Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

khúc ly ca : nhạc sĩ châu kỳ - bài: trần áng sơn

những trang sách  khép mở / trần áng sơn -
nxb trẻ, tp, hdm, 2002 - tập 2:  nhạc sĩ châu kỳ.

                                      
                                    khúc ly ca : nhạc sĩ châu kỳ  
                                                    bài viết : trần áng sơn


-    khúc ly ca  chính là  khởi đầu chia lìa giữa  mộc lan  và  châu kỳ
-   có  mùa thu chết apollinaire , phạm duy phổ thì có mùa thu còn đó của  châu kỳ
-    chẳng qua trường lớp nào, tự học , rồi trở thành nhạc sĩ danh tiếng lẫy lừng  châu kỳ 

  

           Tôi không có ý định viết riêng về nhạc sĩ Châu Kỳ, dù rằng viết  về anh, tôi có khà nhiều chuyện để viết.    Vì, dù thế nào , đã có 1 thời, anh  là thành viên trong gia đình chúng tôi.   Cá nhân tôi, tận bây giờ, anh vẫn là người tôi thương,  mến.

           Thời gian gần đây, tôi thường gặp anh- một ông già tuy đã 80, nhưng vẫn giữ được những nét phong lưu  ,. tài hoa của thời trai trẻ.   Thời vàng son cùng tiếng hát, cây đàn, đi chinh phục những khán, thính giả yêu thích âm nhạc khắp trung, nam, bắc.

            Một ông già hầu như mỗi ngày cưỡi xe đạp vượt quãng đường 20 cây số, để uống1, 2 chai bia; rồi lạii quay trở về, vượt cũng ngần cây số, trong tình trạng lãng đãng ihơi men.   Men bia, và cả men đời.   Với 1 kỳ tích được truyền khẩu; rồi mới đây  được đưa lên mặt báo  :

            -.... mất 17 chiếc xe đạp trong những chuyến về phố bia.  80 tuổi rất đáng mừng.   Nhưng ngần ấy lần mất xe đạp, thiệt hại tuy không qúa lớn, nhưng, báo hiệu 1 sự phản trắc nào đó của thời gian; đến lúc nào đó, sẽ ném lời từ biệt vào tình cảm những người thương mến anh.

               Chính bởi lẽ đó, tôi thấy mình cần phải xét lại .  Viết 1 đôi điều về anh, không chỉ là bổn phận, mà còn vì tình cảm gia đình, như chưa bao giờ anh rời xa gia đình chúng tôi .

              Ôn 1 chút chuyện cũ, năm tôi 15 tuổi, chân ướt chân ráo vào Huế, chuyện đầu tiên đến với tôi là chiếc xe đạp.   Anh Châu Kỳ không ngần ngại gì, khi quyết định cho tôi chiếc xe  đạp của  chính anh, để tôi vừa có phương tiện đi học, đi loanh quanh thăm các nơi trong kinh thành  Huế  ...

              Một chuyện nữa tôi còn nhớ như in, tuy mới 15 tuổi-  tôi đã cao gần bằng anh- anh cho tôi mấy chiếc  sơ-mi, có 1 chiếc sọc xanh , một sọc hồng.   Tôi sung sướng mặc những chiếc áo ấy, cưỡi chiêc xe đạp mà anh cho để đi học.   Tôi tưởng tượng những chiếc áo  anh đã mặc, cùng với chị tôi, 2 người lên sân khấu hát những khúc tình ca.
 
              Và khi tôi 17 tuổi, tôi mặc chính những chiếc áo ấy, lần đầu ôm ghi-ta, cùng với 1 cô bé ,   lên sân khấu  hát khúc đầu tiên  trong cuộc đời mình.    Đó là bài  Hoa xuân, ngày ấy, tôi nghĩ, tôi có thể  theo đuổi nghiệp của anh chị mình.

              Những ngày vui qua mau, bão tố ụp xuống gia đình tôi.   Cuộc hôn nhân giữa chị tôi ( ca sĩ Mộc Lan- TP ) và anh Châu Kỳ rạn nứt; họ chia tay nhua giữa lúc con đường nghệ thuật đang đi lên  rực rỡ.   Trong thời kỳ này, anh Châu Kỳ sáng tác 1 số  ca khúc, gây được tiếng vang khá lớn ở Huế  : Khi  bóng trăng vàng lên khơi-   Từ giã Kinh thành ; nhất là KHÚC LY CA - trong lần mới đây, 2 anh em cụng ly cùng nhau ở Câu lạc bộ văn nghệ -   anh tâm sự với tôi về ca khúc chia lìa anh với chị tôi .  Chuyện cũ gần 10 năm qua rồi, nhũng cái cũ vẫn chồng chất lên nhau thành cuộc đời ta hôm nay.
 
              Về cuộc chia tay của chị  tôi với anh Châu Kỳ, bạn hữu cũng tiếc cho  vợ chồng nghệ sĩ đẹp đôi này.   Có người nhận xét  như thế này:
            ".. Châu Kỳ này  có số đào hoa, lấy toàn vợ đẹp  . Cũng có thể ca sĩ Mộc Lan nổi tiếng đẹp trong giới ca hát thời bấy giờ..."  

                 Sau   khi chia tay với chị tôi, anh Châu Kỳ đã  kết hôn với 1 cô học trò đẹp, vào loại hoa khôi nhà trường.   Anh rất hạnh phúc với cuộc hôn nhân mới.   Cuối tháng 3 vừa qua, phóng viên Hà Đình Nguyên  báo Thanh niên, nhắc lại chuyện cũ - anh Châu Kỳ nhận xét về người bạn đời hiện nay
" Tuyệt vời !"
               Một câu trả lời ngắn gọn, thật hạnh phúc, Xin chúc mừng !

                trên, tôi vừa  nhắc chuyện về một người anh,  từng là   anh rể  -   thế,   còn 1 nhạc sĩ Châu Kỳ thì sao,điều đầu tiên, tôi muốn nói  ngay đây :

                "...nhạc sĩ Châu Kỳ    là 1 trong những nhạc sĩ có số lượng tác phẩm đồ sộ nhất, nguồn cảm hứng sáng tác tưởng như vô tận.   Thế nhưng, như phần nhiều nhạc sĩ thuộc lớp tiền chiến - nhạc sĩ Châu Kỳ chẳng qua một  trường, lớp nào cả , tự nghiên cứu là chính.   Với một nền  nhạc lý như vậy, ta đòi hỏi ở lớp nhạc sĩ kỳ cựu những sáng tác tầm cỡ là không tưởng ?!  Chính  thế hệ những nhạc sĩ tiên phong ấy, đã tự tìm cho mính phương hướng nghệ thuật, phù hợp khung cảnh xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc, và 1 nền âm nhạc cải cách ra đời.   Với âm nhạc cải cách, mỗi nhạc sĩ đêu sáng tác theo cảm hứng riêng .   Sự thanh tựu đến đâu, tùy thuộc vào nỗ lực cá nhân.   Nếu có, những nhạc sĩ đã được tôn vinh, bởi cống hiến  bất tử của họ trong thánh địa âm nhạc, như : Lê Thương, Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy v. v. ... thì phần còn lại, rất nhiều, họ thuộc lớp nhạc sĩ không bao giờ bị lãng quên - và nhạc sĩ Châu Kỳ là 1 trong số họ .   Dzoãn Mẫn Biệt ly , Hoàng Giác với Ngày về, Nguyễn Văn Thương với Trên Sông Hương, Hoàng QuýCô láng giếng, Tô Vũ với Em đến thăm em 1 chiều mưa, Nguyễn Văn TýDư âm, Hoàng Trọng gắn liền với  Dửng bước giang hồ  v. v. ...
                Và Trở về là ca khúc để đời của nhạc sĩ Châu Kỳ..."  

                Thật ra, hầu hết những nhạc sĩ mà tôi vừa nêu tên có nhiều ca khúc được yêu thích; riêng trường hợp nhạc sĩ  Châu Kỳ, còn có thể kể thêm Tiếng hát dân Chàm, Mùa thu còn đó.
  
                 Cũng nên nói thêm,  Phạm Duy phỏng 1 bài thơ của Apollinaire để phổ thánh ca khúc Mùa thu chết , được thanh niên, giới yêu nhạc tán tụng ở  thập niên 60 .   Ở đâu, người ta  củng nghe được ca khúc Mùa  thu chết ....
              Không lâu, sau,  nữ ca sĩ Julie Quang hát 1 ca khúc Châu Kỳ : Mùa thu còn đó, ngay lập tức ca khúc  ấy nhập tâm những người yêu nhạc thời trang.  Tôi không có ý so sánh Mùa thu còn đó, để đáp lại Mùa thu chết, nhưng sự xuất hiện 1 ca khúc này góp phần làm âm nhạc khởi sắc, dân thích nhạc được nghe đa chiều âm nhạc.

               Thập niên 60,  cuộc chiến trở nên khốc liệt,  kéo theo âm nhạc  mất phương hướng- người ta trở lại  tháp ngà , tự  ru ngủ .... Trong cơn lốc xoáy đó, nhạc sĩ Châu Kỳ bị hút theo, nhạc bỗng trở nên dễ dãi, điển hình  là 2  ca khúc  Sao  chưa thấy hồi âmGiọt lệ đài trang v. v. ..
               Tạm  đánh giá  cách nào để đem lại công bẳng cho nhạc sĩ Châu Kỳ?   Theo tôi, có thể, tạm chia thảnh giai đoạn ;
               -1) từ 1950 trờ về trước
               -2) từ những năm 1960 tới 1975.
               -3)  sau 30- 4- 1975 tới nay .
               .. tôi  nhận  thấy những  ca khúc giá trị Châu Kỳ tập trung vào  giai đoạn 1 với  các ca khúc tiêu biểu : Tiếng hát dân Chàm, Khi bóng trăng ngà lên khơi, Tiếng ru, Từ giã kinh thành, Khúc ly ca, Trở về ...                
                - vẫn theo chủ quan riêng tôi, đó  là 1 thời kỳ làm nên tên tuổi nhạc sĩ Châu Kỳ - 1 thời nhạc sĩ đã  khẳng định  được tài năng, thời kỳ người yêu âm nhạc , không sao quên Châu Kỳ của 1  thời âm vang  xa vắng ![]

TRẦN ÁNG SƠN
  

  ( Nxb Trẻ, tp HCM 2002, tập 2 - tr .201 -207 )                    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ