Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

đọc thêm: " " nhà văn Thế Phong, con ngựa bất kham " / Phổ Đức [ i.e. Lê Phước Độ 1940- 2013 ] -- trích: Từ Hoài Tấn Blog ( tphcm) .

 Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

                               nhà văn Thế Phong, con ngựa bất kham...


                                                       - bài viết: Phổ Đức.


             Lời dẫn:  

  .. chắc là khoảng năm 2000, tác giả Phổ Đức gủi bản thảo tới tôi :

    "  kính gửi: thi sĩ thế phong, lưu niệm với tất cả kính mến và qúy trọng của   Phổ Đức ... "

- đây là bản thảo, anh viết về một số nhà văn, thơ  ở thời VNCH -
      ( viết về  TP ở  chương  96,  tr. 1410 - 1424 )    hẳn bản thảo này khá   nặng kí 
           về dung lượng. ). 

 Giữa năm  1999, nhà văn Thanh Thương Hoàng  đi định cư ở Huê Kỳ,  viết thư về  yêu cầu  gửi  bài, tác phẩm  để in ấn .   Tôi không  chắc  lắm , TTH  nhận rồi,  hồi âm yếu ớt,    vậy  là  bản thảo của Phổ Đức  vẫn chỉ là bản thảo .
 
Phổ Đức lại viết :' ...nhưng Thế Phong không phải là ..... nên.... tham quan  cảnh đẹp  Hà Nội rồi trở lại  Saigon ...'  ( tư liệu không chính xác ) . 

 Khi cho POST trên  Blog  Thằng  Phài Gió , không chỉ riêng Phổ Đức,  mà  bài của tác giả  khác, phẩm bình  đúng , sai,  khen, chê ,  tôi đều  cho POST nguyên văn, tuyệt nhiên không một lời bình. 

   Bởi , người viết  bài chịu trách nhiệm trước dư luận, đọc giả -  không là tôi 
                - kẻ được khen, chê , thậm chí  bị  vu khoát đi nữa  ! 
               ( đọc bài  viết  Hồ Công Tâm  ( Mỹ ) phê phán Thư Viết ở Saigon  ).

  Cảm ơn đọc giả  đọc lời tôi bầy tỏ .

        THẾ PHONG



                                                                 

                                          NHÀ VĂN THẾ PHONG, CON NGỰA BẤT KHAM ,
                            NHƯNG TÂM HỒN TRƯỢNG PHU, DỄ MẾN.

                                                          PHỔ ĐỨC 
 

                                                trong ngoài gì cũng chuyện văn chương
                                        hồi ký nêu cao chí tự cường
                                       Văn  Hiến Đại Nam  luôn vững bước
                                      coi thường nhân thế chỉ yêu thương

                                                            ( trích: 
                                                    XUÂN  HÀ NH  60    / Phổ Đức  /1 998 )



 
                                                                                    THẾ PHONG


- 1932   : 10  tháng 7 , sinh tại  Nhà thương Yên Thái, Yên Bái.

             -  tên thật Đỗ Mạnh Tường, 
               nhưng  trong căn cước ghi :  1936.

-1952    : truyện ngắn đầu tiên ký TƯƠNG HUYỀN 
                  đăng trên nhật báo  TIA SÁNG ( Hà Nội)
                qua sự khích  lệ nhà báo  Hiền Nhân  ( Đỗ Trọng Quỳnh .)

1954      : tháng 5 vào Saigon, tác phẩm đầu tay, 
                  TÌNH SƠN NỮ  xuất bản--  ( Nxb Nhị Hà, Saigon 1954)

1957     : biên tập viên tạp chí VĂN HÓA Á CHÂU  ( chủ nhiệm:  Nguyễn Đăng Thục).

1959     :  chủ trương nhà xuất bản ĐẠI NAM VĂN HIẾN.

                   

Tác phẩm đầu tiên in rô-nê-ô  :


                 NHÀ VĂN HẤU CHIẾN 1950  - 1956 (  Saigon 1959   - 
                 tập 4    trong bộ   LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIÊNAM 1900-1956 ) .
 
 1960     :  xuất bản NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG 

 1965     :  xuất bản NHÀ VĂN, TÁC PHẨM, CUỘC ĐỜI , bản Anh ngữ  
                 THEPHONG BY THEPHONG;; THE  WRITER, THE WORK & THE LIFE. 
                               Bản dịch của Đàm Xuân Cận.

1967       :  tháng 8 nhập ngũ, đồng hóa  vớp cấp bậc  trung sĩ ,
                   biên tập viên  báo LÝ TƯỞNG
                   phục vụ trong Không quân cho tới 30 / 04 / 1975 .9 tan hàng).

1968        :  tạp chí TENGGARA tạp chí Anh ngữ Đại học  Malaya (  Malaysia) , 
                  chủ bút LLOYD FERNANDO   xin phép đăng 2 bài thơ :
                  JOHN F. KENNEDY  và  ASIAN MORNING WESTERN MUSIC,]
                 (  bản dịch  Anh ngữ : Đàm Xuân Cận.)

1970       : truyện ngắn  Khu rác ngoại thành , qua bản dịch pháp ngữ  Cao Giao ,
                  LES IMMONDICES DE LA BANLIEUE  đăng trên báo LE MONDE DIPLOMATIQUE ,
                   qua sự giới thiệu cuea ký giả Jean-Claude Pomonti.

1971        : bài thơ  WHAT A SIGHT , 550.000 G.I IN VIETNAM  đăng trong tuyển tập thơ
                WE PROMISE ONE ANOTHER  do Don Luce,  John C. Schafer & Jacquelyn Chagnon 
                in ấn  ở Washington,  D.C.  1971.  -- 
 ( The Indochina Mobile Education Project  / USA  / 1971).

                   :   giáo sư, thi sĩ PAUL ENGLE ,  chủ tịch   International Writing Program  đạt  thư mời sang Iowa tham dự hội thảo  văn chương quốc tế hàng năm .

                   : tháng 3 , xuất bản tập thơ  ASIAN MORNING WESTERN MUSIC , tựa giáo sư LLOYD FERNANDO
 . 
1973       :   tháng 12 , 3 năm liền, kể từ khi giáo sư Paul Engle đạt thư mời , 
                  bị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt nam từ chối cấp VISA .

1974         : tập 1 phê bình văn học NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN  1930-1945  tái bản , 
                    Nhà xuất bản VÀNG SON do Phạm Quang Nhàn  chủ trương .



tác phẩm đã xuất  bản :  


           - từ 1954 tới 1974, khoảng 40 tác phẩm : 

          -  tiểu thuyết,  thơ,  phê bình văn học,  dịch thuật, biên luận , 
          -   trong số đó , có 8 tác phẩm  đã chuyển dịch Anh ngữ .-- bản dịch Anh ngữ  Đàm Xuân Cận ).



        ...  đó là những  tác phẩm trước 1975.  

         -  từ 1975 - 1995 , Thế Phong cho tái bản  tập Nếu anh có em  là vợ  do Văn học Hànội tái bản.  

       -  Năm 1996 , anh Thế Phong cùng nhạc sĩ Lê Hoàng Long , in Chuyện tình các nhạc sỹ tiền chiến của nhạc sỹ Lê Hoàng Long, qua nhà xuất bản Văn hóa.  

         - Cuối năm này, 1996, qua nhà xuất bản Văn hóa -thông tin , 
                Thế Phong viết và in cuốn Cuộc đời viết văn, làm báo : Tam Lang- Tôi kéo xe .

      -   Trong 1997 ,  Thế Phong được Bộ  Văn hóa Pháp mời anh sáng Pháp dự đại hội văn hóa .

        -    Thế Phong có ra Hànội cùng nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi  và nhà văn nữ, con gái nhà thơ Chế Lan Viên , là 3 người  được mời - nhưng Thế Phong không phải đảng viên,  nên Nhà nước cho tham quan cảnh đẹp Hànội, rồi trở lại Saigon , thay vì đi Pháp với 2 nữ sỹ Ý Nhi và ( Phan Thị ) Vàng Anh  . (*) .


             ----------
               ( *)    -   đã cải chính--    xem  Lời dẫn )   .




   -  Trước 1975,  tôi có nghe danh thi sĩ kiêm nhà văn Thế Phong, vì anh là ngườii chủ trương in sách rô-nê-ô của Nxb Đại  Nam Văn Hiến , đã có lần in tác phẩm Thông Điệp, thơ Phan Lạc Giang Đông,  (Đông ) hứa giời thiệu  Thế Phong ( với tôi), nhưng chưa có dịp.  

 Bấy giờ văn nghệ miền Nam rất sợ Thế Phong, vì anh viết tất cả sự thật của các văn nghệ sỹ bê bối, như Lê Văn Siêu  đạo văn người khác, những mối tình của nữ sỹ Nguyễn Thị Vinh, v.v.  và v.v. ... Sau 1975, tôi gặp Thế Phong  lần đầu tại nhà Phan Lạc Giang Đông. 

 Anh đi Mô-by-lét xanh như Thanh Nam ngày nào , nghe Đông nói, anh đang làm cho hãng xe buýt của Nhà nước.   Qua lần tiếp chuyện lần đầu, tôi thấy Thế Phong nói chuyện cởi mở, và am tường, hiểu biết nhiều
  về  văn nghệ.  

 Được biết, anh tuổi Nhâm Thân , cùng tuổi Văn Thế Bảo, Nguyên Sa, năm nay 1998  đã  67.  

 Người ta thường nói, ' trăm nghe không bằng một thấy' , sau khi quen Thế Phong , dù sau 1975, tôi  rất quí và mến anh.    

 Tính tình rất cởi mở, một tâm hồn văn nghệ dễ mến, vui vẻ  (với) bạn bè.  

  Nhất là, anh có ý chí trượng phu, không để ý đến chuyện nhỏ nhặt, anh rất đúng hẹn , hứa gì với tôi đều giữ chữ tín.  

 Chính Thế Phong chở tôi đến giới thiệu nhà gia phả học Dã Lan- Nguyễn Đức Dụ

 -    hoặc chính tôi đưa anh đến giới thiệu với nhà văn Hoàng Xuân Việt ; hoặc nữa,  tôi đưa  anh tới thăm anh Nguyễn Tấn Lon( dầu trước  1955. họ đã  gặp nhau) . 

  Rồi anh đưa tôi dến giới thiệu nhà báo  Giang Kim, nhà văn Lữ Quốc Văn, nhà thơ Nguyễn Hải Phương.

Thế Phong rất thẳng tính và  nóng tính, tôi nhớ  có lần  chúng tôi uống  cà phê  gần chỗ nhà Diệp Minh Tuyền- anh  nói thẳng rất ghét Diệp Minh Tuyền ,  dầu có tài về nhạc,  viết báo   luôn dựa vào lập trường chính trị  để quật ngã  đối phương . 

  Tôi đáp,  anh ghét DMT, nhưng hiện tại thì  anh ta sắp chết rồi ! 

  Thế Phong trố mắt, hỏi , hay Phổ Đức  bấm số tử vi chăng ?  

   Tôi đáp, không quen  DMT, chưa một lần gặp mặt, chuyện trò, làm sao có lá số tử vi; tôi chỉ xem tướng,  yểu ở đôi mắt, làm sao thọ tới tuổi 60 ?    Không ngờ mấy lời tâm sự với Thế Phong, thì chỉ mấy tháng sau, DMT ngã lăn ra chết.   

Thế Phong đến, rủ tôi ra quán, nói:   " ông xem tướng kể ra khá đúng đấy !".  

Một kỷ niệm  tôi đáng nhớ nhất với Thế Phong, khi anh tới rủ tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn  Lý Đại Nguyên  đi định cư ở Mỹ, tôi từ chối vì không quen Lý Đại Nguyên.

 Tôi  dẫn anh tới quán Tiến  Lợi  ăn phở, và cho anh biết chiều nay tôi có hẹn với khách lấy số tử vi.

   
M ột kỷ niệm khác đáng nhớ , hôm nhạc sĩ Lê Thương qua đời, tác giả Hòn Vọng Phu  ( 1, 2, 3) , anh tới rủ  đi đưa tang  nhạc sỹ Lê Thương.  

 Tôi cũng đành phải từ chối, vì bữa ấy, lại  đã hẹn với khách xem tử vi. 

   Nếu bữa đó,  tôi đi đưa đám nhạc sĩ Lê Thương, chắc không xảy ra chuyện cãi vã giữa Thế Phong và ông Nguyễn  Hùng Trương, chủ nhà sách  Khai Trí. 

  Ông   Khai Trí quên rằng nay kẻ thất thế, không phải như trước 1975.     Khi ông gặp Thế Phong tại đám tang nhạc sĩ Lê Thương, trước một số đông văn nghệ sỹ,  phần đông là nữ sỹ , ông hách dịch hỏi Thế Phong:

- Tại sao in sác  mà  không tặng tôi ?

Thế Phong đả lại:

-.. .ông là cái thớ gì bắt tôi phải tặng sách ?

Nếu ông Khai Trí hỏi tôi câu đó, chắc không có gì xảy ra - chẳng maygặp Thế Phong, nên  lãnh đủ . 

 Rồi tại phòng khách Hoàng Xuân Việt,  hỏi  chuyện  xảy ra tại đám tang nhạc sỹ Lê Thương, Thế Phong xác nhận đúng, như người ta đã kể lại.   Anh cho biết thêm,  ghét lối trịch thượng, nên tặng bài học nhỏ, bây giờ nghĩ lại  hơi quá đáng !  Thế Phong nói với tôi  vậy.   Tôi đáp:

- Ông Khai Trí  tuổi  Bính Dần, năm nay 1998
 đã 73, lớn hơn  Thế Phong.  Nhưng dù sao, cũng nên cho bài học, để ông ta biết thân phận mình và thế  nào là  lễ độ .

 Nếu ngày nào, gặp lại ông Khai Trí- Thế Phong chỉ việc xin lỗi là xong, bây giờ thì ông đủ thấm đòn rồi .  

Sau đó, vài tháng, ông Khai Trí  mời, cần gặp tôi.  tại nhà ông, tôi c


ó kể chuyện Thế Phong, ông ta cũng có ý muốn gặp lại  Thế Phong và nhờ tôi hòa giải mâu thuẫn giữa hai vị.   Bởi lẽ, tôi là người ôn hòa, và ông Khai Trí  thường nghe lời tôi khuyên , nên chắc chắn sẽ hòa giải được thôi.

    Ông Khai Trí còn nhờ tôi chuyện nữa, khi nào  phát hành   Thơ Tình VN và Thế giới ,  sẽ nhờ tôi  làm MC giới thiêu chương trình .  

  Từ  chối ngay, bởi  gần 25 năm  , tôi đã ẩn mình,  giấu mặt, xin để cho tôi yên thân .  Ông ta lại nhờ tôi giới thiệu một ai khác ; tôi bèn  giới thiệu ngâm sĩ Đoàn  Yên Linh.    Ông gật gật đầu , không mấy  muốn chấp nhận.

Còn  chuyện tôi nhận tìm cách hòa giải giữa anh  Thế Phong và ông Khai Trí, đến nay chưa có dịp thực hiện -  hơn nữa cách đây 1 tháng, Thế Phong  phải vào bệnh viện Bình Dân  mổ nội soi  tuyến tiền liệt.   Thôi , tạm gác lại - bây giờ đi thăm  bệnh nhân là đúng lúc nhất.    

    Tôi cùng Nguyễn  Hải Phương, Khải Triều vào thăm anh , cùng 2 chai nước  suối  tinh khiết.  

Sau khi mổ , hơn tuần sau, anh được về nhà , khỏe ru ,  tới thăm, nhân thể mượn 1  chân dung ảnh Tạ Tỵ cho bài  tôi đang dự định viết. 

Nhớ lại  năm 1994, Thế Phong và Trần  Nhật Thu  ra mắt T.T.KH., Nàng là Ai ? ký Thế Nhật .

   Sách bán chạy  gây nhiều xôn xao dư luận trên văn đàn ,  trong nước cũng như hải ngoại .

  Nhờ vậy, anh mua được chiếc Honda 78 làm chân đi.   Tới nay, cuốn sách  vẫn còn là một nghi vấn ?!

 Tôi sẽ viết một chương về  T.T.KH thật sự   là ai ?  vì chuyện này rất dài dòng.  Qua cuộc tiếp xúc với  nữ sỹ Thư Linh, Tôn Nữ Hỷ Khương, hy vọng bài  viết sẽ làm sáng tỏ ai là T.T.KH thật sự ? 

Còn một kỷ niệm  đáng nhớ khác, có một  buổi chiều , tôi, Thế Phong và Lữ Quốc Văn tới quán cà phê  Thiên  Hà , 25 A Tú Xương, quận 3  uống  cà phê - cà pháo . 

  Anh Thế Phong và Lữ Quốc Văn  biết nữ sỹ Nguyễn Thị Hoàng , chưa hề gặp mặt, lần này tiện dịp gặp luôn

  .   Nguyễn Thị Hoàng gầy guộc,  chuyện trò vẻ bất mãn,  giọng điệu kiêu căng,  phách  lối ,  tuyên bố vung vít văn nghệ, văn gừng  , coi ta là cái  rốn vũ trụ  v.v....

   Lữ Quốc Văn  sỏ ngọt , cô ta  nói thô   hay hơn viết tục  ,vừa  quê mùa, vừa  kệch cỡm
      -   so với Thụy Vũ  thua xa, văn vừa  hay,  vừa  lịch thiệp , nhã nhặn  !  

 Thế Phong  dốc hầu  bao trả tiền:

- Thật phí 39 ngàn  đồng  !

Dù sao, gặp   được anh Thế Phong sau 75, với tôi ,  ở những ngày cuối đời,   tôi có người tâm sự.  Anh cho biết, bạn bè anh quí tôi qua sự chân tình; còn tôi  bầy tò cùng bạn bè mình, tôi quí Thế Phong ở chí trượng phu.   Bạn bè rụng dần như lá cuối thu, chúng ta   không  thương nhau thi ai thương chúng ta đây ?

Kết thúc  chương  viết về Thế Phong, tôi trích  bài thơ Phẫn Nộ  mà tôi rất thích, và cũng đã in trong một bản thảo khác của tôi, tập Việt sử ca .

Cuộc sống bây giờ, quả là quá mong manh ! (*)

---------
(*) -     in  3 ảnh Thế Phong, trong đó một tấm chụp chung với  Phổ Đức ( 1997)



PHỔ  ĐỨC 





  trích  nguyên tác thơ Thế Phong .

                         
                      Phẫn nộ 


Tôi đóng cửa phòng  cho âm u  nắng quái chiều thất bại
Khi em  ra về rồi, tôi không dám quay mặt nhìn theo
Từ sang đến trưa và chiều lại tới rồi khuya
có gì lạ  ở nhà thuê không thừa bấy nhiêu điều quen thuộc
tĩnh vật làm bạn  thân chịu đớn đau khi chủ nhà nóng giận
tay cầm bút vung lên , nhanh, cao, xê dịch bấy nhiêu dòng
ba chiếc gối màu xanh, màu đỏ lấn tóc chen đầu
chiếc khăn bông mua về  chưa bao giờ dùng rửa mặt
đêm nằm nhoai mình phủ lên mắt lên môi
cho ánh sáng ban mai này sẽ phải chột phải đui
cho đôi mắt người thơ khỏi lên màu giận dữ
đọc báo trang tư làm gì, những tin mừng khởi sự
càng nghiến tin buồn thớ`nhỏ, soi thất bại lòng mình
Mai A em ! sao không phỉ nhổ vào mặt anh
bất tài nên sai hẹn , tội lỗi chưa làm em buồn phiền ?
em đừng xõa tóc trước gương anh chải tóc
em đừng nhắc nhở gia đình, làm anh buồn tức
anh đưa em lên xe rồi, bóng tối phủ mình anh
như giật thốc , hành hạ mình, da đầu đến bựt trốc
cho đê mê cảm giác khổ đau đến ứa nước mắt
cho buồn  rũ rượi tê điếng đến làn da
Mai  ! sao còn thương còn giận còn yêu còn hờn ?
vì thế kỷ này tìm ai xả thân cho ai ngoài bản thân !

Mỗi lần muốn làm ngơ rút đôi mắt sáng
phản ứng tự động rằng mình, thắng hèn nhát
không dám đứng trước gương, nhìn khuôn mặt đáng yêu
ở đâu và chỗ nào, sự tự khinh mình cũng trỗi dậy
nên tôi lại dán ngươi tròn nhìn đời thẳng tắp
 cả đống rác, cả ruồi muỗi từng đàn bay ra ngoại ô
và một lần trong đời nhiều lần nếm mùi thối mùi ôi !
 giá trị bằng một lần bịt mũi, quay gót trước thềm bông trưởng giả

Còn lại mình tôi, em đi rồi, nên khóa trái cửa
đèn sáng lên từ lâu rồi mà đêm tối vẫn xuyên  đầu
vẫn chiếc gối xanh này em đặt mớ tóc ban chiều
vẫn chỗ nằm này sao anh không thấy còn hơi ấm ?


THẾ PHONG.

Bản do nhà văn Thế Phong gửi 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ