Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

nhớ nơi kỳ ngộ : phan huy quát / lãng nhân - 11

                     nhớ nơi kỳ ngộ  : phan huy quát 
                                                                  hồi ức : lãng nhân


                                                             
       Quen nhau  từ thuở đầu xanh ( 1939)  khi anh học y khoa, [ còn] tôi làm báo.

      Dòng Phan huy Quát ở Nghệ [  An ] nổi danh từ   thời Lê Trịnh ( Phan huy Ích, Phan huy Chú) , ít khi nghe anh  nói tới.   Vốn là người điềm đạm, khiêm cung - từ ăn mặc đến ăn nói  thường giữ đúng mực- không bao giờ to tiếng hay cáu kỉnh, lúc nào quần áo cũng chỉnh tề, bấy nhiêu đó tạo thành một phong thái nghiêm trang.

    Một câu nói của anh làm cho nhiều bạn trong lứa tuổi cảm phục.  Số là, hồi 1848- 50, Albert Sarraut sang thăm lại nước ta , để dò dẫm tình hình chiến sự.   Trong giai đoạn thế chiến thứ nhất ( 1914- 18 ) , lão này giữ chức toàn quyền Đông dương, muốn cổ võ dân ta giúp Pháp kháng chiến , nên đã hứa :
    - Rồi đây, Pháp sẽ giúp Việtnam đi đến độc lập, tự do.
    Lần này trở lại nước ta, Sarraut đến thăm trường Đại học Hànội. Cầm đầu ủy ban đón tiếp, anh Quát nói :
    - Điều ngài mong ước cho nước tôi 30 năm trước, cũng chính là giấc mộng của chúng tôi trong tuổi thiếu niên.  Thì hôm nay, chúng tôi mừng rằng giấc mơ ấy, chúng tôi đã thực hiện được trong tuổi trưởng thành
. ( ce rêve de notre jeunesse, nous l' avons réalisé dans l' âge mu^r ) ...
         Sarraut, nhà hùng biện nổi tiếng trong chính trường Pháp gật gù cái đầu hói, ú ớ vài lời, gần như tắc kỳ ngôn lệ.

    Sau khi đậu thủ khoa  trường Thuốc, anh mở phòng mạch tại Hànội, khách hàng hay đến quấy là tôi,
 thư sinh mặt tái, phong lưu túi nguyệt ít tiền tài! Còn nhớ khi anh có dàn máy đi tim tối tân, tôi là người đầu tiên được làm cobaye miễn phí.
    Bởi được đào luyện theo quy luật khoa học, anh trung thành với những điều đã trắc nghiệm là đúng, trong lãnh vực khoa học, cũng như trong cuộc sống nhân sinh.
    Bấy giờ, sự đàn áp Việtnam quốc dân đảng mở mắt cho thanh niên tỉnh ý nghĩa quốc gia, nên anh gia nhập đảng Đại  Việt ngay lúc sơ khai và nhanh chóng đứng vào hàng ngũ lãnh đạo.  Rồi anh tham gia chính quyền, giữ bộ Giáo dục, sau đến bộ Quốc phòng.

    Một trong đức tính của anh  khi cấm quyền  là cương quyết không cho vợ con hay thân thuộc dính líu tới phạm vi hoạt động cai  trị và chính trị của anh.

   Thế rồi đến lúc những dàn xếp quốc tế cắt đôi đất nước,.
     ( ...).
    Nên khi di cư vào Nam, ý chí [ chống đối ] càng sắt đá thêm và được  sự ủng hộ của mất nước bạn đưa anh lên địa vị chủ tich Ủy ban chống CS ở Đông nam á.
     (...)
    Sau khi đệ nhất Cộng hòa sụp đổ, và sau cuộc chỉnh lý phường tuồng của [ tướng]  Nguyễn Khánh, năm 1965, thời thế đưa ông Phan khắc Sửu lên làm quốc trưởng, anh được cử làm thủ tướng.,   Nhân nội các có 2 ông Nguyễn hòa HiệpNguyễn trung Trinh, anh không mấy tin tưởng, nên đề cử 2 người khác thay thế. Ông Sửu không chấp thuận , do đó sinh bất hòa.

    Rồi một linh mục thả câu nước đục đả kích anh vì anh theo Phật giáo.   Thế là bất hòa thành hiềm khích đến độ không dàn xếp được, phải trao chính quyền cho quân đội.
    Trong 1 chuyến công du ở Côn sơn ( Côn đảo] , ý chừng nghĩ mình phương diện quốc gia, nay gặp lại những người chung sống với mình trong thời gian tủi hận, ông Sửu sinh lòng trắc ẩn, tặng nhà lao 3 triệu đồng.   Cũng chỉ là 1 thứ chỉ úy lạo thôi, có điều không  trù tính với thủ tướng để giới hạn số tiền theo khả năng công quỹ còn eo hẹp.   Thủ tướng bị đặt trước sự đã rồi đã lấy làm bất bình, huống chi anh, vốn là người có mực thước, nên tỏ thái  độ không vui - thành ra va chạm vào sự tự ái của ông  Sửu, 2 bên không ngờ lại dọn chỗ cho  [chế độ  ]  Thiệu Kỳ  nhảy vào...
      Sau đó, những bạn chân tay của anh lần lượt bỏ đi theo mới, giữ địa vị cao sang trong và ngoài nước,
     (....)

     Cuối tháng 8 năm 1975 được tin anh bị bắt ở Biên hòa, tôi vô cùng sửng sốt và lo ngại...  bởi anh không những là một lãnh tụ của một phái quốc gia, từng  [giữ chức vụ]  cao cấp  trong chính quyền [ quốc gia] .... và nhất là chủ tịch một phân hội Việtnam trong  Liên minh chống  cộng  ... nay bị bắt  [ giam tại khám] Chí hòa.
     (...)
                                                                          ***

      Anh  [ Phan huy Quát]  nằm hai chân duỗi thẳng, 2 tay gập lại trên bụng, da mặt tai tái giữa đám tóc râu bạc trắng.  Tôi [ Nguyễn Tú,  báo Chính luận - BT   ]  bước tới bên chiếu anh nằm.  Mắt anh nhắm, hơi
thở yếu, nhưng quần áo không xô lệch, toàn thân vẫn một vẻ chững chạc như thường ngày.   Tôi khẽ lên tiếng; " Anh Quát!".  Đôi mi anh hơi động đậy rồi giương lên hé  mở.  Tôi thấy  lòng trắng mắt vàng khè.  Anh thều thào: " Anh Tú!".  Tôi cố rót vào tai :" Anh có nhắn gì về gia đình không ?".  Anh lắc đầu, mắt vẫn nhắm.  Tôi hỏi dồn dập:" Ai đặt bẫy lừa anh?" Ai? Ai phản anh? Nói đi...!"

   Đôi môi anh như mấp máy, tôi ghé sát tai vào miệng anh.  Một hơi thở khò khè, rồi vài tiếng khô khan như trút ra từ  chiếc bong bóng xì hơi: " Thôi anh Tú ạ!" Tôi tiếp:"  Nói đi!".Một hơi thở như hắt ra:" Thôi, thôi bỏ đi !".   Tôi đứng lên, bước về chiếu mình , nắm vắt tay lên trán.  Rồi tôi lại ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường:
    - Anh Châm, anh coi lại xem anh Quát bệnh tình ra sao ?
    Bác sĩ Hồ văn Châm, cựu tổng trưởng Thông tin chiêu hồi, hướng về tôi lắc đầu.  Tôi lên tiếng với buồng trưởng: " Anh Phương báo cáo xin cán bộ đưa bác sĩ Quát đi bệnh xá chứ !"
    Phương là [ cựu ]  hạ sĩ quan  binh chủng Nhẩy dù, , coi bộ ngấn ngại, vì đã báo cáo mấy lần rồi đều bị từ chối.   Trong phòng nhao nhao "- Báo cáo đi, chờ gì nữa! Chờ người ta chết à? Phương đứng lên ra khỏi phòng.  Một lúc sau, cán bộ tới, mặt khinh khỉnh, hỏi vọng từ ngoài song sắt:
     "... đâu ?"
     bác sĩ Châm chỉ [ tay ] : ." - đây". ... chừng 30 phút sau, hai bạn tù đem một băng-ca tới.  Mọi người trong phòng đều ngồi dậy, hoặc đứng lên trên phần chiếu của mình.  Phương [ cùng đi theo] băng ca tới chỗ bác sĩ Quát.  Anh năm mê man, không [ còn] ngồi dậy được.  Bốn bạn trong phòng xúm nhau nâng đặt anh lên trên băng-ca.   Bác sĩ Châm vội nhét vào 1 túi nhỏ những thứ cần thiết cho bệnh nhân: kem, bàn chải răng, đồ lót, đồ ngủ ... Anh Quát không một phản ứng ...

     Trưa hôm sau, khi lấy côm về, anh em tỉ tai:" Bác sĩ Quát chết rồi !".  Cả phòng nhao nhao : " Hồi nào?" Một anh đáp: " Nghe nói trưa hôm qua thì phải? ".  Có ai trong phòng thốt một câu :" Bệnh như vậy mà hơn 1 tuần xin đi bệnh xá không cho ! ..."

    Một điếu văn [ miệng]  ngắn, gọn [ dành] cho 1 bạn tù đã nằm xuống !.

                                                                  ***

    Một phòng dành cho lính gác ngoài vòng rào trại Chí hòa đã được quét dọn tươm tất.  Giữa phòng, một tấm ván khô hẹp đặt trên đôi mễ.  Trên tấm ván, một mình một người nằm, chân duỗi thẳng,  hằn rõ tấm mềm mỏng phủ kín từ đầu xuống chân : thi thể bác sĩ Phan huy Quát, cựu thủ tướng VNCH.

     Tang gia được phép  đặt thi hài quàn tại chùa Xá lợi. Phút chót, [ được lệnh ]  chôn cất ngay ngày hôm sau: 28 tháng 4 năm 1979.  Bởi, được biết ngày 28-4-1979,  vị tổng thư ký LHQ tới Saigon  ... []  *

                                                                                                                                                       (  còn tiếp )

           lãng nhân- phùng  tất đắc
         (  Sđd - tr. 95 - 101)

                                                                                                


  
                                                                               




 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ