Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

dòng đời / bánh xe khứ quốc / phan trần chúc - bài: hoàng vũ đông sơn

  hoàng vũ đông sơn viết  về gia đinh
 sử gia phan trần chúc. / bài mới .


        đôi dòng về " bánh xe khứ quốc" & " hồi chuông thiên mụ"/ phan trần chúc
                   bài  hoàng vũ đông sơn 


        (....)  Cũng  trong dòng đời  Bánh xe khứ quốc, tôi nhớ lại  một gia đình cũng họ PHAN khá giả , gia đình  sử gia Phan Trần Chúc.   Sử gia mất 1946. Nhà văn Thanh Thương Hoàng có một truyện ngắn Lãnh tụ anh minh, dành cho   những người có sống trải, có đắng cay, mới thấm khi đọc truyện này !

           Cu bà Phan Trần Chúc đã dẫn được cả 3 ông con trai vào Nam, đinh cư ngay tại Sài Gòn từ 1954.   Còn con gái ở lại ngoài ấy giữ nhà.   Ai ngờ cuộc chia ly Nam-Bắc kéo dài,  Cụ giáo bà có nỗi buồn canh cánh bên lòng về bà Phan Thị Lan (?)   .   Rồi trước năm 1973, thì ông con thứ 2 của cụ bị mất tích trên con đường Sài Gòn-Đà lạt, khi anh lên dạy toán ở mấy trường trên đó.   Sau 1975, ông con cả cụ lại mất trong trại học tập, vì bệnh suyễn.   Sư buồn chán và u uất quá, khiến cụ ra đi trên tay ông con út.    Bao nhiêu hùng khí nhược thôn ngũ đại châu để chống bạo quyền  gia đình  Ngô Đình Diệm và lũ gặm nhắm sau đó.  
              Sau 30 - 4- 1975, ông út họ Phan thân tàn ma dại, vì vuồn chán, sống buông thả.   Mấy người bạn nhậu của ông biết rõ ông đang là chủ 2 căn nhà đẹp trên đường Nguyễn Minh Chiếu / Phú Nhuận và đường Trương Minh Giảng/ quận 3, nên mạnh miệng tâng bốc người hùng lên chín từng mây  ,  rối rủ tới mấy quán ăn uống thả cửa, cứ ghi vào sổ nợ.   Trương mục mỗi ngày  một phình ra.   Chủ quán tính sổ, khi có đủ mặt những bạn quí của người hùng. Dĩ nhiên, vì danh dự, nên ông út họ Phan  bán  cái nhà để  trả  nợ. nần chồng chất cao như núi !
              Khi tôi  về được Sài Gòn, ghé thăm cụ, thi đã vật đổi sao dời.   Những người lối xóm cũ cho biết vắn tắt nghư trên
.
               Một buổi sáng   đẹp trời, nhà văn Thế Phong " ới" đến một quán  café không tên  ở Chung cư Miếu Nổi./ Bình  Thạnh, cạnh phần đất cù lao Phú Nhậun, để nói cho nhau nghe chuyện thời sự văn nghệ cũ có, mới có, chuyện về các nhà văn, nhà báo một thời vang danh.   Chúng tôi đang khen trà ngon, cám ơn thịnh  ý, thì người cho trà xuất hiện; được dịp cảm ơn hương vị trà quê hương miền bắc.   Chuyện mưa nắng ngoài ta, chuyện  khói bụi ở thành phố ta bây giờ.  Bà chủ nhà bên cạnh đó, nhìn thấy ông  Thế Phong để bên cạnh một chồng sách mới xuất bản, nên cất tiếng hỏi:
               - Nghe ông nói chuyện mấy lần ở đây, tôi đoán, 2 ông là nhà văn, nhà thơ gì đó.  Vậy ông có biết, hay có đọc nhà văn Phan Trần Chúc ?

                Anh Thế Phong nghe có vẻ trối tai, qua câu : " ... nhà văn gì đó ", chắc bà này  cũng liên quan tới gia đình văn nghệ, văn gừng gì đây- bởi khi anh em chúng tôi tán phó- mát chuyện văn chương bù khú-  anh Thế Phong nói lớn : " có đàn bà mới có văn chương, không , thì chẳng có cái mẹ gì sất cả .."- câu này  của cố vấn một ông vua tây thời Louis ...  đấy !   Kể ra mới nghe , thì  thấy  trối tai  thật !
                    Anh em tôi không biết, có nên trả lời hay không ?   Áng lặng một lúc, anh Thế Phong đưa  mắt ra hiệu cho tôi, y như giục  hãy trả lời đi !   Tôi còn hơi ngần ngại, thì anh nói ngay:
               "Bà gõ đúng cửa rồi, ông này biết rất rõ gia đình nhà văn Phan Trần Chúc".
                Bà ấy nghe  dứt câu,  mắt chớp chớp ứa lệ :
                Tôi thấy yên tâm, nên thành thực khai báo - rằng-  biết rất rõ gia đình cụ giáo và rất thân với 3 ông con của cụ, vì là bạn học của Phan Quí Hoạt.   Bà ta  tự xưng :
                " Tôi al con gái cụ, tên Phan Thị Lan. Tôi là em của 2 anh Phan Nhất Siêu, Phan Trung Quát, chị Phan Quí Hoạt.   "
                  Bà chị của Hoạt đổi ngay cách xưng hô, gọi tôi bằng cậu, xưng là chị, nói:
                  ".... mấy năm sau thống nhất đất nước, chị mới có hoàn cảnh vào tìm mẹ... Cuối cùng thì như cậu đã biết đó."
                 " .. vâng, em biết  bà cụ không chịu lên máy bay, vì còn chờ anh Quát về.  Rồi Hoạt cũng không đi.  Anh Siêu phải tống chị ấy và cháu bé đi, chỉ tiếc anh Siêu chưa có cháu trai.   Anh Quát và Hoạt còn độc thân."
                 " Cậu không biết thì có. Anh Siêu có thêm 2  cháu trai nữa cơ !."
                 " Thưa chị, thề là cụ Phan Trần Chúc có nhang khói, có đich tôn thừa trọng rồi.   Cụ đã hơn cụ Trần Trọng Kim tới 2 cháu nội trai.  Đúng là " danh sử gia tuy đồng đức bất đồng" .  Em mừng   cho cả anh Quát và Hoạt, bọn em không phải ăn cháo thí thực mỗi năm vào rằm tháng bảy".
                 " Chị nhớ mẹ và anh enm chị quá !  Cậu còn nhớ kỷ niệm nào về bà cụ kể lại cho chị nghe".
                  " Thưa, chuyện về cụ và kỷ niệm về cụ, thì kể cả tháng chưa hết!   Xin vắn tắt là cụ  là người  Việt khó kiếm.  Chỉ biết câu phương ngôn:

                                                 Đẻ con công tử khó chiều
                                             Lấy chồng công tử nhiều điều đắng cay !

                 " Cái đắng cay của cụ là chồng, con hơn người  - ở tài năng  và trái tính, trái nết.   Cụ ông là nhà giáo, bỏ dạy học để viết văn.   Cũng là sử gia đồng thời, cụ Trần Trọng Kim thể hiện công trình là tài liệu giáo khoa cho các cấp học ở Việtnam, khi đất nước mới đòi được chủ quyền từ tay thực dân Pháp- Cụ Kim viết Biên niên Sử dân tộc bằng  những thực chứng,  nên khô khan, khác với diễm tình tiểu thuyết.   Viết " Việt Nam Sử Lược" , cụ hy vọng  các thế hệ sau có các sử gia sáng gíá hơn viết được Việt sử hoàn chỉnh hơn.   Còn cụ Phan Trần Chúc thì tiểu thuyết hóa lịch sử.  Đọc cụ Phan  Trần Chúc, người không nghiên  cứu, không là học trò vẫn thích thú , " thấy" các sự  kiện lịch sử, như đang diễn ra trước mắt.   Ai không tin, cứ đọc Bánh xe khứ quốcHồi chuông  Thiên Mụ thì biết liền !.

                " Thế cậu còn nhớ gì về anh Siêu trước và sau  30-4-1975, chỉ cần biết một vài chi tiết thôi ".
                " Trước 30-4, em ghé thăm cụ, thì cụ đang ở nhà anh Siêu trên đường Trương Minh Giảng.  Cháu gái  con anh Siêu mới lẫm chẫm biết đi.  Cụ dắt cháu ra mở cửa, pha trà cho  em uống; thì cháu bé ra dáng ngưới lớnn lắm, giơ 2 tay mời em ngồi sau , khi đẩy chưa nổi cái ghế bành.  Cụ và 2 anh Siêu, Quát cứ đem em ra so sánh để răn đe Hoạt.   Hôm ấy, anh chị Siêu đều đi  làm vắng.   Đám cưới anh Siêu lấy chị Nghĩa, em là bạn duy nhất của Hoạt, được  cụ và anh Siêu mới.   Anh Quát là  người nghiêm chỉnh, ít nói.   Anh dạy toán ở trường Võ  Tánh Nha Trang và dạy ở Trường Sĩ quan Hải quân,  hàng tháng, anh từ Nha Trang về Sài Gòn và   còn thêm ở Đà Lạt, kể cả Trường Võ bị Quốc gia, cùng các trường tư khác.   Còn Phan Quí  Hoạt thì khỏi nói ..."

                 " Cám ơn cậu đã cho chị biết chuyện về đại gia đình của chị ở trong này"
                 " Chị Siêu  ( Nguyễn thị Nghĩa)  đã đi rồi.  hai căn nhà của  Hoạt đã gán nợ" nhậu nhẹt ghi sổ".  Em muốn dâng 3 nén hương  trước anh linh 2 cụ và 2 anh Siêu, Quát mà đành chịu !  Đáng trách nhất là tên Phan Quí Hoạt !"

                " Chị không thể lập ban thờ riêng cho các cụ và 3 ngưòi anh em tại nhà chồng chị ( vì là  đảng viên) - vì có tới 5 bài vị, 5 bát hương.  Nên chị đã ký gửi 2 cụ, 2 ông anh và thằng em"" tại đền Đức  Lý Triều Sư đường Lê Văn Duyệt ( Hòa Hưng) .( đường Cánh Mạng 8 bây giờ)

                                                                   ***

"Bánh xe khứ quốc "  cũ còn quay và còn quy mãi cho tới bao giờ ?  Có câu phương ngôn:

                            " bằng chết mất thì thôi /  Còn sống như cóc bôi vôi lại về ".
                             (...) []

HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
Bình Qưới tây / Thanh Đa tp. HCM)
                

                        

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ