Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

chuyện tình / love story / erich segal - bản việt văn: phan lệ thanh - 4

chuyện tình / love story
erich segal -  phan lệ thanh dịch 

                                                          chuyện tình / love story
                                                            erich segal  /  bản việt văn: phan lệ thanh
         4

         - Jenny  đang nói chuyện điện thoại dưới nhà.
       Cô điện thoại viên báo cho tôi biết, mặc dù tôi không hề cho cô ta biết tên, hoặc mục đich của tôi khi đến Briggs Hall tối thứ hai đó.   Lập tức, tôi hiểu họ đã nhận ra tôi.   Rõ ràng là cô sinh viên Radcliffe vừa chào tôi, đã đọc tờ Crimson và biết tôi là ai.  Mà, đã nhiều lần như thế rồi cơ.  Đáng kể hơn nữa là Jenny đã khoe với mọi người là nàng đi chơi với tôi.
     - Cám ơn cô.  Tôi xin cô đợi ở đây.
     - Trận Cornell xui ghê anh nhỉ? Crime nói là anh bị 4 đứa đánh.
     - Ờ, và tôi còn bị phạt 5 phút.
     - Thế à ?
     Điểm khắc biệt giữa bạn và kẻ ái mộ la với kẻ ái mộ, chỉ dăm ba câu là hết chuyện.
    - Jenny nói chuyện xong chưa hả cô?
    Cô ta thử lại đường dây rồi trả lời: chưa.

    Không biết Jenny nòi chuyện với ai,mà nàng để lấn sang cả giờ hẹn với tôi ?   Một tên nhạc sĩ hom hem chăng ?  Tôi thừa biết ten Martin Dadvison, sinh viên năm chót ở Adam House và là nhạc trưởng của ban nhạc Bach, vẫn tự cho mình quyền được săn sóc Jenny.   Không phải thân thề Jenny; tôi chắc tài hắn chỉ đến múa gậy bắt nhịp  là cùng.   Dù sao chăng nữa, tôi phải chấm dứt ngay, không thể để ai xâm phạm vào thời giờ của tôi được.
   - Phòng điện thoại ở chỗ nào  hở cô ?
     Cô ta chỉ đường cho tôi.
    - Rẽ lối  kia, anh ạ.

    Tôi thủng thỉnh đi về phía phòng khách.  Từ xa, tôi trông thấy Jenny đang cầm máy.  Nàng không đóng cửa phòng điện thoại.   Tôi bước chậm chạp, thản nhiên, hy vọng nàng sẽ nhận ra tôi, thấy vết băng cùng vết thương to tướng trên mặt tôi và cảm động quăng máy xuống ,rồi ôm chầm lấy tôi.  Gần tới chỗ nàng đứng, Vài mẩu chuyện đứt đoạn lọt vào tai tôi.
       - Có. Dĩ nhiên là có.  Chắc chắn. Jen cũng vậy, Phil.  Jen cũng yêu Phil lắm.

     Bước chân tôi không còn thủng thỉnh nữa.  Nàng nói với ai vậy ?  Không phải Davidson  - tên hắn đâu có phải là Phil .
     Tôi đã soát lại tên hắn trong sổ ghi danh từ lâu rồi.  Martin Eugene Davidson, 70 Riverside Drive, New York- Trường Âm nhạc & Hội họa.  Trong hình, trông hắn có vẻ đa cảm, thông minh, thua tôi chừng 2 chục kí.  Nhưng nghĩ đến Davidson làm gì ?  Rõ rành rành lúc này đây, cả hắn và tôi đều đang bị Jenny Cavilleri cho de, vì một tên nào nó mà nàng đang ( thô bỉ chưa !) hôn gió tới tấp qua  điện thoại  !
    Tôi vừa đi vắng có 48 tiếng đồng hồ mà đã có thằng Phil chó chết nào dám  bò vào giường Jenny  rồi ( nhất định như  thế rồi, chứ gì  nữa ! ).
    - Ờ Phil yêu nhiều. Thôi nhé !

    Vừa gác máy lên thì Jenny trông thấy tôi và, không hề ngượng nghịu, nàng nhoẻn miệng cưới, hôn gió, về phía tôi.  Tại sao nàng có thể đổi mặt nhanh  vậy được?
    Nàng hôn tôi, mặt đặt nhẹ lên bên ám không bị thương.
    -Ê, trông anh ghê quá .
    - Anh bị thương, Jen .
   - Thằng kia có bị năng hơn không ?
   - Có.  Nặng hơn nhiều.  Bao giờ anh cũng đập địch thủ kỹ hơn.

   Tôi cố tình nói giọng hung dữ, ám chỉ rằng tôi sẵn sàng nện bất cứ địch thủ nào lẻn vào giường Jenny, trong khi tôi xa mặt và hiển nhiên là cách cả lòng nàng nữa.  Nàng túm lấy tay ao tôi kéo ra cửa.  Cô giữ điện thoại gọi theo:
   - Đi chơi cho vui, Jenny.
    Jenny gọi với lại:
    - Ừ, đi nhé, Sara Jane.
    Khi đã ra bên ngoài, lúc sắp sửa bước lên chiếc xe MG, tôi  phồng ngực hít một hơi hương đêm rồi hỏi một cách hết sức tự nhiên.
    - Này, Jen...?
    - Hả?
    -À này, Phil là ai vậy ?
   Nàng bước lên xe vừa thản nhiên trả lời:
   - Bố em.
    Tôi  đâu tin nổi chuyện đó.
   - Em gọi bố em là Phil hả ?
   - Tên của ổng mà , thế anh gọi bố anh bằng gì?

   Jenny đã có lần kể rằng bố nàng la người đã nuôi dưỡng nàng, đâu như ông mở lò làm mì gì đó, ở tỉnh Cranston thuộc đảo Rhode.  Mẹ nàng bị xe hơi đâm chết, khi nàng còn bé xíu.  Nàng kể chuyện này khi chàng hỏi tại sao nàng không chịu học lái xe hơi.  Đại khái, cha nàng là người
 tốt hết sức ( chữ nàng dùng) , nhưng ông tin dị đoan vô cùng và nhất định không chịu để con gái lái xe.  Thật bất tiện cho nàng, nhất là mấy năm cuối cùng ở trường trung học, khi nàng phải sang tận Providence để học thêm dương cầm.  Nhưng cũng nhờ đi xe buýt nên nàng đọc được hầu hết  tác phẩm của Proust.
   -Anh gọi ông bàng gì?
   Tôi đang mơ mộng tận đâu đâu, nên không nghe nàng hòi  lại.
    - Ông nào ?
    - Anh dùng danh từ gì để chỉ người đã sinh ra mình?
    Tôi trả lời bằng danh từ mà tôi vẫn ao ước được dùng.
   - Thằng chả!
   - Ngay cả khi trước mặt ổng?
   - Có bao giờ anh thấy được mặt ông ta đâu ?
   - Ông đeo mặt nạ sao ?
   - Có thể nói như vậy, rất  băng đá.  Mặt nạ bắng đá dày cộm.
    - Thôi đi! - chắc ông phải kiêu hãnh về anh lắm? Vì anh còn là thể -tháo- gia nổi tiếng của Harvard mà !
    Tôi nhìn nàng.  Đúng thế, làm sao nàng biết tất cả mọi chuyện được.
    -Ông cũng thế, Jenny.
   - Nổi tiếng hơn cả vô địch  Trường Xuân sao ?
    Tôi khoái thấy nàng khâm phục sự nghiệp thể thao của tôi.  Đáng tiếc là tôi phải kể về cha tôi và vì thế tự hạ thấp tôi xuống.  
     -Ông chèo thuyền độc mã tại Thế vận hội năm 1928.
   - Trời, thật ư?  Ông có thắng không ?
   - Không.
    Tôi đoán nàng thấy rõ ,  thực tình tôi lấy làm bằng lòng việc,  ông chỉ về thứ 6 trong cuộc đua chung kết.
    Một phút yên lặng.  Bây giờ may ra Jenny hiểu rằng làm Olivier Barrett IV không chỉ có nghĩa là bị ám ảnh hoài hoài ,bởi tòa nhà đá xám trong khu đại học Harvard. Còn thêm một sự so tài về sức mạnh nữa.  Nghĩa là một đòi hỏi phải thành công trong lãnh vực thể thao luôn đè nặng trên vai.  Trên vai tôi, Jenny hỏi:
   - Nhưng ông làm gì mà anh gọi ồngthằng chả?
   -Ông ấy hay ép buộc anh.
   -Anh nói gì cơ?
   -Ép buộc anh?
   Tôi lặp lại. Mắt nàng mở to.
  - Anh  định nói là ông loạn luân ?
   - Đừng kể chuyện bậy bạ trong gia đình em ra nữa, Jen. Gia đình anh có đủ rồi.
   Thí dụ như... Olivier!  thí dụ, ông ép buộc anh làm gì?
   -Những điều phải làm.
   - Làm những điều phải làm thì có gì là xấu?
   Nàng lấy làm thú vị đã tìm ra một câu nói có vẻ mâu thuẫn.

   Tôi cho nàng biết tôi bị ghét, bị đúc khuôn theo truyền thống nhà họ Barrett như thế nào? - điều này, chắc chắn nàng phải biết rõ rồi, vì bao giờ tôi cũng nhăn mặt khi phải nói đến con số theo sau tên họ.  Tôi ghét ngay cà việc phải tường trình kết quả mỗi tam cá nguyệt.
   Jenny nói với giọng mỉa mai:
   - Vâng, phải, em để ý anh đâu thích được 10 / 10 hoài hay gọi là nhà vô địch .
   - Anh chi ghét, vì ông cứ nhất định bắt anh phải được hạng nhất.  ( nói ra những điều mình luôn cảm thấy , nhưng chưa bao bao giờ nói ra làm tôi khó chịu muốn chết, nhưng tôi cần cắt nghĩa cho Jenny hiểu).  Và khi mình làm được hết mọi chuyện rồi, ông vẫn chẳng coi mình ra gì.  Nghĩa là ông chẳng thèm để ý gì đến mình cả.
    - Nhưng ông ấy bận quá .  Hình như ông phải coi mấy  ngân hàng và bao nhiêu cơ sở khác nữa, phải không ?
    -Trời đất ơi, Jenny, em về phe với ai đây ?
    - Bộ anh tuyên chiến với ổng  thật sao?
    - Hẳn đi rồi.
    - Anh khùng quá, Olivier ạ.

    Nàng có vẻ thành thật, nhưng không tin.  Đó là lần đầu tiên, tôi khám phá ra điểm xa cách tình thân giữ chúng tôi.  Tôi nghĩ, 3 năm  rưỡi ở Harvard và Radcliffe, đủ để biến chúng tôi thành 2 trí thức vênh vang, lý tưởng thì giống nhau, nhưng, khi phải chấp nhận sự thật về cha tôi, rằng ông là thuộc loại người ba vạ  - thì, nàng bướng bỉnh bám vào quan niệm di truyền dòng máu Ý - Địa trung hải- rằng :  đã là bố thì bao giờ cũng yêu con, và điều  này thì tôi không thể bàn cãi gì thêm với nàng được .
    Tôi  cố ý đem môt trường hợp trái ngược lại ra kể : ấy là lần chúng tôi ngồi đối diện nhau mà không nói một câu, ấy là sau trận đấu với Cornell .
   Nàng có vẻ ngạc nhiên thật sự.  Nhưng ngạc nhiên  sai mới bỏ mẹ chứ !
   -Ông chịu khó lên tận Ithaca để xem trận côn cầu khỉ gió ấy ư?
    Tôi giải thích cho nàng hiểu:  bố tôi là một cái thùng rỗng.  Nhưng nàng  không sao quên được việc ông đã đi mấy hục dặm đường để tới dự một buổi thể thao ( có thể gọi là ) tầm thường như thế .
   - Thôi, Jenny, đừng nói chuyện đó nữa.
   - Cũng may anh có mặc cảm về bố anh như vậy,  mà đúng ra, chính bản thân  anh cũng  đâu co hoàn tòan .
    - Ồ - thế ra em hoàn toàn lắm sao ?
    - Đâu có, cậu bé ơi  !  Nếu em hoàn toàn thì đời nào em thèm đi chơi với anh.
    Thế là chúng tôi lại trở vể công việc thường lệ.  []
   
                                                                              ( kỳ sau tiếp)

        erich segal 


         ( Sđd : tr. 44- 53 )


   

                     
                     


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ