Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

đoạn trường vô thanh... có 3 cái đặc biệt... -nguyễn trọng văn

cảm nghĩ & phê bính / bản thảo nguyễn trọng văn-
saigon 2004


               đoạn trường tân thanh  / phạm thiên thư  : 
                          ba cái đặc biệt
                         bài viết : nguyễn trọng văn



         1) Trước nhất là cái tên. Nỗi đau đứt ruột không có tiếng kêu, nghẹn lời không thành
tiếng.   Nỗi đau đứt ruột của thời đại, của Kiều, của Nguyễn Du hay của chúng ta  ?    Câu chữ diễn tả cũng như ý nghỉa hàm chứa  đều có tính cách khác thường.   Nói cho đúng nó không phải là một cái tên như mọi tên gọi khác, nó là một ký hiệu, một mật khẩu, nó đưa chúng ta  vào một  thế giới ảo,  thế giới ngoại cảm , chúng ta  gặp KiềuNguyễn Du như những con người ảo, vừa đang hiện sống vừa đã từng sống cách đây 300 năm.

         2)  Thứ hai là chữ " đoạn trường" .  Đứt ruột,   nhưng đó là đứt ảo, người ta đã nối lại được từ lâu rồi " ngày xưa ruột dứt nay lành"  ( Vũ Hoàng Chương  ).   Có một hiện tượng  văn học rất đáng lưu ý, đó là hiện tượng viết tiếp . ( Cuốn theo chiều gió, Hai mươi năm sau ...) . Đoạn trường vô thanh   viết tiếp" đoạn sau đời nàng Kiều".   Viết tiếp không phải là nối dài  ( thí dụ đường Lê Thánh Tôn nối dài ) làm như thể ý nghĩa và giá trị truyện Kiều đã được đóng gói sẵn trong mấy nghìn câu thơ, giờ chỉ cần khui ra, viết tiếp là xong.  Ý nghĩa truyện Kiều và giá trị của Nguyễn Du nằm ngoài  truyện  Kiều và bản thân Nguyển Du, chúng luôn luôn chờ đợi những ý nghĩa giá trị mới được kiến tạo.  
             Phạm Thiên Thư  viết tiếp,  nhưng đã thăng hoa những ý nghĩa mới mẻ đối với Kiều và Nguyễn Du: 
             " Nếu chính anh lính Tiên Điền tiên sinh có đọc qua chắc cũng sẽ mát lòng nhận ra một môn sinh xứng đáng của mình, một người mà gần 300 năm sau đã tìm được cách hay nhất để khóc thương Tố Như vĩ đại ." ( Cao Xuân Hạo).

        3) Thưa ba là chữ" vô thanh"  Tương tự như chữ  đoạn trường, chữ vô thanh cũng mang một ý nghĩa mới .

        i) Vô ngôn , vô thanh không phải là không nói, không tiếng mà là nói mà như thể không nói, không nói mà không gì không nói, có quá nhiều điều để nói / đáng nói / phải nói nhưng không thể nói ( hết ) được , phải  nói theo cách không nói, không tiếng mà vẫn cố làm người khác hiểu được ý nghĩa điều không được nói ra.   Như vậy quá trình vô thanh có  3 yếu tố:

          a) Nguyễn Du  có một nỗi đau  vô cùng tột, không thể nói ra.
          b) Ông muốn truyền đạt tới anh nhưng phương tiện câu chữ, ngôn ngữ, thanh âm không đủ hữu hiệu, đành phải dùng cách vô ngôn , vô thanh.
          c) Anh nhận được tín hiệu, hiểu tâm trạng Nguyễn Du, chia xẻ, viết tiếp. 
         
            ii) Đối với các nhà phê bình  hậu hiện đại, vô thanh có thể hiểu theo 2 cách:

              - về phía Nguyễn Du, đó là ý nghĩa vô thanh ( tâm trạng Kiều, tâm trạng Nguyễn Du ).
              - về phái người đọc, đó là liên nghĩa vô thanh . Liên nghia một phần do chủ đích tác giả, ý nghĩa tác phẩm đem tới, một phần do người đọc từ hoàn cảnh thưởng thức mới đã phát hiện ra những ý nghĩa mới mà tác phẩm, tác giả không hoặc chưa nói tới :

             " nhiều tác phẩm Hy lạp , La tinh được các nhà văn hiện đại phương Tây khai thác và xử lý theo một hướng khác,  nêu những chủ đề tư tưởng khác, vì ở mỗi thời đại đều có những vấn đề riêng". ( Hoài Anh ).

               Liên nghĩa có thể làm nghèo nàn, xuyên tạc ý nghĩa , nhưng cũng thể làm phong phú thêm, đem lại những giá trị mới mẻ cho tác phẩm , tác giả.

            Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư thuộc trường hợp thứ hai.
                       []


               NGUYỄN TRỌNG VĂN
                        21-4- 2003

           nguồn: CẢM NGHĨ &  PHÊ BÌNH / NGUYỄN TRỌNG VĂN -
              ( bản thảo, Giáp thân, 2004- tr. 62)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ