Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

MỘT CA KHÚC của TUẤN KHANH ( 1933- ) & XUÂN HỒNG ( 1928- 1996) - ai mượn ai ?

Lời dẫn:

- Cao Mỵ Nhân viết trên  SAIGON TIMES ( 2007) bàn về ca khúc " Quán nửa khuya / Tuấn Khanh ( 1933-      ) và " Tiếng chày trên sóc Bom Bo"  / Xuân Hồng ( 1928- 1996)  , thì  nhạc sĩ nổi tiếng trước 75 ở miền Nam,   trả lời:
 "...  mình bị lép vế quá, chưa hết bực mình cái kiosque TUẤN KHANH ở Nguyễn Huệ xưa, thì sau 1975, phần đầu bản  QUÁN NỬA KHUYA viết từ 1961, có câu mở đầu " Quán nửa khuya đèn mờ theo hai khói....  bị ngay một "nhạc  giả"  trong nước ký ** tên  XUÂN HỒNG  ( 1928- 1996 ) " thuổng nhẹ điệu vi vu trên..."  (....) ... Những đoạn    dập khuôn này đã làm cho người ta** quên bẵng QUÁN NỬA KHUYA của nhạc sĩ TUẤN KHANH  ( 1933 -   )  mà cứ nhớ  TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO của nhà ông XUÂN HỒNG  trong nước ** mới chết chứ....."
-...và dù nhạc sĩ trong nước  XUÂN HỒNG  không có mượn tạm cả**  bản nhạc vàng QUÁN NỬA KHUYA  của nhạc sĩ TUẤN KHANH  (  1933 -     )  làm nền cho cái sóc BOM BO  thả những tiếng chày giã gạo trong đêm giữa ánh lửa bập bùng. . nhưng**   ..... ".

-  tác giả XUÂN HỒNG, nhạc sĩ bị lên án " thuổng nhẹ điệu vi vu trên"  để  sáng tác ' Tiếng chày trên sóc Bom Bo" ở thời điểm nào-  bạn đọc xem thêm một chi tiết khác :
".... gặp chúng tôi ( phóng viên báo " Giáo dục" )  ông Điều Liên ( già làng thôn  Bom Bo ( cũ ) nay đổi  thành thôn 1 xã Bình  Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình  Phước  -  nơi XH  cho ra đời ca khúc trên , khoảng 1965- 67  .    Tôi sinh 1945 tại cái"bon" này.   Người S 'tiêng gọi" thôn" là " bon" , rồi được nhạc sĩ Xuân Hồng đổi thành "sóc" , như cách gọi của người dân tộc Khmer, cho thuận lời  ca khúc....nhạc sĩ Xuân Hồng  đã ở đây và cho ra đời bài hát nổi tiếng" Tiếng chày trên sóc Bom Bo"  từ khoảng 1965-67.." ( www.giaoduc.net.com) .

\-..   chuyện gần  sắp  tới giai đoạn sang- sáng tỏ : ".. chỉ  thuổng  câu đầu điệu vi vu " bản nhạc  Tuấn Khanh  ( 1933-    )  để làm nền  cho ca khúc rất nổi tiếng : XUÂN HỒNG / TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO ! -  chỉ là ' ti tí tội " có gì phải làm ấm ĩ , đâu có " thuổng toàn bài"  -  trường hợp này có thể gán ghép vào tội plagiarism? mà phương Tây lên án nghiêm khắc, gắt gao !  Kinh thánh phán : " tội nhỏ hay  lớn đều   " tội" cả ?!!!
Cao  My Nhân còn  lên án thẳng thừng tay nhạc sĩ trẻ  - TUẤN KHANH MỚI -  : "... tại sao người viết nhạc sau này không tìm hiểu TUẤN KHANH  ( 1933-   )  . phàm ở   nghề nào thì phải "liên hệ"  mọi việc về nghế ấy, phải đọc nhạc sử gần cũng như xa, cả về không gian lẫn thời gian chứ!.. Đằng này từ trong nước  lại xuất hiện một người, gọi là nhạc sĩ TUẤN KHANH MỚI , rồi còn  thử viết một bài nhạc, lấy tên CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG...."
 .. vậy trường hợp Xuân Hồng có được gọi  là   plagiarism ?
 []


Đường Bá Bổn.

--------
 *   - phân biệt một nhạc sĩ xuất hiện sau 1975  ở tp HCM.-   tạm gọi TUẤN KHANH MỚI .
**   - cụm từ, hoặc chữ thay thế. (BT)



                                                 Ai đã" thuổng nhẹ điệu vi vu"
                                    trong Quán nửa khuya / của Tuấn Khanh (1933 -  )
                                                                          CAO MỴ NHÂN viết.

Những mùa xuân, tôi có dịp về SÀIGÒN thăm người thân, tôi lại được nghe dư luận văn chương quốc nội và hải ngoại.   Chẳng cần phải xuất xứ từ những văn nghệ sĩ thứ thiệt ở đôi miền Nam Bắc, và đôi bờ đại dương, ngay trong nhân dân các giới - có nghĩa bất cứ ai ở ngành nghề nào, cũng bầy tỏ được cái ý  trung thực của họ, để rồi những vị cầm bút tự ý xem lại sự việc, ngẫm câu tri kỷ tri bỷ thời nay.
Số là tôi ghét số người thích cầm nhầm cái danh xưng, cùng cái... sự nghiệp (!) của những người đã xuất hiện ở đời (!) khá lâu, đôi khi xuất hiện đã quá lâu trong cõi người ta VIỆTNAM.
Thí dụ:
 - đại  nghệ sĩ cải lương BÍCH THUẬN  đã suốt chiều dài thế kỷ trước ( thế kỷ XX )  sinh hoạt với các nghệ sĩ lừng danh cùng thời, như  KIM CHUNG, BÍCH HỢP ... ở ngòai Bắc, và như PHÙNG HÁ, NĂM PHỈ... trong Nam.   Thì nay, có một nghệ sĩ, cho dẫy là tên thật đi nữa, đã COPY ( sao chụp ) tên bà làm nghê sỡi (!)  cho mình , khiến bà  khó chịu lắm; nhưng bà vẫn nén giận, còn xuất bản một cuốn hồi ký về cuộc đời nghệ sĩ  của bà, do  Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa  Kỳ đảm trách.
Tôi tạm quên việc này, vì chính nữ nghệ sĩ BÍCH THUẬN nay đã  đứng trong ngưỡng cửa bát tuần, song bà vẫn trẻ đẹp như thủa 40.   Điều này khán giả hải ngoại đã thấy  - bà không muốn nhắc tới hồi ký nữa - bà nói:
- Thôi để khán, thính giả biết là được rồi !
- À,  té ra tất cả văn nghệ sĩ ở đời đều dành cho đối tượng thưởng thúc mình qua sinh hoạt của mình.

Do đó đã co một sự việc phức tạp hơn chuyện nêu trên, khiến một nghệ sĩ tên tuổi đau đớn  mấy chục năm nay, song tình cờ ông ta lại vô cùng tế nhị - đó là tên và dòng nhạc của ông cứ bị tà phái tung chưởng , hết thơi gian này đến thời gian khác- mà như sắp xếp của Thượng  Đế, ông phải vác cây KHỔ QUA từ trước 1975 tới bây giờ.
Nhân chuyện tinh cờ, tôi mới biết, không thì cũng như ai, tưởng ... vậy thôi.   Chúng tôi trở lại thăm gia đình nhạc sĩ TUẤN KHANH- người đã có dịp được  PARIS BY NIGHT vinh danh - với bạn bè thân quen,  thì cứ kêu HOA  SOAN BÊN THỀM CŨ - khiến gia đình nhạc sĩ phải trồng trong vườn 2 cây soan.  ( Huế gọi là cây sầu đông ) .
Tôi chợt nhớ chuyện xưa, bèn hỏi:
- À , trước 1975 ở Sài Gòn, em có nghe anh chi mở một quán bán băng nhạc  tên cũng là TUẤN KHANH  ở đường Nguyễn Huệ, phải không ạ ?
 Cả hai anh chị đều cười một cách đau khổ:
-Đâu có, họ lấy cái tên nhạc sĩ của anh - hồi đó cũng hơi bực mình, nhưng sợ có tên thực, nên chưa kịp nghe gì, thi biến cố xảy ra** .
Nhạc sĩ TUẤN KHANH, tác giả ca khúc** HOA SOAN BÊN THỀM CŨ của chúng tôi nói:
-Tên thật anh là TRẦN TRỌNG NGỌC , sinh 1933 ở Nam Định, anh lấy tên làm nhạc là TUẤN KHANH cho có vẻ... tình (!) một chút .
Thế rồi, sẵn dòng tâm tư đang bắt nguồn-  biết thêm được**-  nhạc sĩ và phu nhân nguyên là  cháu ruột  của đại lão thi nhân  Á NAM-TRẦN TUẤN KHẢI ( 1994-1983  Sài Gòn , hiện  một tên đường mang tên ông ở Quận 5 / tp. HCM ) , thủ thỉ tâm tình với chúng tôi:
- Mình bị lép vế quá, chưa hết bực  chuyện  cái kiosque mang tên  TUẤN KHANH ở Nguyễn Huệ  ( Saigon xưa) ; thì sau 1975  bực mình chuyện khác " phần đầu bản QUÁN NỬA KHUYA viết từ 1961, có câu  mở đầu: 
                                                Quán nửa khuya đèn mờ theo hai khói...
                                                          (TUẤN KHANH)
bị ngay môt" nhạc sĩ  giả" ở trong nước ký tên XUÂN HỒNG... thuổng nhẹ điệu vi vu trên :
                                               Tiếng chày khua ( bập bùng... )
                                                          ( XUÂN HỒNG )**
 và đó là câu đầu của ca khúc TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO  mà ông ta viết vào năm 1973.

Và cho dù nhạc sĩ   trong nước** XUÂN HỒNG  không có mượn tạm bản nhạc vàng QUÁN NỬA KHUYA của nhạc sĩ  TUẤN KHANH ( 1933-    )  ( vnch )  làm nền cho cái sóc Bom Bo, thả những tiếng chày giã gạo trong đêm giữa  ánh  lửa bập bùng.
Hình ảnh tương phản như cú giả phượng hoàng khao khát ánh trăng sương.   Thì đêm đã khuya nhìn đèn mờ trong hơi khói, hay nghe tiếng chày bập bùng rộn ràng mới là điều đáng đề cập :  âm nhạc - nhạc điệu, âm thanh, âm ba... kia mới là chính .
Riêng tôi, thì cả hai bài dập khuôn âm điệu, cứ cho là  "   một chính của   nhạc sĩ TUẤN KHANH viết từ 1961 , hai,   theo  cái nghĩa bản sao của nhạc sĩ trong nước** XUÂN HỒNG   đều bị dừng lại , ở chỗ đàn gẩy tai trâu của tôi  - mà   một đoạn nhạc dập khuôn âm điệu  tới lần thứ 3 mới gây hứng thú  - có là thứ hát nhại giọng từ nhân dân vô thưởng, vô phạt - ai  bực cũng mặc , mà ai.... khen thì thật quá ô đề.   Nhưng đoạn dập khuôn   này đã quên bẵng QUÁN NỬA KHUYA  của nhạc sĩ TUẤN KHANH, mà cứ nhớ cái TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO  của nhà ông XUÂN HỒNG trong nước** mới... chết chứ!   Và tôi bắt chước các vị lý luận gia, gọi nó, soạn nhạc  COPY ( sao chép)  lần thứ 3 là một tam đoạn luận.   Rằng:
                                           Lấy xà beng   đập đầu con cá lóc
                                           Nấu canh chua bỏ ớt cho thật cay 
                                           Mày ăn để rồi tao nói cho mày hay
                                           Cái chuyện đêm qua mày ăn vụng nồi chè.
                                             ( Dân gian miền Nam hát  sau 1975)
Bây giờ cứ việc nối bản nhạc  QUÁN NỬA KHUYA  hay bản TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO lên, rồi bắt chước thật.... nghiêm chỉnh đoạn trên:  chao ôi ! hay chi lạ !

Tới nỗi oan thứ 3 của nhạc sĩ TUẤN KHANH , có tầm vóc lớn lao hơn nữa, và mang một sắc thái chính  trị mới khổ làm sao !
 Điều này na ná chuyện nhập đề, nhạc sĩ TUẤN KHANH đang là duy nhất ở miền Nam VIỆTNAM, nếu nói theo kiều hộ khẩu, cư trú - chứ nói theo danh nghĩa người làm nhạc, thì nhạc sĩ TUẤN KHANH  cũng là môt tên tuổi lớn, những bài hát nổi tiếng đã và đang được yêu mến từ Nam ra Bắc, và từ trong nước ra ngoài nước lâu rồi.   Thế mà nhạc sĩ TUẤN KHANH lại phải mang thêm một từ lạ ở sau tên tuổi lẫy lừng của mình  là NHẠC SĨ TUẤN KHANH   .
 
Vậy  NHẠC SĨ TUẤN KHANH MỚI LÀ AI?
 Tại sao  người viết nhạc sau này không tìm hiểu TUẤN KHANH    - phàm  ở nghề nào thì phải liên hệ mọi việc về nghề ấy, phải đọc nhạc sử gần cũng như xa, cả về không gian lẫn thời gian chứ !
Đằng này, từ trong nước** lại xuất hiện một người- goi là nhạc sĩ TUẤN KHANH  MỚI ,  rồi  còn thử viết một bản nhạc, lấy tên  CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN, để "ếm"  chiếc lá thần sầu của nhạc sĩ TUẤN KHANH từ xưa,  nơi bài ca trữ tình :
                        CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG  của TUẤN KHANH  MỚI , với câu mở đầu:
                                         Đêm  qua chưa mà trời sao vội sáng
và câu kết thúc:
                                         Lá trên cành một chiếc cuối bay xa...
Trước sự kiện trên,  một cơ quan cấp BỘ trong nước**đánh tiếng sẽ lựa  và mua một số nhạc cũ của nhạc sĩ TUẤN KHANH, đồng thời  một  Công ty văn hóa tư doanh lớn  ở tp. HCM ** dự trù tổ chức một BUỔI NHẠC TUẤN KHANH  tiếp theo**,  sau BUỔI NHẠC PHẠM DUY- thứ 1 là để công khai đưa tên tuổi nhạc sĩ TUẤN KHANH  xưa trở lại với ** quần chúng, và nói theo  kiểu giang hồ - thì để tên TUẤN KHANH  MỚI - biết ai đã là TUẤN KHANH rồi -  và nhạc phẩm của nhạc sĩ  lão làng thành danh phải thế nào mới được sự hưởng ứng, đón nhận của giới mộ điệu, sành nghe!.
  Anh chị Tuấn Khanh**  ( 1933- ) mỉm cười, giả vờ, hỏi chúng tôi:
- Có nên không nhỉ?
Tôi hào hứng trả ơời ngay:
- Làm thế để làm gì, giành lại cái tên TUẤN KHANH của mình, hay giống như một số quý vị viết lách ở hải ngoại, muốn đưa tác phẩm  về thu hút hơn 80 triệu dân, kể cà người già lẫn trẻ , cùng trẻ nít chưa đi học sao? Còn chưa kể là anh đáng cùng giới tuyến hải ngoại, lại muốn" đâm sau lưng đồng hương tỵ nạn" đẩy ra .[]
----
** cụm từ, hoặc chữ thay thế. (BT).


 Hawthorne 30.11.2007.
CAO MỴ NHÂN.


                                    
                                                                
                                 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ