Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 / thế phong - 21



                    nhà văn hậu chiến 1950 -1956     21
                                                     thế phong

                            --------------------------------------------------------        
   
                                                  Chương 3 

                                Tiết 1.-  KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NGƯỜI VIỆT
                                Tiết 2.- Tiểu mục  :
                                 1.-        TRẦN THANH HIỆP
                                 2.-        NGUYỄN SỸ TẾ
                                 3.-        DOÃN QUỐC SỸ
                                 4.-        NGUYÊN SA
                                 Tiết 3.- MAI THẢO
                                 Tiết 4.- QUÁCH THOẠI
                                 Tiết  5.-THANH TÂM TUYỀN

                            -------------------------------------------------------

                                                Tiết 1.-
                                    NHÓM NGƯỜI VIỆT- SÁNG TẠO 

      Sau 20- 7- 1954, một số cây bút trong nhóm sinh viên đại học Hànội  di cư vào Nam, như : Trần thanh Hiệp, Nguyễn sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, thêm Quách Thoại từ Huế vào, và Nguyên Sa Paris về nhập nhóm. 

   Mai Thảo, cây bút độc lập gửi bài lai cảo   tới báo Người Việt , Doãn quốc Sỹ  làm chủ nhiệm  Thanh Tâm Tuyền  phụ trách tòa soạn cho  đăng ngay.  Có  thêm nhà văn tiền chiến Trọng Lang ( bút hiệu Ông Tưởng Tốc ) , Trần việt Hoài, Nguyển sỹ Tế , Trần thanh Hiệp  đóng góp bài vở.   Về lý luận chính trị, luật sư tập sự Trần thanh Hiệp đảm nhiệm, văn học giáo khoa  là Nguyễn sỹ Tế,  , văn thơ Thanh tâm Tuyền, Quách Thoại, sau  cùng  Nguyên Sa - ba nhà thơ chủ lực  đồng sáng dị mộng,  chủ trương các lối thơ khác nhau.  

    Chúng tôi sẽ phân tích trong tiết bàn về khuynh hướng mỗi nhà thơ ở phần sau.   Phụ họa vào tờ báo ban đầu có Lữ Hồ, sau thêm Duy Thanh, Thái Tuấn... Về lập trường, nhóm Người Việt dựa vào thế dân tôc tự quyết, phẩn văn nghệ khái thác hình tượng đối kháng  mác- xít, đề cao nếp sống dân nhược tiểu; ngả về môn phái sinh tồn + phi lý không lý do  ( absurde non de cause ) . 

    Mai Thảo chuyện viết tạp văn  diễn đạt lối văn cảm giác ( style d' inspiration) , hình tượng  khai thác xung quanh trục tiểu tư sản trí thức.  Ông thành công trong Đêm giã từ Hànội, Tháng giêng cỏ non, qua lời văn diễn đạt tân kỳ, độc đáo. 

     Doãn quốc Sỹ giải thích  sự kiện lịch sử, tạo thành những truyện cổ tích dã sử trong Sợ lửa.  

     Nguyễn Sỹ Tế  chuyên về  biên khảo văn học giáo khoa, bởi, ông là hiệu trưởng  tư thục chuyên khoa Trường sơn. Bút danh Người sông Thương ký dưới những bài thơ tự do, truyện ngắn,  không mấy đặc sắc và  là soạn giả  sách giáo chuyên khảo về Nguyễn Du, Chu mạnh Trinh, Hồ xuân Hương v.v... với một nét nhìn mới. 

     Thanh tâm Tuyền   muốn  đưa ra  một lối thơ tân kỳ, nên , lùi hẳn hình bóng thi ca cũ  đăng trên tuần báo Nói thật ( Hànội, 1953) -  tung ra một loạt thơ  tự  xưng  thơ tự do  :  không vần điệu, nội dung phi lý,  không chủ đích,  chịu ảnh hưởng non nớt từ các nhóm  Existentialisme, Surréalisme, Dadaisme *, ít truyền  cảm ,  khó lĩnh hội  .   Và, Tôi không còn cô đôc  xuất bản ( 1956)  tuần báo Văn nghệ tiền phong  riễu cợt gọi là  ' thơ tự do hũ nút'.  

    thơ  Quách Thoại có nhạc điệu, tư tưởng hòa nhịp âm vận ( assonnance).
    Khoáng 1955, Nguyên  Sa Paris về, nhập nhóm, làm thơ theo kiểu thơ  tình Jacques Prévert rất được tán thưởng .

    vể họa,  họa sĩ Lữ Hồ, Duy Thanh trình bày, cuối 1956, nhóm Người Việt trở thành 2 phe ( clique ) : Mai Thảo  nhờ có viện trợ Mỷ, xuất bản   tạp chí   Sáng tạo ,  nhà xuất bản Sáng tạo do Doãn quốc Sỹ  trông nom.  
------
* tạm dịch :  Hiện sinh, Siêu hiện thực, Đa-đa (  nhóm canh tân ý tưởng, ngôn từ văn chương , thi ca, có từ đầu thế kỷ XX ở Pháp). 

                                                      Tiết 2.-
                                             1. TRẦN THANH HIỆP 

    Sinh năm 1928 ở Bắc Phần, cây bút lý luận chính trị ,  đặt cơ sở cho nhóm Sáng tạo.  Có 1 bài  được gọi là thơ, chép thơ tây dịch sang ta ( thơ Aragon :  Persienne / Persienne/
 Persienne / Cửa sổ / Cừa sổ / Cửa số  ) +  1, 2  bài văn xuôi, được gọi là truyện ngắn,  ít gía trị văn học .

                                            2.- DOÃN QUỐC SỸ

    Sinh 3- 2- 1923 ở làng Hạ Yên Quyết, làng Cót (  huyện Hoàn Long, ngoại thành Hànội) .

    Tác phẩm : Sợ lửa (  Người Việt xb, Saigon 1956) ,  U hoài ( 1957),   Gánh xiếc ( 1958),
 Gìn vàng giữ ngọc, Dòng sông định mệnh ( 1959 ), Hồ Thùy Dương , Cánh tay nối dài 
( 1960) Trái cây đau khổ ( 1963), Đốt biên giới ( 1966), Sầu mộng ( 1970 ) v.v...

    Viết cho các báo Dân chủ, Người Việt, Sáng tạo, Lửa Việt ...  bút danh  ban đầu ký 
Dương Quan Sơn *  v.v... 
-----
* theo Tô Hoài   ( truyện   Dấu chân trên cát )  -  Doãn Quốc Sỹ viết văn cùng thời  Tô Hoài .  Bút danh khởithủy Dương Quan Sơn ký dưới truyện ngắn đầu tay, viết về  trưởng nữ Tú Mỡ - Hồ trọng  Hiếu - sau  là phu nhân  Doãn quốc Sỹ. 
  ( Chú thích sau ). 

    Ngoài truyện cổ tích viễn tưởng, còn viết truyện ngắn dã sử Sợ lửa.  

    Sợ lửa gồm : Con mèo trèo cây cau, Con thuyền ma, Mộng xà vương, Pho tượng thần, Con tinh đời Trần Phế đế.   Truyện đặc sắc nhất Pho tượng thần, mang hình tượng điền hình thời đại,  cũng như Con thuyền ma + Truyện con tinh đời Trần Phế đế.   

   trong Con thuyền ma phơi bẩy được nhiều hình tượng chuyển biến trong xã hội, đề cao lòng yêu thương, dù ở bất cứ xã hội nào, tình yêu thương ,  định luật bất biến.  

    Mùa xuân đi lấy gươm thần  lập lại  tề gia, trị quốc, bình thiên hạ  , truyện  mang luận đề rõ ràng , có điểm làm cho người đọc, đọc xong,  tự hỏi: khi Thứ Lang đến xin đạo sĩ thanh kiếm, đạo sỉ chỉ hỏi 1 câu' cái gì mỏng nhất ? - căn cứ vào đấy để biết được giá trị kẻ cầm mệnh dân tộc -  e rằng hơi dễ dãi, nông cạn.   Đành rằng  truyện cổ tích, nhưng Doãn quốc Sỹ mượn hình tượng quá khứ , nói chuyện  hiện tại, vẫn cần phải chú trọng đến hình tượng so sánh có ý thức, để đánh giá trị kẻ cầm vận mệnh dân tộc.

    Không thê dùng hình thái trừu tượng mơ hồ để thể hiện gía trị trừu tượng.  

    Nhóm Người Việt- Sáng tạo  có một duy nhất văn sĩ Doãn quốc Sỹ giải thích lịch sử qua truyện cổ tích, lối đi độc đáo.  Mỗi truyện cổ tích đều ngụ ý riêng, đọc xong, liên tưởng đến hình ảnh thời đoạn sống hiện tại.  Thuật ôn có trí tân ,  Doãn quốc Sỹ  thường dùng, như Vũ khắc Khoan viết truyện Nhập thiên thai.    Doãn quốc Sỹ  viết loại truyện dự tưởng rất đạt, Trái tim lửa *  tác giả  tiến xa hơn về bút pháp, hấp dẫn , lôi cuốn người đọc hơn kỹ thuật viết trước: khô khan, thiếu hấp dẫn - khiến nhớ đến nhà văn tiền chiến  Nguyễn đức Quỳnh viết tự truyện Thằng Cu So.

-----
* in trong  Đất đứng ( Nxb Quan điểm loại mới, Saigon 1956)  

                                               3.- NGUYỄN SỸ TẾ 
                                                (1922 - Hoa Kỳ,  2005)

   Sinh năm 1922 ở làng Cựu Hào, tổng Hồ Sơn,  huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.  năm 1954, di cư vào Nam  , kế đó, chủ trương báo Lửa Việt, tờ báo của sinh viên, học sinh miền bắc di cư.    Viết cho các báo :  Hòa bình, Dân chủ, Người Việt, Sáng tạo v.v...

    Tác phẩm :  Hồ xuân Hương ( Nxb Người việt tự do, Saigon 1956), và nhiều luận đề sách giáo khoa do Nxb Thăng Long ấn hành.  Ông còn viết nhiều truyện ngắn đăng trên báo do ông chủ trương.   Thơ + truyện ngắn ký bút danh Người sông Thương không mấy xuất sắc. 

   Dòng sông xanh  ( tuyển tập Đất đứng, Saigon 1956)  tả  tâm trạng dân Hung-gia- lợi 
 ( Hungary) tị nạn chạy sang Áo, truyện  viết khô khan, lý luận nhiều, thiếu hình tượng sống,  không thấy người viết có  phong cách 1 tiểu thuyết gia, người đọc   vượt tới trang cuối là một sự cố gắng phi thường ! 

     Khi Hungary bị Liên Xô lùa quân sang chiến đóng vào 1956 - thí có  ngay  3 cây viết nhóm  Sáng tạo dùng đề tài chống Cộng , viết truyện ngắn , làm thơ. 

    Dòng sông xanh /  Người sông Thương qua truyện ngắn  Dòng sông xanh,   Thanh tâm Tuyền qua bài thơ  Hãy cho anh khóc bằng mắt em - riêng bài này khá cảm động , lại  đáp ứng đúng  tiêu chuẩn vào thời kỳ hô hào toàn dân chống Cộng  .   Và Trần thanh Hiệp  cũng viết  truyện ngắn, lập trường chống Cộng đạt tiêu chuẩn ,còn nghệ thuât viết truyện  thì chưa !!!

    Tác phầm Hồ xuân Hương / Nguyễn sỹ Tế gồm 7 chương, có thể thâu tóm 4 mục tiêu chính:

   - con người của nữ sĩ với hoàn cảnh thời đại
   - cứu xét nguồn gốc + tư tưởng nữ sĩ.
   - nhận đinh về tư tưởng nữ sĩ.
   - khuynh hướng thi ca của nữ sĩ.

   Trước Nguyễn sỹ Tế, nhiều tác giả viết về Hồ xuân Hương- như Hoa Bằng- Hoàng thúc Trâm  viết Hồ xuân Hương, nhà thơ cách mạng -  Nguyễn sỹ Tế  đả phá lập luận Hoa Bằng ( tr. 53) , sau cùng lại thừa nhận Hoa Bằng có nhận xét đúng đắn.

     Người đọc chưa nhìn thấy  Nguyễn sỹ Tế  đứng trên lập trường nào để viết về thân thế, sự nghiệp Hồ xuân Hương.

    từ trước tới nay, có 5 lập luận phân tích về Hồ xuân Hương : 
   -  phái thứ nhất : ông Nguyễn hữu Tiến trong Giai nhân dị mặc cho nữ sĩ Hồ xuân Hương  ở phái tự nhiên .
   -  phái thứ nhì :  ông Dương quảng Hàm cho nữ sĩ ở phái vì thân thế xuất khẩu thành chương
   -phái thứ ba:  Trương Tửu trong Kinh thi Việtnam  cho rằng dân tộc tính tạo thành nữ sĩ.
   - phái thứ tư : Nguyễn văn Hạnh với lối dùng phân tâm học ( pyychanalyse /  Freud )  cho rằng :  vì  tình dục mà nữ sĩ làm thơ
   - phái thứ năm :  Hoa Bằng mổ xẻ Hồ xuân Hương -  kết luận -  nhà thơ cách mạng

    Hồ xuân Hương /  Nguyễn sỹ Tế, ông  viết rất công phu, nhưng, chưa đưa ra lập luận nào mà ông đánh giá, phân tích,  mổ xẻ - vậy thì, ông chỉ  làm công việc tổng hợp lập
 luận ,  đúng hơn. mới chỉ  biết cách khai thác nghệ thuật  chắp vá :  ' lấy cái hay  của người làm của mình'. 
   
    Một nhà viết khảo luận giáo khoa , lại có tâm hồn thơ văn như Nguyễn sỹ Tế / Người sông Thương là một điều đáng xưng tụng, tiếc rằng giá trị chưa  toàn hảo - chẳng  hạn -ở Pháp có Louis Aragon vừa là nhà khảo luận  vừa thi sĩ nổi danh, hoặc một người nữa, Benjamin Goriély , nhà khảo luận số một  phê bình văn học mác xít ,còn  là tác giả bài
thơ Conservation d' amour tuyệt hay ... -   cả 2  hai điều này chưa thấy trong trang viết Người sông Thương/ Nguyễn  sỹ  Tế .

                                            4. NGUYÊN SA 
                                          (1932 - Hoa Kỳ ,1998)

     Tên thật Trấn bích Lan . Sinh năm 1932 ở Hànội.  
     Tác phẩm : Thơ Nguyên Sa ( Saigon, 1959) , Quan điểm văn nghệ & triết học  ( Saigon, 1960), Một bông hồng cho văn nghệ( Saigon, 1967),  Mây bay đi ( 1967), Một mình môt ngựa ( 1970 ) v.v... 

    Chủ trương tạp chí Hiện đại, viết cho các báo Sáng tạo, Thế kỷ XX, Gió mới, Trình bầy, Đất nước v.v. ...

    Nhà thơ ngoài 30 tuổi hoạt động văn nghệ  khoảng 2, 3 năm trở lại đây ( 1954- 56 ) , tuy chưa có một tác phầm nào xuất bản.  Nhưng thơ ông đăng  khá nhiều trên các báo Người Việt, Sáng tạo, Gió mới ... tạo được chỗ đứng nhất định.  Gọi là thơ tự do, nhưng đúng hơn  tự do phá thể ,  thơ có tiết tấu, âm vận mượt mà, hình ảnh đẹp, chịu ảnh hưởng  từ hơi thơ trữ tình nổi tiếng số 1 của Pháp, Jacques Prévert.  

    Thơ Nguyên Sa cũng trữ tình tương tự Prévert, có hình tượng mới thời đại, băn khoăn, ý tưởng thành khẩn, lời chau chuốt , mượt mà.   Là nhà thơ trữ tình như 
Xuân Diệu, chuyên thơ tình, có lối đi riêng.  Nếu thơ Jacques Prévert, ngoài tình yêu ra, còn mang hình ảnh, tâm tưởng, khắc khoải cuộc sống - thì, trong thơ tình thuần nhất  Nguyên Sa chi có một khía cạnh nhỏ '  thơ tình thuần nhất  ' .
   
                                        có phải em về đêm nay 

                                Có phải em về đêm nay 
                                Trên con đường thời gian trắc trở 
                                Để lòng anh đèn khuya cửa ngỏ
                                Ngọn đèn dấu bấc lụi  mắt long lanh 
                                Có phải em về đêm nay 
                                Cho lòng anh trở lại với lòng anh
                                Như lá vàng về với lá cây xanh
                                Trong những chiều gió đưa về cội 
                                Có phải em về đêm nay 
                                để phá tan
                                những nụ cười thắt se sầu tủi

                                như anh vẫn cười mà đau đớn bao nhiêu 

                                Không biết đời người có đưa đến tin yêu
                                những ngón tay có đưa đến bàn tay
                                những mùa thu có đến gió heo may
                                hay ngày mai là bốn bề tuyết lạnh 
                                Có phải em về đêm nay 
                                giữa lòng chiều im lặng 
                                cho anh đùng tìm thấy anh
                                đo đếm thời gian 
                                bằng những điếu thuốc lá tắt trong đêm
                                nhưng đã bao nhiêu lần đêm khuya
                                đầu gối trên cánh tay 
                                để giấc mơ đừng tẻ lạnh
                                Em đừng trách anh đã quá lo âu
                                                                 đời người hiu quạnh
                                Làm thế nào khi lòng mình nứt rạn kia em 
                                dù không muốn gục ngã trong đêm
                                nhưng đã bao nhiêu lần đêm khuya
                                anh không biết đã làm  thơ
                                hay đã chọn âm thanh làm độc dược 
                                Em đừng trách anh để lòng mình tủi cực
                                đến ngại ngùng dù  nắng dù mưa 
                                sao em không về 
                                để dù nắng dù mưa
                                dù trong thời gian có sắc màu 
                                                  của những thiên đàng đổ vỡ
                                ngủ say mềm 
                                Vì lòng anh ( em đã biết
                                Có bao giờ thèm khát vô biên 
                                Có bao giờ anh mong đừng chết
                                                - dù để làm thơ
                                nên tất cả chỉ là yêu em
                                và làm thơ cho đến chết.
                                Em sẽ về, phải không em 
                                có gì đâu mà khó khăn, trắc trở 
                                chúng mình lại đi
                                trên con đường chạy dài hoa cỏ 
                                là những đơn phương ngự của tình yêu 
                                mỗi ngón tay em
                                anh vẫn gọi là một cửa đào nguyên
                                và anh sẽ trở lại nguyên hình 
                                một anh chàng làm thơ
                                mà suốt đời say rượu cúc
                                Có phải em sẽ về 
                                dù bầu trời ẩm đục
                                hay bầu trời trang điểm bằng mây
                                anh sẽ chải tóc em bằng  năm ngón tay 
                                trong những chiều gió thổi .
                                                                   TRÍCH SÁNG TẠO, 1957

                           thơ nguyên sa

                                                                ( kỳ sau :  MAI THẢO ) 

    
  
                           

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ