Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

[ nhạc sĩ ] VĂN CAO [ 1923- 1997 ] -- trích : ' Nhạc Sĩ Sáng Tác Việt Nam ' tập 1 -- Nxb : - Việt Nam Thông Tấn Xã & Hội Nhạc sĩ VN -- Cục Âm Nhạc & Múa / 12 1966.

     VĂN CAO


VĂN CAO là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng tứ thới kỳ tiền khởi nghĩa. Những ca khúc lãng mạn của anh thời đo đã để lại dư âm khá lớn trong giới thanh niên bấy giờ -- nhất ;là giới học sinh, trí thức : Thiên Thai -- Trương Chi -- Bài thơ bên suối ... 

Ngay trong những ngày đầu cách mạng đã gọi hứng cho Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt nam dân chủ cộng hòa.

Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại thành phố cảng Hải Phòng trong một gia đình công nhân nghèo. Không khí hừng hực của cao trào cách mạng đã gợi hứng cho Tiến quân ca ra đời, đốt cháy thêm khí thế sôi sục của những ngày khởi nghĩa Tháng Tám lịch sử. Đồng thời với sự ra đời của Tiến quân ca là Chiến sĩ Việt Nam  và Công nhân Việt Nam

Ca khúc Công nhân Việt Nam đã được công nhận chính thức  là bài ca truyền thống của Tổntg Công đoàn Việt Nam. Những ca khúc của Văn Cao lừng lẫy một thời, trước và sau Cách mạng Tháng Tám, còn phải kể đến; Thăng Long hành khúc ca -- Hải quân Việt Nam -- Không quân Việt Nam ... đã đọng lại  trong đông đảo quấn chúng.

Khang chiến chống Pháp là thởi kỳ nở rộ về sáng tác của anh ;   Bắc Sơn (1945)-- Làng tôi

 ( 1970  là những ca khúc phổ biến rất rộng rãi cùng với Ngày mùa ( 1948) -- Toàn quốc thi đua  (1948) -- Tiến về Hà Nội (1946)...  Đặc biệt  Trường ca Sông Lô (1947) là tác phẩm đã để lại một dấu ấn rực rỡ. 

Đây là một hình thức độc đáo trong các thể loại thanh nhạc của Việt Nam. Toàn bài chia làm nhiều đoạn, bằng nhiều tốc độ khác nhau, tác giả muốn vươn lên khỏi những hình thức của thể lạoi ca khúc bình thường.  Giai điệu đẹp, ca từ mang nhiều chất thơ . Sự nối tiếp trong cấu trúc các đoạn hợp lý, khiến cho trường ca cò sức hấp dẫn riêng khá đặc biệt.  Ca khúc Ca ngợi Hồ Chủ Tịch ( 1949)  của anh với tính chất âm nhạc nghiêm, sâu sắc là một trong những ca khúc mang một màu sắc, một phong cá`ch rất riêng của tác gỉa. 

Tuổi trẻ của Vă n  Cao không được có may mắn học tập âm nhạc một cách đầy đủ.  Với một ít iểu biết nhỏ nhoi của Trường Dòng ( loại trường riêng của Thiên chúa giáo) , anh tiếp tục tự học. 

 Âm nhạc của anh bao giờ giai điệu cũng rất đẹp đẽ, uyển chuyển. Lá người làm thơ nên lời ca của anh được gọt rũa rất kỹ, hình ảnh đẹp.  Cũng là họa sĩ nên trong âm thanh cũng như hình tượng vă n học cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hội họa. Ảnh hưởng này thấy rất rõ ràng trong Trường ca Sông Lô.  Ở đây, những chuyển điệu cố ý của tác giả được nối tiếp một cách nhuần nhuyễn, báo hiệu những tiếp thu kỹ thuật rất mới, còn hiếm thời bấy giờ, 

Bên cạnh ca khúc Văn Cao còn viết nhạc cho điện ảnh và sân khấu. Một trong những phim truyện Việt Nam đầu tiên Đi bước nữa do anh viết nhạc, với bút pháp chắc chắn đã góp phần biểu hiện nội tâm các nhân vật một cách sâu sắc. 

Trong những năm 60, số nhạc sĩ có đủ 'ay nghề" viết được nhạc cho điện ảnh chưa nhiều. Việc tham gai viết nhạc cho điện ảnh và sân khấu chứng tỏ khả năng tiềm tàng -- và sự tích tự học của Văn Cao khá phong phú. Ngoài nhạc phim, anh cũng viết một số tác phẩm khí nhạc, trong đó có bản Giao hưởng thơ thính phòng Anh bộ đội cụ Hồ ...

Văn Cao  là một trong những nhạc sĩ thuộc thế hệ đàn anh, để lại nhiều tác phẩm có tính lịch sử trong nền âm nhạc Việt Nam.  Tuyển tập ca khúc Làng tôi ( Nxb Văn Hóa -- 1975, tái bản 1977) giới thiệu phần nào gia tài tác phẩm của anh.

 Bản lĩnh sáng tạo trong những ca khúc của Văn Cao được ghi nhận đến ngày nay là sự tổng hợp hài hòa của nhạc-họa-văn-thơ trong một con người nhạc sĩ giàu tài năng. 

        (tr. 27 -- 29/ Nhạc sĩ Sáng Tác VN ).


------------------


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ