàng kia là tô điểm bề ngoài , không che khuất được mối mọt đục ruỗng bên trong . Nói như vậy, chúng tôi không hề đả phá kỹ thuật tài hoa của Vũ hoàng Chương. Bởi, kỹ thuật thơ Vũ hoàng Chương , hẳn ít ai bì kịp; nhưng, nội dung tầm thường, sáo rỗng, thiếu rung cảm .
Và, thơ Vũ hoàng Chương, kể từ:' Em ơi lửa tắt bình khô rượu / Đời vắng em rồi say với ai '- hoặc' Yệu một phút để mang sầu trọn kiếp / Tình mười năm còn lại chút này thôi ' - lời sơn son thếp vàng, đọc hết chẳng một may rung cảm.
Hoặc ' Nhài đầu, rót nguyệt, vú đôi thơm ', thơ Nguyễn xuân Sanh tiền chiến , lời bay bổng, nhưng, chẳng rung cảm được ai ! Lời thơ hay, âm điệu có, lời chau chuốt, đúng là có kỹ thuật, đọc lên chẳng lĩnh hội nổi - như Lỗ Tấn quan niệm thơ hay phải cảm được rời mới hiểu, còn, thơ hiểu trước cảm được sau đích thị là văn xuôi - thì Nguyễn xuân Sanh cũng chưa vượt nổi , để vẩn chỉ là một thợ thơ không mấy xuất sắc [ versificateur].
Trở lại với Hư Chu : Cái nghiên mực, Phong lan- Hư Chu làm người đọc nhớ lối viết Vang bóng một thời / Nguyễn Tuân. Song, ông chưa dủ kỹ thuật viết lối văn biền ngẫu, toát ra cái giọng văn khinh bạc chẳng cần gì đời của Nguyễn Tuân. Điều thiếu thôn kia mà Hư Chu đã háo hức, thèm khát đã diễn đạt rất tồi , trong Gã Nguyễn, Nàng Thơ. Nói như thế, đem so sánh truyện Cái nghiên mực, Phong Lan của Hư Chu , tì có lùi lại mươi mười lăm năm Vang bóng một thời đến nay, ông vẫn chưa đạt được.
Kết luận.
Trong vườn hoa văn chương nghệ thuật hôm nay, đa số tác giả chịu ảnh hưởng Tây phương : hiện thực, hiện thực mới, tả chân, siêu tả chân, nội tâm, tả chân tâm lý, lãng mạn cách mạng ..., thì giọng văn Hư Chu diễn tả theo lối văn hoài vọng dĩ vãng . Thú chơi hoa, chơi nghiên mực cùng thú trà dư tửu hậu tao nhã xưa của Nguyễn Tuân, Ngô tất Tố, Chu Thiên... mà chúng ta được thưởng thức - nay, quả chỉ mới có một Hư Chu ở thời hậu chiến.
Nếu quan niệm, rằng: một xã hội xây dựng tiến bộ là tổng hợp của nhiều khuynh hướng, xu hướng triết lý nhân sinh- thì, tôi nói rằng , Hư Chu là một nhà văn tư tưởng, có lối đi độc đáo, tự chọn cho mình có một bông hoa có từ lâu đời rất đẹp trong xã hội mới bây giờ.
Tiết 9
KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÀ VĂN ĐIỂN HÌNH
Bảy nhà văn độc lập điển hình, mỗi nhà văn một phong cách khác nhau: Phạm Thái- Nguyễn ngọc Tân, Linh Bảo, 2 nhà văn viếtt tiểu thuyết luận đề rất xuất sắc.
Tiểu thuyết luận đề rất dễ nổi tiếng, khi đạt được độ cao tới đỉnh, song, không phải nhà văn bình thường nào muốn mà được. Phải nói cách chính xác : viết truyện luận đề hay, ngoài tài năng, sơ thích ra, thì họ phải từng tham gia cách mệnh, hoặc, đứng trong hàng ngũ ấy, mới có thể dựng truyện . Thế chiến thứ 1 viết về chiến tranh thật linh động, có Romain Rolland, dầu ông chỉ đứng ngoài nhìn vào, hoặc, sau này ở Pháp, André Malraux nổi tiếng về lọai truyện này. Bởi, năm 24 tuổi, ông đã tham gia cách mạng chính trị, đã là cố vấn cho Tưởng giới Thạch, do đó mới có thể viết La condition humaine [Thân phận con người] , Les Conquérants [ Những kẻ chinh phục] .
Một văn sĩ khác, Céline không tham gia kháng chiến, thì chỉ viết về những mẩu đời nhầy nhụa, đã sống trải , như Mort à crédit [ Chết chịu] . Còn Paul Éluard, Louis Aragon tham gia kháng chiến mới có thơ đầy hình ảnh xã hội, hoặc, chiến đấu, chúng ta mới được đọc bài thơ bất hủ Liberté
[ Tự do], hoặc, V.C Gheorgiu, nhà văn viết truyện luận đề chính trị rất giỏi, ngoài tài năng, còn giàu chất liệu trải nghiệm chính trị, cách mệnh, ông hiểu từ ngôn ngữ, cử chỉ của chủ nghĩa Phát xít, tử bản phi nhân, và nỗi lòng oán hận kiếp nhân sinh Do thái trong thế chiến thứ 2, hoặc chế độ độc tài Péron, vì, ông là bạn thân vị tổng thống kia - thì VC Gheorgiu mới viết hay được.
Vũ khắc Khoan, Mai Thảo, sở dĩ chưa thành công như Phạm Thái -Nguyễn ngọc Tân, vì, mới chỉ là nhà văn có tư tưởng chính trị, cách mệnh[ đôi lần, từ sự hiểu biết này để nhận đạt hàng viết' tác phẩm văn hóa' chống Mác xít- Mai Thảo với 'Ánh sáng miền Nam ', tiểu thuyết viết phỏng theo phim Ánh sáng miền Nam, Mỹ tải trợ ]- thì không thể có tác phẩm luận đề chính trị như Gheorghiu , Éluard, Aragon được, mà chỉ là nhà văn nhìn từ phía tư tưởng thúc đẩy gián tiếp [ pensée réactionnaire épileptique] mà thôi.
Nguyễn thị Vinh, nhà văn nữ tâm tình thời đại có giá trị ở diện phân tích, mổ xẻ hình tương mới .
Chấn Phong đưa ra ' Rừng địa ngục' phơi bày cặn bã xã hội ở đồn điền cao sư.
Hư Chu đem lại bông hoa suy tưởng cổ kính, luận cổ suy kim.
Doãn quốc Sỹ với truyện dự tưởng độc đáo chịu ảnh hưởng lối viết cũa lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên Nhưng, Doãn Quốc Sỹ chưa đạt được như Nguyễn đức Quỳnh với Thằng Cu So, Thằng Phương & Thằng Kình.
Riêng Nguyễn đức Quỳnh nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, với kết luận trong Thằng Kình thì sao ? Giải quyết bằng sức mạnh là thắng tuốt- nhưng, nếu đem sức mạnh so sánh tình yêu, sức mạnh tất tiêu tán, Cái kết trong tập chót Thằng Kình theo thuyết tả đối lập, bắt đầu tin vào chí khí, nhân vật chính bắt buộc phải luyện để có chí khí, biết tôn trọng kỷ luật, thời gian, không thể đốt giai đoạn. Cái kết luận này thật ra chẳng có gì sáng tạo của Nguyễn đức Quỳnh, vì mượn lối kết luận [ tả đới lập]này từ A. Ciliga trong Au pays du grand mensonge [ Xứ đại xạo ngôn từ] [ Gallimard, Paris 1936], ở đoạn ' le propos d'un oppositionnaire sur la question du grand jeu de Trostky ' [ tr. 77+78] , nói về tranh chấp giữa Trotksy và Staline.
Khi tơi viết đến đây, một số nhà văn hậu chiến xuất hiện ồ ạt qua tác phẩm, như triều cường theo gió thủy triều. Nhắc đến các nhà văn hậu chiến, mà tôi chưa đề cập: Lưu Nghi, Võ Phiến
[ Chữ tình], truyện ngắn của Võ Phiến, ồ ạt đăng trên tạp chí Bách khoa. Truyện ngắn Võ Phiến hứa hẹn có một tương lai chắc chắn. [ nhà văn này có mặt khá lâu trên văn đàn, nay mới xuất đầu lộ diện qua một số truyện ngắn được in ra, trong lúc tôi đang viết đến cuối tập 3*.]
Thêm một ý kiến, có thề là ngoài đề, sự thành công của Võ Phiến ở thời hậu chiến, nhơ ở con mắt thấu thị của học giả Đào duy Anh tìm ra ban đầu, và đã nhận Đoàn thế Nhơn [ 1925- ] làm con nuôi từ thời tiền chiến. Thật là một người đánh giá tốt, có tròng ngươi thấu thị, câu này tôi nói về Đào duy Anh .
----
* Lược sử văn nghệ Việt nam 19800- 1956, gồm 4 tập:
1) nhà văn tiền chiến 1930- 1945
2) nhà văn kháng chiến chủ lực 1945- 1950 :
a) nhà văn kháng chiến chủ luj75c [ miền bắc] 1945-1950
b) nhà văn miền nam : 1945- 50.
3) nhà văn hậu chiến : 1950- 1956
4) tổng luận 60 năm văn nghệ Việt nam !900-1956.
[]
[ kỳ sau tiếp]
thế phong
'...- Dạ vâng, trong bài trường thiên của thầy cháu có hai câu này ngụ ý nói rằng các việc nhường vị mới đây giữa hai ông tân cựu chủ tịch Hàn lâm viện chẳng thua gì ba chén rượu đời Đường Ngu, cô cháu nhất định không cho là đúng. Thế rồi thầy cô cháu cãi nhau suốt nửa buổi. bên nào cũng tự hỏi lấy thắng, nói hay dở gì thì thỉnh ý cụ sẽ biết ...'
Tác giả ao ước một tường lai văn hóa sáng lạn hẳn hoi, như nước văn minh khác, có một hàn lâm viện. Ông có thiện ý cho rằng, hôm nay hy sinh đời này, để ngày mai nhìn thấy đất nước lớn mạnh, hùng cường. Tiếp đến, Hư Chu xét mình, xét người, thâu thập kinh nghiệm sống, vấn đề cũng là then chốt. Chẳng hạn, Schiller nặng nghiên cứu về sách vở, thiếu kinh nghiệm trải nghiệm- cho nên- Goethe hơn Schiller là vậy ! Bởi, Goethe tổng hợp cả nghiên cứu và lao vào cuộc đời. Nhất là lớp trẻ trung muốn tiến bộ, phải được hưởng kinh nghiệm người đi trước, hòa hợp tinh hoa của họ, tạo cái mới. Nói như thế, tán đồng ý kiến của tác già, về :
'... Cái hay nó vô cùng cô ạ. Chớ bao giờ nên tự thi phải luôn luôn nghĩ mình kém thì mới biết mà học hỏi được cái sở trường của người ta và người ta mới thèm vạch cho mình thấy cái sở đoản của mình. Ấy, chồng nó lại biết nghe người, biết phục thiện lắm. Mà thôi biết vậy, cho nên, trước kia mới chịu nhận làm rể. Anh Tích Lý không có thiên tài, nhưng được cái biết nghe, nghe những người nói mà lại nghe ac3 những người kém nữa.
- Thưa cụ...
- Khi người ta còn trẻ tuổi người ta hiếu thắng. Chính tôi cũng thế . Hồi niên thiếu., gặp ai hơn mình thì cũng chẳng thua mấy bâc đàn anh như Nguyễn Tuân, Vũ trọng Phụng. Nói về thơ thì tôi lại càng ngông quá quắt, tự nghĩ thơ mình sẽ làm mờ được cả bậc thượng tiền bới Tản Đà. Đã hay rằng có ghen tài mới tiến, nhưng ghen sao cho mình tiến được, chứ ghen hậm ghen hực một cách mê muội thì chỉ là thái độ của kẻ ngu ngoan. Ấy mà cô, tôi nói năng lẩm cẩm lắm đấy. Câu nào lầm lẫn thì cô khá bỏ, mà câu nào nghe được thì cô hãy nên nghe ...'
Cách răn mình xử thế khiến người đọc nhớ đến triết lý cổ văn minh Trung hoa - có đối lập thì cũng phải phân biệt được ưu khuyết- với đồng hành thân thuộc lại càng phải biết sở đoản . Cá tình lão Mỗ quả thực còn chịu ảnh hường nhiều ở nếp sống Khổng , Mạnh, vì, tác giả sống như nho sĩ, dầu có vốn tây học. Lão Mỗ của Hư Chu, hiện thân tư tưởng tác giả, và tác giả nghĩ gì về phê bình văn nghệ- theo ông - nên chia kiểu phê bình quảng cáo chỉ la lối mặc cả giá của kẻ hám của, thèm quyền lực.:
'... Dạ có đó, có một lần bố cháu viết một bài về ông trong tờ ' Chương dương tạp chí' . Bố chau viết khi cậu Tiểu Liêu đem in cuốn ' Thơ, nghiên, hoa, mộng'.
- Ừ viếc ấy cậu mày đã thưa với ông rồi. Nhưng mẹ hát con khen hay, chàng rể nhắc đến bố vợ thì có gì đáng thích. Ông hỏi là ông hỏi về người ngoài kia chứ ?..'
Hư Chu dùng kinh nghiệm đời văn bản thân làm di chúc. Ông nêu lên vấn đề' thái độ văn nghệ'
cần phải có, kinh nghiệm làm văn chương để bồi dưỡng người đến sau tiếp nối. Chẳng hạn, thấy người bạn nổi tiếng về thơ, lập tức bỏ ngành văn sang thơ; thấy bạn mình được dư luận khen biên khảo, lại bỏ sang biên khảo. Thái độ trông núi này cao hơn núi nọ, chẳng bao giờ thấy chân núi, làm sao tới ngọn cho được ! Hư Chu kêu gào ai đến sau, đừng nên sa vào hố :
'... -Ông bảo rằng ông tài mà chẳng có, tham lam nhiều thứ. Thấy người ta viết tiểu thuyết [thì viết tiểu thuyết], thấy người ta viết kịch cũng viết kịch. Rồi thấy người ta viết đủ các lối cũng học đòi theo. Thành thử ba mươi lăm năm mài ngòi mà bút vẫn cùn. Vì không chuyên, ngón nào cũng vụng. Mà nay về già bị loại bỏ thì mới thật rõ ràng cái lòng tự đắc ở thiếu thời rất là đáng mai mỉa ...'
Đoạn, như quên hẳn cháu mình mới mười mấy tuổi, chưa phải là một kẻ đã có thiên tính để bước vào làng văn tự, lão khuyên có thái độ là điều cần thiết để ứng phó, sử dụng. Rồi đến :
'... Con ạ' Dũ học dũ ngu' ông khuyên con chớ nên vội khoe mình. Bao giờ con thôi nghề cầm bút , lúc ấy xem thiên hạ còn nhớ đến con chăng, con hãy nên mừng. nếu con có thực tài, thì dầu có kiêu một chút, đời vẫn cười xòa mà tha thứ. Nhưng nếu con ngông ngáo mà lại tài hèn thì thật là một điều sỉ nhục. Hừm... Vậy hãy đợi khi về già có đáng kiêu thì hãy nên kiêu. Cái kiêu ấy dẫu cũng không khả ái song cũng khả kham. Hừm.. hừ .. hừ ...'
Nói đến đây, lão mệt, ho sù sụ. Tuy nhiên, dường như say nói, vẫn tiếp :
'...- Mà muốn cho thành tài, con cũng nhớ đừng theo vết xe đổ của ông. Con thích lối văn nào thì chuyên một lối ấy. Đừng có ôm đồm tham lam để cốt to ra mình là một tay lỗi lạc ...'
Kết thúc, Hư Chu phơi bày ấp ủ nghề văn lần nữa. Kinh nghiệm văn chương, triết lý nhân sinh trong đoạn văn chương dưới đây rất đặc sắc, Hư Chu, tuy là nhà văn không có lồi văn biền ngẫu, chau chuốt diễn đạt truyện cổ, song, độc đáo ở nội dung, văn phong giản dị :
'... Ấy con ạ, vốn ông thích giàu có, chứ không phải là thích cái sự nghèo. Chỉ vì day tay mắm miệng mãi vẫn không giấu được, đành mới chịu nghèo túng mà thôi. Nhưng khi đã biết mình tất phải túng thiếu cả đời thì an phận lắm. Mà cũng đến lúc ấy ông mới thấy cái tiếng than khổ cũng có chỗ nên mong. Còn như trước, còn như lúc đang háo hức đồng tiền, ông tuy có viết mấy bài khoe khoang cái nghèo của ông cùng thiên hạ, ấy chỉ là ông đã ghen tức với những ai giàu. Hừ, cái bụng ông hồi đó nghĩ thật tầm thường, nghĩ thật đáng bỉ ..'
Thái độ 'chọn nghiệp đã nhận' , dù nghể viết chẳng phải là nghề đủ nuôi thân, nhưng nghề này không phải ai muốn cũng được. Nói như Ngu Thuấn :' Thơ chỉ là nói chí mình', ấu cũng đúng
vậy.
Trong' Thơ, nghiên, hoa, mộng' , Hư Chu gửi gấm tâm tư, nho phong sĩ khí, đó là nếp sống của ông. Hư Chu đã chọn triết Đông cho đời ông, giải thích nghĩa đời qua hướng đó. Nói như Buffon' Le style c'est l'homme' [văn là người] cũng không sai. Có tác phẩm, tác giả chỉ gửi vào phần nhỏ, có khi, tác giả dồn trút không hạn định, yêu chuộng đứa con tinh thần, dồn hết năng lực, ẩn ức. Thi ở đây, trong 4 truyện của Hư Chu, mộng của mộng trung tùy bút là thực lòng của nho sĩ Hư Chu vậy.
Lão Mỗ kết thúc câu chuyện vài phút cuối, bỏ dở, khi nghe tiếng máy bay, 2 con đã về đến nhà ... Gã Nguyễn, Nàng Thơ, Hư Chu dùng thể phiếm luận về văn học, phê phán Truyện Kiều, nhấn mạnh có một điều cần là kỹ thuật :
'.... Cô nói, vậy thì cô quan niệm rằng nếu không là thi sĩ, nếu chưa từng khổ công đẽo gọt thì không thể nào mà người ta nhận rõ được cái chân giá trị của một câu thơ ?
Thiếu nữa liền đứng dậy, cặp mắt đong đưa và miệng cười chúm chím:
- Cũng chưa chắc gì đâu. Nhưng mà... có lẽ ...'
Quan niệm về nội dung, kỹ thuật được bàn cãi sôi nổi, đâu là phần quan yếu ? Qua bao nhiêu biến chuyển, kỹ thuật chỉ là điểm cần thiết diễn tả; tâm hồn mới là chính yếu. Ngôi nhà sơn son thếp vàng thì chưa chắc ngôi nhà ấy vững chãi, sơn son thếp vàng kia là tô điểm bề ngoài , không che khuất được mối mọt đục ruỗng bên trong . Nói như vậy, chúng tôi không hề đả phá kỹ thuật tài hoa của Vũ hoàng Chương. Bởi, kỹ thuật thơ Vũ hoàng Chương , hẳn ít ai bì kịp; nhưng, nội dung tầm thường, sáo rỗng, thiếu rung cảm .
Và, thơ Vũ hoàng Chương, kể từ:' Em ơi lửa tắt bình khô rượu / Đời vắng em rồi say với ai '- hoặc' Yệu một phút để mang sầu trọn kiếp / Tình mười năm còn lại chút này thôi ' - lời sơn son thếp vàng, đọc hết chẳng một may rung cảm.
Hoặc ' Nhài đầu, rót nguyệt, vú đôi thơm ', thơ Nguyễn xuân Sanh tiền chiến , lời bay bổng, nhưng, chẳng rung cảm được ai ! Lời thơ hay, âm điệu có, lời chau chuốt, đúng là có kỹ thuật, đọc lên chẳng lĩnh hội nổi - như Lỗ Tấn quan niệm thơ hay phải cảm được rời mới hiểu, còn, thơ hiểu trước cảm được sau đích thị là văn xuôi - thì Nguyễn xuân Sanh cũng chưa vượt nổi , để vẩn chỉ là một thợ thơ không mấy xuất sắc [ versificateur].
Trở lại với Hư Chu : Cái nghiên mực, Phong lan- Hư Chu làm người đọc nhớ lối viết Vang bóng một thời / Nguyễn Tuân. Song, ông chưa dủ kỹ thuật viết lối văn biền ngẫu, toát ra cái giọng văn khinh bạc chẳng cần gì đời của Nguyễn Tuân. Điều thiếu thôn kia mà Hư Chu đã háo hức, thèm khát đã diễn đạt rất tồi , trong Gã Nguyễn, Nàng Thơ. Nói như thế, đem so sánh truyện Cái nghiên mực, Phong Lan của Hư Chu , tì có lùi lại mươi mười lăm năm Vang bóng một thời đến nay, ông vẫn chưa đạt được.
Kết luận.
Trong vườn hoa văn chương nghệ thuật hôm nay, đa số tác giả chịu ảnh hưởng Tây phương : hiện thực, hiện thực mới, tả chân, siêu tả chân, nội tâm, tả chân tâm lý, lãng mạn cách mạng ..., thì giọng văn Hư Chu diễn tả theo lối văn hoài vọng dĩ vãng . Thú chơi hoa, chơi nghiên mực cùng thú trà dư tửu hậu tao nhã xưa của Nguyễn Tuân, Ngô tất Tố, Chu Thiên... mà chúng ta được thưởng thức - nay, quả chỉ mới có một Hư Chu ở thời hậu chiến.
Nếu quan niệm, rằng: một xã hội xây dựng tiến bộ là tổng hợp của nhiều khuynh hướng, xu hướng triết lý nhân sinh- thì, tôi nói rằng , Hư Chu là một nhà văn tư tưởng, có lối đi độc đáo, tự chọn cho mình có một bông hoa có từ lâu đời rất đẹp trong xã hội mới bây giờ.
Tiết 9
KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÀ VĂN ĐIỂN HÌNH
Bảy nhà văn độc lập điển hình, mỗi nhà văn một phong cách khác nhau: Phạm Thái- Nguyễn ngọc Tân, Linh Bảo, 2 nhà văn viếtt tiểu thuyết luận đề rất xuất sắc.
Tiểu thuyết luận đề rất dễ nổi tiếng, khi đạt được độ cao tới đỉnh, song, không phải nhà văn bình thường nào muốn mà được. Phải nói cách chính xác : viết truyện luận đề hay, ngoài tài năng, sơ thích ra, thì họ phải từng tham gia cách mệnh, hoặc, đứng trong hàng ngũ ấy, mới có thể dựng truyện . Thế chiến thứ 1 viết về chiến tranh thật linh động, có Romain Rolland, dầu ông chỉ đứng ngoài nhìn vào, hoặc, sau này ở Pháp, André Malraux nổi tiếng về lọai truyện này. Bởi, năm 24 tuổi, ông đã tham gia cách mạng chính trị, đã là cố vấn cho Tưởng giới Thạch, do đó mới có thể viết La condition humaine [Thân phận con người] , Les Conquérants [ Những kẻ chinh phục] .
Một văn sĩ khác, Céline không tham gia kháng chiến, thì chỉ viết về những mẩu đời nhầy nhụa, đã sống trải , như Mort à crédit [ Chết chịu] . Còn Paul Éluard, Louis Aragon tham gia kháng chiến mới có thơ đầy hình ảnh xã hội, hoặc, chiến đấu, chúng ta mới được đọc bài thơ bất hủ Liberté
[ Tự do], hoặc, V.C Gheorgiu, nhà văn viết truyện luận đề chính trị rất giỏi, ngoài tài năng, còn giàu chất liệu trải nghiệm chính trị, cách mệnh, ông hiểu từ ngôn ngữ, cử chỉ của chủ nghĩa Phát xít, tử bản phi nhân, và nỗi lòng oán hận kiếp nhân sinh Do thái trong thế chiến thứ 2, hoặc chế độ độc tài Péron, vì, ông là bạn thân vị tổng thống kia - thì VC Gheorgiu mới viết hay được.
Vũ khắc Khoan, Mai Thảo, sở dĩ chưa thành công như Phạm Thái -Nguyễn ngọc Tân, vì, mới chỉ là nhà văn có tư tưởng chính trị, cách mệnh[ đôi lần, từ sự hiểu biết này để nhận đạt hàng viết' tác phẩm văn hóa' chống Mác xít- Mai Thảo với 'Ánh sáng miền Nam ', tiểu thuyết viết phỏng theo phim Ánh sáng miền Nam, Mỹ tải trợ ]- thì không thể có tác phẩm luận đề chính trị như Gheorghiu , Éluard, Aragon được, mà chỉ là nhà văn nhìn từ phía tư tưởng thúc đẩy gián tiếp [ pensée réactionnaire épileptique] mà thôi.
Nguyễn thị Vinh, nhà văn nữ tâm tình thời đại có giá trị ở diện phân tích, mổ xẻ hình tương mới .
Chấn Phong đưa ra ' Rừng địa ngục' phơi bày cặn bã xã hội ở đồn điền cao sư.
Hư Chu đem lại bông hoa suy tưởng cổ kính, luận cổ suy kim.
Doãn quốc Sỹ với truyện dự tưởng độc đáo chịu ảnh hưởng lối viết cũa lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên Nhưng, Doãn Quốc Sỹ chưa đạt được như Nguyễn đức Quỳnh với Thằng Cu So, Thằng Phương & Thằng Kình.
Riêng Nguyễn đức Quỳnh nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, với kết luận trong Thằng Kình thì sao ? Giải quyết bằng sức mạnh là thắng tuốt- nhưng, nếu đem sức mạnh so sánh tình yêu, sức mạnh tất tiêu tán, Cái kết trong tập chót Thằng Kình theo thuyết tả đối lập, bắt đầu tin vào chí khí, nhân vật chính bắt buộc phải luyện để có chí khí, biết tôn trọng kỷ luật, thời gian, không thể đốt giai đoạn. Cái kết luận này thật ra chẳng có gì sáng tạo của Nguyễn đức Quỳnh, vì mượn lối kết luận [ tả đới lập]này từ A. Ciliga trong Au pays du grand mensonge [ Xứ đại xạo ngôn từ] [ Gallimard, Paris 1936], ở đoạn ' le propos d'un oppositionnaire sur la question du grand jeu de Trostky ' [ tr. 77+78] , nói về tranh chấp giữa Trotksy và Staline.
Khi tơi viết đến đây, một số nhà văn hậu chiến xuất hiện ồ ạt qua tác phẩm, như triều cường theo gió thủy triều. Nhắc đến các nhà văn hậu chiến, mà tôi chưa đề cập: Lưu Nghi, Võ Phiến
[ Chữ tình], truyện ngắn của Võ Phiến, ồ ạt đăng trên tạp chí Bách khoa. Truyện ngắn Võ Phiến hứa hẹn có một tương lai chắc chắn. [ nhà văn này có mặt khá lâu trên văn đàn, nay mới xuất đầu lộ diện qua một số truyện ngắn được in ra, trong lúc tôi đang viết đến cuối tập 3*.]
Thêm một ý kiến, có thề là ngoài đề, sự thành công của Võ Phiến ở thời hậu chiến, nhơ ở con mắt thấu thị của học giả Đào duy Anh tìm ra ban đầu, và đã nhận Đoàn thế Nhơn [ 1925- ] làm con nuôi từ thời tiền chiến. Thật là một người đánh giá tốt, có tròng ngươi thấu thị, câu này tôi nói về Đào duy Anh .
----
* Lược sử văn nghệ Việt nam 19800- 1956, gồm 4 tập:
1) nhà văn tiền chiến 1930- 1945
2) nhà văn kháng chiến chủ lực 1945- 1950 :
a) nhà văn kháng chiến chủ luj75c [ miền bắc] 1945-1950
b) nhà văn miền nam : 1945- 50.
3) nhà văn hậu chiến : 1950- 1956
4) tổng luận 60 năm văn nghệ Việt nam !900-1956.
[]
[ kỳ sau tiếp]
thế phong
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ