Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM / EUGÈNE EVTOUCHENKO.

                              HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM
                                                  EUGÈNE EVTOUCHENKO
                                     -  Đường Bá Bổn dịch theo bản pháp ngữ
                                          K.S. Karol, Nxb Julliard, Paris 1963.
                                      -Nxb ĐồngNai tái bản 2004, theo bản dịch    
                                   Đại  Nam  văn hiến xuất bản cục, Saigon 1964.

                                                  ( kỳ 2 : CHƯƠNG 4 )

            VÀO  năm  1944 mẹ tôi và tôi trở về Moscou.
            Và  ở  đấy lần đầu tiên trong đới, lần đầu tiên,  lần đầu tiên  tôi có  cơ hội  nhìn thấy quân địch.   Nếu không lầm,  có chừng 25.000 binh sĩ Đức đầu hàng phải xếp  hàng  diễu hành qua các phố ở thủ đô.
            Tất cả vỉa hè ngập tràn người - có binh sĩ và cảnh vệ bao vây.   Đám đông đảo kia toàn là đàn bà.
            Đàn bà Nga  với đôi bàn tay xù xì, vì làm công việc nặng nhọc , với dôi mội chẳng bao giờ biết tô son, với đôi vai gầy guộc, trên đó vác sức mặng chiến tranh thật nặng nhọc.   Đúng ra, những người Đức này đã tàn sát cha, ông, chồng, con, anh em của họ.
            Họ nhìn với con mắt hận thù   , hướng về dãy tù binh ấy.
            Và đoàn tù binh ấy đang dẫn thân tới trước mặt họ.
            Hàng đầu, một  ông tứớng dẫn đầu, hàm răng nghiến chặt, vành môi cứng nhắc, trông thật đáng ghét !   Họ cũng vẫn tỏ ra mình  là hạng quý tộc, ăn trên ngồi trước đám thi dân kia, dầu rằng nay họ là bại binh trước đám người ấy.
            Bàn tay nữ thơ thuyền Nga nắm chặt sự căm giận khi nhìn họ đi qua.
              - Chúng nó đấy, mùi tanh hôi xa xỉ phẩm " cái bọn chó đểu kia ! "  - một người thốt  câu nói ấy trong đám đông.
             Binh sĩ và cảnh vệ phái đứng xáp người vào nhau, để ngăn chặn đám phụ nữ kia muốn phá hàng rào.
             Bỗng nhiên có một cái gì làm cho đám đông náo động.
             Đám đông nhìn thấy binh sĩ Đức gấy yếu, bẩn thỉu, chân nam đá chân xiêu, đầu bọc băng vấy máu, chống nạng dìu theo bước đi trên vai bạn bè họ.    Tù binh cúi đầu dấn bước,
             Lúc ấy ở ngoài phố, sự yên lặng chết tróc đè trĩu.  Người ta không còn nghe thấy tiếng cọ sát của đế giầy va tiếng chống nạng nữa.
             Và tôi  trông thấy một người mẹ nuôi đi giầy bốt kiểu Nga đặt tay lên vai một cảnh vệ:
              - Cho tôi đi qua một chút.
              Có cái gì trong lời nói của người đàn  bà kia, khiến người cảnh vệ mới lối đi cho bà, như tuân lệnh.   Người đàn bà đến gần đoàn tù diễu hành ấy, lấy ra từ chiêc áo va- rơi, mẩu bánh mì, trao cho một tù binh kiệt sức đang cố gắng lết đi.   Và bỗng nhiên tất cả ngươi đàn bà làm theo bà, kẻ thì ném bánh, thuốc la cho đoàn tù binh Đức thua trận đó.
               Thì họ không còn là thù địch nữa .
               Thì họ đã trở thành bạn của nhau rồi !
 
                Tôi sống một mình ở  Moscou, một phố được mệnh danh là phố thứ tư của tư bản, trong một căn phòng trông trải.
                Cha tôi đang ở mạn nào đó thuộc một miền đất Kazakastan.   Cha tôi đã lấy vợ khác, có hai đứa con riêng.   Rất ít  khi cha tôi liên lạc qua thư từ.
                 Mẹ tôi, sau khi bỏ  làm nghể trắc địa, bấy giờ là ca sĩ thường hát ở ngoài mặt trận.
                Vậy là chỉ còn phố xá giáo dục, dạy dỗ tôi mà thôi.    Phố xá đã dạy tôi biết thế nào  sự nguyền rủa, hút sách; biết cách nhổ bọt, cả  khi nào phảu cần dùng đến trái đấm.   Hành đông sau cùng này là phương  sách quen thuộc để tôi chống chọi với cuộcsống
                Phố xá cũng dạy tôi   biết:  chẳng sợ cái cóc gì và  khong sợ bất cứ  ai .   Phố xá đã dạy tôi biết thế nào là mục đính chính cuộc sống này, phải biết tự thắng bản thân để không sợ kẻ khác hăm dọa.   Tôi rất trung thành với bài học này.   Trong phố tôi có môt đám bạn con trai, chừng đâu khoảng 15, 16 tuổi  hoành hành - nhìn đôi vai chúng to, rộng, so tuổi chúng, được mệnh danh là bọn Roux.   Chúng hay la cà  trên các vỉa hè, với oai lực mạnh mẽ của tên chúa trùm dẫn đầu.   Chúng đi nghênh ngang, đôi giò ngắn  hệt chàng thủy binh dạo trên bộ vậy.    Đôi mắt mèo xanh lơ của chúng dòm ngó một cách khinh mạn đối với bất cứ ai mà chúng gặp trên đường.
                Phía sau chúng, hai tới ba phó  đảng theo sau, bắt chước từng cử, chi dáng đi, sẵn sàng can thiệp khi tình huống bất trắc xảy tới.
                 Bọn Roux có oai lực , khi chúng gọi bất cứ đứa nào gặp, ra lệnh một cách  ăn chắc:
                - Tiền đâu ?
                Lập tức, bon phó đảng, tới lục soát túi nạn nhân- và nếu chúng gặp kháng cự là chúng đánh phủ đầu ngay tên ngang bướng dám chống cự!
                Tất cả mọi người đều sợ hãi bọn Roux.   Tôi, như tất cả mọi kẻ  khác thôi, biết rất rõ ràng trong túi chúng đó có ' trái đám thép của Mỹ '.
                 Nhưng muốn   làm chủ được sự sợ hãi- trước hết tôi phải làm tố cáo bọn Roux này.   Đó là tác phẩm đầu tiên    lãng mạn được tung ra trên hè phố, mọi người lượm được , đọc xong thật vui, như   có được sự phấn khởi , như  đã trả  mối thù ấm ức từ lâu dối với bọn Roux.
                Một buổi sáng  trên đường tới trường , tôi bắt găp bọn Roux cùng đồng đảng.   Cặp mắt xanh soi mói tôi ngay:
               - ĐÂY RỒI NHÀ THƠ, CHÚNG RÍT LÊN TRONG KẼ RĂNG, MÀY LÀM THƠ HAY ĐẤY, CÓ LẼ VẬY......
                Không đợi   thời gian đáp lời, chúng đấm tôi túi bụi, bằng trái đấm thép của Mỹ như trời giáng vào đầu.   Tôi  ngã lăn, nằm xoài trên vũng máu, mất trí nhớ - thế ra, tôi vừa được lãnh nhuận bút bài thơ đầu tiên đấy thôi !
                Phải mất nhiều ngày nằm ở nhà, khi ra phố, với cái  đầu băng bó, tôi lại bắt gặp bọn Roux.   Trong phút trấn tĩnh sự sợ hãi của tôi trước bọn chúng- thì tôi lại co giò chạy thẳng một mạch tìm nơi ẩn náu.
                Về tới nhà, nằm vật ra giường, tôi khóc vì sự bất lực, sự xấu hổ, sự sỡ hãi thái quá.   Tôi  đưa ngón tay lên miệng cắn, thề rằng, sẽ trả thù được bọn Roux mới hả giận.
                 Rồi tôi bắt đầu tập đánh võ.   Lại tập thể dục, thực tập trong nhiều ngày,  đưa hai tay đu pa-ra-len, c ử tạ tay.    Mỗi sáng, tôi giơ bắp thịt lên, thử xem có nở nang chút nào không ?  Thất vọng, vì bắp thịt chẳng nở nang thêm  tí nào !
                Bỗng nhơ ra được, đã từng đọc ở đâu, mới đây thôi -  một phương pháp  võ jiu-jitsu Nhật Bản  .   Nhìn thấy sách rồi,  đã có nó trong tay, tôi phải dồn tiền 10 ngày  ăn mới mua nổi, sách dạy thế đánh của kẻ yếu đối với kẻ mạnh .
               Khoảng chứng 3 tuần lễ không ra phố, tôi cùng bon trẻ thực tập tại nhà.   Một hôm, tôi ra phố một mình.
               Bọn Roux đang tụm năm, tụm ba ở sân cỏ,  chúng đang đánh bài cùng hai tên đồng đảng.   Chúng cặm cụi không nhìn thấy tôi tới gần chúng.   Sợ hãi hừng hưc bừng dậy ùa tràn, trong tâm tự như có tiếng nói thầm khuyên nhủ, thôi thì quay trở  về, là cách tốt nhất tự cứu mình  đấy !   Một tiếng nói khác đẩy tôi tới sát bọn chúng, tôi bắt đầu đá một  cái vào một tên ,  làm chiếu  bạc tung tóe.
               Bọn Roux nhìn tôi sửng sốt.   Thấy thế, một tên đứng dậy:
              - Mày lại muốn ăn đòn phải không ?, đứa ấy hỏi như đe dọa.
               Như mọi lần,  một  đứa thò tay vào túi để thủ thế.   Lần này, tôi đã biết đáp trả ngay bằng một hành động  mau mắn, nhanh nhẹn hơn.
                Tôi quật lật nhào một tên trong bọn Roux.   Nó rống lên đau đớn.   Không còn biết gì nữa, nó đứng dậy, lao vào tôi như con bò mộng bị thương vậy.
                Trong sách võ thực tập, điều ấy dẫn giải sự thắng lợi rồi.   Chẳng bao lâu, tên Roux đành bó tay buông   trái đấm Mỹ vô dụng kia, bởi thế đòn độc của tôi, và nó đã phải quỳ gối trước mặt.    Bây giờ đến lượt nó khóc, vì bất lực !
               Từ hôm ấy, chúng nó không còn làm vua ở cái phố này nữa rồi.   Và tôi được biết rằng rằng: không nên sợ kẻ mạnh, mà  mình phải tạo được sức mạnh hơn chúng.   Để chống lại áp lực mạnh nào  nào cần  áp dụng,từ khi có kinh nghiệm hạ bọn Roux này- tôi còn biết  được rằng nhà thơ không chỉ biết làm thơ là đủ- mà  còn phải có khả năng để bảo tồn danh dự cho thơ nữa.
  []
E.E.
 ( tr . 144 -  148 ,   bản tái bản nxb  Đồng  Nai, 2004 ).                      
                    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ