Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

thơ tân hình thức ... bài viết: trần áng sơn

                 trần tiến dũng : từ khối động đến biến động
                                                                               tác phẩm đã xuất bản:
                                                                                      - KHỒI ĐỘNG
                                                                              (nxb trẻ, tp.hcm 1997)
                                                                                                - HIỆN
                                                                              ( nxb trẻ, tp. hcm 2000)

                                                             bài : trần áng sơn


nhóm người ở hải ngoại phất cờ ... một cuộc cách mạng thi ca : thơ tân hình thức  

- một  loại hình thơ tân hình thức du nhập :  nào là   nguyễn quốc chánh, nguyễn đạt, lê thánh thư , trần tiến dũng ...  nhẩy xổm lao vào ... 

 - hay chỉ là bọn thợ thơ : vous, tous,  des versificateurs, qui font  des vers sans impresssion  tự phong ngôi vương , phèng la, trống cơm, trống bỏi , xúi trẻ đả đảo,   rồi  ta hoan nghênh ta, thậm xưng" hoàng dế thơ tự do, hãy ném thơ ta ra ngoài cửa sổ  " -   thanh tâm tuyền ra đi , mõ  gông  đeo cổ  chưa kịp tháo : " tên ăn cắp văn của andré gide , chưa đươc tha đâu ?!" (TP).



               Những trang cuối cùng cuốn sách này, tôi ( Trần Áng Sơn) xin dành viết về 1 nhà tho trẻ, cả tuổi  đời và tưổi thơ- những những gì anh thề hiện bằng một phong cách riêng mang tính cách sáng tạo đầy thách thức  Thời gian gần đây, một nhóm người ở hải ngoại phát cớ cổ vũ cho một cuộc cách mạng thi ca . Đối với họ, đã đến lúc thơ phải thay đổi, như cách đây hơn 1/2 thế kỷ, thơ Việtnam chuyễn từ thơ Đường, song thất lục bát, lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, ca trù, sang thơ mới, tơ 8 chữ, phá thể của 8 chữ, thơ bậc thang, thơ tự do.   Sự thay đổi  nửa đầu thế kỷ XX đã đem lại đến cho thi ca Việtnam một sinh khí mới.   Một lớp thi sĩ mới đầy tài năng xuất hiện. Họ để lại cho nền văn học Việtnam những trang thơ không thể nào quên !

              Trở lại với cuộc vận động đổi mới thơ Việtnam, một hình thức thơ mới đã được rao truyền và ngay lập tức được một nhóm nhà thơ trẻ Việtnam hưởng ứng.

              Họ gồm NGUYỄN QUỐC CHÁNH, NGUYỄN ĐẠT, LÊ THÁNH THƯ, TRẦN TIẾN DŨNG. Tôi không dùng từ thể thơ mới, mà dùng hình thức thơ mới.  Bởi vì nói đế thơ tân hình thức là nói đến niêm luật.   Những người hô hào thơ Việtnam phải thay đổi không chấp nhận niêm luật, không chấp nhận sự du dương trầm bổng đã tồn tại quá lâu trong thi ca Việtnam.   Hình thức thơ mới ấy được phổ biến trên tạp chí THƠ hải ngoại, mệnh danh là THƠ TÂN HÌNH THỨC .

             Vậy  thơ Tân Hình Thức lập luận như thế nào ?  Tôi  không tìm thấy câu trả lời ở bất cứ nơi nào, ngoài những bài thơ Tân Hình Thức đăng ở trong và ngoài nước.  Mới đây, một cách tình cờ, tôi gặp một nhân vật trung tâm của trào lưu thơ tân hình thức, anh về Việtnam và đang lai rai với ở Câu lạc bộ Văn nghệ  cùng với vài người, đã từng cộng tác bài vở với tạp chí THƠ. Trong câu chuyện , người khởi xướng thơ tân hình thức cũng chưa trang bị cho mình một lập luận , đủ để giải thích thơ tân hình thức là gì?  Tóm lại, tôi vẫn chưa hiều cả việc  khó thuyết phục chính mình chấp nhận thơ tân hình thức.


               Mấy chục năm trước, tân tiểu thuyết du nhập vào Việtnam, tước bỏ hết những cái rườm rà trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, đặc biệt ở loại truyện ngắn, nhà văn được tự do hơn, mạch truyện trực tiếp đối diện với độc giả, những lý giải thậm xưng không còn tồn tại.   Tiểu thuyết trở nên mãnh liệt, trần trụi, đúng như cuộc siống diển ra chúng quanh.

              Phải chăng Trần Tiến Dũng là một trường hợp cụ thể  về thơ tân hình thức.  Chúng ta hãy cùng dọc  tập thơ KHỞI ĐỘNG của anh. may ra phác họa được phần nảo chân dung củ thơ tân hình thức :

                    ... Trở lại  và đối diện
                    Giữa vạch dây điện thoại giăng chiều không gian khác.
                    mổ hốc nách ẩm khởi động gió nguồn
                    dẫn hướng hai canh mũi rút vào gáy cổ tóc khô
                    Một mùa khô bình thường,
                    mùa khỏa lối xuống triền vai
                    Ở  khớp tay
                    Ở mấu vai đùn mộ đất
                    dưới bóng ngar giữ bờ bùn vỡ
                    Và rạng vuông  sa hoàng hôn không lối về,
                    không nhận biết khi
                    móng ngón chân út mãi tìm nụ cười đầu ngày
                    đã loãng trong vũng nhớt.

                                           ( Nửa giờ Ở Cột Treo /  KHỐI ĐỘNG )

              Chúng ta hiểu thế nào về đoạn thơ trên?  Một cảnh nhầy nhụa ? Còn tùy ? Có điều chắc chắn đây chưa phải là  thơ tân hính thức hoàn toàn,  ta vẫn có thể nghĩ đó là một bài thơ tự do, với cách diễn tả phóng khoáng hơn thể thơ tự do đã quá quen thuộc.   Điều dễ nhận thấy là đoạn thơ trên khách quan đế xa lạ, với cảm xúc  chính tác giả.   Người ta miêu tả 3 cơ thể bản thân dửng dưng như mô tả sự vật.   Hãy đọc thêm một đoạn thơ khác trong bài, bài thứ 5 trong cùng một thi phẩm :

                     Nay đêm  như sắp tàn anh vẫn níu giữ 
                      và ngửa bàn tay
                      gởi về một cánh cửa
                      và tiếp nhận bàn tay
                      đưa đời sống những thoáng bóng của anh đi về phía trăng khuyết
                      đưa hơi hở lay động cụm rừng khô
                      soi lạ những ngày buồn trong mắt hờ khép
                      dưới cuộn  mấy phát sáng
                      Trong đêm ám bởi  cơn sốt
                      anh ngửa bàn tay
                      tránh  ngộ nhận đả trộn hạnh phúc ai đó
                      dán lân thời gian của mình như dán một con tem
                      gởi về nỗi buồn riêng
                      và khói
                       ...........


             Hai bài thơ ở nửa đầu, cuối cùng 1 thi  phẩm (....)  nhưng chưa  vận dụng được hết sự tự do khi làm thơ tân hình thức (?) .

              Thơ tân hình thức  , theo cảm nhận của tôi, đó là sự biểu cảm tự do tuyệt đối trong hành dộng bao gồm tự do ngôn ngữ, tự do dư tưởng, và không có giới hạn.Sự khước từ nhịp điệu, cảm xúc, những yếu tố căn bản không thể thiếu của thơ truyển thống là điều tất nhiên của thơ tân hình thức.   Nhưng có một giới hạn thơ tân hình thức không thể vượt qua, đó là ranh giới giữa con người và sinh vật.   Điều này biểu hiện trong bài " Người Chơi 1 Mình Trên Đồng Đất"  *
----
* BT cho in chữ nghiêng.
-----

              " Hắn trù trên râu, cánh gà và gai chân của bẩy cào cào đang rối tung trên đám cỏ
                      Làm sao tự ném được mình: co  một chân? ở hai cánh chó gió bọc ?   Có cần lên đổi kia rồi cắm đầu xuống vực ?   hay  cuộn lại giữa triền giốc mà buông thân .
                  Hắn nghĩ cứ bất kể ! được lộn cổ lả tốt.
                 Ở phía thân hắn được ném tới chỉ là cái nhìn là phẳng
                  Nhưng đó thật là vũng rộng, nơi nhấp nhô những đỉnh cao ngất.
                  Ở phía thân hắn  được ném tới.  Khoảng trống phơi phân trâu bì, những bệch đất bùn, xác chuột, hoa khô.
                    Hăn còn tìm thấy dấu răng ký ức của hắn trên những trái tim non.
                    Như bãi hoang hỗn độn,  tất nhiên rồi !
                    Cần gì phải giấu chỗ phân hủy ấy,   Điều cốt yếu hắn đã xa hơn một đọan, xa hơn  ngảy hôm trước và suýt nữa đuổi kịp mùa cỏ cũ.
                    Tự xô ngã ! Vâng, hắn ưng vậy mà cứ chui lủi, lom khom, trước khi bật lên rồi lại chúi lủi, bò .
                    Cuối  cùng  hắn cũng tìn được lại sự ném.  Trong lúc thực hành  mỗi động tác túm lấy chính hằn ném  đi, luôn tồn lại sự vướng khó chịu.
                     Có thể là quần áo, tóc, móng, da.   Cũng cò thể là nhịp tim vay  mượn của thế kỷ
 trước "
                      .......................................

                 Một bài  thơ đầy cảm xúc ? E rằng không thật. Một bài thơ hay ? Còn phải xem lại đây có phải là thơ ?  Là nơi ẩn chìm những ý tưởng bi quan   về những giới hạn, khi tạo hóa tạo ta con người ?   Có thể ?  ta là ngưởi, nên ta có tư duy, vả, vì có tư duy, nên ta có quyển lựa chọn, chấp nhận hay tử chối ? Thái độ nào con người vẫn phải tồn tại bẳng nhịp tim bay mượn của thế ky trước .  Như thế là bi kịch .  Liệu thơ tân hình thức có giải quyết được những vấn đề  bản thân không?   Những thi si làm thơ - hay là thợ thơ , Larousse  định nghĩa  "...versificateur, qui fait des vers sans impression...- ( TP ) - tân hình thức như Trần Tiến Dũng sẽ phải đối diện với tương lai gai góc này.  Tồn tại hay không tồn tại ? Thơ tân hình thức sẽ phãi tự quyết số phận chính bản thân họ .
  []


  TRẦN ÁNG SƠN
   2001-2002

   ( Nxb Trẻ tp. HCM 2002, tập 2 -    tr. 225 -  234 )
      

                 
        

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ