Tôi tình cờ lướt trên Facebook và bắt gặp một bài viết khá hấp dẫn về sự cảm nhận qua hai ca khúc phổ thơ của Minh Đức Hoài Trinh, đó là “Kiếp nào có yêu nhau” và “Đừng bỏ em một mình”, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Bài viết này đã tạo cho tôi chất kích thích từ đó tôi đã tham khảo thêm nhiều trang website để tìm hiểu thêm.

Trước khi đi vào hai ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau” và “Đừng bỏ em một mình” nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Cá nhân tôi hiện tại là thành viên mới của VBVNHN DBHK, cũng tìm hiểu chút ít về sự hình thành của VBVNHN. Tôi xin nhắc đến vai trò chủ tịch VBVNHN của nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh

Hơn nữa nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh là người có công tái lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (1978-1979)

Sau khi Cựu Chủ tịch VBVN Cộng Hoà là thi bá Vũ Hoàng Chương (1969-1973), từ nhà tù khám Chí Hoà (Do cộng sản bắt giam) vì bệnh nặng được thả ra, 5 ngày sau ông đã qua đời vào ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn hưởng thọ 60 tuổi (1916-1976). 

Chức vụ Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam kể từ ngày đó xem như bỏ trống, trong thời gian này chính quyền cộng sản đã chiếm Miền Nam VN.

Năm 1978. Trước tình trạng đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam, vài cựu hội viên VBVN tị nạn tại Âu Châu:

Đứng đầu là Ký giả Đạo Cù Trần Tam Tiệp, cùng với nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, Luật sư Trần Thanh Hiệp và thi sĩ Nguyên Sa, tích cực vận động tái thành lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Lưu Vong (sau này đổi thành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại) và chính thức ra mắt vào ngày 25-6-1978 tại Paris. 

Một năm sau (1979) Đại hội PEN lần thứ 44 tại Brazil đã công nhậnVăn Bút Việt Nam Hải Ngoại là thành viên chính thức của PEN

Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh là chủ tịch đầu tiên VBVNHN nhiệm kỳ (1978-1979)

Sau này nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh phụ trách vai trò chủ tịch VBVNHN thêm một lần nữa nhiệm kỳ (2001-2002)

 Bài viết này tôi chỉ ghi lại một vài điểm chính và nổi bật nhất về tiểu sử của nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh. (Theo nguồn Wikipedia tiếng Việt).

Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, thân phụ là ông Võ Chuẩn Tổng Đốc Tỉnh Quảng Nam. Bà mất ngày 9 tháng 6 năm 2017 tại Huntington Beach, California USA.

Bà là nữ Văn Sĩ, Phóng Viên chiến trường. Bà mang tên một số bút hiệu

khác như Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử


Vốn là một tiểu thư xứ Huế, thuộc dòng tộc quan lại, cha bà là Tổng đốc tỉnh

Quảng Nam. Năm 17 tuổi (1947) nàng ra Thanh Hóa để vào chiến khu kháng Pháp.


Duyên gặp gỡ nhạc sĩ Phạm Duy.


Phạm Duy gặp cô lần đầu khi theo gánh hát lưu diễn ở Huế, lần thứ hai trong chiến khu và lần thứ ba tại Paris Pháp.

“Phạm Duy đã viết về nàng một đoạn trong hồi ký như sau:

Tôi bấy giờ đang là quân nhân, bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô.

Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con, ai cũng đều mê mẩn cô bé này.

Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp.

Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ.”

Cây đũa thần âm nhạc của Phạm Duy khi đã phổ nhạc cho bất cứ bài thơ nào thì bài thơ đó cùng với thi sĩ sẽ được chắp cánh bay cao.

Thiên tài âm nhạc Phạm Duy còn có một tâm hồn rất nhạy bén với thơ, mang đầy cảm xúc rất dễ hoà nhập và rung động vào từng ý thơ, đôi khi ông đã thay đổi lời thơ, thêm vào những câu thơ nhưng vần điệu mà vẫn chảy xuôi theo ý thơ và phù hợp với tổng thể của bài thơ, ông đã thực sự chắp cánh cho những bài thơ.

Trở lại với hai ca khúc Phạm Duy phổ thơ của Minh Đức Hoài Trinh. Cả hai ca khúc đều trở nên nổi tiếng trong nền âm nhạc VN. Kiếp Nào Có Yêu Nhau và Đừng Bỏ Em Một Mình.

Riêng ca khúc “Đừng bỏ em một mình” thơ Minh Đức Hoài Trinh, Phạm Duy phổ nhạc, là ca khúc nghe qua là cảm nhận được sự ma quái, lạnh người nhất từ lời thơ cho đến phần âm nhạc và phối âm. Tôi sẽ trình bày sau.

Cảm nhận về ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau”. Chúng ta nên đi vào những chi tiết đặc biệt của từng câu thơ lời nhạc, để nhận thấy tài năng cảm nhận và hoà nhập vào hồn thơ của nhạc sĩ Phạm Duy.

Nguyên bản bài thơ (Kiếp nào có yêu nhau) tác giả Minh Đức Hoài Trinh.

Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi

Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ

Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở

Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận nghìn sau
Tình xanh không lo sợ

Lệ nhoà trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi

MINH ĐỨC HOÀI TRINH


Mở đầu ca khúc là câu hát “Đừng nhìn em nữa anh ơi! Hoa xanh đã phai rồi. Hương trinh đã tan rồi.

Trong nguyên bản bài thơ không có câu “Hương trinh đã tan rồi” đây là một trong những câu nhạc sĩ Phạm Duy đã tự ý thêm vào, một cách cố ý, khi phổ nhạc bài thơ. Tuy nhiên khi viết thêm lời thơ lại rất hợp với ý thơ.

Chúng ta thử so sánh lời ca khúc do nhạc sĩ Phạm Duy viết và nguyên bản bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh.

Phải nói rằng nhạc sĩ Phạm Duy chỉ mượn ý bài thơ để viết nhạc, lời ca khúc được nhạc sĩ thay đổi, chỉ giữ lại ý thơ.

Đừng nhìn em nữa anh ơi
Hoa xanh đã phai rồi
Hương trinh đã tan rồi (bài thơ không có câu này)
Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa anh ơi
Đôi mi đã buông xuôi, môi răn đã quên cười. “được thêm vào”
Hẳn người thôi đã quên ta
Trăng Thu gẫy đôi bờ
Chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng, gặp người chăng, nhắn cho ta
Hoa xanh đã bơ vơ đêm sâu gối ơ thờ.

Kiếp nào có yêu nhau
Thì xin tìm đến mai sau
Hoa xanh khi chưa nở
Tình xanh khi chưa lo sợ
Bao giờ có yêu nhau
Thì xin gạt hết thương đau
Anh đâu anh đâu rồi?
Anh đâu anh đâu rồi?

Đừng nhìn nhau nữa anh ơi
Xa nhau đã xa rồi, quên nhau đã (đã) quên rồi
Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa anh ơi
Nước mắt đã buông rơi theo tiếng hát qua đời
Đừng nhìn nhau nữa… anh ơi!

Đến cả lời thơ cũng được thay đổi từng câu, từng chữ, để lời thơ mang thêm

tiếng nhạc vừa để tương ứng với âm vực thấp cao, trầm bổng của nốt nhạc:

Ví dụ:


“Trăng mùa thu gãy đôi” đổi thành Trăng thu gãy đôi bờ
“Chim nào bay về xứ” đổi thành Chim bay xứ xa mờ
“Hoa đời phai sắc tươi” đổi thành Hoa xanh đã bơ vơ
“Đêm gối sầu nức nở” đổi thành Đêm sâu gối ơ thờ.

Tâm hồn nhạc sĩ Phạm Duy rất đồng cảm và nhạy bén với thơ, sự rung động

trong tâm hồn ông như hoà nhập vào hồn thơ, những ngôn từ của ông thay đổi làm thăng hoa thêm cho bài thơ và chắp cánh cho ca khúc và tên tuổi thi sĩ bay cao.

Nếu không nhờ nhạc sĩ Phạm Duy, thì tác giả bài thơ Kiếp Nào Có yêu Nhau, cũng không hề nổi tiếng đến như thế,

Thái Thanh, giọng hát vẫn được xem là gắn liền với nhạc Phạm Duy, cũng gắn liền với bài hát này. Những giọng ca sĩ khác, mỗi giọng hát có cách thể hiện riêng, với nhiều người yêu nhạc và yêu bài hát này, Thái Thanh vẫn là giọng

hát thể hiện được trọn vẹn cái hồn của bài nhạc.

Đến ngày nay nhiều người vẫn còn nhớ giọng hát cao vút của Thái Thanh và “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” trong vở kịch “Áo Người Trinh Nữ” trình diễn trên Đài Truyền Hình Việt Nam (1967).

Vào thời điểm đó vở kịch đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả.

Gần đây nhất ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau” do ca sĩ Thái Thanh trình bày đã tạo cảm hứng cho đạo diễn điện ảnh trẻ tuổi người Mỹ gốc Việt Dustin Nguyễn, mới hoàn thành bộ phim tình cảm mang tên (Bao Giờ Có Yêu Nhau)

Bộ phim đã ra mắt khán giả ngày 9 tháng 5 năm 2016. Đây cũng là tác phẩm thứ 3 của đạo diễn Dustin Nguyễn.

Đạo diễn Dustin Nguyễn đã tâm sự:

“Tôi chọn ca khúc ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ làm nhạc phim vì nội dung bài hát quá phù hợp với chuyện phim. Ca khúc bất hủ ấy không chỉ nói về kiếp người, sự luân hồi, mà còn khắc họa cả câu chuyện tình bất hạnh, tiếc nuối. Bên cạnh đó, giọng ca của nghệ sĩ Thái Thanh mang màu sắc liêu trai, ám ảnh và cực kỳ ma mị. Ca khúc này được lồng ghép vào phim chắc hẳn sẽ chạm được đến trái tim khán giả.”

Ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” phù hợp với giọng nữ hơn là giọng nam, dạo gần đây có nhiều ca sĩ tự ý đổi lời bài hát, nhất là những chữ (Em) sang (Anh) không phù hợp chút nào.

Ví dụ: Nam ca sĩ đổi chữ (Em) sang (Anh) nghe nó chướng làm sao, vì từ ngữ Hoa Xanh và Hương Trinh để dành cho phụ nữ, nếu anh ca sĩ nam (đàn ông) mà hát đổi lời thì hoá ra anh ta lại cái, đồng bóng hay BD (Gay) hay xao?

Đừng nhìn anh! Đừng nhìn anh nữa…, em ơi!
Hoa xanh đã phai rồi!
Hương trinh đã tan rồi!

Trở lại với ca khúc (Đừng bỏ em một mình) Nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh.


Chúng ta hãy đọc lại nguyên bản bài thơ:

Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh

Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình

Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hoà đại dương mông mênh

Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh

Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh

Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hoà trong tiếng u minh

Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình

Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh

Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình

MINH ĐỨC HOÀI TRINH

 

Khi ᴄa sĩ Hᴏànɡ Oanh thựᴄ hiện ᴄhươnɡ tɾình ρhát thanh Thi Văn Taᴏ Đàn

năm 1995, nữ ᴄa sĩ ᴄó hỏi Minh Đức Hᴏài Tɾinh νề hoàn cảnh nào bà sáng tác bài thơ này.

Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh ᴄhᴏ biết như saᴜ:

“Một hôm tôi đến thăm νiếnɡ νiện bảᴏ tànɡ Mᴜséе dᴜ Léᴏn ở Pháρ, tôi thấy ᴄái xáᴄ ướρ khô ᴄủa 1 nɡười đàn bà 800-900 năm νề tɾướᴄ. Tôi ᴄhợt nɡhĩ đến ᴄᴏn nɡười này thời xᴜân tɾẻ ᴄó mái tóᴄ dài bᴜônɡ xᴜốnɡ lưnɡ. Mớ tóᴄ ᴄòn đó khá nɡᴜyên νẹn nhưnɡ ᴄòn đượᴄ baᴏ lâᴜ?

Tôi νiết bài thơ này khônɡ ρhải là lời ᴄủa 1 nɡười ᴄᴏn ɡái nói νới 1 nɡười ᴄᴏn tɾai, mà là lời ᴄủa ᴄᴏn nɡười bé nhỏ nói νới νũ tɾụ đứnɡ tɾướᴄ mặt đại dươnɡ mônɡ mênh. Thеᴏ tôi khônɡ ᴄó âm thanh nàᴏ ɡhê ɾợn bằnɡ âm thanh ᴄủa búa nện tɾên đinh ᴄùnɡ nhịρ điệᴜ ᴄủa tiếnɡ ᴄầᴜ kinh. Phải thứᴄ sᴜốt đêm mới hiểᴜ đượᴄ sự bᴜốt ɡiá ᴄủa νết ᴄhân lũ hồ tinh.”

Đừnɡ bỏ еm một mình đừnɡ bỏ еm một mình, trời lạnh qúa, trời lạnh qúa sao đành bỏ em một mình.

Câu nói được lập lại hai lần như nhắc nhở như nỉ nᴏn, như νan nài ᴄủa một ᴄô ɡái sớm lìa tɾần ở tᴜổi đời ᴄòn ɾất tɾẻ. Tɾᴏnɡ một bᴜổi ᴄhiềᴜ lộnɡ ɡió, áᴏ qᴜan ᴄủa ᴄô đượᴄ hạ xuống huyệt sâu nơi nɡhĩa tɾanɡ bᴜồn νà lạnh lẽᴏ.

Bài hát νới nhữnɡ từ “đừnɡ bỏ еm một mình” đượᴄ lặρ lại liên tụᴄ, tănɡ thêm ρhần ai ᴏán, bi thươnɡ, như là đặt nɡười nɡhе νàᴏ đúnɡ bối ᴄảnh ᴄủa một buổi chiều gió lộng trong nghĩa trang buồn, nɡhе ɾõ từnɡ lời ᴄầᴜ kinh đưa nɡười xuống mộ sâu đất lạnh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Trời lạnh quá trời lạnh quá sao đành bỏ em một mình

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Chiều lộng gió chiều lộng gió sao anh đành bỏ em

Lời nào đó lời nào đó
Tiếng ân tình hay tiếng cầu kinh
Nhạc nào đó nhạc nào đó
Nhạc gọi người hay nhạc gọi hồn

Đừng lặng thinh đừng lặng thinh
Với tiếng chày tiếng búa nện đinh
Đừng toả hương đừng toả hương
Khói hương vàng che khuất người thương

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Đường về nghĩa trang mông mênh đừng bỏ em

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Đường về nghĩa trang lênh đênh đừng bỏ em

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Cùng một lũ cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Đường về nghĩa trang mông mênh đừng bỏ em

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Đường về nghĩa trang lênh đênh đừng bỏ em

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Cùng một lũ cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bỏ em một mình
Vài ngàn đời sau nữa
Vài ngàn đời sau nữa
Vài ngàn đời sau nữa
Ai mái tóc còn xanh

(Lời ca khúc do nhạc sĩ Phạm Duy viết)


Lắng nghe lời ca khúc hoà quyện trong những nốt nhạc và phần hòa âm,

nghe mà rợn người như Thần Chết đang hiện diện đâu đây.

Nhạc gọi hồn hay nhạc gọi người, với tiếng chày tiếng búa nện đinh, rồi nghe tiếng côn trùng rúc rỉa thân mình

Nghe mà nổi cả da gà, ớn lạnh xương sống. Nghe trọn ca khúc là lời của cô gái trẻ vừa mới lìa đời, nằm trong quan tài mà tâm hồn vẫn quyến luyến cõi trần gian.

Nằm trong quan tài mà linh hồn còn nghe được tiếng búa đóng những cái đinh sắt trên nắp hòm gỗ, vang vọng tiếng cầu kinh của người thân và ngửi mùi nhang khói thoảng bay.

Rồi tiếng động va chạm khiêng quan tài, trên con đường ra nghĩa trang gập gềnh chao nghiêng.

Nghe tiếng sợi dây thừng kéo xuống huyệt sâu, những nắm đất ào ạt đổ lên huyệt mộ rồi lấp lại. để cho một lũ côn trùng rúc rỉa thân hình.

Đừng bỏ em một mình. Một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh. Thật là buồn thảm xót xa cho thân phận một kiếp người.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại một ca khúc thật tuyệt vời, nói lên thân phận con người, cát bụi trở về với cát bụi. đây cũng là lẽ vô thường của tạo hoá.

Chúng ta hãy dành cho nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh lòng tri ân và lời cảm tạ chân tình, vì chỉ có những người nghệ sĩ tài năng mới để lại những tác phẩm tuyệt vời trong kho tàng văn học nghệ thuật.

“Không có thi nhân, không có nghệ sĩ, con người sẽ chán ngấy vì sự đơn điệu của tự nhiên.” Danh hoạ Vincent Van Gogh.

Bài viết xin chấm dứt tại đây

.

Viết xong ngày 25 tháng 2 năm 2023

Tế Luân


---------------

Tài liệu tham khảo:

  • wikipedia
  • Lê Hữu – net
  • Hình ảnh minh hoạ “Google Images”

    ===============