tưởng nhớ tác giả LÊ CAO PHAN [ 1923- 2014 Sài Gòn ] " / Đinh Bạch Dân / Sài Gòn -- Virgil Gheorghiu 29 / 11/ 2018 -- bài đăng lại / 28/ 01/ 2023 >.
THỨ HAI, 29 THÁNG 1, 2018
' về văn nhân, nhạc sĩ , dịch giả
LÊ CAO PHAN [1923- 2014 Saigon.]
-- blog Huỳnh Ái Tông
HỨ BA, 7 THÁNG 6, 2016
về tác giả Lê Cao Phan
- bài viết: Huỳnh Ái Tông
http://huynhaitong.blogspot.com/ )
t
về tác giả Lê Cao Phan
HUỲNH ÁI TÔNG
Lê Cao Phan
[ 1923- Saigon 2014]
Nhạc sĩ Lê Cao Phan sinh ngày 25 tháng 9 năm 1923 tại Ngô Xá Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Theo ông cho biết: lúc 7 tuổi đã được cho đi học chữ Nho; và 10 tuổi học tiếng Pháp.
Năm 20 tuổi. đã lấy bằng Diplo^me ...
Năm 1946, đã sáng tác bản nhạc đầu tiên Diệt trừ giặc dốt; năm 1948 lên chiến khu.
Là nhà giáo; và, là người am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, điêu khắc , hội họa ...; ông có thể sử dụng nhiều loại [nhạc cụ] : piano, khẩu cầm, đàn nguyệt , ở trình độ phổ thông.
Đã ấn hành hàng chục ca khúc nổi tiếng, với nhiều thể loại: thiếu nhi, xã hội, Phất giáo... còn triển lãm nhiều tác phẩm hội họa.
Thời gian 1949- 1950, ông bắt đầu đến với đạo Phật, tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử; và, nguyên trưởng ban hướng dẫn Gia Đình Phật Tử tỉnh Thừa Thiên- Huế . (1951- 1953) .-một bản nhạc ]trong nhiều ca khúc], dành cho thiếu nhi :
Hai chú gà con
Hai chú gà con đi chơi với nhau
chú che cái dù, chú đội mũ trên đầu
đang nói chuyện vui tay trong cánh tay
ngó 2 chú gà ra bạn thân, ai tày, nào hay ...
Đâu thấy đàng xa có con giun khá to
chú quăng cái dù, chú liệng mũ co giò
tay đã rời tay, mạnh ai nấy xới
cả hai té nhào lao mình thật vui!
Năm 1951, nhân đại hội Phật giáo toàn quốc, ông sáng tác cá khúc Phật giáo Việt nam; sau, bản nhạc được dùng làm bản phật ca của Phật giáo Việt nam.
Trên tạp chí Sáng Tạo (số 10/tháng 7/ 1957), Lê Cao Phan viết bài Sự tiến triển của ngành âm nhạc thiếu nhi.
Vào thập niên 1960, ông chuyển vào Saigon làm việc ở bô Giáo dục [VNCH].
Kể từ [độ] tuổi 60, [sức khỏe suy yếu] nên hạn chế việc đi lại.; nhất là sau khi bà vợ qua đời, chỉ ở nhà đọc sách, dành vào việc nghiên cứu, phiên dịch Truyện Kiều/ Nguyễn Du & Ức Trai Thi Tập/ Nguyễn Trãi ...
- và chuyển ngữ] sang tiếng Anh+ Pháp. (được UNECSO tài trợ [in ấn, được] đưa vào bộ 'sưu tập tác phẩm tiêu biểu UNESCO . ...
- Giữa thập niên 1990, Lê Cao Phan sang Canada khoảng 3 năm; rồi, cảm thấy không thích hợp, quay về sống ở tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu một thời gian.
cuối đời, ông về sống chung với gia đình con trai ở quận Bình Thạnh, Gia Định ; và vẫn tiếp tục sáng tác thơ, nhạc, dịch sách.
ông mất lúc 1 giờ ngày 2/ 1/2014 tại Gia Định, thọ 91 tuổi.
[Qua] bài Tiểu sử Lê Cao Phan, tác giả Thị Nguyên, viết:
" ... Anh đã từng cộng tác cùng nhạc sĩ Lê Thương, viết nhiều bài ca cho lứa tuổi thiếu nhi, ca ngợi sự hồn nhiên, tươi sáng của tuồi thơ; làm hành trang cho tuổi trẻ vào đới một cách trong sáng, cao thượng, như 'Hai chú gà con' --' Bài ca tình bạn' --'Ngựa Tàu Cau' -- 'Chuột cắp trứng' ..."
ca khúc:
Vui đi học-- Tiếng còi đánh thức --Tập tầm vông -- Ra chơi -- Phật gió Việt nam --Nhi đồng múa ca --Lòng hiếu chim oanh vũ --Hai chú gà con (Đôi gà con) --Ca mùa học vui --Bài ca tình bạn
-- 3 bà đi bán lợn con
tác phẩm:
Histoire de Kiều -- The Story of Kiều ...
tài liệu tham khảo:
-Huỳnh Ái Tông VHMN/ tập 3 (trang 108) -- web:ahvinhnghiem.org.
HUỲNH ÁI TÔNG
lời dẫn:
... hình ảnh Lê Cao Phan vẫn hiện rõ trong mắt tôi, của lần đầu nhìn thấy anh ở bộ phận nghiên cứu/ bộ Giáo Dục [Việt Nam Cộng Hoà ] 35 Lê Thánh Tôn; khi tôi tới tìm gặp bạn tôi, Đàm Xuân Cận [1939- ] cũng là đồng nghiệp của anh
Dần dần gặp gỡ nhiều lần, biết thêm ; anh tốt nghiệp khóa 3 (?) Trường Bộ Binh Thủ Đức, từng là chánh văn phỏng của đại tướng Lê Văn Tỵ. [Quốc Gia Việt Nam].
Găp gỡ nhiều lần hơn, ấy là giai đoạn anh cùng Mai Hồng Khương [ thứ nữ thứ thất Á- Nam -Trần Tuấn Khải] chưa đi định cư ở Hoa Kỳ-- Lê Cao Phan như 'bóng với hình' với Mai Hồ ng Khương , trình bày bìa tập thơ Suối Lành của Trần Thị Hồng Khương.
Có lần, anh giận dỗi không đi Dalat, do nhà văn Thanh Thương Hoàng đài thọ chuyến đi (gồm vợ chồng tôi & Hoàng Vũ Đông Sơn & Thanh Chương & nhạc sĩ Lê Hoàng Long)
-- chỉ vì một lý do nào đó, Lê Cao Phan rất muốn đi Dalat , để gặp Trần Hồng Khương; vì, cô nàng đã có mặt khá lâu trên đó -- cuối cùng, anh lại không đi nữa.
. ' Cái ghen đàn ông' kể thật tức cười, Lê Cao Phan đã 'đà lớn tuổi, vẫn như đang xuân' càng giận hờn, khi nghe được :
"... Hoàng Vũ Đông Sơn gặp Hồng Khương trên Dalat( ngủ chung khá ch sạn) -- có đêm Sơn bị đánh thức, để 'ăn một tô mì gói, do Mai Hồng Khương tự tay nấu, sau đó 2 người thủ thỉ ,khúc khích, như tâm đầu ý hợp... lắm lắm ".
Anh Đông Sơn ghi lại chuyện này trong bút ký'Tháng 2 buồn đọc lại Lỗ Tấn .( Trần Thị Bông Giấy, chủ Văn Uyển xuất bản ở Hoa Kỳ, năm 2003.) .
Lê Cao Phan gặp lại Mai Hồng Khương, sau khi nàng ở Dalat về Saigon, chàng ta vẫn chưa tin chuyện :
' ... chẳng làm gì cả; trong cái êm đông lạnh buốt xương ở Dalat ấy, ngoài việc ăn mì gói & nói chuyện thi ca vớ va, vớ vẩn , ấm ố hội tề, với cô nàng Mai Hồng Khương rất 'đa tình " -- Lê Cao Phan bèn đi xe đạp điện đến tận nhà tôi,để hỏi cho ra lẽ..
Lê Cao Phan từng dịch lời nhạc ra Anh ngữ cho một đồng hương Quảng Trị, nhạc sĩ Nguyễn Tăng Hích ( khi ấy là đương kim bộ trưởng Thông tin) ; chẳng biết bản nhạc này có được phát hành không?;
- nhưng, việc bỏ tiền in những bản dịch sang Anh, Pháp Truyện Kiều + Nguyễn Trãi+ Chinh Phụ Ngâm ... (thập niên 90/ thể kỷ trước) cùng Mai Hồng Khương ra Hà Nội, ra mắt sách ... là có thật 100%.
Có vài lần , tôi đến thăm Lê Cao Phan (285 b đường Nơ Trang Lơng, qua cầu Băng- Ky một đoạn, từ Saigon lên, về bên tay trái); anh ở trên lầu 1, sách vở bộn bề, nhưng sắp đặt gọn ghẽ, ngăn nắp.
Lần ấy, tôi đem tặng 'Hồi ký ngoài văn chương' (bản photo, in ở Cali), theo yêu cầu ; và, anh tặng tôi nhiều cuốn sách dịch dầy cộm,do tá c giả dịch & in ấn.
Nhớ lại, cứ mỗi lần tôi qua khúc đường Nơ Trang Lơng, nhìn lên căn gác 285b, 'chắc Lê Cao Phan đang đọc sách, gảy đàn, sáng tác thơ văn, ca khúc ...' -- tôi vẫn yên tâm ' bạn già văn chương vẫn còn đó.'
- thật không ngờ, sáng nay đọc bài báo ngắn về nhạc sĩ Lê Cao Phan & dưới ảnh chân dung '1923- 2014' -- thế ra anh đã qua đời đã 2 năm rồi; có lẽ chỉ riêng tôi không hay biết mà thôi! .
June 8, 2016.
trái qua:
- Thế Phong -- Thanh Chương -- Hoàng Vũ Đông Sơn
-- nhạc sĩ Lê Hoàng Long -- Nguyễn Thị Khê ( vợ Thế Phong).
phải qua:
- Lê Cao Phan
-người nữ yêu GIẤU của LCP : MAI HỒNG KHƯƠNG' --
- Thế Phong
-nhà phê bình văn học tiền chiến Thượng Sỹ- Nguyễn Đức Long
-- Lữ Quốc Văn -- Hoàng Vũ Đông Sơn
-nhà phê bình văn học tiền chiến Thượng Sỹ- Nguyễn Đức Long
-- Lữ Quốc Văn -- Hoàng Vũ Đông Sơn
- giới thiệu ca khúc ' Phật Giáo Việt Nam'
trong Đại hội Phật Giáo Toàn Quốc ở Huế .( 1951)
(ành: internet)
chụp chung với cư sĩ Tống Hồ Cầm (phải)
( một trong ban chủ biên báo Giác Ngộ Tp. HCM)
(ảnh: báo GIÁC NGỘ Online
- ca khúc 'Phật giáo Việt Nam/ Lê Cao Phan.
Lê Cao Phan
[1923- Saigon 2014)
- cố huynh trưởng cấp Dũng Gia Đình Phật Tử Việt Nam
pháp danh Quảng Hội.
- sanh ngày 25/09/1923 (nhằm 17/8/ Quý Hợi)
tại
-Ngô Xá Đông, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .
- con trai cụ ông Lê Phả ( tự Lê Hữu Đức) & bà Hoàng Thị Thông.
- tốt nghiệp Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương (DEPSI),
- thông thạo nhiều ngoại ngữ, nghiện cứu sâu rộng nhiều bộ môn
văn học nghệ thuật: thi ca, âm nhạc, điêu khắc, hội họa.
- gắn bó với sinh hoạt GIA ĐÌNH PHẬT TỬ từ thập niên 30
(thế kỷ trước)
-sáng tác nhiều ca khúc, với nhiều thể loại:
thiếu nhi, giải trí, xã hội và Phật giáo.
- 1946, lập gia đình với cô Nguyễn Thị Tuyết Hường,
con
một quan chức Nam Triều cũ, hàm Hồng Lô Tự Khanh,
được 7 người con: 3 trai + 2 gái:
1) Lê Thị Lan Hương -- 2) Lê Cao Bằng
3) Lê Cao Huy 4) Lê Cao Hiền
5) Lê Thị Như Hương 6) Lê Thị Diệu Hương
, 7) Lê Thị Thiên Hương.
(http:quangduc.com/author/about/1954/nhac-si-le-cao-phan)
---------------------------------------------------------------------
- bài đăng lại : 28/ 01/ 2023
--------------------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ