Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM / EUGENE EVTOUCHENKO

                                   HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM 
                                             EUGENE EVTOUCHENKO
                                 Đường Bá Bổn dịch theo bản pháp ngữ  K.S. Karol.
                                               Nxb Julliard,  Paris 1963.
                                              Nxb Đồng Nai tái bản 2004 theo bản
                             in lần đầu của  Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục, Saigon 1964.:
 Lời dẫn:        
        Ấn bản ronéo đầu tiên  in 50 quyển  của Đại Nam văn hiến xuất bản cục vào 1964 ở   Saigon ( không xin cấp phép) -  với  tựa đề' Nhà thơ và cuộc đời' .   Năm 2004, Nxb Đồng Nai cấp phép (  một số đoạn bị kiểm duyệt bỏ  ), tôi đổi tựa' Hồi ký văn chương viết sớm' , in   chung ' Maiakovski, thi sĩ Nga mối tình câm' của Elsa Triolet ' trong một cuốn .  -Sở dỉ có  bản pháp văn -  nhờ bác sĩ-dịch giả Nguyễn-Trần  Huân ở Paris  gửi  cuối năm 1963. .  Có thể nói , tự sự kể Evtouchenko, văn chương Xô Viết  cũng như  Maiakovski, thi sĩ Nga  là những   tác phẩm  văn chương Nga được phổ biến rất sớm  ở  Saigon từ những năm 1963, 64.
       Tôi sẽ  cho trích đôi ba chương điển hình trong tự-sự-kể này.
Đường Bá Bổn.
        
 Lời nói đầu:
           Không cần giới thiệu Eugene Evtouchenko dài dòng với công chúng Pháp.  Bởi lẽ, một mình ông tự tạo lấy dáng dấp vui tươi khi đọc thơ cuả chính tác giả.    Chính điều  ấy quen thuộc với độc giả Pháp -  lần đầu ông đến thăm nước Pháp vào tháng 2 vừa qua ( 1963)
           Chúng tôi thương đi chơi với nhau khắp nơi, ở công viên Hoàng Tử vào dịp đội banh Pháp-Anh tranh tài ở rạp Olympia- hoặc lần Jacques Brel tấu nhạc ở rạp kịch nghệ.   Đủ các hạng người khác nhau  , ấy thế mà dân chúng Pháp, mọi từng lớp, đều nhận ra ông- chào hỏi rất thân thiện nhà thơ trẻ tuổi nước Nga này.
          Luồng sóng tình cảm kia sở dĩ có đối với Evtouchenko chúng tôi biết rõ lắm, thực ra thâm tâm người Pháp muốn chấm dứt sự chống đối Xô Viết quá khó khăn ở giai đoạn chiến tranh lạnh, và họ đặt hòa bình thân thiện với nước Nga Cách mạng Tháng Mười.   Rõ rệt lắm, lẽ một nhà thơ từ một nơi không mấy vang danh, mà lôi cuốn được công chúng đến điện Mutualité hoặc Viện Kịch nghệ Công chúng của Jean Vilar, thì phải nhận rằng không ai lưu loát và làm đẹp lòng công chúng Pháp hơn là Evtouchenko .
          Càng hiển nhiên hơn nữa, tác giả cuốn sách này đã chiếm được luồng sóng cảm tình dân chúng Pháp, cũng như ở đất nước ông, thì chẳng sao mà chối cãi được rằng: ông đã minh chứng điều ấy thật hùng hồn và làm hơn với cả sức mình  có.   Ông có một ngôn từ say sưa hấp dẫn, trong khi nói về tiến triển trí thức ở khối Liên bang Xô  Viết, về luồng sinh khí tự  do đòi được mà chính điêu đó tạo hăng say cho cảm quan văn nghệ sĩ đợt sóng mới, đến cả viễn cảnh lạc quan của mỗi công dân Nga.   Tóm lại,  ông chính là viên đại sứ tài giỏi của khối Liên bang Xô Viết và là người quán quân chiếm giải tình hữu nghị Pháp- Xô Viết vậy.
          Với chúng ta, Evtouchenko biểu hiện một cái gì rất sáng, tỏ vẻ tự do cá nhân đầy thơ mộng.   Tôi nhớ lại, lần du hành sang Xô Viết, cùng đại diện đảng Lao động Anh quốc vào 1959- Aneurin Bevan- nhà xã  hội  học đại tài của Anh quốc - cũng đã thốt ra lời chúc tụng vào một buổi chiều nào đó thật không ngờ vậy !
         Rồi ông ta nói,  chúng ta chung một nguồn gốc tâm linh. Và chúng ta tin ở cường độ cuộc đấu tranh cho công lý, xã hội để có sự công bằng.   Chúng ta xa nhau vào một giai đoạn lịch sử nào đó, bới khác biệt về  phương diện đạt tới công lý chung.   Nhưng tôi tin chắc rằng, đó chỉ là sự bất đồng chốc lát- mà mai đây , chúng ta lấy lại ngôn từ anh em. để trở thành bè bạn  sống chung trong khối Thợ thuyền Quốc tế.  
         Những lần gặp gỡ giữa tôi và  Evtouchenko- cùng  với mất người bạn trẻ khác nữa- cho tôi tin rằng, sẽ là lời chúc tụng đẹp đẽ ở mai hậu.   Mặc dầy bây giờ còn vài điểm tương khắc giữa chúng ta, sau này sẽ tranh luận bằng hết,để như là bạn của nhau thực thụ, như  bạn bè tìm hiểu nhau, thay vì kéo dài sự nhạt nhẽo, và thanh toán cho bằng hết những gì còn tồn tại trong qúa khứ.  

         Người trẻ tuổi từ Xô viết tới đều àá người cộng sản tốt.   Đó cũng là cái quyền của họ và cũng là danh dự của họ.   Những dòng tự sự kể của Evtouchenko, trước hết là tiếng kêu la từ trái tim nóng cháy của một thanh niên Nga xuất phát từ cứ điểm bị cô lập trí thức và muốn nối lại truyền
thống quốc tế.   tác giả muốn bày tỏ ở đây kinh nghiệm sống, làm nhân chứng, nói về xư sở cùng nếp sống của đợt sóng mới.   Ông không cần mê hoặc người đọc bằng kỹ sảo nghệ thuật, àm chỉ giải thích tiến hóa  trí thức của ông, cũng như nhiều trí thức Xô Viết trẻ tuổi khác mà chưa ai bày tỏ.   Những bài ấn hành trong cuốn sách này gom góp lại, xuất bản lần đầu tiên ở Pháp, là tác phẩm ( mà bạn đang đọc) ' Hồi ký văn chương viết sớm' đấy!
          Mặc dầu có nhiều dứ luận trái chiều bùng lên ở khối Liên bang Xô Viết- tôi vẫn khuyên- nên có mặt càng sớm càng tốt cuốn sách này chứa đầy sự thực  hơn tất cả người nga khác đang nói về.   là lẽ tất nhiên, chẳng thể nào bóp nghẹt nổi tiếng nói trung thực ấy !

 K.S. KAROL
dịch giả bản  Pháp văn.

                                                            Chương 2

          Tôi sinh ngày 18 tháng 7 năm 1933 ở một miền xa xôi thôn nhỏ thuộc Sibérie, Zima, gần ghồ Baikal.   Gia đình Evtouchenko mang gốc gác người Ukraine.   Ông kế ông nôi tôi, nông dân miền Jimotor đã từng bị lưu đày- người ta kể lại cho tôi nghe - vì ông ấy đã ném con gà lửa lên mái nhà .   Theo nghĩa phổ thông Nga' ném con  lửa " có nghĩa là phóng hỏa.   Lối giảng nghĩa về gia  đình này, đối với tôi, như  chứa đựng môt điều gì bí mật không chống cự nổi, một sức xô đẩy rất cá nhân- nhất là mỗi lần gặp nột người trong dòng họ, thì tôi như biểu hiện sự thèm khát muốn đốt cháy cái gì đó.   Ở nước tôi, danh từ Cách mạng, không bao giờ được nghe thốt lên một cách say sưa trong các buổi đọc diễn văn chính thức.   Chúng tôi nói với nhau trong âm thầm, êm ái , hầu như rất nghiêm  trang.   Bởi lẽ cách mạng cũng là gốc gác của gia đình tôi mà.
            Ông tôi tên là Ermolai Evtouchenko,  chỉ là binh nhì trong  thế chiến thứ nhất, đọc nổi dăm ba chữ; thì chính là một trong những người nhiều cảm hứng mãnh liệt, tổ chức giỏi của phong trào nông dân cách mạng miền Oural và ở miền đông Sibérie.   Sau cuộc cách mạng thành công ( nội chiến ) , ông tôi được bầu vào Viện Hàn lâm Hồng quân ở Moscou.   Lúc đó ông tôi mang quân hàm thiếu tướng.   Người ta rất tin cậy và giao phó cho ông tôi chức vụ phó chỉ huy Pháo binh.   Mặc dầu binh phục cùng huy hiệu chức tước đỏ lòe trên ngực, nhưng ông tôi vẫn chỉ là một nông dân giản dị, lại rất tin tưởng vào cách mạng mà thôi.   Vào năm 1938, lần đầu tôi gặp ông tôi vào năm ấy, tôi mới lên 5; nhưng nhớ rất rõ về lần gặp cuối cùng ấy.
          Khi ông vào phòng đứa cháu, thì tôi đã cởi quần lên giường nằm.   ông ngồi bên giường tôi như mọi lần khác.   Trong tay có một hộp sô-cô-la chìa ra cho tôi.   Dưới cặp lông mày rậm, đôi mắt lanh lợi như luôn luôn mỉm cười.   Đặc biệt hôm ấy bắt gặp ông tôi với dáng điệu mệt mỏi.   Sau khi cho kẹo, ông  rút từ từ trong túi để súng lục môt chai vốt-ka nhỏ , khoảng chừng 1/4 lít.   Rồi nói:
"...ông muốn uống rượu với cháu chiều nay, rượu vốt-ka dành cho ông, còn kẹo dành cho cháu.
          Rồi bật tung nút chai, và tôi lấy kẹo từ trong hộp ra.
         - tại sao hôm nay chúng ta uống rượu, tôi hỏi với sự e dè, bắt chước theo kiều nói người lớn.
         -...chúng ta  uống mừng Cách mạng, ông tôi trả lời dằn giọng, bình thản, trầm lặng.   Vậy thì chúng ta cùng cụng chén, cháu nhắm với  kẹo, ông với rượu. 
         Chúng tôi uống cạn một hơi.
          -...bây giờ thì đi ngủ thôi, ông tôi ra lệnh vậy.
          Ông tắt đèn, rồi  lại ngồi bên giường tôi,   Không còn nhìn thấy khuôn mặt ông nữa, nhưng dường nhu cảm thấy  ông đang nhìn thẳng vào mặt tôi.
          Ông nội bắt đầu cất tiếng hát nhẹ nhàng.   Ông ca bản nhạc trầm buồn dành cho tù nhân, bài ca đình công, bài ca tuyên ngôn thợ thuyền, tới bài ca đấu tranh ờ thời nội chiến.
           Tôi nghe như được ru ngủ vậy.
           
           Và không bao giờ còn được  gặp lại ông tôi nữa.   Mẹ tôi bảo, ông tôi đã đi rất xa rồi.   Và làm sao có thể biết được rằng, chính đêm hôm ấy, ông tôi bị bắt, vì tội làm phản nghịch.   Làm sao có thể đóan được , vào những đêm sau, mẹ tôi đứng ở góc phố Yên Lặng Biển Cả cùng với bao nhiêu người đàn bà khác dọ hỏi tin tức chồng , con họ  liệu còn sống ?  Phải mất nhiều năm sau tôi mới hiều được điều này.
            Sau cùng,thì tôi lại biết được bí mật nào đã làm mất tích thêm một người đan ông khác trong gia đình tôi- nhà toán học lưng khòm, râu trắng bạch, gốc tích người miền Letton.   Đó là Rudolf Ganngus.   Định lý toán học của ông hiện giờ còn đang được áp dụng trong chương trình học ở Xô Viết.   Nhưng ông bị bắt, vì lý do bị buộc tội' làm do thám ở miền Letton'.
           Sự việc như thế  mà ban đầu tôi chẳng hề biết.  Vẫn theo cha mẹ tôi kể, trong một buổi  thợ thuyền đình công ở Công Trường Đỏ -   tôi cầu xin cha nhấc bổng tôi lên ngồi ở vai người để nhìn rõ mặt lãnh tụ Staline.   Đứng trên vai cha, tôi cao hơn  hết thảy đám đông, tay vẫy chiếc cờ nhỏ,  và tôi cảm thấy Staline như trông thấy tôi và đang đáp lại bằng cách nhìn riêng về hướng này.
          Chao ôi !  nếu bạn biết được rằng, tôi ao ước từ nơi một đứa trẻ khác, là được chọn cầm hoa dâng tặng lãnh tụ Staline ?  Rồi lãnh tụ trìu mến vuốt tóc chúng, nụ cười lộ ra, dưới chòm râu ấy, môt nụ cười thật đặc biệt !
          Nói vậy là đủ, cắt nghĩa lối tôn sùng cá nhân Staline thì quả là thô sơ quá !   Với tôi, chẳng còn nghi ngờ gì nữa; Staline có tài quyến rũ như  thôi miên mọi người.   Điều ấy còn được nhiều lãnh tụ Bolchevik già đời thừa nhận- dầu họ bị bắt bớ,  đối xử tàn nhẫn, lại biện hộ rằng, đó  là không còn cách nào  khác hơn.   Họ không bao giờ tin chính sách Staline ra lệnh bắt họ chịu đớn đau như vậy.   Đa số trong bọn họ, sau khi trở về, đầy vết tích, mà vẫn  dùng máu viết lên tường các nơi ngục tù ' Staline muôn năm !'
           Dân tộc Xô Viết  liệu không hiểu nổi rằng, ái đó đã là thủ phạm việc đó chăng ?   Như không muốn nhìn thấy sự thực những gì xảy ra chung quanh ông ta sao ?
           Tôi cũng như đa số tin rằng, ông ta không chịu nhìn thẳng vào thực tại.   Mỗi người cảm nghĩ theo bản năng mình, nhưng không chịu tin rằng trái tim ông ta rung động thật sự.   Còn kẻ đối lập thì nhọc lòng hơn, cho rằng ông ta gian ác ghê gớm !
           Dân tộc Xô Viết thích làm việc hơn là phân tích.   Thật hiếm có trong lịch sử, thấy có một anh hùng như vậy !   Ông ta cho dựng lên từ trung tâm điện tử này đến trung tâm điện tử khác, nhà máy  máy này đến nàh máy khác.   Ông làm việc hăng hái cho tiếng rì rào của máy nổ vang, xe cày máy, xe ủi đất làm át đi tiếng kêu, tiếng than của những người trái dọc theo hàng dây thép gai trong trại tập trung Sibérie.

           Cha mẹ tôi thật khác tính nhau, tôi có thể nói là trái ngược hẳn.   Không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm, khi màn kết thúc ,họ ly dị nhau.   Nhưng không phải vì lý do chính trị, như báo Time của Mỹ dựng đứng lên một cách bất tín.   Cha mẹ tôi gặp nhau ở   Viện Nghiên cứu khóang chất trong thời kỳ họ là sinh viên.   Thời ấy, họ vào khoảng độ tuổi 20.   Con cái thợ thuyền nông dân đều được ưu tiên nhận vào Đại học.   Con chế độ Nga hoàng xưa kia, đặc quyền giaó dục chỉ  dành cho con nhà giàu có, thế lực mà thôi.
           Còn nhiều sự bất công khác mắc phải, nên vẫn phải thường xuyên , như  xúc tiến việc lập lại công lý.   Trong ngôn  ngữ Nga, hiện tượng nàyđược định nghĩa rõ ràng và hữu hiệu ,gọi là :  Perejub . ( tiếng pháp:  có nghĩa  tương tự xuyên tạc điều gì muốn dựng đứng ).
             Vào thời kỳ Perejub, trẻ con nhà trí thức, như cha tôi chẳng hạn, phải chịu cuộc sống chật vật.   Những đứa trẻ mặt mũi sáng sủa kia rõ mồn một trong đám trẻ con vô sản, người ta rình rập dòm ngó chúng.  Cha tôi  từng bị vu cáo một lần rồi - vào dịp Đại hội Thanh niên cộng sản- nào là mắc  khuynh hướng tư sản, bởi lẽ cha tôi thắt cà-vạt.   Nói sao thì nói, nhưng đây là chuyện trớ trêu mới nhất vừa xảy ra ở một nhà hàng ăn ở Moscou- họ từ chối chúng tôi  bước vào  cửa hàng- bởi lẽ cha và tôi không thắt cà-vạt. .. Sau đó đến chuyện mẹ tôi, bởi bà  luôn luôn đi  giầy 'bốt' chiến đấu, mặc áo sơ mi thêu, kiểu đàn ông Nga thường mặc,.   Đó là kiểu cosovorotka !
            Mẹ tôi gốc  Siberie, không có hành trang trí thức như cha tôi.   Nhưng bà biết rất rõ về đất đai và công việc nào phải làm.   Tôi biết ơn cha tôi dạy dỗ, từ khi còn thơ ấu .   Rằng phải ham mê sách vở như thế nào trái lại, tôi rất ít phải chịu ơn mẹ tôi đã dạy cách thức biết làm việc và yêu đất đai.   Rất tin về cái tôi bây giờ có được - bao giờ cũng vậy- tôi  :  nửa trí thức nửa nông dân.   Điều thứ nhất, bất lợi - có lẽ đối  với sự liên hệ với một số người nào đó, dầu chỉ là tư tưởng thuần nhất mà thôi.    Điều thứ 2 lại lợi vô ngần - tránh được điều cản trở nguy hiểm mà trí thức thường lâm vào, thị hiếu chạy theo thời trang.
            Cha tôi đọc rất nhiều sách.   Ông chú ý tới sách lịch sử.   Rồi thích thú kể lại cho tôi nghe- lúc  đầu đứa trẻ là tôi không mấy chăm chú  lắm- nào lịch sử Babylone thất thủ, vụ xử án ở Tây Ban Nha, cuộc chiến' Deux Roses'(*) - nhất là chuyện lịch sử Guillaume d'Orange, người anh hùng còn lại trong tôi, chính là Till Eulenspiegel.
             Chao ôi ! Tôi ao ước biết bao muốn trở thành Till Eulenspiegel của thời đại nguyên tử.   Với bầu nhiệt huyết chiến đấu cho giai cấp, cho những ai bị đối xử bất công và đem lại hạnh phúc cho nhân loại !  Tôi muốn trở thành Till Eulenspiegel để khinh miệt bọn ngồi  xử án, chỉ có một giới hạn  nào làm chúng tự khinh thị- khi chỉ nghĩ đến no bụng và giấc ngủ ngon, an lành.
             Rất chịu ơn cha tôi, người đã đọc cho tôi nghe, từ khi còn ấu thơ, về lịch sử của Till Eulenspiegel.   Cha tôi có trí nhớ rất tài tình.   Ông thuộc làu làu nhiều bài thơ, biết lựa chọn đọc cũng như giọng ngâm.   Ông rất thích Lermontov, Goethe, Edgar Poe, và cả Kipling.   Ông đọc Nếu của Kipling   với tất cả nhiệt tình đến đỗi tôi tưởng ông là tác giả.   Và thực ra , cha tôi cũng làm thơ.   Tôi không ngờ rằng ông có tài ấy đấy.   Bốn câu thơ của ông viết ở tuổi 14,  hãy còn làm tôi nhớ được, bởi tứ thơ huyền diệu:

                                              Trải nỗi  buồn của tôi đi  ( thì )
                                              tôi muốn chạy
                                              Những vì sao thì xa vời quá
                                              và còn giá trị cao vời biết bao!

         Nhờ cha tôi, nên khi lên 6, tôi đã biết đọc, viết vào tuổi lên 8,  đọc lung tung các thứ sách trong tủ- nào sách của các tác giả Dumas, Fluabert, Schiller , Balzac, Dante ,Maupasant, Tolstoi, Boccace, Shakeaspeare, Gaidar, London, Cervantès và cả Well nữa.   Thử tưởng tượng xem, đầu óc tôi chưa hẩu lốn biết  chừng nào ?   Tôi sống trong thế giới ảo tưởng, chả nhìn thấy ai ở xung quanh nữa.   Cũng chẳng nhìn thấy cha mẹ tôi ly dị nhau, và điều này hình như họ đã giấu diếm tôi.
  []
E.E.
-------
(*) cuộc chiến xung đột đối nghịch giữa 2 phái: đóa hồng đỏđóa hồng bạch giành đăng quang vương miện  ở Anh quốc, kéo dài từ 1455 đến 188 5 ( chú thích   K.S. Karol, dịch giả bản pháp văn ).

  ( trích ' Hồi ký văn chương viết sớm / bản việt ngữ Đường  Bá Bổn - tr.   127 - 138 bản  tái bản Nxb Đồng Nai  ( miền Nam ) 2004).

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ