THƯ CỦA MỘT THI SĨ ĐÀNH CƯ TUYỆT TÊN MÌNH / THẾ PHONG
bài đăng trên tuần báo đời ( saigon) số 58, năm 1970
thư một thi sĩ đành cự tuyệt tên mình ( lá thư thứ 1 ) .
bài: thế phong
N hững ngày này của 18 năm vế trước, tôi là một nhà văn tập sự, khởi sự bằng truyện ngắn nhỏ đầu tiên, được đăng trên tờ nhật báo Tia sáng ( Hà Nội tháng 11 / 1952) , do nhà báo Hiền Nhân ( Đỗ Trọng Quỳnh ) phụ trách trang Học sinh & Thể thao .
18 năm sau ( 1970) hơn 40 tác phẩm đã xuất bản (việt, anh, pháp) - tự nhiên, một phút bốc đồng, có ý định cự tuyệt tên mình ( bút danh). Chủ bút tạp chí TENGGARA, giáo sư Lloyd Fernando , cho rằng tôi, và Taufig Ismail (Indonesia ) " - viết được những trang tuyệt bút ở Đông Nam Á (1) . Và 2 giáo sư Pháp: Maurice M. Durand và Nguyễn -Trấn Huân ( đại học Sorbonne) , soạn giả Introduction à la littérature viêtnamienne cập nhật tiểu sử một nhà văn Nam Việtnam trong Dictionnaire biographique (2). Củng năm 1970, một truyện ngắn Immondices à banlieue,được Jean-Claude Pomonti đưa về Paris, đăng trên báo Le Monde . ( bản dịch : Cao Giao / Huỳnh Văn Phẩm ).
Cũng vẫn sau 18 năm cầm bút, một tự-sự-kể Nhà văn tác phẩm, cuộc đới được Nxb Đại Ngã ( Nguyên Vũ -Vũ Ng ự Chiêu chủ trương ), tái bản năm 1970. Một lần gặp Chu Tử ở nhật báo Sống, anh mời tôi viết một loạt bài, tương tự như Nhà văn, tác phầm cuộc đời- vì lẽ ấy, tôi khởi viết Thư môt thi sĩ đành cự tuyệt tên mình - anh sẽ cho đăng trên tuần báo Đời ( mới thuê manchette - chủ nhiệm Trần Thị Anh Minh ) Nói đùa cùng Chu Tử:
:
"... xin khất một dịp thuận tiện hơn, vì thưa anh, một Nhà văn, tác phầm, cuộc đời đủ l;àm chúng phát điên ít nhất là hàng chục năm ".
Tất nhiên chúng đây, ám chỉ bọn ngụy văn sĩ., văn chương đặt hàng , philistin ( trưởng giả- như F.Nietzsche ám chỉ bọn văn sĩ giá áo, túi cơm, nịnh trên nạt dưới, đội lốt văn sĩ, là người đi bằng 4 chân bon bon chạy lùi, phi cầm phi thú, văn chương viễn mơ, đầu cơ đón gió, ninh bợ ngoại nhân đặt ' hàng văn hóa' , hệt cảnh mua đào chính , sang kép độc trong giới cải lương. Chúng huênh hoang vỗ ngực có lương tâm cao cả, làm văn chương quốc gia chân chính v.v. ... Chúng nào có hiểu gì về văn chương đích thực là cái gì đâu , văn chương tốt thực sự phải là văn chương của nhà văn : ' trí thức làm những việc không dính dáng gì tới họ . ( J. P. Sartre) , chống bệnh sùng bái tiền bạc ( le fétechisme de l'argent) , biết gánh đau khổ đồng lọai, biết sử dụng đồng tiền ngoại nhân phục vu tốt văn hóa nội địa. Một thí dụ điển hình, rất đáng khâm phục, một gương sáng từ nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh , nhận tiền dế quốc Phú Lãng Sa phục vụ văn hóa An Nam , sau cùng , ông bỏ thân xác bên đất nước Lào, và trước đó từ chối món tiền rất lớn từ một toàn quyền Đông Dương ! Có thể, ít ai quên, chính Nguyễn Văn Vĩnh, từng nhận tiền của Pháp, không chỉ làm văn hóa An Nam , còn nuôi con học ở Pháp . Ông ta biết rõ giá trị đồng tiền xiết máu hơn ai hết, rồi chính cái thế lực đồng tiền vây bủa , khiến ông phải sang Lào đào vàng trả -nợ hoàn nợ - lại bỏ thân xác thân nơi xứ người.
Riêng tôi,. khoảng 5 năm trời, không hề gặp gỡ, giao du, hoặc có một lời nhắc đến bọn chúng' Rồi, ngày lại ngày, bọn văn công càng tăng,.huênh hoang, tác quái, vừa nhận tiền vừa ngẩng cao mặt, hệt Lỗ Tấn xưa kia, từng lên án' bọn tay sai , chìa tay phía sau nhận tiền quân Phiệt Nhật, tay trước giơ lên cao, lại huênh hoang là phục vụ văn hoá Trung hoa ! '.
Vậy anh Chu Tử ơi, tập sách này, có thể sẽ là cái gạch nối - tiếp theo Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời nhưng thưa trước cùng bạn đọc, có khác đôi chút. Đó là sự hằn học sốc nổi gíáng mạnh trên đầu bọn văn nô trưởng giả không thương tiếc- nay, vẫn lên án thẳng thừng tư cách bỉ ổi ấy của chúng, nhưng có phần độ lượng hơn; chưng bằng chứng việc làm sai trái mà không cần lời bình - để người tới sau rút được kinh nghiệm - tránh hay tự nguyện dấn thân , còn tùy....
Qua cuốn sách dịch Hồi ký văn chương viết sớm của E.Evtouchenko ( Đường Bá Bổn dịch , theo bàn pháp văn của K.S. Karol, Nxb Julliard 1963, Paris - Nxb Đồng Nai tái bản 2003 ) - thì : Evtouchenko đưa ra ý kiến này: xã hội này chỉ có tốt và xấu - ông đứng về phia công dân tốt để tranh đấu cho một xã hội, có nhiều người tốt tăng lên. Bới , theo ông , dù 30.000 năm nữa , thì số người xấu kia chưa thể bị tiêu diệt hết đâu ? Nói vậy, không có nghĩa phải bó tay. Chúng ta phải biết vậy mà vẫn tiếp tục tranh đấu . Những người xấu sẽ ít hơn độ xấu của thế hệ mai sau, vị họ sẽ bị người tốt phản kháng, tranh đấu tiêu diệt . .
Từ một thi sĩ đánh cư tuyệt tên mình - sớ dĩ có - ngoài Chu Tử ra, cảm ơn 2 bạn nữ , đọc giả, yêu cầu kể cho nghe tiếp về một thời đoạn sống của tôi viết văn, làm báo - đó là chị X..giáo sư trung học ở Dalat, và một nữ sinh trẻ, thư đề tên Huyền Thoại - muốn được biết thêm doạn đời 18 năm trôi nổi của tôi, thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, suy tưởng, hành động , đối với bạn bè văn chương ra sao ? Chẳng lẽ điều ấy tôi nói là không biết , được sao? Cô bé ơi, ở tuổi này, tôi vẫn như đứa trẻ-già-đời mà thôi. Văn sĩ bậc thầy nói vậy đấy ! ( 3) . Cô bé HuyềnThoại ơi, tôi cảm ơn cô bé, cô hiện là vết sáng soi rọi lương tâm tôi từ vài năm trớ lại đây, muốn chối bỏ cái tôi đã thành đấy thôi . Củng không khác mấy với Saint John Perse , bởi ông từng có lần bộc bạch : " Và đến giờ, ôi thi sỉ, mi hãy cự tuyệt mang tên mi, cả nơi mi được sinh ra, thêm cả giống giòng ( nữa ) ! "
H ãy nhớ lại ông ta , một thi sĩ , một nhà ngoại giao tài ba, nhìn nước Pháp bị Đức Phát xít xâm chiến ( thế chiến II ), bỏ nước sang Anh quốc sống vất vưởng, ngửa mắt lên bầu trời, hét to : khước từ bản thân nghiệp dĩ, nghề nghiệp, giòng giống, tổ quốc - là đúng quá đi chứ !
Riêng tôi, ngoài sự cảm ơn hai vị - còn một người mà tôi yêu dấu - được nhận lời cảm ơn chưa nói ra - đó là vợ tôi - nàng chưa có một phút nhìn thấy khoảng sáng chói lòa trong sự nghiệp văn chương của tôi đền đáp !
Lá thư này, khi tôi đang viết , bỗng sáng nay, một thư mời - từ một viên chức tại Thư viện Abraham Lincoln, 8 Lê Quý Đôn ( Saigon 3 ) - họ sẽ trả lời về một dịch vụ văn hóa , hình như tôi đã sẵn sàng sang Hoa kỳ vào đầu năm tới chưa ? và hỏi lý do nào tôi biết phương danh thi sĩ Paul Engle ?
Trả lời : - năm 1966, qua sự nhắn tin, qua họa sỉ Thái Tuấn, giám đốc Asia Foundation , ông
Leonard Overton, trụ sở đặt tại 36 Đoàn Thị Điểm ( Saigon 3) mời tôi tham dự chương trrình International Writing Program ở Iowa. Tôi nhớ tới một bài báo đăng bài diễn thuyết của ông ở Lion Club : :" cho tiền còn khó hơn là kiếm ra tiền " - ý nói - đồng tiền viện trợ của Hoa kỳ và cách cho như thế nào mới phải cách ? Khi đọc xong tự- sự -kể Thephong by Thephong, the writer, the work and the life , ông không thể hiểu được, tại sao lại có thể có trường hợp một người làm văn như tôi bị đói cơm tới 2 ngày , sau được viết lại trong Thephong by Thephong , the writer, the work & the life . mà ông đã đọc , rồi hỏi thẳng thừng : ' Có thật như vậy không, nhà văn ? "
Trả lời đại khái :
" - ...bởi ông có nhiều may mắn quá, nên không thể hiểu, vì ông là công dân Huê Kỳ ."
Ô ng Leonard Overton góp ý, tôi nên gửi cuốn sách kia cho thi sĩ Paul Engle, giám đốc International Writing Program để được mời tham dự chương trình viết văn quốc tế, có nhiều nhà văn các nước tham dự .
T ới 1968, giáo sư Đỗ Đình ( nay đá qua đời) , có viết cho tôi một thư mời tới Thư viện Abraham Lincoln để nhận một thư mời của một hội văn hoá ở Mỹ. Lần ấy, tôi không tới, rồi viết thư cho anh Đàm Xuân Cận ( người dịch Thephong by Thephong, the writer, the work & the life )- đang dạy tại RAAF SCHOOL (4) ở Sydney . . Ít lâu sau, tôi nhận thư anh,báo tin sắp về Saigon , rồi sau đó sẽ cùng tôi tới gặp họ .
Tới khoảng tháng 10, nắm 1969, tôi và anh Đàm Xuân Cận tới gặp giáo sư Đỗ Đình . Ông cho biết, cô Helen.E. Baker, phụ trách văn hóa JUSPAO mời tôi tham dự chương trình International Writing Program . Khi ấy, tiếng anh của tôi rất tồi - cô Baker yêu cầu tôi ghi danh theo học một khoá tại
Staff Devolpment Center . Tôi học anh ngữ tại đây , đâu đó được hơn 1 năm, giám đốc trường anh ngữ, cho biết, tiếng anh chưa lấy gì làm khá , tuy không đến đỗi tồi , nghe xong, tôi vửa buồn vừa mừng .
B uốn, bời tôi chưa đủ trình độ tham dự hội thảo, nghe vả hiểu được tiếng anh, chuyện trò trực tiếp với các văn sĩ nói tiếng anh. Cô Helen E, Baker khích lệ:
"... rồi ông sẽ tới một đất nước không có sự nghi kỵ, yên ổn, để sáng tác, thâu thập túi khôn nhân loại ..."
Tôi vẫn học tiếng anh văn tại 36 Sương Nguyệt Anh, mỗi ngày 4 tiếng ( trừ chủ nhật) ròng rã 3, 4 năm . Có 6 lớp , từ 1 đến 6 , học hết 6 thì thi Proficiency Michigan .Tôi ở lại lớp nhiều lần, tự fail on purpose để tiếp tục đi học nửa ngày, nửa ngày ở nhà hoặc rong chơi cà-phê, cà-pháo- còn hơn vào phòng, sở làm việc !
R ồi có một buổi sáng, tôi được mời tới Tòa đại sứ Hoa kỳ tại Việtnam ( phòng 206, gặp cố vấn văn hoá, có phương danh Linclon thì phải) , ông chìa cuốn WE PROMISE ONE ANOTHER - poems from an Asian war , do Don Luce, John C. Schafer & Jacquelyn Chagnon sưu soạn, dịch, in ấn . Don Luce, tay đầu sỏ phản chiến, năm 1970, dẫn phái đoàn Thượng viện Mỹ sang VN thăm Chuồng Cọp tại Côn đảo, sau đó , báo chí Hoa kỳ đều nhất loạt đăng phóng sự ảnh, lời bình . Ông Linclon mở sách, chỉ tay bài thơ
550.000 G.I. IN VIÊTNAM, poem by The Phong ( 18 trang) và nói rõ lý do từ chối cấp visa:
"... Chương trình đi Huê Kỳ diễn thuyết văn chương trục trặc rồi. qua thư từ của Paul Engle, ông cho biết, tiền máy bay, đài thọ ăn, ở tại Mỹ , đều do chương trình hội thảo văn chương quốc tế Đại học văn khoa Iowa đài thọ, chỉ cần có visa của Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Saigon cấp chiếu khán nhập cảnh là xong. Nhưng không xong rồi, bởi lẽ, thư của cố vấn văn hóa Tòa đại sứ, ông Lincoln, đại diện đại sứ E. Bunker, trả lời cho biết, họ không thể cấp visa, mặc dầu chi phí đã được đại học Iowa đài thọ. Trong thư, họ không nói lý do, chỉ mời tôi tới, để họ giải thích chi tiết. Hóa ra, chỉ vì cuộc hội thảo văn chương quôc tế, có nhiều nươc Cộng sản tham dự, và cũng có lẽ, tuyển thơ We Promise One Another của Don Luce, John C. Schafer & Jaquelyn Chagnon sưu soạn thơ từ cuộc chiến châu Á, gồm đủ 3 thành phần : Cộng sản, Giải phóng miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa ... nên Tòa đại sứ ở đây , liệt vào loại văn chương đen chống chiến tranh chăng? Hỏi là trả lời, vì Don Luce là người Mỹ rất giỏi tiếng việt, có bút hiệu Đoàn Lân- ( từng đăng bài trên t4p chí Trình bày của Thế Nguyên ) - người từng đưa các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thăm chuồng cọp ở Côn Đảo năm 1970 - gây một dư luận báo chí chống chiến tranh can thiệp của Mỹ vào Việtnam, làm Tòa đại sứ ở đây điên đầu. Trong tuyển thơ ấy, giới thiệu thơ Nguyễn Du, bậc thấy văn chương cổ điển, như lời dẫn
an ancient master, thơ Lưu Trọng Lư, thơ tranh đấu Nguyễn Đình Chiểu, Xuân Thủy, Thu Bồn, Tố Hữu, thơ nói về sự can thiệp của ngoại bang, như lời nhạc của Phạm Thế Mỹ, Miên Dức Thắng, Trịnh Công Sơn, Nhất Hạnh, Nhất Chi Mai và Thế Phong ... thơ Giang Nam, Nhuệ Hà, Tế Hanh,
Hồ Bắc, , học sinh tr, như Hoàng Minh Nhân, Thy Can, thơ trong tù Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Thảo Giang, Lê Giang, Thép Xanh, Cửu Long; thì dù Paul Engle có viết thư riêng cho tôi, bảo, đưa đến Tòa đại sứ Mỹ ở Saigon, trong đó có một câu cuối cùng show it to them .. cũng chẳng ích gì !
Bài thơ 550.000 GI in Việtnam của tôi, đã đăng trên tạp chí TENGGARA (5) , thế mà Don Luce và các bạn ấy, chẳng hề xin phép tác giả một lời, l còn sửa CHỮ NGHĨA - chữ nghĩa đây , là sửa chữ chính xác hơn, bảo đảm hơn cho nội dung chống chiến tranh sâu sắc hơn. Và lại không hề có hàng chữ reprinted by ... , và tên dịch giả Đàm Xuân Cận ( đánh lận đọc giả, có thể hiểu là ban tuyển chọn dịch, chẳng hạn vậy ). Thêm điểm khôi hài nữa, không xin phép tôi - một , trong những tác giả - ở trang 2 tập We Promise One Another ấy- 3 vị ấy ghi rõ ràng : họ giữ bản quyền, sách được in theo lối mimeographed , phát hành tại Washington , D.C, 1974. Sở dĩ tôi có được trong tay, là do Thê Nguyên chuyển , nghĩ lai , tôi càng thấy thấm thía về sự kiên tâm của thi sĩ Paul Engle, ở chỗ , ròng rã mời tôi sang Mỹ trong vòng 4 năm liền mà không có kết quả ! ...... (6) .
Một lần , tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Khônglực VNCH , ( tác giả tập truyện ngắn Chết Non, Trong Đục,..(. Sài Gòn 1967, 1974, ) cho gọi tôi lên văn phòng . Tướng Minh thân mật hỏi, liệu tôi có muốn tham dự International Writing Program ở Iowa không ? Nếu muốn, ông sẽ đưa tôi đi làm hạ sĩ quan liên lạc Không quân tại Huê Kỳ, và từ đó, tôi tự do đi hội họp, tất nhiên không cần Tòa đại sứ, đại xiếc nào cấp vi -sa vi- diếc . Tôi cảm ơn , từ chối cách dứt khoát, tướng hỏi tại sao ?
Một vợ + 5 con - đứa thứ 5 mới chào đới, bên nội không còn ai, bên ngoại ở Dalat. Tôi phải chăm sóc, cơm nước, giặt giũ tã lót, lính thời chiến phải gác, đêm ứng chiến - có khi buồn ngủ quá, trực chiến về, giặt một chậu tã lót lớn xong- mặc cho Việt Cộng nã pháo kích vào sân bay ình ình, mọi người xuống hầm trú ẩn- riêng tôi coi giấc ngủ quan trọng hơn, tiêp tục leo lên giường cá nhân , đánh một giấc dài.
Tư lệnh Không quân phán : " ..rất thông cảm, anh Thế Phong ạ !".
[]
THẾPHONG .
nguồn: tuần báo đời ( saigon ) số 58, năm 1970 .- bài này có đọc lại ( tháng 6/ 2012)
-----
(1) ... In looking for the best work by Southest Asian writers, TENGGARA plays it quite literary by ear. The 1967 number was much enhanced by, among much other excellent work, the tragic simplicity of Taufiq Ismail's poems. Readers of that issue will know how Taufiq's poems were obtained. For the present issue we were fortunate again in discovering the English translation of a book of poems by Vietnamese poet, ThePhong. The selection we publish here is a moving reminder of the spiritual devastation and waste his country has undergone for twenty years without respite. We hope to publish more of ThePhong's work in the near future ...
( Tengarra Diary / TENGGARA, , Volume II , Number I 1968 / April 1968 / Kualua Lumpur / Malaysia - p. 97 )
(2) THEPHONG . Vrai nom ĐỖ MẠNH TƯỜNG. Né en 1932 à Nghĩa Lộ ( Haute région du Nord Vietnam ). A fait beaucoup de métiers avant sa" descente" à Hanoi pour s' adonner aux études. - 1952 : commence à écrire des nouvelles. - 1953 : reporter pour différentes revues de Hanoi : Giang sơn, Dân chủ, etc ... Vit actuellement au Sud Vietnam et s' occupe de l' édition des ouvrages sur la littérature viêtnamienne actuelle . La plupart de ces ouvrages sont ronéotypés.
Principales publications : Tình sơn nữ, roman 1954. - Lược sử văn nghệ Việtnam , plusieurs fascicules, sur les écrivains d' après- guerre, les écrivains du Sud, etc .... - Hiện tình văn nghệ miền Nam ( État actuel de la littérature et des Arts au Sud ) 1962 , p. 174 .
( page 216)
Ed. G ,-P, Maisonneuve et Larose et UNESCO, Paris 1969.
(3) André Gide : " Je reste toujours un viel enfant "
.
(4) Trung tâm Thính thị Ngoại ngữ Không quân Hoàng gia Úc .
(5) TENGGARA 5 - p 87- 92 .
(6) HỒI KÝ NGOÀI VĂN CHƯƠNG / THẾ PHONG , Đồng Văn xuất bản + Nhà sách Văn Nghệ tổng phát hành.
( ISBN 1- 886535 -07-8 / Copyright by Đồng Văn 1996 - tr. 117 - 118)
,
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ