Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

một người nữ tu AGNÈS và NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC - bài: thế phong

người ôm mặt khóc / thơ khải triều .
( tuyển tập thơ: 1963- 2003-   tái bản hạn chế phổ biến, Saigon  2003)



                     NGƯỜI  NỮ TU AGNÈS  ẩn  
               sau NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC
                               thơ khải triều,  Đại Nam văn hiến xb ở Saigon 1963



Lời dẫn:         
          Người ôm mặt khóc & Tiếng hát khuẩn trùng2 thi tập in vào 1963- 64 ( Đại Nam văn hiến xb , Saigon )  dưới thởi Đệ I Cộng hòa ( tổng thống Ngô Đình Diệm vả sau đó ) . Thời kỳ này, kiểm duyệt thật chặt chẽ, con kiến đen bò trên giấy đen trong đêm tối đen đều tìm được tông tích. Nhà xuất bản Đại Nam văn hiến in sách rô-nê-ô, không xin phép, không kiểm duyệt, tất nhiên không nộp bản,  lại được nhiểu người nói tới.
            với Tạ Tỵ, thì :
          " ... tất cả những gì do Nhà xuất bản Đại Nam văn hiến xuất bản đến nay không mang số kiểm duyệt, tức in lậu, Thế Phong được các nhà văn nghệ trẻ gọi đùa là " nhà văn nghệ cao bồi" , vì chắc cái tướng trông ngang tàng ... ". 
             ( Những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi /Tạ Tỵ. Thằng Mõ xb  , San José 1990 ).
            nhật báo MỚI xuất bản ở Saigon , ngày 18-3-1963, ký giả Phan Nghị viết:
             "... chỉ là 1 bản thảo in rô-nê-ô, nhu tất cả những cuốn sách từ trước tới nay, do Thế Phong tự in,  " dạy học được đồng nào bỏ ra in sách hết..".

              Thật bất ngờ , trên Newvietart.com ( France), có bài viết:
CHUYỆN TÌNH CÙA AN / KHẢI TRIỀU   -   món ăn   tinh thần quí  báu, đã trên dưới 50 năm xưa làm dấy động tâm hồn tôi. 
  
                                TRÊN KIA TIẾNG HÁT NGƯỜI NỮ TU ĐƠN ĐỘC
                               DƯỚI NÀY MỘT NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC
                                        ( thơ / Khải Triều / NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC  ) 

         ...  vậy ra, người vợ ta hiện có, nghĩ sâu xa hơn- chưa chắc đã là người tình mà ta từng ôm ấp là của ta hoàn toàn, trước đó đã là của ai đó -  mà không thể  độc đoán  tư duy" cái ta đang có không của  ai khác, chỉ riêng của ta  "- vẫn chưa phải chân lý tuyệt đối ?!  Con người nhỏ thó, hơi thấp, khuôn mặt vuông vắn, thánh thiện, ăn nói chuẩn mực,  tốt nết, tử tế bạn bè, giúp đỡ tận tình - phía sau ẩn nấp cả một trái tim AGNÈS" .

        .. sao anh ta không viết một tập thơ,  chẳng hạn, lấy tựa " OÙ EST TU?,  MA BELLE AGNÈS" như   Louis Aragon  từng viết về đôi mắt Elsa Triolet   ( LES YEUX D' ELSA )   chẳng hạn ?  Thời kỳ 1962, Khải  Triều, Cao Thế Dung... thuê 1 căn gác nhỏ, khoảng 3 m  x  3m  trên đường Nguyễn Thông ( dọc theo ga xe lửa Chí hòa, do dân chiếm dụng m nhà, nhà không cầu tiêu, bếp, thuê chỉ dể ngủ) . Chủ nhà , một y tá dạo tốt bụng cho 2 cậu học trò ở xa thuê trọ.   Hai anh và cả tôi nữa, gặp nhau, rủ cà-phê, tán láo,  hiện đang trốn lính ( tôi sinh 1932,khai 1936, từ 1956 bị gọi đi quân dịch đã phải trốn rồi) , vừa sợ bị bắt, lại lo cơm áo, riêng tôi , tội lớn hơn, in sách lậu không xin phép, bày bán công khai tại ngã 4 Lê Lợi+ Công Lý  ,  Saigon 1 - , quán sách báo Cô NGUYỆT  -  khiến nhật báo Tiếng dân của trung tá Nguyễn văn Châu ( Nha Chiến tranh tâm lý thời Diệm  )  loan tin  2 cột trang 1:
                   "... Nhà văn Thế Phong và kịch sĩ  Năm Châu bị bắt đưa đi trung tâm Cải huấn Vĩnh Long TẨY NÃO ...   ( 1961)   '

                  NHƯNG THỰC MÀ NÓI, TÔI LO  BỤNG ĐÓI HƠN SỢ BỊ BÁT, VÌ TỰ NHỦ" BỊ BẮT THÌ ĐÃ CÓ CHÍNH PHỦ CHO 2 BỮA ĂN". 

           Nguyễn văn Tuy , khi ấy, nổi hơn  bút danh Khải Triều, tín hữu Công giáo trung thành,  trước là  cựu chủng sinh.  Còn Cao thế Dung, bút danh Cao Đan Hồ  tin đồ Công giáo" đi giẹo" , còn một tay nữa, tên Phú, tôi không rõ theo đạo gì, sau bị gọi đi động viên Thủ Đức" thế là đã có  quân đội nuôi cơm 2 bữa".
            Có khi đói, chỉ đủ tiền mua bánh mì gặm, mà toàn nói chuyện' văn chương, nghĩa lý phải thế này, thế kia-  chuyện lấp trời vá biển sao cho gọn, cho đẹp,  còn chuyện ái tình thì không nói tới, vì bụng đói thì kỵ tình yêu , kể cả tình dục;  đôi khi, bản năng thúc giục " lên xuống nhịp nhàng" !

             Khải Triều không nói tới bản năng xác thịt,   chỉ  nói bản năng tinh thần, lẫn niềm lo sợ :

                            "... Như tôi hôm nay một tuần buồn chán
                               Như tôi hôm nay đã một  tuần không đọc báo
                              Sao hôm nay ngày mai nhà tù tiếp nhận thêm 2 người ..."

                                                                     thơ KHẢI TRIỀU
             

          Rồi  Phú bị gọi đông viên, đi Thủ Đức, lời chúc mừng đầu tiên không nói ra: " thế là bạn ta đá có quân đội nuôi cơm 2  bữa, rồi !"-    Còn  Cao Thế Dung ngoại giao giỏi,  gặp ngay  1 tay  Công giáo goá góa  vợ,  ở Nhà thờ  Tân Chí Linh. nương tựa cơm  2 bữa  , trốn lính, vỉ : " ....bố tiên sư quân cảnh, thằng nào   dám  qua mặt cha xứ , vào nhà thờ   Công gíao  bắt lính..." , lại giới thiệu  thêm tôi , 1  thằng  ăn bám,  in sách lậu, in cả thi phầm " Khúc ca nhược tiểu' / thơ  Cao Đan Hồ" ( 1961)., và tôi, thì có KHU RÁCNGOẠI THÀNH ( bản anh ngữ THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY , translated by ĐÀM XUÂN CẬN )  .  

           Thời kỳ  cơm áo đã ăn nhờ , ngủ đậu, lấy tiền đâu chữa bệnh, một buổi đau bụng quá trời, hóa ra   bị đau ruột thửa,  thôi ,  đành đi nhà thương thí cắt- vậy  mà may quá ( thời đệ I Cộng Hòa, đa số có nhà thương thi, khám chữa bệnh không mất tiền. ) Tôi tự đi cắt  ruột dư  tại Nhà thương Bình  Dân (  tiền xe gửi xe đạp không có , đành  khóa xe  đạp vào gốc cây bã đậu ngoài lề đường), không 1 xu dính tíu , vẫn ghi danh xin mổ ruột thừa. Bác sĩ phán:
             "...chậm 1 , 2 tiếng là cậu đi  chầu Diêm Vương ! "

             ...cắt xong đâu đó, nằm vài tiếng, ra lấy xe đạp, nó vẫn  chình ình ở  gốc bã đậu chờ chủ. Tôi đạp xe về  Khu Tân Chí Linh,  sáng hôm sau, lại  đạp xe ra Thư viện Quốc gia đọc sách,  và đợi sinh viên luật Đào minh  Lượng , gặp,  nhẹ nhàng giúi vào  túi ít tiến ' trưa ăn cơm tây cầm'( bánh mì thịt).  Đào minh Lượng  được bổ  nhiệm thẩm phán, làm tại Tòa án Saigon, vẫn cấp tiển  ' cơm   tây tay cầm '  cho tôi  dài dài tới 1965 khi đi làm.

                 Năm 1965, Nguyễn  Mạnh  Cường ( chồng THỦY &T6 ) giới  thiệu làm ở  Vũng Tầu ,  tại Trung  tâm xây dựng nông thôn, tiền bạc rủng rinh, cơm nước  hai bữa no nê, giường nệm drap tắng tinh, quần áo Mỹ phát,  lương 7000 ngàn đồng ( giảng viên hạng 2)  súng lục Browning đeo xệ, cơm no dửng mỡ,  tán cô TỴ chủ quán AUX DÉLICES, suýt bị một tên  đại úy VNCH cho đo ván ... , may nhờ  đại úy quân cảnh LƯỢT , trưởng đồn  quân cảnh , thoát nạn. Rồi   lấy vợ đầu  1966 ( cô TỴ  buồn phiền, bèn  lấy một tên Phi-líp pin về  Manila, mất luôn tin tức từ đó  )  cưối năm  đến tuổi  bị nhập ngũ , bị trục  xuất, lang thang lên Dalat, vợ  đẻ ,  thất nghiệp, lao một  giai đoạn  thăng trăm , thiếu cơm áo gạo tiền, khổ sở điêu đứng -  và chỉ ít năm sau về lại Saigon, cho xuất bản   TÔI ĐI DÂN VỆ MỸ ( ký bút danh ĐINH BẠCH DÂN , 1967 )  cả ấn bản anh ngữ  I WAS AN AMERICAN MILITIAMAN   * -  bản dịch Đàm Xuân Cận .
-------
*  tái bản thay tựa đề      : THE ORDEAL OF AN AMERICAN MILITIMAN .
-------- 

                 Trở  lại Khai Triều, anh  đồng hoá biên tập viên  lính KQ ( báo Lý Tưởng),  chúng tôi lại gặp nhau tại Tân  Sơn Nhất, gặp đủ,  hạ sĩ I   TRẦN QUANG TINH  ( thi sĩ  THANH CHƯƠNG),  trung sĩ  Kiều Văn  Bảng (  tác giả HỒ PHONG  ... gặp lại cả bạn văn cũ,  trung úy HUY SƠN - DƯƠNG THUẬN   v. v ..

               KHẢI TRIỂU  dưới bút hiệu AN  TÔN , tÁc gỉa   CÔNG GIÁO NAM VIỆTNAM SAU 30/4/75  (  Dân Chúa xb, Hoa  Kỳ ,  1988 ) , linh mục Nguyễn Tự Do đọc xong đưa cho NGUYỄN NGỌC LAN ,  khiến  NNL  hỏi  :
              " ...muốn gặp tác giả viết  cuốn sách về công giáo cực  tốt",
                nhưng đến khi qua đời ( 27 tháng 2 / 2007, NNL vẫn chưa gặp được Khải  Triểu ).

            Chúng tôi,   sau 75, đều là hạ sĩ quan Quân lực Không quânVNCH , sợ phải bị đưa đi 
  kinh tế mới -  nên riêng gia đinh tôi : 
            "- vợ vẩn phải làm "hướng dẫn viên âm nhạc' tại  Đài phát thanh  tp HCM  ( lương  20 đồng / tháng,  để  khỏi phãi' đi kinh tế mới"
             "  - còn tôi  "làm lơ xe' đập thùng kiếm gạo nuôi bản thân, góp gạo  cùng vợ nuôi  5  con ."
                  Riêng thượng sĩ Nguyễn văn  Tuy ( thi sĩ Khải Triều ) phải đi làm nhân viên CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT, có lần  chúng tôi lợi dụng giở nghỉ uống cà phê với nhau ở sân ga BÌNH TRIỆU.( thời kỳ này  Đội xe 4 của tôi ở  gần đó

        Hôm nay đọc CHUYỆN TÌNH CỦA AN , gỉa thử   nếu nước mắt  còn, chẳng tiếc gì để không khóc  chuyện  như thế,  chuyện tình cao  thượng vời vợi, , cao, hơn, xa hơn có tầm vóc hơn cả  HỒN BƯỚM MƠ TIÊN -  nếu được  tay nào biết viết tiểu thuyết,  viết lại thành 1  cuốn  tiểu thuyết  tình  CHUYỆN TÌNH  AGNÈS , chẳng hạn vậy !

          Qua vài dòng về bạn thi nhân này trong Đại Nam văn hiến trên dưới 60 năm nay - Khải  Triều, tên thật NGUYỄN VĂN TUY, cựu chủng sinh,   sinh năm 1936 tại Hà Đông ( Hànội).   Có theo  học các  Trung học tư thục Minh Tân,   Dũng Lạc ( Hànội )   di cư vào Nam , học  tiếp tại Trần Lục.  Sau 1965, chiến tranh Việtnam tới đỉnh cao, quân Mỹ ào  vào Việtnam, Nguyễn văn Tuy đồng hóa trung sĩ biên tập viên báo tưởng ( Không lựcVNCH    )   -   một  trung sĩ đồng hóa duy nhất thăng cấp vượt bực, mang lon  thượng sĩ  thì 1975 ,  rã ngũ  . Là trung sĩ KQ,    anh vẫn cộng tác  với Nha  Tuyên úy Công giáo, Đài phát thanh Saigon, tạp chí Quần chúng / Cao  Thế Dung  v.v...

          Sau 30 tháng 4 năm 1975,     Nguyễn văn Tuy làm công nhân thực thụ của  Cục Đường Sắt. mặc dầu bệnh tật rề rề,  sức khỏe không mấy tốt  !

         Và  hiện nay,   anh  hầu việc Chúa tại 1  Nhà thờ Công giáo, thuộc giáo xứ   Nam Hòa (  quận Tân Bình). 
              
            Cách  đây khoảng 4 năm, phu nhân anh qua đời, tôi tới viếng, gặp ca sĩ Tâm Vấn ( duyên may . tôi gặp lại nhân vật nữ này qua  1 tiểu thuyết GÁI HÀ NỘI, tiểu thuyết tình rất  bay bướm của tiểu thuyết gia  Nguyễn Minh Lang ( 1930- 2000 )  - nay là  phu nhân   1  nhân vật chính trị tăm tiếng, còn là   bạn của anh). 

           Vợ chồng ông  Nguyễn  văn Tuy chỉ có 1  con gái duy nhất ( enfant unique)  2 cháu ngoại gái ,cháu đầu đã học lớp 6. .   Chàng " lính  Không quân" chỉ có 1 quần  mà anh cũng bán đi / thì  ngày mai anh mặc gì để lái tàu bay ?  " hàng ngày chăm sóc cháu ngoại  - bây giờ mới dám viết lại chuyện tình riêng tư ẩn giấu mấy chục năm : NGƯỜI NỮ TU  AGNÈS  ( theo anh đã  49 năm) :

"... một tay AN (  nhân vật protagoniste trong văn ) cầm ô, 1 tay nắm chặt tay Agnès. Anh cảm thấy hơi ấm trong tay người AGNÈS truyền qua người anh.  Để tránh cơn mưa , AN kéo AGNÈS vào bên ngôi mộ có mái che ... Họ lặng lẽ ..."

         còn AGNÈS, cô bé người yêu của CHÚA, thì :

             "...   khi nhận được thư chú gửi cho cháu, đọc đến đâu, cháu khóc đến đấy... Những trang thư chú chứa đấy nước mắt của cháu.   Chiều hôm ấy, cháu vào nhà thờ khóc nhiều hơn nữa, khóc suốt giờ ( đọc )  Kinh, khóc với CHÚA và cảm tạ CHÚA.."

 hoặc :
            ... trong lần về dự lễ KHẤN TRỌN ĐỜI  CỦA AGNÈS, HAI NGƯỜI LẶNG LẼ BÊN NHAU... NGƯỜI NỮ TU TRÊN KIA VỚI TIẾNG HÁT ĐƠN ĐIỆU....   CÒN ANH VÀ LÀ NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC , NHƯ TRONG BÀI THƠ CỦA ANH CÁCH ĐÂY 49 NĂM, ANH ĐÃ MẤT AGNÈS, NGƯỜI NỮ TU ĐÍCH THẬT CHỈ ĐẾN TRONG ĐỜI ANH, MỘT LINH HỒN CHỨ A NẶNG ĐAU THƯƠNG ..."  *
---
*  Biên tập in chữ hoa. .
-----

  tôi bèn  dâng lời cầu nguyện cùng CHÚA  :
 "  CHÚA ƠI!  theo luật Chúa, bây giờ nó là người tự do ( đoạn tang vợ   đã 4 năm ) Chúa trao AGNÈS cho thằng bạn cô đơn   suốt 49  năm  đợi chờ  !  Đó là ý con không phải ý Ngài đâu nhé !  "

thế phong.


trích nguyên tác thơ khải triều


    1.    NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC

 Hai bàn tay buổi chiều giơ lên cao
 Tôi có mặt trước Thượng đế
 Hàng ghế lặng yên những linh hồn
 Những ý nghĩ bây giờ đang ôm lấy tôi
Nietzsche và tuổi trẻ
Ôi nỗi buồn của Chúa
Nỗi buồn của Thượng đế 
Hai bàn tay của tôi giơ cao
 Rồi nỗi buồn cúi xuống
Những nỗi buồn ngũ gục thanh niên
 Hôm nay cuộc đời và nhạc jazz
Tiếng hát nô lệ cất lên từ thành phố
 Rồi những xác chết
 Rồi sự tù đày
Ôi nỗi buồn của Chúa
 Nỗi buồn của Thượng đế
 Hai bàn tay của tôi giơ cao
 Nỗi buồn cúi xuống chân tượng đá lạnh
Trên kia tiếng hát nữ tu đơn điệu
Dưới này một người ôm mặt khóc.

( tr. 13 )

      2.      ĐẦU ÓC DÃ THÚ


Con đường này đưa đến nhà thờ
Một vì sao vừa lặn cuối phố
 Sau lưng tiếng hát da đen và tuổi trẻ
Sau lưng thành phố và cuộc đời bắt đầu
Một vì sao vửa lặn trên nóc thánh đường
Tôi một giáo dân đi tìm bình yên
Tôi một giáo dân đi về Thượng đế
Sau lưng tiếng hát da đen và niềm vui tuổi trẻ
Tiếng hát da đen vươn mình con chó sói
Những  viên đạn bắn vào đàn  chó sói
Những viên đạn bắn vào tiếng hát da đen

 Một vì sao vừa lăn trên phố
Tôi bước từng bước bỏ lại sau đại lộ
Tôi bước từng bước về phía thánh đường
Gót giầy trên đá như cát sạn tim phổi
Tiếng hát sau lưng vươn mình dã thú
Những quán cà phê ồn ào tuổi trẻ
Con lối này đằng kia một vì sao mới tắt
Con đường này mầu nhiệm vào đêm 
 Con đường này đưa tôi về nhà
 Về đó tôi biết mình buồn vô kể
Tôi biết mình lên cơn sốt mỗi chiều

 Chai nước lọc trên bàn đã hết
 Đầu óc tôi bây giờ dã thú
 Bàn tay tôi bây giờ cỏ dại . 

( tr. 14)   

       3.    TRONG GIẤC NGỦ

Tôi vuốt mặt nằm xuống
 Sự uất nghẹn đã cướp giật hơi thở
 Thân xác tôi co  lại như mũi thuốc tiêm đầu độc
Máu trong miệng ứa ra
 Người yêu ngồi ôm mặt khóc

Tôi trở dậy tanh hôi miệng lưỡi
Trời mưa đêm và sự yên lặng hàng xóm
Trên bàn còn chai nước lã
 Chai nước lã không làm miệng lưỡi tôi dịu ngọt
Lọ thuốc trừ lao còn già nửa
Tôi xót thương tôi

Ngoài kia trời vẫn mưa
Trong này tôi đắng cay miệng lưỡi
  Bây giờ ánh đèn một tôi
 Một thân xác và cuộc đời .

( tr. 17)

           4.    CHUỘT


 Tôi thức dậy bởi không khí độc trong nhà
Con chuột lớn chết nằm cạnh thùng giấy
 Da thịt rữa nát
Tôi bỏ chạy ra sân
 Hình ảnh nó lớn dần trong óc tôi
Buồn nôn trào ra miệng lưỡi
 Tim phổi tôi có lẽ đầy khuẩn trùng
Tôi sợ hãi bỏ ra phố
 Một người đàn bà đang bới thùng rác
 Những con chó đói chạy quanh
 Chiếc xe rác vừa đi qua
 Tôi đưa tay ôm ngực
 Tim phổi tôi như không còn hơi thở
 Miệng lưỡi tôi muốn trào ra những dòng máu
 Những dòng máu đầy khuẩn trùng .

 ( tr. 19)  

    5 .   BÀI HÁT DA ĐEN 

  Căn nhà này thiếu những tiện nghi cần thiết 
Tôi đến đây như một loài cỏ dại
 Không ai biết tên không ai biết tuổi
Tôi tính đời tôi mình bằng những đốt ngón tay
 Như tôi tính một chu kỳ lịch sử
 Và thời gian đó đi qua
 Không vết tích của tháng ngày vội vã

 Tôi đến đây như một loài dã thú
 Không ai gọi tên không ai biết mặt
Tôi tính tuổi trẻ bằng những ngón tay
Nhưng tôi tính nỗi buồn bằng chu kỳ lịch sử
 Rồi tháng ngày đó qua đi
 Mang dấu vết của cuộc đời trên trán


 Bây giờ tôi ngồi vào ghế đá
 Nhặt những hòn sỏi ném về dĩ vãng
 Tôi úp mặt trong bàn tay vì sợ hãi tương lai
 Sau lưng thành phố bắt đầu lõa thế
 Trước mặt tôi sửa soạn mưa buồn
 Căn nhà này thiếu những tiện nghi cần thiết 
Tôi đến đây mang nhọc nhằn cơ thể
 Và tiếng nói như bài hát da đen

( tr. 23)

  6     NỖI BUỒN NGOÀI PHỐ

 Tôi về nhà trọ mang nỗi buồn
 Những người già nua và những người con gái
Những thanh niên không cạo râu
 Như tôi hôm nay đã một tuần buồn chán
 Như tôi hôm nay đã một tuần không đọc báo
  Sợ hôm, may ngày mai nhà tù tiếp nhận  thêm người


 Bây giờ niềm lo âu lớn lên
 Và xã  hội hôm nay chưa biết gọi tên
 Nhưng tôi biết gọi tên thân phận tôi
 Thân phận của người ôm mặt khóc
                                   và  tiếng hát khuẩn trùng


  7.   THỨC GIẤC NỬA ĐÊM


TIẾNG KHÓC ĐÊM NAY NGHE NHƯ TIẾNG ĐÀN BÀ KHÓC CHỒNG PHẢN BỘI
NỦA ĐÊM CHỢT TỈNH TÔI NẰM NGHE TIẾNG ĐỘNG VÂY QUANH
NỬA ĐÊM THỨC GIẤC TÔI THU NHỎ HÌNH HÀI
                       NHƯ NGÀY THANG MÙA ĐÔNG HÀNỘI,
                               NHƯ THÁNG NGÀY BANMÊTHUỘT
                                            VÀ NHỮNG  LẦN CƠN SỐT` LÊN THẬT NHANH
NGƯỜI BẠN NẰM BÊN CÒN MANG NHỮNG HẰN XÉ CỦA THÁNG NGÀY CƠ KHỔ
NỬA ĐÊM TRỞ DẬY TÔI TƯỞNG MÌNH SAU GIẤC NGỦ TRƯA
                                                                 MÀ THIẾU ÁNH SÁNG MẶT TRỜI
TIẾNG HÚNG HẮNG HO CỦA NGƯƠI ĐÀN ÔNG GÓA VỢ VỀ GIÀ
RỒI NGƯỜI MẸ À Ơ VỖ VỀ CON THƠ NGỦ
RỒI TIẾNG SÚNG NỔ TỪ XA
TIẾNG ĐỒNG HỒ TRÊN BÀN
                        VẪN ĐỀU ĐẦU NGÀY THÁNG
 BỖNG DƯNG TÔI BUỒN CHÁN
                              VÀ GIẤC NGỦ CÒN LẠI THÔI ĐÃ MẤT
TIẾNG NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÓC CHỒNG PHẢN BỘI
                                                                               VẪN NHỎ TO.*

( tr. 32)
---
* Biên tập  in chữ hoa.
 -------

           8.    BÂY GIỜ

1

 Bây giờ đất nước chúng ta còn những quán cơm xã hội
                    người ăn gạo của gà của ngựa
Còn những  đàn bà trẻ con cúi mình bới thùng rác bên chó đói chạy quanh
Những đống rác cao hơn đầu người
Xã hội chúng ta hôm nay đang kiến tạo con người ra chai đá
Rồi thành phố này thị trường bán buôn tình nghĩa
Và chúng ta không còn biết yêu biết ghét
Người đối xử với người những mưu mô  lừa đảo
RỒI THÀNH PHỐ NÀY THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐỊA VỊ
RỒI ĐẤT NƯỚC NÀY CHÚNG TA KHÔNG CÒN THI SĨ *
Bây giờ  tôi buồn chán và muốn gào to lên lần cuối,
               trước khi xã hội cướp bút mực tôi đi
bây giờ không khí chung quanh tôi như chiếc nhọt mâng mủ
Máu phổi tôi đông lại trào ra miệng lưỡi, mỗi buổi trưa
                                                                 và chiều cơn nóng sốt lên cao
Căn nhà trọ nên lao tù bít bùng
Tôi toan tính đạp đổ những bức tường câm nín
Như xã hội tôi những u uất còn nung.
----
* Biên tập in chữ hoa, chữ màu.
------

2

 Tôi sống hôm nay  kẻ thù nhiều hơn bạn hữu
Những người bạn hôm qua bây giờ nên cách biệt
Tôi lớn khôn hôm nay âu lo ngày mai
Ngày mai đất nước tôi những khuôn mặt xa lạ
Ngày mai đất nước tôi tù đầy nhiều hơn tha thứ

Tôi sống hôm nay kẻ thù nhiều hơn bạn hữu
Rồi ngày nào chết đi tôi biết mình sẽ mang niềm đau lớn khôn hôm nay
Rồi ngày nào chết đi tôi biết mình không ai đón đưa .

Sàigòn, ngày, tháng, năm, quên mất rồi , khi làm bài thơ này!

( tr. 33 )

             9.     ÂN NGHĨA 

                                  để trả lời TỪ-ĐAN-THANH *

Ôi những chiều Blao
Hoàng ghôn ngả bóng
Ôi! những chiều Blao
Sương phủ mịt mùng

Tôi đọc thơ anh;
Nỗi buồn cô-đơn,
Niềm đau trẻ dại
Ngủ im trong qúa khứ
Bừng dậy hôm nay.

Nỗi buồn này
Ủ trong cuộc dời
Người đã vào tu viện
Anh ơi !  Anh ơi !

Trót làm thân con gái
Tôi mang khổ đau này
Tuổi tròn trăng
Trọn đời nhìn nắng úa

Ân nghĩa ngày xưa
Tôi xin làm vốn
Cho mai sau, mai sau.
Bước lên đồi cao.

 ( tr. 43)  

------
* Một trong những bút hiệu của KHẢI TRIỀU
 (  tác giả chú thích ).
-------


          10.        KHỔ HẠNH


Tôi sinh ra vào thơi loạn để đến tuổi thanh niên ôm thân phận nhục nhằn
Những buổi họp mặt bạn bè kể lể niềm u uất
Bao giờ thơ tôi không còn hình hài ôm mặt
Bao giờ tôi không còn khóc mình bằng tiếng hát khuẩn trùng Bao giờ tôi làm thi sĩ của ca dao

Tôi sinh ra đời vào thời loạn để đến tuổi thanh xuân lãng quên tình yêu
Người con gái thương yêu tôi
                                        nhưng em ơi chúng ta
                                                                  cũng chỉ thấy buồn đau
Anh yêu em thời gian qua
                               đã tám năm tròn
Ba bốn năm
                  anh bỏ thành phố
                                         và em vào tu viện
Ngày bước chân em đi
                             em bảo 
                                     đã dâng anh cho Thượng đế
Anh  biết  chẳng bao giờ
                              em tu trọn vẹn 
Bổi anh tin
                     em không bỏ anh đi lầm lũi một mình
Bởi anh tin
                    vì anh yêu em nhiều và thành tâm
Anh nghĩ ngày mai
                     một người con gái 
                                        sẽ bỏ tu viện  về đời  yêu anh
Bởi em vụng đường tu
                                  hay
                                     muốn làm một chứng nhân cuộc đời anh
Bây giờ anh buồn tủi
                                nhìn chân em dẵm trên đường đời khổ hạnh
Bây giờ anh khóc một mình
                                            vụng về yêu em
Nên anh đã mất em
                                  và không bao giờ  tìm thấy ! 

( tr. 48) 

 thơ  KHẢI TRIỀU



nguồn   : -     KHẢI TRIỀU /  NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC /  tuyển tập thơ : 1963- 2003-
                      a)   ( bìa:  - phác họa tác giả : CAO BÁ MINH ( Hoa Kỳ).
                      b)   KT. qua nét vẽ PHÚ MẬP ( KQ ), 1993. tr. 53-    sách khổ 14 x 19cm, dày 80 tr. )
                c)  tác giả ghi:
                                   " Thân quý tặng anh Thế Phong.
                                     Một dấu ấn của 40 năm trước: 1963-2003 ". 
                                      ( ký tên-  Nô-En 2003+ triện son đỏ).

                        d)     -tập thơ này còn ghi:
                           
                                  Kính dâng Thân phụ                                             Kính dâng thân mẫu
                            Hơn ba mươi năm trường                                       Con nhớ những năm tháng
                            Cha đã sống trong khó nghèo                                Mẹ ngược xuôi về việc học
                            tận hiến, thầm lặng và gian nan tại                        hành của con mà con thì
                            quê nhà vắng bóng Linh Mục.                                 lạc dòng lênh đênh cuộc đời .
        
                                                                        KHẢI TRIỀU
                                                                   NGUYỄN VĂN TÙY

2 Nhận xét:

Tại lúc 09:36 8 tháng 4, 2013 , Blogger https://tranblog-kinhkha.blogspot.com nói...

"...tiền xe gửi xe đạp không có , đành khóa xe đạp vào gốc cây bã đậu ngoài lề đường..."

...cắt xong đâu đó, nằm vài tiếng, ra lấy xe đạp, nó vẫn chình ình ở gốc bã đậu chờ chủ. Tôi đạp xe về Khu Tân Chí Linh..."

......
Thưa Chú,
Năm 1961 chú phải "khóa" xe đạp vào gốc cây ư! Phải chăng thời đó đã có chuyện "để hở nó rinh sao?"

Năm 1973, cháu làm việc ở "Hùng Vương Ấn Quán" chuyên in program cho rạp Eden. Chiều thứ 7 đạp xe ra Eden xem phim, cháu để xe dựa vào gốc cây (dĩ nhiên là không khóa) nơi đường LêLợi, xem xong, ra lấy xe, xe không mất...

Còn chuyện "mổ ruột thừa" xong, nằm vài tiếng, ra đạp xe về Tân Chí Linh!!! Vâng, nghe chuyện này, cháu nghĩ chắc thời đó nền Y học giỏi quá cỡ thợ mộc!!!

 
Tại lúc 09:38 8 tháng 4, 2013 , Blogger https://tranblog-kinhkha.blogspot.com nói...

Cháu xin nói thêm, ông chủ Hùng Vương Ấn Quán tên là Phan.

 

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ