Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

chuyện tình / love story / erich segal / bản việt văn : phan lệ thanh - 3



                                chuyện tình  /  love story 
                                                eric segal  / phan lệ thanh  chuyển ngữ  

                                                                                   3

     Tôi bị thương nặng trong trận Cornell.
     Thật ra chính là lỗi tại tôi.  Đang lúc sôi nổi, tôi chẳng may lỡ miệng tôi gọi tên trung phong của địch là dân Canuck , Đ.M.  Tôi ngu ở chỗ không nhớ rằng trong đội đó có 4 thằng người Canada, sau này tôi mới khám phá ra là đứa nào cũng vô cùng yêu nước, vóc dáng nở nang và lúc đó đang đứng gần chỗ tôi.   Bị thương chưa đủ, tôi còn bị phạt nữa mới nhục chứ.  Và không phải phạt thường đâu : 5 phút vì tội đánh lộn.  Giá các bạn nghe được những lời tụi ủng hộ Cornell nhạo tôi, khi nghe tên tôi bị phạt !  Dân Harvard chính tông chịu vượt mấy chục dặm trường đường thổ  tả để đến tận Ithaca, New York, thì chẳng có mấy, dù đấy là trận tranh giải Trường Xuân đi nữa.  5 phút !   Tôi liếc thấy  huấn luyện viên vò đấu bứt tai, khi tôi leo qua tường vào chỗ phạt.
    Jackie Felt chạy vội tới.  Lúc đó tôi mới để ý thấy nửa mặt bên phải tôi bê bết máu.   Trời đất quỷ thần ơi , " hắn vừa lăn máy cần máu trên mặt tôi vừa lẩm bẩm : Trời đất ơi , Ollie !"
    Tôi ngồi yên, nhìn trân trân trước mặt.  Tôi xấu hổ không dám nhìn ra mặt băng với niềm sợ hãi to lớn nhất của tôi vừa thành sự thật: Cornell thắng.   Dân hâm mộ áo đỏ  gào rú lên và la ó ầm ĩ.   Sắp kết thúc rồi.  Rất có thể Cornell sẽ thắng trận này -   và thắng luôn giải Trường Xuân - mà tôi còn những hơn 2 phút phạt nữa lận !
     Bên kia sân băng, đám lâu la Harvard ít ỏi ngồi im nom thật thảm hại.   Lúc này khán giả hâm mộ của cả 2 phe đều đã bỏ quên tôi.   Chỉ có  1 người vẫn còn dán mắt vào chỗ buồng phạt.   Đúng, ông ta có đến.
  " Nếu buổi họp xong sớm ba  sẽ cố tới Cornell xem." Giữa  hàng ngũ Harvard chính gốc  -  nhưng dĩ nhiên là chưa mọc gốc ra đâu - người ta trông thấy Olivier Barrett III.
     Từ bên kia sân băng , Mặt -Lạnh-Như-Tiền ngồi lầm lì quan sát; cuối cùng máu ngừng chảy và trên mặt đứa con trai độc nhất của ông chằng chịt toàn băng dính.   Các bạn thử đoán ông ta đang nghĩ gì ? chậc, chậc, chậc, - hay là tương tự như thế ?
    - Olivier, nếu con thích đánh lộn như vậy tại sao con không học đánh ' bốc '. ?

    - Thưa ba, ở Exeter không có đội đánh bốc nào cả.
    - Hừ , đáng lẽ ba không nên đến xem con chơi mới phải.
    - thưa ba, ba tưởng con chỉ chơi cho ba xem thôi sao ?
    - Hừm, con không nện nói " chơi cho ba xem " .
    Nhưng  ai mà đoán được ông ta đang nghĩ gì.  Olivier Barrett III là một núi đá biết đi, đôi khi biết nói  Mặt- Lạnh Như- Tiền
     Có lẽ Mặt-Lạnh-Như-Tiền đang tự khen mình như thường lệ : Thử nhìn xem, chiêu nay chỉ có vài dân Harvard đến dự, vậy ra trong đó có ta.  Ta, Olivier Barrett III, người bận rộn vô chừng, làm chủ mấy nhà băng và v.v. ... vậy mà ta đã chịu bỏ thời gian lên Cornell xem trận côn  cầu dở ẹc . Hay không !' ( ' hay' cho ai mới được chứ !?)
    Đám đông lại gầm lên, nhưng lầnnày còn dữ dội hơn.   Cornell thắng lần nữa.  Chúng nó hơn mình rồi.   vậy mà tôi còn phải ngồi đây 2 phút nữa cơ.  Davey Johnston trượt trở lại mặt đỏ bừng vì giận.   Nó trượt ngang  chỗ tôi ngồi, nhưng không thèm ngó vào.  Và hình như mắt nó rơm rớm nước ? Ừ, thì nó  vẫn biết mình mất giải đến nơi rồi - nhưng, trời đất ơi - ai mà khóc ! Tuy nhiên Davey là  đội trưởng Harvard và có thành tích đáng kính phục từ xưa :  7 năm liền chưa bao giờ thua, từ trung học đến đại học.  Một thứ thần thoại hạng thấp.   Nhưng y đã lên lớp cao từ lâu rồi.  Còn 1 ván gay  go cuối cùng.
    Bên ta thua 6-3.

                                                                    ***

    Sau trận cầu, bác sĩ Richard Selzer  chụp hình cho biết xương mặt tôi vẫn còn nguyên  vẹn, chỉ phải khấu tất cả 12 mũi trên má.  Jackie Felt nán lại trong phòng thuốc . lải nhải kể với viên bác sĩ việc tôi ăn uống không đầy đủ và kêu, giá mà tôi chịu khó uống thuốc muối thì đã không có chuyện  gì xảy ra.   Selzer lờ Jack đi, và với vẻ mặt nghiêm khắc bảo tôi rằng : thiếu chút nữa tôi gãy luôn xương lòng con mắt ( dùng đúng  danh từ y khoa) và nếu khôn ra, tôi phải nghỉ chơi 1 tuần.
    Ông ta rời  phòng thuốc và Felt lẽo đẽo theo sau để nói chuyện cách ăn uống   Tôi thấy nhẹ nhõm được ngồi một mình.
    Tôi tắm rửa chậm chạp, cẩn thận tránh làm ướt mặt.   Ảnh hưởng thuốc Novocain nhạt dần nhưng hình như tôi thích  được cảm thấy đau.   Tôi nghĩ, đằng nào mình cũng thua cha nó rồi còn gì!   Tụi tôi đã bôi nhọ tiếng tăm, xóa mờ thành tích Davey Johnston nữa.   Chính ra, không phải hoàn toàn lỗi tại tôi ,, nhưng lúc này tôi cảm thấy như chính tôi là kẻ phạm tội.
    Phòng thay đồ trống trơn.  Chắc ai nấy về khách sạn cả rồi.   Chắc không ai muốn trông thấy tôi hay nói chuyện với tôi nữa.   Mồm miệng đắng vì buồn  - tôi nếm được cái buồn lúc đó - tôi gói ghém đồ đạc rồi bước ra ngoài.   Lưa thưa vài dân ái mộ Harvard đứng tản mát trên bãi lộng gió.
    - Mặt có sao không , Barrett?
    - Cám ơn ông , không sao, ông  Jencks ạ.
    - Làm miếng bíp -tếch là khỏi hết.
    Một giọng nói quen thuộc vọng tới tai tôi.   Olivier Barrett III vừa lên tiếng.  Thật đúng kiểu ông già, nghĩ cách chữa bệnh bình dân đối với người bị đánh sưng mặt.
    - Cám ơn ba, bác sĩ đã lo cho con rồi.
   Tôi đưa tay chạm mảnh băng mà Selzer dán trên má, che lấp vết khâu.
    -Ăn cho no bụng cơ mà !

                                                                         ***

    Trong bữa ăn , chúng tôi lại tiếp tục một màn không-nói-chuyện, bao giờ bao giờ cũng bắt đầu bằng:
" Hồi này con ra sao ?" - và kết thúc bằng: " Muốn ba giúp gì không ?".
    - Hồi này con ra sao ?
    - Thưa ba, con vẫn thường.
    - Mặt đau không ?
     -Thưa ba, không.
        ( mặt tôi bắt đầu nhức  thấy nội !)
     - Thứ 2 tới, con nên đến Jack Wells cho ông ta xem lại vết thương .
    - Thưa ba, không cần đâu ạ.
    - Ông ta chuyên môn  về ...
    - Bộ ba tưởng ông bác sĩ Cornell này là bác sĩ thú y sao ?  -  tôi nói, hỵ vọng sẽ  làm xịt ngòi cái lối nghĩ  theo kiểu trưởng giả của bố tôi, lúc nào cũng nhắc đến chuyên viên, chuyên môn, hoặc
' hạng nhất'.
   Olivier Barrett III tuyên bố bằng một giọng mới, lúc đầu tôi tưởng  bông đùa:
    - Chẳng sao, nhưng vết thương khá độc đấy.
    - Thưa ba, vâng ( chẳng lẽ tôi lại chặc lưỡi ).
    Bỗng nhiên tôi tự hỏi không biết giọng nói hơi bông đùa của ba tôi có ẩn ý trách mắng hành động hung hãn của tôi không ?
    - Có phải ba muốn ám chỉ rằng lúc chiều con cư xử hạ cấp giống thú vật không ?
    Ông hơi lộ vẻ thích thú, vì tôi đã hỏi câu đó.  Nhưng ông chỉ noi: "   chính con đề cập chuyện thú y chứ đâu phải ba ?"  Đến đây, tôi ngoảnh sang  tờ thực đơn:
      Khi ăn tới món chính,  Mặt-Lạnh-Như-Tiền chuyển sang mục thuyết giáo  rất lẩm cẩm, nếu tôi nhớ không lầm - và tôi có thể lầm -  lần này là 1 bài thuyết giáo về vấn đề chiến thắng và chiến bại.   Ông nói ông biết đợi tôi đã mất giải ( thua ba, quả là tinh thật !) . Nhưng, một khi lao vào trò chơi thể tháo, sự thua được thật ra không quan trọng bằng cách chơi.    Những lời ông nói, nghe sao giống phương châm thế vận hội vậy - và tôi linh cảm-  đây chỉ là lời mở đầu cho lời chê bai những giải thể thao lặt vặt như giải Trường Xuân.   Nhưng tôi không hề có ý định dùng ngôn từ  thế vận hội , tôi đáp lại, nen chỉ ừ ào : " Thưa ba, vâng, thưa ba, vâng " -  rồi im bặt...
     - Chúng tôi ca bài ca con cóc như thường lệ,nghĩa là quanh quẩn bên cái đề-tài-không hẳn-là-đề-tài ưa thích  của Mặt-Lạnh-Như-Tiền về những dự tính của tôi.
    -À, Olivier, trường Luật đã trả lời chưa?
    -Thưa ba, con vẫn  chưa nhất định học luật.
          ( bộ ông định đùa nữa hay sao? ông muốn tôi mỉm cười ca ngợi lời lẽ văn vẻ của ông sao ?}
    - Thưa ba, chưa.
    - Để ba gọi  điện thoại nói cho Price Zimmmerman .
         ( bằng một phản ứng tức thì, tôi chặn ông lại)
    - Đừng! Xin ba đừng gọi.
    Olivier Barrett III ngay thẳng, nói :
     - Ba không xin xỏ gì đâu, ba chỉ định hỏi cho biết thôi.
    -Thưa ba, con muốn được trả lời như mọi người khác.  Xin ba đừng nhúng vào chuyện này.
    - Được.  Được. Không sao !
    - Cám ơn ba.
     - Vả lại, chắc chắn thế nào con cũng được nhận
    Tôi không hiểu sao, nhưng ngay khi đang được ông khen, Olivier Barrtett III cũng vẫn làm tôi thấy xấu hổ.
    Tôi đáp:
     - Cũng không dễ ăn lắm đâu. Vả lại trường đó không có đội côn cầu.
     Không biết tại sao tôi có ý định tự hạ giá trị mình đến thế ! Có lẽ chỉ vì ông nghĩ trái ngược lại..
     -Con còn có tài khác nữa chứ - Olivier Barrtett III tự nói - nhưng không chỉ định rõ ràng.
         ( tôi chắc chắn rằng ông chẳng biết phải chỉ định làm sao )
     Thức ăn dở  chẳng kém gì câu chuyện, nhưng, ít nhất tôi biết trước bánh mì sẻ ỉu đến chừng nào, trong khi không bao giờ đoán nổi ba tôi sẽ cho tôi thưởng thức câu chuyện ngọt bùi nào đây .
    - Và  còn đoàn Nghĩa-quân phụng-sự hòa bình nữa ?  ( ông gợi chuyện chẳng đâu vào đâu).
    - Thưa ba gì ạ? (tôi hỏi , không hiểu ông vừa lên tiếng tuyên bố hay để hỏi tôi).
    - Ba thấy đoàn Nghĩa-quân-phụng-sự-hòa-bình hay lắm chứ, con thấy thế không ?
    -Dạ, nhất định là hay hơn đoàn Nghĩa-quân-phụng-sự-chiến-tranh rồi.
    Thế là huề.  Tôi chẳng hiểu ông mà ông cũng chẳng hiểu tôi.   Có phải đấy là một đề tài nói chuyện
 không ?  Tiếp theo sẽ là những vấn đề thời sự hay kế hoạch của chính phủ ? Không.  Tôi quên mất rằng cái đầu đề chính yếu bao giờ cũng là những dự tính của tôi.
    -Nếu con muốn  gia nhập đoàn Nghĩa-quân-phụng-sự-hòa-bình, ba không phản đối đâu , Olivier ?.
     -Thưa ba, con cũng vậy.
    Tôi cố đáp  lại tinh thần hào phóng của ông.  Tôi chắc Mặt-Lạnh-Như-Tiền chẳng bao giờ để ý những điều tôi nói đâu, vì thế, tôi không ngạc nhiên, khi thấy ông không có phản ứng gì trước c âu noi mỉa mai của tôi.
    -Nhưng, trong lớp con họ nghĩ sao?
    - Thưa ba, sao ạ. ?
    - Họ có thấy đoàn Nghĩa-quân-phụng-sự-hòa-bình có y nghĩa gì đối với đời sống không ?
    Tôi đoán, ba tôi sống, vì câu: " Thưa ba, có ạ, cũng như con cá nó sống vì nước ".
    Môn bánh nhồi táo trắng tráng miệng cũng dở ẹc nốt.

                                                                        ***

     Khoảng 11  giờ 30 tôi tiễn ông ra xe.
    -Có cần gì nữa không. con?
    -Thưa ba, không. ba về ạ.
    Và xe ông chuyển bánh.
     Đúng thế , có máy bay đường Boston-Ithaca-New York, nhưng Olivier Barrett III thích đi xe hơi hơn.   Không phải vì lái xe hàng giờ đến đây,  sẽ khiến người ta nghĩ ông thương con.   Ba tôi thích lái xe, giản dị, chỉ vậy thôi.   Thật nhanh ! Và đêm khuya như thế này, Aston Martin DBS có thể chạy nhanh như gió.  Tôi dám chắc Olivier Barrett III  sẽ  đoạt giải quán quân, nếu có cuộc  đua xe Ithaca-Boston   -  trước khi tụi tôi đánh bại được Cornell và chiếm giải côn cầu.   Tôi biết, vì tôi thấy ông canh đồng hồ hoài.
    Tôi trở về khách sạn để gọi Jenny.
    Cả ngày chỉ có lúc này là đáng sống.  Tôi tả lại vụ đánh lộn ( bỏ qua nguyên nhân chính) và tôi biết nàng khoái chí lắm.  Bạn bè nàng toàn làmột lũ nhạc sĩ run lẩy bẩy, đâu có ai dám đấm đá hay bị đấm đá bao giờ.
    -Ít ra, anh cũng phải thanh toán tên đã đánh anh chứ ?
    - Có chứ, thật sự thanh toán, người hắn nát bét.
    -Ước gì em được  xem cảnh đó.  Chắc thế nào anh cũng đánh nát vài tên, khi chơi ở Yale, anh nhỉ?
    - Ừ.
    Tôi mỉm cười.   Trên đời, nàng chỉ ưa cái giản dị.

                                                                                     ( còn tiếp)

      erich segal 

 ( sđd:  tr. 31 -43 )
.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ