Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

THƯ CỦA MỘT THI SĨ ĐÀNH CỰ TUYỆT TÊN MÌNH / THẾPHONG

bài đăng trên tuần báo đời  ( saigon) số 59 :  19 /11/ 1970 )  : thư một thi sĩ
  đành cự tuyệt tên mình ( thứ thứ 2 : lửa )

                                                       bài: thế phong


- ... hồ hữu tường, maiakovsky,   pouckhine,   lev tolstoy, alexis tolstoy, r. maria rilke, tourgueniev, stephan zweig,    goethe,    holderlin,   malraux,    evtouchenko,    nguyên sa,
   mai thảo,  đỗ quý toàn,  phan nhật nam nietzsche,  thanh tâm tuyền,   quách thoại ,
 maxime gorky, essénine  ...
- ...văn chương viễn mơ   có phải là   mai thảo  ' cũng đủ lãng quên đời !?
- ...văn chương lửa  qua dọc đường số 1 / phan  nhật ...
-.. .giá trị thi ca không thể đem so sánh với chiếc xe hơi thể thao ... ai nói vậy ?  
-...  hà cớ gì evtouchenko  ném đống tiến nhuận bút  tập thơ  les éclaireures de l'avenir xuống dòng  sông ở Moscova ?  
 -... viết văn như làm ái tình ...



C ó một nhà văn học , hình như là Hồ Hữu Tường, có một nhận định về kiến thức văn hóa và kinh nghiệm bản thân người làm văn hóa :  thước đo lường.   Đây là một nhận định hợp lý, hợp tình, hợp cảnh  đáng ghi nhận.   Cũng như nói đến kinh nghiệm bản thân nhân loại là gì , nếu không là kẻ được  truyền lại, thì làm sao đứa trẻ thơ đến sau, có thể cảm thấy được rằng: lửa sẽ còn cháy , làm cho họ tin tưởng hơn sức mạnh của thi ca lửa.   Thưa, đó là   nói về trường hợp  thi nhân hữu hạng, như :  Maiakovsky chẳng hạn.   Cả một nền thi ca Nga , người ta có thể loại bỏ Pouckhine, cũng không thiếu sót, khi bàn về  lửa  trong văn  Maxime Gorky. Maiakovsky- cũng như có thể tạm quên Tourgueniev;  nhưng lại không thể bỏ qua
Lev Tolstoy.   Hoặc vào những năm đầu   nền văn chương Xô Viết , lại không thể không biết đến một nhà văn nữa, mang trùng tên Tolstoi, là Alexis Tosltoi .  Tôi đọc tới lần thứ 3  Écrit sur la guerre ( bản đich tiếng pháp) , một tác phẩn mỏng thôi, nhưng nội dung chứa đầy sức sống  chiến đấu rất     lửa trong văn chương.   Đó là văn chương lửa  truyền lại  kẻ đến sau.   Hoặc, ai đã từng đọc thi ca Đức quốc, hẳn sẽ dễ nhớ Goethe hơn HolderlinR. Maria Rilke.  Hoặc, một nhà văn , gốc tích  Áo  viết bằng tiếng Đức là Stephan Zweig, cho rằng :

                  ".. thế giới thơ Holderlin năm trong định đề Empédocle, họa chăng vượt hơn tiền bối chung đường đi, thì đó lá thi ca có mầm sống sinh động, tư tưởng được biến thành cảm nghĩ thực sự . Bởi thế, thơ Holderlin vượt hẳn thơ Goethe  ( bới thơ Goethe mới chỉ là ' một phân số của cuộc đời' . Còn thơ Holderlin lại  là ' nhu cầu thjiết yếu trọng đại   con người, loài người, một thứ tôn giáo thi ca trong tôn giáo thi ca nhân loại ..." (1)

H oặc đối với  R.M Rilkle thì sao, ông thi sĩ này không chỉ hiểu thấu đáo nhân sinh, lại còn thuộc cả một đường chim bay ( của một loài chim nào đó)  đang lượn trên không trung, hoặc thấu đáo cuộc sống phức tạp cả một loài ong hoặc quần thể lối sống loài kiến .   Vậy là Rilke đã nắm trong tay chìa khóa tâm hồn con người. cả, loài vật,  ong, chim trên trời, kiến dưới  mặt đất, các nơi mà thi nhân từng đặt chân tới.    Đến ngay cả một văn sĩ  Pháp, như André Malrauxchẳng  hạn, từng nhận là người Pháp , mà chưa biết rõ  nước Pháp , so với gót chân giang hồ  nhà thơ Đức quốc. R. Maria Rilke.    Rilke đi tới đâu có thơ in bằng tiếng nước đó,  sự nghiệp thi cả là  sự gộp các  tác phẩm thi ca đã in trên toàn cầu.    Khi người qua đời rồi,  chết đi trong sự  nhớ thương  từ khắp năm châu, bốn biển ! .

N hư vậy, chẳng phải  Rilke đã  hiểu rõ  tâm hồn con người một cách rất riêng tư, không chỉ  cảm, hiểu được  mà ngoài ông ra, kẻ khác như mù tịt, khờ khạo trước giá trị mà thi nhân thường biểu lộ:

"... tôi muốn hiểu, ít nhất tâm hồn một con người, trong khi ấy : "  mọi người lại không hiểu  một người cógiá trị là tôi đây .."  Nghe rõ là có tính chất châm biếm,  mai mỉa, tự riễu   tài năng bản thân, điều tiên quyết muốn cảm được, hiểu được  một tâm hồn lớn như Rilke, phải là người cũng có một tâm hồn lớn rộng mở.    Cuộc sống thường nhật của  Rilke  phải chấp nhận  ý nghĩa  sống đa tạp  của cuộc đới .  Chẳng hạn, với luật của phố thị, đã dạy cho thi nhân Eugène Evtouchenko biết, không nên sợ bất cứ điều nào, phải biết tự chiến thắng trước mọi sợ sệt bản thân, mới  chiến thắng  sợ sệt  cá nhân trrước sức mạnh đám đông vây bủa.    Evtouchenko  đã sống, áp dụng triệt để  cách sống kia, vì thế mới thắng được bọn du đãng Roux từng  chặn , đánh đấm, cướp tiền mãi lộ.   Ông rút ra kết luận này,  khi  đánh giá  về thi ca , đại đề, thi ca giản dị hoặc phức tạp, thì vẫn phải mang  một đậc điểm, thi ca phải cần thiết đối với người đọc  ( thì mới gọi là thi ca)  -  vẫn theo Evtouchenko, giá trị thi ca không phải đem so sánh  với giá trị chiếc xe hơi đắt tiền , hoặc xe thể thao  cao giá, đẹp đẽ đấy, mà chỉ chạy biểu diễn trong vài vòng chạy đua .  Vậy thì, phải đem thi ca so sánh với  chiếc xe  ambulance đang lao  tốc độ trên đường để kịp thời cấp cứu  nạn nhân.   Được gọi là thi nhân có liêm sỉ tối thiểu, đó là , anh ta  biết xé đông tiền ' bẩn'  ( khi biết đó là tiền' không sạch' )  được trả  từ  nhà nước cho một tập thơ đặt hàng, như Evtouchenko đã  nhận đặt hàng   thì  mớ tiền' rác' kia  bị xé thành nhiều mảnh, được ném từ trên thành cầu xuống dòng sông cuồn cuộn  chảy dưới kia... (2)

Ít ra. từ chuyện này, tôi nhớ tới thi sĩ Nguyên Sa, khen anh ta một câu cho hả dạ :

" .. đúng là anh ta biết tỉnh thức đúng lúc, chẳng khác gì Evtouchenko  trên  cầu ném tiền xuống sông - vi  lẽ, Nguyên Sa viết một loạt bài tấn công trực diện' bọn văn chương viễn mơ' ' từng đầu cơ, đón gió, ngửa tay nhận tiền viện trợ  ngoại bang làm văn hóa  việt .   Nguyên Sa rút từ kinh nghiệm xương máu bản thân để dạy dỗ bọn cố chấp vô liêm sỉ, chúng nhắm mắt  ngủ giấc dài chưa bao giờ chịu thức giấc  (3)

 Với tôi, bây giờ tôi cũng phải làm  cách nào,  để   bọn văn chương viễn mơ như Nguyên Sa chỉ trích  hểu được: tại sao tập thơ Les Éclaireurs de l'Avenir' của E.Evtouchenko ( bản dịch pháp ngữ)  -
một tập được gọi là  thơ lại  do hội Nhà Văn Vô sản  Nga đặt hàng, tác giả được trả món tiền nhuận bút hậu hĩnh,  và lý do nào tác giả cầm mớ tiền lớn thế kia  , rồi bất thần lại  xé tan thành trăm mảnh ném  xuống sông, từ trên một cung cầu ở Moscova .  Tôi hy vọng rằng,  Nguyên Sa,  vào một ngày nào đó, anh sẽ  hài lòng, cười với chính mình- về sự dạy dỗ kinh nghiệm nhận tiền  nhà nước làm văn chương, chỉ không đối với bọn đầu cơ, đón giá,  như cuốn Ánh sáng miền Nam  / Mai Thảo , nhận tiền  Mỹ , ca tụng vu vơ cái đẹp, cái hay viễn mơ, chẳng hạn  trong cuốn ấy, ca tụng tiếng chim hót
' tự do" trên cầu Bông, Dakao, chẳng  hạn.  Đọc giả đọc, cứ tưởng thật  , không riêng chỉ một cầu Bông Dakao thôi, mà  cả miền Nam tự do, chỗ nào cũng có' chim cất cao' tiếng hát tự do' ( không nói ra,  đó là sự khắc biệt , so với chế độ đối lập ngoài vĩ tuyến 17,  chẳng làm sao có ' tiếng hát tư do' của bầy chim ấy như ở miền Nam được !)   . Chỉ riêng với' tiếng  chim hót tự do' này thôi, ngay cả một átc giả trẻ tuồi, tác giả 2 cuốn bút ký chiến tranh  Dấu binh lữa và' Dọc đường số 1 ,  lúc đầu đọc tác phẩm Ánh sáng miền Nam  kia  ,cũng tưởng thật, sau này anh ta đã tìm hiểu được ý nghĩa sâu xa của bọn
văn  nô ca tụng chim hót; cuội'!   Tiếng  chim hót cuội kia là tác phẩm Ánh sáng miền Nam được hót trong văn chương, từ đồng tiền  Mỹ trả, để anh ' tác thiệt' kia  đánh lừa người đọc đấy thôi.    Vậy là sự dạy dỗ  của  Nguyên Sa, không phải chỉ dành cho  'bọn văn nô được liệt vào' đĩ thập thành') mà  anh thức tinh cho những kẻ tới sau  rắp ranh đi vào con đường viếtvăn, làm thơ, dịch thuật' theo đơn đặt hàng' của  Sở Thông tin Văn  hóa  Huê Kỳ tại Saigon  hay   Bộ Thông Tin  Văn hoá của chính phủ  VNCH.  

2 cuốn bút ký của Phan Nhật Nam  xuất hiện, theo tôi biết, chỉ có  một trọng tài văn chương duy nhất biết tới giá  trị  văn chương lửa- đó  là  Đỗ Quý Toàn  giới thiệu trên một tạp chí chính  trị (4) .  Hình ảnh cuộc chiến thảm khốc được viết   lại, dưới ngòi bút văn chương nhân bản Phan Nhật Nam ( nhất là
Dọc  đường số 1) , văn chương lửa Phan Nhật Nam  bừng bừng sinh khí ngọn lửa hừng văn chương sẽ được truyền lại thế hệ  sau.   Sao lại không như vậy chứ,   cận cảnh ,một trung đội lính dù   trang bị súng ống tới tận răng, mặt hùng mày hổ dữ  tợn  tiến vào một làng  ở  Kiến Hòa ( nay Bến Tre ).     Cùng nghe tác giả tả  sự sợ hãi của người đàn bà trẻ  thấy lính dù , đã  nới thêm một cúc, hé lộ đôi ngực trắng bồng, như muốn hối lộ, để được tha mạng :

"... chúng tôi đâu phải là một thứ lính tây trên quê hương, một thứ người ngoại cuộc của những tàn phá kinh tởm do chiến tranh này.   Chúng tôi có lòng nào hưởng cảm giác trên xác thân  một người đàn bà Việtnam trong cơn  vỡ nát kinh hoàng đau đớn.   Khổ lắm, người  đan bà của tỉnh   Kiến Hòa   nào đâu có biết rằng: chúng tôi không bao giờ muốn huênh hoang, hung bạo trên vườn xanh bóng mát này; chúng tôi đâu có muốn tạo những ngọn lửa oan uổng thiêu đốt căn nhà bình yên như giấc mơ của chị.   Và những mảnh  vườn đó, thân thể chị đây, nào có ai can đảm để giang tay ra cướp phá và xâm phạm.   Tôi muốn đưa tay lên gài những chiếc  nút áo đã bật tung lộ liễu, muốn lau nước mắt trên mặt chị ; nhưng chân tay cứng ngắc và hổ thẹn ...   Người đàn bà quê thật tội nghiệp, đời sống nào đã đưa chị vào cơn sợ hãi mê muội này, đễ dẫn  dắt cho những ngón tay cởi tung hàng nút áo , sẵn sàng hiến dâng cho một tên lính trẻ tuổi, chỉ bằng em út, trong khi nước mắt chan hòa trên khuôn mặt đôn hậu đầy kinh hãi ...."  ( Dọc đướng số 1 / Phan nhật Nam ) .

 Nhân bản tính trong văn chương lửa cao ngút của tác giả Phan Nhật Nam trong  Dọc đường số 1 đấy !   Tôi rất muốn giới thiệu hình  mày, diễn dịch,  để  người ngoại quốc cảm nhận, không phải chỉ một lần, hoặc một người nào ; mà phải nhiều  lần ,  với nhiều người biết  hơn nữa.   Và dĩ nhiên, chính câu văn lửa đầy nhân bản tính kia,  tự nó đã nói lên  giá trị, không cần lời bình nào khác !.   Giả dụ, tôi là một tên trưởn giả giàu sang, khi  nhìn  cận cảnh này,tự ý thức được rằng: trong sự giàu sang không xứng đáng- nói như
 Frederick Nietzsche-  lả chỉ khi gần Malwida mới rút ra được ý nghĩa sự sống thế nào là đích thực trong cuộc đời này ! (...)  (5)  


Vậy thì , lại phài nhắc lại  -  văn chương  lửa là thứ văn chương gì ?  ít ra phải có dáng dấp của  đại nghĩa, nếu không vậy,  đừng bắt văn chương làm phương tiện  đầu cơ, trực lợi, nhắm mắt  buông xuôi, không nói thực  được điều mình nghĩ, không dám làm mất lòng ai cho tới khi  bị ngắt hơi thờ  ra khỏi thân xác !   Như là mi đã đem theo tất cả xuống mồ, cả trăm, ngàn điều chư thể nói thực, viết thực của một ngàn lần cần phải được viết ra !    Miệng mi đã khép kín bưng, dầu  cảm nhận được  thế nào là ý nghĩa của văn chương là cần thiết cho người đọc, thì mi đã không  nói , viết ra một mảy may kinh nghiệm trải nghiệm từ bản thân.   Câu chuyện   có một đoàn người lội suối, trèo non,  kẻ  đi   hàng đầu giẫm phải cọc , đau chết điếng ,   ngậm miệng ,kẻ đi tiếp hàng sau  giẫm  đạp, bị đau như mình, để lòng được hả dạ .   Mà đáng lẽ ra,  anh ta phải kêu lên, kẻ đi sau đỡ bị đau, đỡ phải kêu  la, đỡ mất  khoảng thời gian băng bó, nếu  bị nặng -  đó là một  ý tưởng thấp hèn níu  lại sự tiến hóa , làm mất thời gian  kẻ đi hàng sau mua kinh nghiệm, mà đáng lý ra,  kẻ đi hàng sau  bước đi một quãng xa trên con đường phải  đi .

H ỡi những  tên văn nô  đã hót bằng lời văn , câu hát được đặt hàng, dầu hót hay như chim hót trên đầu câu Bông Dakao đi nữa, thì   chữ viết kia  vẫn chỉ là câu văn đẽo gọt sự nịnh bợ, văn biền ngẫu đặt hàng, rồi  huênh hoang  sự giàu sang, khinh bạc  bạn bè  túng ngặt -  tôi nói thẳng ra đây- cái chết của Quách Thoại trong nhóm  Sáng  Tạo, khi anh ta còn sống thì  ,  túng đói,  bữa  đói, bữa no - không một ai giúp đỡ, chết trong nhà thương thì Hồng Bàng , bên cạnh chỉ   một,  hai nữ tu Thiên chúa giáo,  bà xơ giàu lòng nhân ái bên cạnh.   Quách Thoại chết rồi,  ' bè lũ  Sáng Tạo '  lăn ra khóc thét kêu gào,  tưởng niệm bằng  rượu,  tây, quán xá  ăn nhậu ê hề  -  ít ra còn Thanh Tâm Tuyền    tưởng niệm bằng một bài thơ , thương tiếc  thật lòng!

N ếu chỉ là một con người bình thường thôi, nhân cách còn cần thiết;  làm sai, biết sửa,    lấy liêm sỉ làm  kim chỉ nam hướng dẫn biết làm đẹp cuộc sống - huống hồ kẻ mang danh kẻ sĩ,  đa mang văn chương , nghệ thuật, chẳng lẽ anh ta lại bất cố vô liêm sỉ  dến vậy sao  ?   Gọi họ là ' văn nghệ trưởng giả' ,   bọn đầu cơ, đón gió, bọn làm văn chương viễn mơ ,  nửa văn nhân nửa ngợm , ' văn nô' của văn chương đặt hàng  - xưa kia được mệnh danh là       philistin     như David Srauss ,  cùng   thời F. Nietzsche , chẳng hạn.  

  bên Nga,  có chàng thi nhân Essénine  ' trải qua 2 chế độ Nga hoàng+ Xô Viết' đứng giữa dòng , uống rượu cô đơn,  thấy một con chó qua đường, , nói với nó như bạn... .. uống với ta đi, hởi con chó cái đau khổ kia ! "

Trên kia, tôi có nhắc tới   ' văn nô làm văn chương đặt hàng "-  ' cái gọi là tác phẩm văn chương, nào khác gì   thai nhi  lọt lòng mẹ , nhìn thấy ánh sáng một lần thôi,  rồi  tắt lịm - nó khác hẳn với  văn chương thực sự là văn chương.  André Malraux nằm lòng :  ' tác phẩm lớn nào mà chẳng được viếr ra bằng hồi cảm'  ( tất nhiên hồi cảm trải nghiệm thực ) .   Hoặc, một  phóng viên chiến tranh Huê Kỳ,  
Ernest Hemingway sang Âu châu làm phóng viên,  bị một nhà  báo Pháp phỏng vấn   ( 6) , đâu đó trong một bistrot nào đó ở Paris .     Văn sĩ  có bộ râu quai nón trên khuôn mặt chữ điền, rất thành thật trả lời nhà báo về thời kỳ mới bắt đầu  viết báo, làm văn .   Khởi thủy, có làm dáng  văn chương,  viết một cách dụng ý  tối tăm, khó hiểu,, đôi khi tác giả đọc lại chẳng  hiểu tại sao trước kia lại viết  vậy?  Khi đã có danh , nổi tiếng với đời ,   trưởng thành với bản thân,  chàng phóng viên kia nói thẳng điều này : ...  viết giản dị nhiều chừng nào tốt chừng  đó, càng trong   sáng càng hay -  kết thúc chàng văn sĩ  cầm chai Whisky nốc một hơi , nói năng, mới  nghe  tưởng  khôi hài,  thực ra  đầy ấn tượng  trải nghiệm :

".. viết văn như làm ái tình, khi đầy  rồi thì vơi ,   khi vơi lại tự làm đầy..."   .

Câu trả lời  phỏng vấn vào năm 1948,  6 năm sau, chàng văn sĩ râu quai nón,  mặt vuông chữ điền, nhiều vợ  đa mang,   lại chỉ  một mình tới Thụy Điển  nhận giải Nobel văn chương 1954.. (7)  []

Chào gặp gỡ, 
 
THẾ PHONG
-----
          -  nguồn: tuần báo Đời/ Saigon-    Chu Tử chủ biên, số 59 ra ngày   19/11/1970 

   (1) và (2)        tham khảo sách của TP. ( F. Nietzsche và Chủ nghĩa đi lên con người   (Saigon 1967)  &  Hồi Ký ăn chương viết  sớm/ E. Evtouchenko.,bản dịch Đường Bá Bổn -  Nxb Đồng Nai tái bản 2004).
(3) tạp chí  Đất Nước ( Saigon 1970)
(4)  tạp chí Diễn đàn ( Saigon 1969)
(5)  lược bỏ một đoạn nhỏ .
 (6)  báo Actualité littéraire,    Mai 1948    /  bài phỏng vấn  Ernest Hemingway.
(7)   bài đăng này có đọc lại .
      -  THƯ  MỘT THI SĨ ĐÀNH CU TUYỆT TÊN MÌNH  - đầu tiên vì  Chu Tử mời  ( Lá  thư thứ 1)  đăng được 2 kỳ -   rồi  ngưng ' bất đắc kỳ tử'   . Chẳng hiêu,  vì không đáp ứng  được  điều  Chu Tử trông ,  hoặc   phản ứng  dữ dội ,  từ
'bọn philistin '  -  nay,   tôi không  còn nhớ lý do  !   Thôi , đành  phụ lòng một nữ đọc giả trẻ tuổi  ( thư đề tên HUYỀN THOẠI ) và một nữ giáo sư  trung học ở Dalat   .    Hãy tha thứ , bởi   :' tôi luôn luôn vẫn là một đứa- trẻ -già -đầu   ! ( André  Gide )    
             (  Chú thích: tháng 6/2012)
       

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ