Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

T.T.KH..... NẾU EM LÀ VỢ.../ NGUYỄN THANH NHÃ viết về Thế Phong.

Lời dẫn:
- tôi không thích tiêu đề "  T.T.KH. .../NẾU EM LÀ VỢ"- với tôi  : vô nghĩa, bí hiểm, kịch cỡm, chẳng  mấy  ăn nhập nội dung - dầu tôi biết  anh Nguyễn Thanh Nhã muốn nói" tác giả "NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ' viết về T.T.KH.-  chẳng hạn thế !
cuối 1959, Đại Nam văn hiến xuất bản cục ra mắt 'NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ"in ronéo, khổ  21x33, bán 100 Vnđ , trưng bầy ngoài tủ kính Nhà sách ALBERT PORTAIL ( Xuân Thu)  - làm xốn xang mắt  kẻ qua, người lại- nhất là  các tay làm văn chương ghét nhiều , yêu ít! .  Báo Journal
d' Extrême Orient giới thiệu :" Si vous m'aviez pour femme"  tel est le titre évocateur d'un florilège poétique..." - tôi , tác giả thì  lại thích hơn,    dịch  đúng, phải là " Si je t'aurais pour femme".
-....anh Thanh Nhã ghép  T.T.KH.... / NẾU EM LÀ VỢ" - chẳng lẽ THẮNG PHẢI GIÓ phải hiểu: đang  xin cưới nàng ảo T.T.KH làm vợ?   TIÊU ĐỀ kia  LÀM TỰA  bài viết   'HƠI BỊ BÍ HIỂM quá đấy' ! (  theo  lối  nói bây giờ) .
...  bây giờ mời bạn đọc bài Nguyễn Thanh Nhã viết  về Thằng Phải Gió,  in trong " CÁNH ĐỒNG KÝ ỨC / NGUYỄN THANH NHÃ "  ( Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội , 2007) . Sách   tiếng việt -   trang 2  :  " tựa bìa giả" ,  in  tiếng anh-huê kỳ :   

                                               NGUYEN THANH NHA
                                            ( NGUYEN THANH NHAN )

                                            MEMORIAL PADDY FIELD
                                                   Miscellanea Volume

                           THE  WRITERS ASSOCIATION PUBLISHING HOUSE
                                                          HA NOI, 2007
                                          
-...  ngầm ý  dành   người nước ngoài  đọc  - thí dụ thôi nhé, dịch sang anh-mỹ ngữ :   " If you were my wife " thì -  tây mới hiểu " Nếu em là vợ"?! 
....- nói gì thì nói -    chốt lại  -  tôi  ghi nhận  thịnh tình  các tác giả viết về  THẰNG PHẢI GIÓ ( đúng, sai, phải, quấy, khen, chê ,  lương thiện ,  có  ý đồ.... đều không quan trọng )- nhận  lời chân tình  đa tạ  ở đây - gồm  cả  anh Nguyễn Thanh Nhã  ( 1937-       ).
Thếphong.

                                                T.T.KH
                                                NẾU EM LÀ VỢ
                                                              tác giả : NGUYỄN THANH NHÃ.
 
Tôi quen  anh Thế Phong cũng như nhiều nhà văn nhà thơ khác nhờ mối tình thơ buộc lại nhau, dù kiến thức thơ văn của tôi so với anh, có một khoảng cách nhất định - vì anh đã hành nghề viết báo, viết văn từ 50 năm về trước - còn tôi mới chỉ nhập môn văn của "ĐẠO LÀM*  THƠ".( * chữ gạch dưới của  B.T. )
Tên khai sinh của anh  là Đỗ Mạnh Tường, sinh ngày 10-7-1932 tại Yên Bái, trong giấy tờ tùy thân năm 1936- ngoài bút hiệu Thế Phong thường dùng, còn có các bút hiệu khác :  TƯƠNG HUYỀN, ĐƯỜNG BÁ BỔN, ĐINH BẠCH DÂN," THẾ NHẬT"  ( tác giả  T.T.KH.- Nàng là ai ?" ) .  Bút hiệu nầy chung với Trần Nhật Thu".
Mới 20 tuổi, Thế Phong đã có truyện ngắn Đời học sinh đăng trên báo TIA SÁNG  ở Hà Nội với bút hiệu TƯƠNG HUYỀN và chỉ hai năm sau, anh đã có truyện dài in ở Sài Gòn " TÌNH SƠN NỮ" ( 1954) và cho tới nay Thế Phong  đã có 50 tác phẩm đủ thể loại đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả, gồm: thơ truyện, phê bình văn học, khảo luận, dịch thuật- đủ thấy kiến thức văn học và ngói bút đa năng chuyên nghiệp của anh.
   Cũng từ 1952, Thế Phong đã bước vào làng báo.   Ở Hà Nội bấy giờ, anh cộng tác với nhật báo TIA SÁNG, GIANG SƠN, phóng viên báo THÂN DÂN, DÂN CHỦ, viết cho tạp chí QUÊ HƯƠNG.
     Từ năm 1955, khi đã vào Sài Gòn, anh bắt đầu làm Chủ nhiệm tuần báo Mạch Sống, khi tuần báo này đình bản , Thế Phong cộng  tác với nhiều tờ báo :  ĐỜI MỚI, NGUỒN SỐNG MỚI,  tạp chí SỐNG, SINH LỰC,  nhật báo SỐNG , tuần báo ĐỜI, TRÌNH BẦY, TIỀN TUYẾN, SÓNG THẦN,  LÝ TƯỞNG v..v..
 Về tác phẩm ngoại ngữ, Thế Phong đã đăng truyện ngắn LES  IMMONDICES DE LA BANLIEUE trên   báo   LE MONDE DIPLOMATIQUE  ( Paris  12-1970) ,  đăng thơ trên tạp chí TENGGARA ( Đông Nam Á)   từ 1968- 1972, sau in lại thành tập  ASIAN MORNING, WESTERN MUSIC - Preface by  Professor Lloyd Fernando ( Dept. of English, University of Malaya- Malaysia ( 1972)  tại Sài Gòn.
Từ năm 1959- 1975, anh chủ trương  nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến   và đã in một số tác phẩm của các nhà văn quen thuộc thời ấy.
Thế Phong có cũng không ít tác phẩm được  chuyển dịch ra Anh ngữ và Pháp ngữ có giá trị.
Các tác  phẩm  khác như truyện vừa, truyện ngắn, tự- sự- kể , tập truyện, khảo luận    và dịch truyện các nhà văn nước ngoài, anh đã in và phát  hành hàng chục cuốn  - trong đó có CHIÊU NIỆM BỐN NHÀ VĂN SÀI GÒN: VŨ HOÀNG CHƯƠNG, ĐINH HÙNG, NGUYỄN ĐẮC LỘC, TAM LANG, thêm  HÀN MẶC TỬ, NHÀ THƠ SIÊU THOÁTCuộc đời viết văn  TAM LANG -TÔI KÉO XE mới in  trong 5. 6 năm trở lại đây, được nhiều người đón đọc, nhất là giới trẻ.
Riêng về thơ NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ, tập thơ đầu tiên in năm 1959, năm 1996 được NXB Văn học ( Hà Nội ) tái bản , tiếp đến là SAI BIỆT, VƯƠNG MIỆN MAI A, CHO THUÊ BẢN THÂN, TRƯỚC MẮT NHÌN THI SĨ, ĐÀN BÀ & TỔ QUỐC, THƠ LÀM LỚN DẬY CON NGƯỜI, VIỆT NAM VÙNG TRỜI LỬA ĐẠN ... NAM VIỆT NAM, ĐỨA TRẺ THƠ CỦA VÚ EM HUÊ KỲ.
  Các tác phẩm này đều viết  tại Sái Gòn từ 1960 đến 1968.
Tác phẩm văn xuôi mới nhất của Thế Phong  : HÀ  NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA Nxb Thanh niên  1999, với  dạng bút ký - khi anh là thành viên trong Phái đoàn văn nghệ sĩ miền Nam dự hội nghị  LES TEMPS DES LIVRESTrung Tâm  Ngôn NgữVăn minh Pháp tại Hà Nội.   Đây là lần đầu tiên anh trở về Thủ đô sau gần nửa thế kỷ xa cách.

                                                                      ***
Tư ngày thân nhau, anh đã tặng tôi một số tác phẩm, gồm thơ, khảo luận, tuyện vừa, truyện dịch.   Nhưng xin thú thật, vì có nhiều tư liệu các nhà thơ, nhà văn thân hữu, nên tác phẩm của anh tôi chưa đọc hết.
Trong lứa tuổi cắp sách đến trường trước đây, tôi tin rằng không ai không bết bài thơ tình" HAI SẮC HOA TIGÔN" mà  tác giả lại có cái tên  T.T.KH. bí ẩn.   Và cũng vì cái tên bí ẩn này mà có một thời các nhà văn nhà thơ tên tuổi đoán già đoán non - gán cho ông này, bà kia; nhưng rồi chẳng đâu vào đâu cả.   Tác giả chỉ là cái bóng vô hình ở phương trời xa xăm nào đó.   Đây chính là môt nghi án văn học mà gần nửa thế kỷ qua chưa ai giải mã được.
Bỗng nhiên, tác phẩm T.T.KH. ra đời  của tác giả THẾ NHẬT - bút danh của THẾ PHONG và Trần Nhật Thu, sách do Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin  Hà Nội, 2001 ấn hành.   Tác giả đã mở toang cánh cửa nnghi án này với những chứng cứ xác thực dày công suu tầm được, đủ sức thuyết phục mọi người lâu nay từng băn khoăn, thắc mắc về  xuất xứ bài thơ " HAI SẮC  HOA TI GÔN" tuyệt với nói trên.
Sở dĩ tôi nói tác giả đã dày công, vì hai nhân vật trong cuộc tình dang dở này trọn đời chưa tiết lộ với ai về người yêu dấu đầu đời của họ, vì một lý do tế nhị là mỗi bên đã có gia đình riêng , và giờ đây một người đã qua đời - một người đang ở xa Tổ Quốc.   Cả hai chỉ gặp lại nhau một lần, khi đôi mái đầu đã lấm tấm hoa râm rồi xa nhau vĩnh viễn.
Khi xem tác phẩm T.T.KH. NÀNG LÀ AI? của Thế Nhật, điều bất ngờ đối với tôi là người tình của tác giả, bài thơ  HAI SẮC HOA TIGÔN  không xa lạ  với chính trường Miền Nam dưới tời chế độ cũ:   Theo  lời người bạn  thời đó là một ký giả, có cho tôi biết rất rõ, đó là luật sư LÊ NGỌC CHẤN, nhà ở vùng Phú Nhuận trước đây ( tôi quên tên đường ) - thế mà ai biết được  vai chính trong cuộc tình dang dở ấy!.   Ông đã kết duyên với bà Trần Thị Vân Chung, chính là người có bút danh bí ẩn T.T.KH. nay còn sống ỏ Pháp, Bà còn bút danh khác là Vân Nương.   Trang cuối của tác phẩm, Thế Phong còn cho in bài thơ" VÀO THU" của bà Vân Nương, cả thủ bút mới sáng tác vào năm 1993.
( có  chụp thủ bút bài thơ" Vào Thu"  của   tác giả Vân  Nương, in trên đầu trang 248 - TP chú thích ).

Một công trình sưu tập khác của Thế Phong cũng không kém  phần giá trị, là tác phẩm" HÀN MẶC TỬ, NHÀ THƠ SIÊU THOÁT"  - Tôi cũng có không ít tư liệu về nhà thơ tài hoa họ Hàn - nhưng khi xem tác phẩm  của anh, rất đầy đủ và xác thực.   Cuộc đời văn chương cũng như các mối tình của Hàn Mặc Tử được anh kể có nhiều tình  tiết mà tôi chưa thấy tư liệu nào nói đến.   Anh còn sâu sắc trong cảm nhận thơ Hàn, cũng như tâm trạng khắc khoải, đau đớn của nhà thơ và những người yêu say đắm thơ và cuộc đời một người đang mang chứng bịnh ngặt nghèo, dù biết rằng không thể nào chung sống.
 Trong tập" HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA" , Thế Phong đã dẫn dắt người xem hồi tưởng lại từng con đường, góc phố của Thủ đô thời còn mang dáng dấp cổ xưa.   Đồng thời, cảm nhận sự thay đổi một cách tinh tế, dù trải qua 40 năm xa cách anh mới trở lại lần đầu.   Sự thay đổi của cảnh vật và cả con người, là chất liệu cho ngòi bút diễn tả sinh động, đúng như lời của nhà văn Hoàng Lại Giang nhận xét:
"..  Với HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA .. tôi thấy Thế Phong có sự xông xáo, cách viết bộc trực như lối sống của anh, có người ưa, kẻ không ưa.   Dầu sao, đọc anh vẫn bị  cuốn hút từ chuyện này sang chuyện khác, đôi khi tưởng như thiếu mạch lạc; nhưng vẫn bị anh dẫn dắt.   Qua đây, ta lại thấy một Hà Nội 40 năm xa vẫn là Hà Nội của bạn bè, tình nghĩa thủy chung, một Hà Nội đã và đang chuyển mình  - Bạn bè đồng nghiệp vẫn có cái gì đó rất thiêng liêng dù trong cảnh bần hàn hay đã được cải thiện với đời sống..."

                                                                       ***
Đọc thơ Thế Phong, tôi xin trích một đoạn viết về tác phẩm của Thế Phong, của nhà thơ Nguyễn Khôi ở Hà Nội:
".. Thơ Thế Phong thuộc dạng" thơ khó đọc" không phải văn Tây mà cũng chẳng văn Tàu.   Lối thơ ta lục cục lùng cùng như sô phận của anh vậy.   Đọc thơ Thế Phong không khác gì đánh vật với ngôn ngữ,  thơ không giống một ai xưa nay, như đô vật ( võ sĩ) gặp một đối thủ rất" kỵ giơ" không thuộc một lò ( môn phái) nào làm ta đã nếm mùi...
Để hiểu anh, đi được vào hồn thơ anh ( du ngoạn theo cái ảo - cái hình tượng thơ mà thi sĩ sáng tạo ra ấy ) với thơ Thế Phong phải là một hành trình cuốc bộ, trèo đèo, lội suối, qua biển đường đời ,để vượt  bức tường của" Thằng Phải Gió" rất nhọc nhằn , nhưng không kém phần kỳ thú !... nếu ta để ý biết " ngó" một chút sẽ thấy cái TÂM của hắn ta,  " hảo" cái hồn của hắn ta,  " hay" cái chữ nghĩa của hắn ta uyên thâm và mê ly,  " đẹp" cách diễn đạt hình tượng thơ của Thế Phong rất lạ.
Để tìm cái hay, cái đẹp, hồn của nhà thơ, tôi cảm thấy nên mượn mấy dòng này trong bài mở đầu tập tho" NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ", có tựa đề MAI A HOANG TÍM cũng đã đủ biết được thi tài của tác giả, và cũng có  thể gọi là Tuyên ngôn của Thế Phong khi đặt bút làm thơ:
.
" Đến người làm thơ,  quan niệm của một người làm nghệ thuật.   Đầuu tiên, thơ làmột lẽ tổng hợp của độ bứt nghệ thuật.   Nó là kết quả của rung động, xác kiến hòa hợp, đãi lọc trước khi đến hay và định đề kinh cầu cuộc sống là một "...

Và những dòng thơ sau đây của anh,  là kêt quả của  rung động, xác kiến hoà hợp, đãi lọc đến hay của Thế Phong:
                                  Qua đêm dài thao thức
                                   Hôm nay tôi đến miền Trung
                                   Quê hương xứ sở thân gầy
                                   Của vùng chạy dài theo ga xe lửa
                                  Nha Trang, Ninh Hòa, Đại lãnh, mũi Varella
                                  Tôi thao thức đêm qua không ngủ
                                  Tôi yêu từng sợi cỏ gianh
                                  Từng ngự trị mái nhà lụp xụp
                                  Theo hàng ga chuyển bến Tour-Chàm..
                                    .......
                                    Chiều nay lại ghé Nha Trang
                                   Nhớ sao cho hết đường mòn miền núi
                                   Qua đường hầm  xe lửa Ninh Hòa Varella
                                   Thì sao mà quên cho hết
                                   Dáng người xứ Huế áo đỏ chiều qua ...

                                                Trích" QUÊ HƯƠNG XỨ SỞ THÂN GẦY".

Một ngày năm 2002, tôi và các bạn nhà văn, nhà thơ Lữ Quốc Văn, Mai Anh, Thế Phong, Hoàng Vũ Đông Sơn, vợ chồng anh Trần Thiện Hiệp, Bùi Đức Dung, vợ chồng anh Lê Phổ Đức và cháu, cô Hồng Ngọc tổ chức chuyến tham quan, vãn cảnh Hà Tiên - từ đó, mối tình thơ văn giữa chúng tôi ngày càng thêm khắng khít.
 Để kỷ niệm giao tình giữa tôi và anh Thế Phong, tôi viết tặng anh bài thơ pha chất" tếu"trong chuyếnđi du lịch Hà Tiên.

                                                   PHONG "PHẢI GIÓ" *

                                         Chữ PHONG "phải gió" không anh!
                                        "T.T.KH" chuyện tình áng văn
                                         Gây bao sóng vỗ, mưa giăng
                                         MẠNH văn hư thực đã thành tiếng vang

                                         "TIGÔN"  mấy sắc tặng nàng
                                         'NẾU EM LÀ VỢ" muộn màng không anh ?
                                         'TAM LANG""CHIÊU NIỆM NHÀ VĂN"
                                         "CÔ GÁI NGHĨA LỘ" thế chàng gặp chưa ?

                                          Văn thơ tác phẩm chuyện vừa
                                          ĐỔ TƯỜNG nghiêng vách chẳng chừa nàng đâu ?
                                          Cái hình khắc khổ bìa sau**
                                          Nụ cưới hóm hỉnh hàm râu bậc thầy...

                                                                                    19-12-2002.
                                                                 NGUYỄN THANH NHÃ.

---------------------------------
*  Nhà  văn Thế Phong trước năm 1975 trong giới nhà văn, nhà báo đặt tên kèm" phải gió", hình như có bút hiệu trùng tên hay đặc thù của nhà văn Thế Phong.
-những chữ hoa trong ngoặc là tựa tác phẩm và tên họ của Thế Phong. ( Chú thích : Nguyễn Thanh Nhã).
------------------------------
** in  chân dung  Thế Phong cùng 5 tác phẩm:  " T.T.KH., nàng là ai?"- ấn bản in 1994 và tái bản 2001 - "Hàn Mặc Tử, nhà thơ siêu thoát" - "Chiêu niệm bốn nhà văn Sài Gòn" -  Cuộc đời làm báo, viết văn: Tam Lang-Tôi Kéo Xe"- "Nếu Anh Có Em Là Vợ..."  (trang . 252) ( TP chú thích) (---------------------------------------------------------------------------------------------------------------                                     

"..

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ