Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

' MAI LÂM -- NGUYỄN ĐẮC LỘC ( 1897- 1975) : ' nhà văn bất dắc dĩ '/ Thế Phong -- trích: www.vanchuongviet.org> (tphcm) .

 

Mai Lâm-NGUYỄN ĐẮC LỘC ( 1897- 1975)
: nhà văn “ bất đắc dĩ”.

Thế Phong
\


Sinh  7-11- 1897 ở  Hà Nam, Bắc  Việt, nguyên quán Hà Nội. 

Tự vẫn trưa 30-4-1975 tại  tư thất, đường Lê Đại Hành, Saigon 11.

Học Trường Bưởi, niên khóa 1915-1918.

Thư ký Sở Vô tuyến điện thuộc Phủ Toàn quyền Đông dương.

Cuối 1926, tự ý bỏ việc sang Paris, viết báo” Việt Nam Hồn”-  Nguyễn Thế Truyền chủ nhiệm, ký bút  hiệu Nguyễn  Càn Khôn.

 

Wikipedia  ghi :

 

”… Trong  thời gian ở Pháp, ông ( N,T.Truyền  liên lạc và sinh hoạt cùng Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Sinh Cung, được gọi là “Nhóm Ngũ Long”.

 

Bút hiệu Nguyễn Ái Quốc ( lúc này của N. T. Truyền) ký trên “ Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam, “được ghi là đại diện Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Sinh Cung. Năm 1927, báo” Việt Nam”( đúng- phải là Việt Nam Hồn-TP chú thích ) ra đời, Nguyễn Thế Truyền chủ nhiệm với sự cộng tác của Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc (  ký Nguyễn Càn Khôn – TP chú thích) ”) Tờ” Việt Nam ( Hồn)” là đại diện của nhóm người Việt ở Pháp,  khai sinh ra” Đảng Việtnam Độc lập” ( mà) N.T.Truyền là chủ tịch, đến 1928 thì giao lại cho Tạ Thu Thâu , để ( N.T. Truyền)  về Việtnam cùng người vợ  gốc Pháp ( họ La Tour), y tá, và  sinh được 4 người con “.)

 

1927 về nước viết báo Pháp ngữ”L’Argus Indochinois”,”L’Ami du peuple,”…

.

Cùng Vũ Đình Dy chủ trương báo “ Oeuvre Indochinois” vào 1935.

1948 chủ nhiệm báo” Tân Dân”, sau  1954 chuyển vào Saigon, tòa soạn đặt tại 58 Phạm Hồng Thái, (Saigon 1 -.bị chính quyền  miền Nam  cho côn đồ đốt phá máy in, đốt tòa soạn ,đóng cửa báo, Ký giả lão thành  Việt Nhân( gốc Nam bộ)  phụ tá chủ nhiệm,  với sự cộng tác các ký giả Nguyễn Vạn An, Trung Hưng, Lý Đại  Nguyên ( tác giả” Tổng Thức Luận”, vv…

 

Tác phẩm


“ Phan Chu Trinh”( biên khảo,  Hà Nội 1952 ), “ Mộng  Xuân “ ( tiểu thuyết, Hà Nội 1954), “Sau hai mươi năm…” ( hồi ký , Đại Nam văn hiến, Saigon 1964),” Truyện Thẩm Công “ ( truyện thơ, Saigon 1964)…

 

Di cảo” Hà Nội 100 năm trước “ đã ” được “post” lên mạng : 


"…Nhân dịp chào mừng 1000 năm Thăng Long (Hà Nội), Thế Phong & Từ Vũ/ Newvietart trang trọng giới thiệu với qúy đọc giả tác phẩm di cảo của cụ Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc, với mong ước tên tuổi và tác phẩm của cụ không bị rơi vào quên lãng, hoặc có thể “ bị chiếm dụng ” một cách bất  đắc dĩ “.


   (Newvietart.com / Pháp : 08-04-2010 - )


-  và, chỉ đăng đâu được dăm ba kỳ, trang chủ cho ngưng “ngang xương”- lại  không  được thông báo lý do. Giả thiết , có một  đọc giả nào ở thủ đô  hứng chí  muốn đọc tiếp, thì xin  liên hệ “ Thư viện Quốc gia Trung ương ( 41, TràngThi,  Hà Nội  còn 1 bản, do  cựu  ký giả Giang Kim ( 1915- 2003 Saigon ) lúc sinh thời gửi tặng.

 

Sước danh Mai Lâm từ thời tiền chiến tới hậu chiến được hai tác giả: Mai Lâm_ Nguyễn Đắc Lộc và Mai Lâm- Đoàn Văn Thăng cùng sử dụng – và khi nhắc tới Mai Lâm – đọc giả chỉ biết   Mai Lâm-Đoàn Văn Thăng. Bởi lẽ, ông Đoàn Văn Thăng với bài thơ đầu - đi  hái ” rau sắng chùa Hương tặng  bác Tản Đà”- tiếp bài thơ thứ hai khóc Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu qua đời - khiến”  Cậu Ấm Hiếu “ vừa rung đùi ,vừa uống rượu, lại vừa cầm bút trả lời Đoàn Văn Thăng :

 

”  Nực cười cho bác Mai Lâm !

Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau !

 

Và hầu như gần hết, kể cả  bạn văn, bạn đọc, rất ít  ai  biết  tới nhà báo -viết văn có tên Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc, tác giả tiểu thuyết” Mộng Xuân “ – mà tôi gọi” nhà văn bất đắc dĩ” thì chẳng có gì sai!

 

Sinh 1897, tự kết liễu đời mình trưa 30/4/1975, 78 tuổi – phu nhân vuốt mắt cho ông. Cô con gái duy nhất, Nguyễn Thị Liên,  vợ giáo sư Nguyễn Xuân Kỳ ( trưởng nam bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ) đã di tản trước 30-4- 1975. .


- Thời kỳ này, tôi cũng ít lui tới nhà ông- không như 1964, hai chúng tôi làm cuộc du ngoạn Đà Lạt, trước đó dừng lại ở Tùng Nghĩa. Tôi không quên tối hôm ấy, ông Lộc gõ cửa nhà một ông bạn, mà ông giới thiệu với tôi “bạn cố tri”. Vợ chủ nhà, một cô rất trẻ, khoảng trên 30 ra mở cửa. Vào nhà, ngồi chưa kịp nóng chỗ, ông Lộc rút ngay một cuốn ra ký tặng:


- Đây là anh bạn trẻ 32 tuồi, người viết” tựa” cho tác giả tuổi đà 67-  là bạn anh đây!


-    Tôi cảm thấy ngượng ngùng đôi chút- đáng lý tập hồi ký có bài” tựa’ của nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền ( có  một lần  Nguyễn Thế Truyền- Hồ Nhật Tân dám đối đầu tranh cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa  năm 1961 v/s liên danh đương quyền Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ).


-    Còn nhớ như in, trước ngày Tổng thống Diệm bị lật đổ vào cuối năm 1963- tôi góp ý cùng ông Lộc- cuốn này’ phải” có “ tựa’  ông Truyền mới hợp lý. Lúc này, ông Truyền ở nhờ nhà ông Phan Khắc Sửu ( từng là quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa) ở Khu Chợ Bàn Cờ.


 Hàng ngày ông  Nguyễn Thế Truyền dạy tiếng Pháp cho một số học sinh kém sinh ngữ, và cũng là phương tiện độ nhật của ông thầy bất phùng thời.


-    Khi tới rủ ông đến quán cà phê Năm Dưỡng ( góc Nguyễn  Thiện Thuật, Saigon 3)- đễ sẽ bàn chuyện cậy ông viết giới thiệu “Sau 20 năm..” cho  ông Lộc. Ông Truyền xác nhận đọc hết thiên hồi ký đã đăng trên báo” Tân dân”, và một mực khước từ:


-    Ông viết là hợp nhất, bởi ông đứng đầu nhà xuất bản in cuốn này.


-    ( sau 30 / 4/ 75, tôi trở lại quán cà phê Năm Dưỡng- vẫn ở đường Nguyễn Thiện Thuật – nhìn lên tường, bắt gặp “ Giấy Khen “, chính quyền cách mạng tặng chủ quán từng là cán bộ địch vận. Thật hú vía !)

 

Nhớ lại đôi ba lần đi uống cà phê với ông Truyền – vị  từng có huyền thoại tương truyền: phò mã vua Bỉ, tiếp huyền thoại từng tát tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định cái bạt tai tại bến đò Tân Đệ. ( Thái Bình) năm nào !.

 

Và  đi uống cà phê cùng ông Truyền, thì không lần nào “ nguyên chủ nhiệm báo Thân dân ( Hà Nội1954) cho cựu phóng viên trả tiền cà phê  cả !”.

 

Trở lại đêm trọ đầu tiên ở Túng Nghĩa, ông Lộc nói chuyện với chồng cô Ba – còn cô Ba lại ưa bắt chuyện với tôi, người cùng trạc tuổi – khiến chủ nhà luôn đưa mắt dè chừng. Hôm sau chúng tôi lên Đà Lạt, ông Lộc nói:

-… may quá chúng ta chỉ ở đây môt đêm, ở lại tới đêm thứ hai, chắc gì chủ nhà còn niềm nở tiếp đãi ?!

Đọc trong “ Hà Nội 100 năm trước” có một nhân vật là bạn thân tác giả- và Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc khắc ghi qua đoạn vè; tôi tự hỏi liệu tay chủ nhà” chồng cô Ba chơi trống bỏi”  có phải là  ông Đỗ Mỹ:

 

“…Nhân ông Đỗ Mỹ mới về

Cha con gặp mặt mới đi nghe ‘ kèn”

Ông Đỗ Mỹ vốn bạn hiền

Thú y giám đốc Cao nguyên nổi chìm?

(………………………………..)

Già chơi trống bỏi cho đời lên hương …”

Chú thích của tác giả về  ông Đỗ Mỹ : hiện trí sĩ tại Tùng Nghĩa vẫn mạnh, tuy nay đã già nhiều !

 

Tới Đà Lạt, ông Lộc lại đưa đến nhà một người bạn khác- chủ một biệt thự rất đẹp nằm lọt thỏm trên một triền đồi gần chùa Linh Sơn

 

Rong chơi khoàng 1 tuần thật vui, chúng tôi trở về Saigon. Riêng tôi nghĩ- ông Lộc đã thưởng công tôi còng lưng gõ máy chữ, sách dày khoảng 400 trang ( khổ A4 bây giờ), không xin cấp phép, ruột in rô nê ô, bìa in ty pô, giá bán 200 VNĐ, chỉ gửi bán duy nhất ở Sạp báo Cô Nguyệt ( góc Công Lý và Lê Lợi , Saigon 1). Sách bán 200 đồng / cuốn -  tỷ giá đổi 35 đồng / I Mỹ kim.

 

Mai Lâm- Nguyễn Đắc Lộc vào nghề báo từ năm 1927- tờ báo đầu tiên là” Việt Nam Hồn” xuất bản ở Pháp, cho tới đầu thập niên 50, ông mới viết sách và truyện. Cuốn đầu tiên là sách biên khảo về cuộc đời, sự nghiệp nhà cách mạng Phan Chu Trinh- tiếp “ Mộng Xuân “hay” Bông sen  trong bùn”( Hà Nội 1952 :

 

“… Lối viết  truyện của ông thuộc loại” văn dĩ tải đạo”, lồng trong khung cảnh cải cách xã hội, qua nhân vật truyện muốn làm cách mạng.  tác giả không mấy chú ý tới tình tiết, tâm lý nhân vật, mà tác giả chỉ có một mục đích lên án xã hội bị thống trị - thanh niên sống không có lý tưởng, thả lỏng mục đích đấu tranh cho dân tộc tồn vong. Họ sống vì cơm áo, vợ đẹp, con khôn. Theo tác giả, muốn đạt mục đích này, thanh niên chỉ còn cách vùi đầu trong con đường cam chịu làm nô lệ, nên tác giả đưa ra một nhân vật có lý tưởng trong đám thanh niên: Việt Hùng làm gương cho cuộc đấu tranh giành độc lập ( vì tác gỉa là một nhà  làm cách mạng trước khi là ”  nhà văn – văn dĩ tải đạo” một cách bất đắc dĩ.  Bởi vậy, văn phong, cũng như kỹ thuật dàn dựng nhân vật truyện  chưa đạt. Phải nói cho đúng” Mộng Xuân” không là một cuốn tiểu tuyết đúng nghĩa; mà là cuốn” biên khảo” đường lối đấu tranh, qua cách diễn tả bằng văn chương và đương nhiên cuốn , tiểu thuyết này viết chưa thành công !....”

” trích “ Lược sử văn nghệ Việtnam  - Nhà văn hậu chiến 1950-1956 / Thế Phong - Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1959-  và hình như,  chỉ một người duy nhất  là tôi  đã  nhắc  tới “ nhà văn bất đắc dĩ “  Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc mà thôi !)

 

Và  một điều ngạc nhiên không kém  - tác giả còn một di-cảo-vè- viết xong 1972. - trước khi  qua đời, tác giả trao cho ký giả Giang Kim cất giữ.

 

Cùng đọc lời” tựa” – bác  sĩ Nguyễn Hữu Phiếm viết :

 

“…Nhờ đọc thiên hồi ký đó ( Hà Nội 100 năm trước)  mà tôi  ( bs Phiếm) nhớ lại như mới hôm qua – hình ảnh của Hai Tây, một tay làm xiếc rong khắp Hà Nội – nhất là ở bến ga, xe điện Bờ Hồ, với biệt tài” đóng đanh lỗ mũi”, nuốt” Thạch Sùng”… Ngay cả đến những chị em dưới xóm, như Khâm Thiên, Vạn Thái, Hàng Giấy; tác giả cũng nhớ tên, như “ đào Hoan”, “ đào Nhạn”, hoặc tên của các  “ me tây làm đĩ lên bà”-  như “Bét Ti” ( mà ta thường gọi chếch là”  Bé Ti”, cô “ Tư Hồng”, hay tên của những kép hát Quảng Lạc ” Sán Nhiên”, cũng được tác giả nêu đích danh. Tác giả cũng không quên những tay đua xe đạp nổi tiếng của những năm 1920 như “ Mégy”,” Bổng”,” Cống”,” Bernard” – những người này được coi như thần tượng của giới thể thao Hà Nội – hoặc tên của những võ sĩ Việtnam: “Hàm Bái”,”Cử Tốn”- khi chưa ai biết môn “ quyền Anh “ là gì ?

Cụ Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc hồi trẻ, tất phải là một” thể tháo gia” – một trong những phong lưu, công tử, môt con người lịch thiệp, quảng giao -  có như thế mới biết tận tường, và tận tường đủ dạng người trong xã hội. Như vậy, từ sang đến hèn, giàu đến nghèo, vì chính Cụ từng là nhân chứng lịch sử, nên thiên hồi ký của cụ mới có chân giá trị ( đích thực).

 

Có người sẽ hỏi, sao cụ” Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc” lại biết quá nhiều như vậy?

 

Riêng tôi,  tôi không ngạc nhiên chút nào cả - tác giả không những là một  ký giả kỳ cựu – mà cả ba phần Trung, Nam bắc đều biết tiếng.

 

Cụ đã từng viết báo và sáng lập ra hai  tờ báo pháp: “ Effort”.” Union Indochinois” với Vũ Đình Dy.

Cụ cũng là hội viên Hội đồng  Thành  phố Hà Nội. ( thập niên 50- TP chú thích )

 

Ngoài ra, Cụ có chân trong “ Đảng Cách mạng  phục Việt” ( sau sát nhập với Nhóm” Việt Nam Hồn” của Nguyễn Thế Truyền- biến thành “ Đảng An  Nam Độc lập” tại Paris .( Parti de  ‘l’ Indépendance Annamite à Paris ).

 

Đọc thiên hồi ký này, đến đoạn nói về Phạm Tất Đắc. một bạn học đồng khóa với tôi  ( bs Phiếm)  ở Trường Bưởi, tác giả bài “ Chiêu hồn nước” – tôi không  khỏi bùi ngùi khi thấy vì yêu nước, mà anh bị tù đầy, rồi chết yểu, hoặc nhớ tới một Bùi Ngọc Ái- ( đã từng) viết mục “ Notre Objectif” dưới đầu đề “ La Retraite aux Flambeaux” trên tờ “ L’Union Indochinoise” . Cũng vì bài báo này, tờ báo buộc phải đình bản, vì nhà đương cuộc thới ấy ( René Robin  sang làm toàn quyền, áp lực đình chỉ xuất bản tờ báo trên ).

 

“ Thiên trường ca hồi ký của cụ Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc ( “ Nhớ Hà Nội” được đổi thành “ Hà Nội 100 năm trước” đáng được cho mọi người hoan nghênh – vì đó là một tư liệu lịch  sử rất qúy giá “in chữ đậm- TP chú thích).

 

Cụ bảo tôi  cụ đã hoàn thành “ sau hai  năm mồ hôi nước mắt”; tôi cho rằng: “ cụ thành công rồi đấy !”

 

Tôi thiết nghĩ, một đời người như Cụ - mà trong đủ mọi giới, trên khắp các lãnh vực, được ai nấy biết dmột chút thôi – cũng đủ  cho ta vui khi tuổi già, nếu không muốn nói là mãn nguyện.

Cụ Mai Lâm- Nguyễn Đắc Lộc quả xứng danh là một”: cụ già gân” – với tất cả ý nghĩa cao đẹp của câu đó.


Xuân Qúy Sửu, 1973.


Bs Nguyễn Hữu Phiếm.



 

Một tác phẩm “ …đáng được cho mọi người hoan nghênh – vì đó là một tư liệu lịch sử rất quý giá” ( bs Phiếm) - ở dạng”oeuvre posthume” đã bị nhiều phen” dang dở”- hệt một “ hồng nhan gặp nhiều gian truân”. Lấy một thí dụ thưc tế, kể lại – năm 1998, Saigon kỷ niệm” 300 năm”--  thì “ Hà Nội là 980”- thời kỳ này, riêng tôi có một ao ước hơn cả chính tác phẩm bản thân được xuất bản – đó là  di cảo này sẽ được đọc dưới dạng một cuốn sách đã xuất bản. Từ 1996, chị  Ý Nhi, lúc này Trưởng Chi nhánh Nxb Hội Nhà văn tại Phía Nam dự đinh xuất bản


. Chị đọc xong bản thảo, cho nhập liệu vi tính. Ít lâu sau, chị trả lời ông Giang Kim:” bản thảo”Hà Nội 100 năm trước chưa thể in ra được !”. Cũng không cho biết tại sao; sau đó một vị có phương danh Văn Giá ( 1959- ) từ Hà Nội vào, sẽ đem bản thảo về Hà Nội xin phép xuất bản.


.và , chỉ vài tháng sau, TS Văn Giá cho biết” chuyện lại không thành rồi, bác Giang Kim ơi  !”

 

Và chẳng còn biết cách nào để lưu giữ bản thảo của Mai Lâm -Nguyễn Đắc Lộc, ông Giang Kim bèn  cậy nhờ Thư viện Quốc gia Trung ương lưu giữ.  Nơi đây đã  nhận được, và gửi lại một thư hồi âm – vậy là “ Hà Nội 100 năm trước” -, “di cảo thơ-vè” có nơi nương náu, dầu chỉ là “ nương náu tạm thời cũng đủ làm yên lòng cựu ký gỉa Giang Kim-Nguyễn Thế Bình.”

 

Tới giờ này, tác giả, người đề tưa, bạn thân Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Xuân Chữ vv… cùng nhiều bạn bè khác được nhắc tới , nay đã không còn ở  trong cõi” ta bà”! và chỉ còn lại tập di cảo thơ vè - tiết lộ thân phận thái độ, cách sống các nhân vật tiếng tăm Hà Nội một thời, có thể  coi  là  :”…một loại vè phúng thích chính trị độc đáo, có một không hai, qua sự khám phá  qua con mắt tinh đời, sắc bén của  tác giả.”

 

Đầu tiên, xin mời đọc một lối viết tiểu sử nhân vật ( tuần phủ Cung Đình Vận) của Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lôc:

 

“….năm 1928-29,  tri huyện Yên Hưng ( Quảng  Yên)  vốn là một ông quan sắc mắc, lại rất tận tâm với chính phủ Bảo hộ.  Võ giỏi, văn ( cũng) hay, làm thân với Nguyễn Xuân Chữ, y sĩ trưởng Nhà thương Quảng Yên ( Quảng Ninh bây giờ)- để tâm dò la theo chỉ thị thượng cấp  của y- và trong tình bè bạn  thì cách ăn chơi cũng khá, có thể coi là thân thiện được.”


( Tuần phủ Cung Đình Vận là chú ruột  cựu trung tá Cung Thúc  Cần ( 1932-        KQ / VNCH ) và là nhạc phụ cựu tư lệnh KQ/ VNCH Nguyễn Xuân Vinh, tức Toàn Phong, tác giả tập truyện” Đời phi công. -TP chú thích) ”.

 

Tiếp, là một sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, người Nam Kỳ đầu tiên đem cải lương ra Bắc :


“……anh ta là người đầu tiên đem Cải lương Nam kỳ ra Bắc công chúng Bắc hà tại Sân khấu Quảng Lạc, trong vở kịch “ Tối độc phụ nhân tâm” do anh em sinh viên Nam Kỳ hát – trước cả các ban Năm Phỉ, Phùng Há… Và “Hoài lang dạ cổ”  là bản  vọng cổ đầu tiên của Sáu Lầu, nghệ sĩ lão thành miền Nam được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.


Không rõ Nguyễn Văn Tộ còn sống hay đi đâu, không có tin tức gì ráo từ năm 1935…” ( Chú thích của tác giả). Tả” tiếng chuông  Trấn Vũ”, “ nhịp chầy Yên Thái”,” canh chài Cổ Ngư” :

 

“… tiếng chuông Trấn Vũ êm tai

Nhịp chầy Yên Thái, canh chài Cổ Ngư.

Sen chùa Trấn Quốc thơm tho

Mùi hương thoang thoảng, con đò nghênh ngang …”

Chú thích của  tác giả: …..”  Lãng Bạc”, tên Hồ Tây xưa kia  là nơi Hai Bà ( Trưng)  đánh nhau với Mã Viện.

“ Canh chài Cổ Ngư”: phường đánh cá làng Cổ Ngư, đầu đê Yên Phụ đi xuống chùa Quán Thánh.”

 

:


“… ngao du sơn thủy hữu tình

Choi hồ Trúc bạch, xem đình Cổ Lương “



tác giả giải thích:“…Đình Cổ Lương :…


” ở phố Hàng Than- Hồng Phúc, nơi chứa bần nhân, ăn mày, hành khất .Ca dao có câu:”  may ra thì hóa tứ linh / chẳng may thì lại nằm đình Cổ Lương- nói cảnh cờ bạc đỏ đen, may ra thì phất to, chẳng may thì lại đi… ăn mày, về nằm đình Cổ Lương…”

 

Bàn tới cầu Doumer, tác giả biết rất rành rẽ:

 

“ Eiffel “công tác thành công

“Doumer” kể đã hết lòng lập nên “

Chú thích của tác giả:“… Theo cuốn “ Hồi ký  Paul Doumer” nói,  khi ông sang làm toàn quyền Đông dương, ông đã có ý kiến thiết xứ Bắc Kỳ- trước tiên làm  một công tác lớn, ấy là chinh phục lòng dân hơn dùng võ lực. Ông đòi hỏi hãng Eiffel- thầu khoán  xây dựng cầu cống có tiếng của tây ( đã  xây Tháp Eiffel, rồi sang làm cầu Sông Cái- mà không cần viện trợ mẫu quốc- vẫn có thể xây dựng hoàn thành bằng tiền của bản xứ để gây thanh thế cho Pháp.”

 

Luận bàn nhà chính trị Hoàng Nam Hùng:

 

“ xuân năm mốt ( 1951) nặng vì tình

Được tin Cường Để, Đông kinh thăng hà…

vội liền tổ chức làm ma

Gây phong trào mạnh, quốc gia lên đàng

Hoàng Nam Hùng đứng t rưởng ban

Hô hào dân chúng các hàng sĩ phu…..”


Chú thích của tác giả về Hoàng Nam Hùng:  “…Cụ Hoàng Nam Hùng ,nguyên Tổng Thư ký “ Việtnam Cách mạng Đồng minh hội”  cùng với Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm chủ tịch, từng đã ở Đông kinh ( Tokyo) trong thời Nhật 1940-1945. Đám tang có ông Đặng hữu Chí thủ hiến ( Bắc phần)  cùng thị trưởng Thẩm Hoàng Tín đến dâng hương…”

 

Ít ai rành chuyện chủ nhà xuất bản Hương Sơn ( nơi từng  in thơ Tản Đà, Nguyễn Bính vv..) lại là’ văn thám mật” cho Tây:

 

“…Hàng Giò trong buổi thanh bình

“Hương-Sơn”, hiệu sách của anh” Bổng trành”

Nguyên chủ bút báo” Hữu Thanh”

Văn thơ lém lỉnh, tính tình khó tin…”


Chú thích của tác giả về  chủ nhà sách” Hương Sơn”… tức nhà văn Nguyễn Mạnh Bổng , có biệt danh” Bổng trành”. Trong giới cách mạng, các Cụ lão nho xưa kia đều nói ở cửa miệng - để ám chỉ anh Nguyễn Mạnh Bổng- bới các Cụ nghi anh làm  chỉ điểm cho Pháp. Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng tai nghe tường thường trong giới hoạt động  bí mật, tác giả cứ thành thật ghi lại.. để ghi chép sự thật của sự thổ lộ( kia).  Xin vong hồn anh Bổng cũng tha  thứ nếu là sai” sự thật”. Và tác giả cũng mong đây là” chuyện sai” từ cửa miệng người đời ghen ghét?!..”

 

Chuyện thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, thân sinh trung tướng Nguyễn văn Hinh, tốt nghiệp Saint Cyr, từng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia ( thời Đệ Nhất Cộng Hòa – khi ông Ngô Đình  Diệm làm thủ tướng (1954) :

 

“ …Thủ tướng Tâm ra Bắc kỳ

Tiếng đồn” Hùm sám” uy nghi lẫy lừng

Đỗ Quang Giai nhập cuộc xong

Nhân danh Đốc lý tâng công vẽ vời

Tặng Ngài Thủ tướng : kim bài

“ Công dân đệ nhất” nhân tài Thăng Long

Huy chương tặng, đến tiệc tùng

Tại Phòng Khánh tiết, công đồng chứng minh

Trước quí quan đất Kinh thành

“Lộc già” ( tác giả) niên trưởng nhân danh Hội đồng

Gắn kim bài cho tướng công

Pháo tay quan khách, tưng bừng nổ vang

Thủ tướng Tâm lĩnh bài vàng

Đại nhân” Sa Lộ” (Albert  Sarraut) hân hoan chúc mừng

Tiệc trà hương vị Thăng  Long

“Xâm banh”, bánh ngọt… lạnh lùng chua cay

Thị phi vang dậy đó dây

Sĩ phu đất Bắc chau mày nghiến răng

Một nhà nho khá chơi khăm

Dâng ngài thủ tướng Văn Tâm bức hoành

Tưởng mừng ca ngợi công danh…

Phải tay “ Tú Xuất” Hà thành phục sinh

“ Ba Giai” tái thế, bất bình

Chơi chua bốn chữ bức hoành biếu’ Tâm”

“ Chữ rằng:” Đại Điểm Quần Thần”….”

 

Chú thích của tác giả về Đại Điểm Quần Thần: “ Đại” là “ To”, “ Điểm” là” Điểm chấm”,”Bầy thần”là” Tôi”. Nói lái: “ Chó Tâm bồi Tây”. Cái lối chơi chữ này có tự ngàn xưa trong đám nhà Nho đất Bắc. Như cụ Vũ Pham Hàn xưa kia cũng tặng hoành phi cho một ông Công sứ tây thích chơi chữ Nho. Cu bèn mừng bốn chữ:” Ôn kỳ như Ngọc” bị một bạn thù oán xuyên tạc, mách Công sứ là “cụ ta sỏ , tặng củ ngọc hàn đấy”- Nghĩa là” Mến người quân tử ôn hòa như ngọc quý… thế mà dám bảo là “ ngọc hành”, có chết người không? ( Đúng là” chữ” và” nghĩa” rất oan gia !)

 

“ Vua Ngô ba sáu tấn vàng

Chết xuống âm phủ có mang được gì?”

 

Chú thích của tác giả về Vua Ngô 36 tấn vàng:”…đây là câu tục ngữ ca dao Việt Nam xưa kia ám chỉ vua Tầu sung sướng cực điểm mà hai tay buông xuôi cũng chẳng còn gì ? Tiền của trên đới là phù vân, khuyên ta không nên chắp bóp quá ! Nhưng các Cụ xưa biết đâu chẳng có ý ngầm bảo con cháu là: ” tiền của của kẻ xâm lăng bóc lột xương máu đồng bào ta, dầu ky cóp cũng chẳng giữ được tới lúc buông xuôi hai tay. Còn  là một kiểu dạy “ ngụ ngôn” rất kín đáo ! “

 

Ký Con- Đoàn  Trần  Nghiệp, trưởng ban Ám  sát Việt Nam Quốc Dân Đảng từng ám sát Bazin, Chánh Mật thám tây, có xá gì bọn tay sai phản trắc tép riu cỡ Phạm Thành Dương, Bùi Thế Mai, Giáo Du ,vv…:


“ Xưa đây tử địa Giáo Du

Vì con, cha chịu chết bù thay con !

Nghe tin thiên hạ phao đồn

Chính danh thủ phạm Ký Con thi hành

Phạm Thành Dương, quá thông minh,

Hữu tài vô hạnh mà thành Thừa Mai ( Bùi Thế Mai)

Hai tên phản đảng vô loài,

Hàng Da bị bắn tưởng toi mạng rồi …

Ngờ đâu thoát được lưới Trời

“ Thanh tra Mật thám” đóng vai cáo cầy

Ưu tiên nhập tịch dân tây

Kè kè súng lục,” mề đay” sờ sờ..

Phố Hàng Giấy, xóm nhà tơ

Cung đàn nhịp phách giấc mơ phong tình

Cười trăng cợt gió yến oanh

Bóng đèn mờ tỏ, chén quỳnh bá vai

Chầu” sực tắc” tiếng nô cười

Câu thơ Yên Đổ, giọng người Hằng Nga

Đào tơ liễu yếu thướt tha

Xiêu đình đổ quán, tiêu ma sự đời!....”


Chú thích của tác giả  về Ký Con


Trưởng ban Ám sát Việt Nam Quốc Dân Đảng khét tiếng, vì những cuộc  ám sát chính trị, như vụ Trần Đức Kính ở Trại Hàng Hoa; vụ Giáo Du tại Ngõ Hồng Phúc bị hạ sát  ngay trước cửa nhà của hắn. ,Phạm Thành Dương ở Hàng Da ( 1930) ( từng tốt nghiệp Thành chung tại  Trường Bưởi, sau làm thư ký ở bên đất Lào, rồi chuyển về đóng quân tại ĐộiTàu Bay - đã từng phản V.N.Q.D.Đ. rồi bị “ trừng trị” vào 1945.”

 

Đến các me tây” Cô Ba Bé-Tý”, “ cô Tư Hồng”, “ Bà Tây Cú” … được đưa vào văn chương Mai Lâm-N.Đ. Lộc:

 

“ Cô Ba” Bé Ty”, cô” Tư Hồng”

Có tàn có tán vua phong,

Tiếng” Bà Tây Cú” Thăng Long, ai bì ?

Danh vang dậy đất Bắc Kỳ..”


Chú thích của tác giả: “…


 Cô Ba Bé Ty, nguyên là vợ viên đại úy ( quan ba) Pháp, tên “ Petit”- người to, mập, giầu có ở phố Hàng  Bạc, được mệnh danh là “ Bà Chúa Hàng  Bạc”- cô có điện thờ riêng tại gia  rất lớn, mê ngồi đồng, thích” chơi gà: đủ giống lạ- nên báo B.H. đã diễu là” Gà Ba Chân”.


“ Cô Tư Hồng”  thuộc vào hàng giàu có ở phố Hàng Da (Richaud)  có  hàng dẫy nhà cho thuê, lấy ông Cố đạo, nguyên là quan tư Tuyên úy Quân đội Viễn chinh Pháp“ Bà  Tây Cú” ( Eminent)  giàu có có tiếng ở Hanoi.”

 

Qua đảng phái, tác giả cũng không quên :


“ Bị nghi trong đám DUY DÂN”


Chú thích

của tác giả về  ĐẢNG  DUY DÂN: “


…môt Đảng Quốc gia, được thanh niên trí thức hoan nghênh, do ông Lý Đông A ( tức Nguyễn Hữu Thanh) đã từng sang Tầu theo học với đảng Phục Quốc của cụ Nông Quốc Long, thành lập ở Lạng sơn năm 1940 bởi cụ Trần Trung Lập ở hải ngoại về.  Cụ Lập chống Pháp, theo Nhật.  Còn ông Lý Đông A chỉ nghiên cứu lý thuyết, sau đem phổ biến ở trong nước và được nhiều thanh niên gia nhập. Năm 1946,  lập Chiến khu ở  Suýt, để huấn luyện cho đảng viên và có y cướp chính quyền ở Hòa Bình, bị vỡ lở và sau cùng  bị tóm trọn ổ.”

 

Và có ai biết tích Chàng Bân- như trong truyện Tàu- không, chính là một công tử Hà thành:

 

“ Chàng BÂN nổi tiếng gàn ghê là gàn ?!”


Chú thích của tác giả về Chàng Bân, tức Nguyễn Bân, người phồ Hàng  Gà Chợ Hôm, một nhà nho học tinh thông, tính tình hiền hậu, được chúng bạn trong phố tặng cho là “ Đồ Gàn”. Mùa rét thường mặc” áo bông sa-tanh lét” màu đỏ chóe, nghênh ngang  đi ngoài phố-  làm thư ký cho giám đốc Nhà  Thanh niên, chuyên dịch các đối , liễn bằng chữ Hán ra chữ Pháp. Mất  tại Hà Nội 1953.”

 

Quay sang bạn hữu làm báo chữ Tây:


“ Nhóm EFFORT, bạn Côn Sinh ( Đỗ Mộng Ngoc)

Clémenti, Dy Vũ đình, Học Canh ( Lê Đình  Gioãn).


Chú thích: Côn Sinh:  tức Đỗ Mộng Ngọc giúp việc cho báo EFFORT, mất ở Hưng Yên.

Vũ Đình Dy: chủ nhiệm EFFORT, mất ở Quảng Ngãi 1945.


Học Canh tức Lê Đình Gioãn, một người thông Hán văn, hiện ở  đường Huỳnh Quang Tiên ( Saigon  1).”

 

Và bàn chuyện chuyên viên in ấn Đỗ Văn :


“ có Đỗ Văn” vua nhà in”


Chú thích của tác giả về Đỗ Văn: học Ngành In ở Pháp về, ban đầu cộng tác với kịch tác gia kiêm chủ báo, kiêm  chủ nhà in, xuất bản” Vũ Đình Long” ( Tiểu thuyết thứ bẩy , Phổ thông bán nguyệt san ,” vv.). Còn là bố vợ kịch tác gia Đinh Xuân Cầu, tác giả” Bên kia Bến Hải ( Saigon 1955) và” Đôi kính” (tập kịch ngắn, Đại Nam văn hiến Saigon 1964).

 

Nhớ chuyện viết báo”Việt nam hồn “ở Paris vào 1926:

“ THẾ TRUYỀN- XUÂN CHỮ - Cả SÂM,

LỘC GIÀ, NGUYỄN ĐỆ, tình thân thuở nào..”


Chú thích của tác giả  về THẾ TRUYỀN (1898-1969): tức Nguyễn Thế Truyền, người Hành Thiện, cháu nội Nguyễn Duy Hàn, tuần phủ Thái Bình, năm 1913 bị ám sát bằng một trái lựu đạn của sát thủ Nguyễn Văn Cháng. Truyền là con cụ Án Nguyễn Duy Nhạc, Án sát Hà Nam năm 1926-27, sang Pháp du học từ nhỏ.  1926 thủ lãnh Nhòm Việt Nam Hồn ở Paris, hoạt động cách mạng bị đầy  qua đảo Réunion, được Pháp tha về năm 1948- và  được” Lộc già” ( Mai Lâm N.Đ. Lộc) vào Nam đón ra Hanoi, cùng ở 48 đường Delorme với Nguyễn Đăng Thục,  chung nhà Phạm Xuân Thái. Mất tại Saigon được chôn cất long trọng, gần mộ cụ PHAN tại nghĩa địa Gò Công ( quận Gò Vấp) năm 1969. “.

 

Tiểu sử Nguyễn Thế Truyền do  Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc ghi, có  khác với Wikipedia, ở chỗ:

 

” …không nói tới “Nhóm  Ngũ Long “ gồm: Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền,  Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Sinh Cung- mà không thể nói là tác giả không biết chuyện ai mượn tên Nguyễn Sinh Cung, khi tới Paris lần đầu, và    ai là  người được  thừa hưởng  bí danh Nguyễn Ái  Quốc từ Nguyễn Thế Truyền truyền lại ?  Cũng là một kiểu” kỵ giơ “ của sự khác đảng, khác phái   mà thôi? -   nhất là khi  đã đọc  hồi ký lịch sử” Sau 20 năm..”, thì sẽ biết   tác giả  Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc  ghi lại chân dung những  nhân vật đảng phái đối lập ( với đảng  của tác giả)  khá trung thực, và rất  sinh động!.

 

Quay sang “Cánh đồng ma”, phim An nam đầu tiên được quay ở Hồng kông, và nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân  được giao đóng  một” vai phụ”:

 

Nực cười cái”Cánh đồng ma”

“ có Đàm Quang Thiện, bạn già ở đây?”


Chú thích của tác giả về  Đàm Quang Thiện:  Bác sĩ Thiện, một nhà thơ, nhà văn. Hiện ở đường Trương Minh Giảng Saigon, năm nay đã gần 70 tuổi, xưa sáng  tác cuốn phim,” Cánh đồng ma” quay ở Hồng Kông, có tiếng là tay tiền phong trong Nghệ thuật thứ bẩy,( tuy)  không( mấy) thành công. Thuở thiếu thời, một văn nhân thi sĩ rất mơ mộng.  Tham gia caqch mạng , vào Đồng Minh Cách Mạng Đồng Chí Hội của cụ Nguyễn Hải Thần, là một nghị sĩ đầu tiên trong Quốc hội Bắc Việt 1946.   ( Chú thích của tác giả)

 

Tới chuyện hai gia đình Hoàng Cao Khải và Phan Đình Phùng  làm thông gia- Phan Đình Phùng gả con gái cho Hoàng Trọng Phu ( con  Phó Vương Hoàng Cao Khải). Ít ai biết thâm ý Hoàng Cao Khải  lm thông gia để  chiêu dụ Phan Đình Phùng về hàng- tiếp   đến, chuyện một  người Nhật vô danh đào mả Hoàng Cao Khải vào 1919 ở Thái Hà Ấp:

 

“… Thái Hà Ấp, cụ Quận Hoàng

Thái Xuyên Cao Khải, Phó Vương Bắc kỳ

Thông minh biết trước thời cơ

Kết thân vớiPháp phất cờ ra tay

Phan Đình  Phùng  chống cự Tây

Vũ Quang chiếm cứ định ngày Cần Vương

Anh hùng nổi dậy bốn phương

Quyết tâm kháng chiến, tìm đường chiến khu

Giải Hồng Lĩnh chống kẻ thù

Tiếng đồn đi khắp Chợ Chu, Ba Đồn

Hoàng, Phan hai họ bà con

Cùng làng Đông Thái , lại còn sui gia

Tâm thư trao đổi tình nhà

Tỏ niềm tôn kính nói ra cõi lòng

Mở trang lịch sử coi chung

Đôi đường đôi hướng thế cùng phải theo

Thái Hà nhiều chuyện hiểm nghèo

Nhắc qua cho rõ những điều xa xưa

Năm mười chin ( 1919), sự tình cờ

Một anh Nhật bản lần mò ban đêm

Sinh phần lại tưởng mả nguyên

Một tấm bàn thạch gắn trên quan tài

Huyết không còn, để chờ  thời

Chàng ta tưởng bở, cố lôi một mình

Sức Hạng Võ mới đủ khênh

Thế mà nạy được, thật tình là hay !

Bất đồ tuần tra túm” thầy”

Tù và, giáo ,mác, dẫn ngay về đồn

Tiếng Nhật bản tựa sóng cồn

Hỏa Lò giam tạm, để còn ngoại giao !?

Nòi võ sĩ vốn tự hào

Xưa nay rạch ruột ai nào đã quên ?

Trên lầu trong lúc ban đêm

Tên tù  gửi tạm vội liền quyên sinh …

.”

Chú thích của tác giả về Hoàng Cao Khải & Phan Đình Phùng: “… ( hai bên) vốn là chốn thông gia, con gái cụ Phan lấy Hoàng Trọng Phu- đẻ được một gái –thì đôi bên ly dị. Họ Hoàng gửi thư chiêu dụ họ Phan không thành.   Hiện trong sách sử có 2 bài thơ trao đổi với nhau rất lý thú để làm sử liệu cho hậu thế ( rất tiếc tác giả không  nêu rõ xuất xứ -TP chú thích).Tên Nhật bản tò mò  tìm đến sinh phần Hoàng Cao Khải tại Thái hà Ấpvào 1919, không rõ nguyên do? Hoặc y muốn tìm long mạch đất nước Việtnam ? “

 

(một đoạn tác giả  tự-sự-kể  về nghiệp làm báo :


“(…)…     .Ami du Peuple” xưa kia tung hoành

MICHEL, chủ nhiệm lão thánh

Giáo sư Nam Định, một anh lõi đời

Có họ Thực, vốn tay chơi

Mượn cơ hội ngộ, lấy” người” đấu tranh

Nai lưng ra để tận tình,

Lo cho tờ bao hình thành khả quan

In” Thực Nghiệp”, máy đã” tàng”


( Thực Nghiệp Báo)

 

“ Mai Du Lân” tổ” chơi ngang xưa rày

Làm ăn cầu thả bài bây

Tính tình cau có, mặt đầy ong châm !

Nơi làm tăm tối- tối tăm

Đèn không muốn sửa, thích cầm nhiều xu

Hàng ngày Tờ báo công phu

Chữa lên, chữa xuống, “ ty pô” rất soàng

Đọc tiếng Pháp chẳng thông tường,

Thật là cơ cực mới hoàn tất xong

Tử công phu, chẳng vừa lòng

Bây giờ khuya mới rút công ra về

Vận” xì đạt” cảnh  ‘đen xì”

Thời cơ chưa  có làm thuê cũng đành…

Dấn thân giúp để đấu tranh

Dựa hơi tay Pháp, để binh kẻ nghèo

Dân đen sống cảnh cheo leo ( 1930)

Vụ Yên Báy gây nhiều tang thương!

Dich bài” Cường Để’ thuật tường

Tuyên ngôn kịch liệt tiếng vang trong ngoài

Nhớ chuyện Nghĩa Lộ đương thời

Bọn phu bị bắt nghi người lương dân

Vu oan là lũ phản Tần

Gặp tay tri phủ bất nhân bất nghì

BẠN DÂN đăng có hai kỳ

Tòa án Yên Báy tức thì thả ngay

Hiệu lực thay công luận Tây

Không thì dân khổ vỉ tay cường quyền (…..) !


Chú thích của tác giả:


  Năm 1929- 30 , tôi ( tác giả) giúp việc cho Michel xuất bản tờ báo “ Ami du Peuple”, nh ở hàng Đẫy, in thuê ở nhà  in của báo “ Thực nghiệp dân báo” của Mai Du Lân tọa lạc tại Phố Hàng Gai. Michel cũng là tay keo kiệt trả lương bổng. nhưng cũng đành phải làm, để có cơ hội giúp đỡ dân chúng trong giai đoạn khó khăn, bị bắt oan .) Ở đây, ( tôi) chỉ hả lòng được một việc là đã cứu được một trường hợp oan uổng – đó là một học trò của cụ Nghè Ngô, khi anh ta đi mộ phu ở Nghĩa Lộ ( Mường Lò - TP chú thích) thì bị vu oan là đi mộ binh cho: bọn chống đối” nước Pháp. ( liên hệ với “ Viết Nam Quốc Dân Đảng “của Nguyễn Thái Học ? ).

 

Tiếp đến, tư -sự- kể chuyện gia đình tác giả, và  nhớ bạn Trần Trung Viên bị “ giết” oan:

 

Gặp khi thời thế đảo điên

Cơn đen vận túng đồng tiền lại khan

Nhớ ngày đeo mối tâm tang

Đứa con trứng nước  vội vàng bỏ đi   ( 15-01-1930)

TUYÊT MAI nhắm mắt khi về

Cảnh tối tăm giữa  canh khuya đêm chầy…

Thuốc thang đâu kiếm được thầy

Khóc thầm thương trẻ thơ ngây biết gì?

Thảm thương là cảnh sinh ly         ( tử biệt sinh ly)

Đau từng khúc ruột não nề tâm can…

Bỏ quê hương đi lên ngàn

Sang Lào biệt tích lo toan phận mình…   ( 1930)

Trên đầu nghĩ chuyện linh tinh

Tới Ô Cầu Giấy mà mình không hay !

Nhớ ai là bạn bỏ thây chốn này …

TRẦN TRUNG VIÊN cũng một tay…

Hàng Gà anh chị xưa nay đã gờm….

Tay văn võ xóm Chợ Hôm

VĂN ĐÀN BẢO GIÁM hãy còn ngày nay….

Chết oan bởi bọn giặc tây

Vào chùa khám xét bắn ngay cả nhà

Thảm thương là chết toàn gia

Trẻ, già, lớn ,bé – vu là Việt Minh ! (…)

 

Chú thích của tác giả :


 Sau  khi mất đứa con là ( Nguyễn Thị )TUYẾT MAI  mới được 3 tháng tuổi- vào một đêm khuya bạo bệnh ( sài uốn ván)  vào đêm 15-1-1929, tác giả bỏ làm báo “ Ami du Peuple” – và trong lúc buồn nản, lại( còn) gặp nhiều chuyện rắc rối thời cuộc –( nào là) bị tình nghi là Q.D.Đ.( Quốc dân Đảng- TP chú thích)  - nên đành bỏ xứ, đi sang Lào, vào làm cho hãng vận tải ( Hãng Malpuech ),nên không bị Mật thám Tây theo dõi. Nhưng báo hai, lai nhớ tới người bạn thân thuở xa xưa ( 1919-20) trốn trong một hầm tại Chùa Kim Mã bị Tây bắn chết. Thật là thảm thương ! ….”

 

*

 

Còn nhiều nhân vật đặc biệt trong các giới khác nữa, mà chúng tôi  không thễ dẫn giải hết. Chẳng hạn, tác giả đề cập  Á Nam-Trần Tuấn Khải, Trịnh Hưng Ngẫu, Huỳnh Văn Phương, Nguyễn Ngọc Sơn (Thái Sơn), Phạm Tá  ( tác giả sách” L’Écolier Annamite“, Hanoi 1930) , Bùi Xuân Thành ( thân phu chủ nhiệm báo “ Hà thành “ Bùi Xuân Học,  Lãng Nhân-Phùng Tất Đắc, Nguyễn Đình Nghị, Lê Hữu Cảnh, Clément Vautel ( ký giả  Pháp tiến bộ), Léon Sanh ( ký giả Tế Xuyên), Hoàng Văn Sự, Malpuech ( chủ tỉnh Savanakhet- Lào), Hoàng Cơ Bình,( bác sĩ nha khoa, chủ  nhật báo” Giang Sơn”- Hà Nội trước 1954), Ngô Vân ( chủ nhiệm “ Tia sáng “), Ngô Đức Kế, Lê Văn Phúc ( nhà in),  Nguyễn Trọng Trạc ( chủ nhiệm báo” Công tội”,  Đinh Xuân Quảng ( bộ trưởng) ,  chính khách Trần Văn Tuyên, họa sĩ Mai Trung Thứ, nhà báo Phạm Nguyên Cảnh ( chủ bút  báo ANNAM NOUVEAU),  Vũ Bằng ( nhà báo, nhà văn), Arnaud (chánh sở Mật thám tây ), Mộng Điệp- Lệ Hà ( vũ nữ tài danh), TCHYA ( Đái Đức Tuấn, nhà báo- nhà thơ),  Trọng Lang- Trấn Tán Cửu ( nhà báo, nhà văn), Nguyễn Văn Chế ( thú- y sĩ Đông Dương), nhà văn Phan Trần Chúc, Tam Lang ( Vũ Đình Chí), Nguyễn Đăng Thục, Phạm Xuân Thái ( chủ nhà sách Tứ hải, đại tá Quân đội Cao Đài, thông ngôn viên tiếng Anh,  viết sách, nguyên Tổng trưởng thông tin & Tuyên truyền - Nội các thủ tướng Ngô Đình Diệm, 1954-55), kịch tác gia kiêm chính trị gia Đinh Xuân Cầu, nhà báo lão thành Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Văn Vĩnh,  Hoàng Nam Hùng,  võ sư Nguyễn Lộc,  Công sứ Sơn La Cousseau (sau Giám đốc Sở Báo chí Tuyên truyền Bắc Việt ), nhà văn kiêm chính trị gia Nhị Lang, Nguyễn Hảo Đàn ( tham gia Đông Du, sau chủ nhà in” Bảo Tồn” in sách của Phan Văn Hùm, Trương Vĩnh Ký vv..), Đinh Xuân Tiếu, Lê Đình Gioãn,  Quán Chi- Đào Trinh Nhất,,Nhượng Tống, Tản Đà -VNguyễn Khắc Hiếu,  Henri Rivière ( đại tá Pháp bị quân Hoàng Kế Viêm + Giặc Cờ đen Lưu Vĩnh  Phúc  phục  kích sát hại ờ mặt trận Cầu Giấy) vv…,

 

Hy vọng có một ngày- tôi đươc cầm  trên tay” cuốn sách in thực sự”,- ngả lưng, nằm duỗi trên ghế xích đu, “ rất” thong dong đọc, suy ngẫm, và khen thầm  :


” đây là một tác phẩm  đáng đọc của thời”loạn thế độc thư” -  và  nếu  là  đọc giả, thì  chi cần:”… biết danh ( tác giả ) một chút, chỉ một chút thôi,  cũng đủ làm ta vui !…( bác sĩ Nguyễn Hữu .Phiếm) .

 

trích :“ Chiêu niệm 4 nhà văn Saigon “

 / Thế Phong / Nxb Đồng  Nai 1999.


- bài viết này có sữa chữa, thêm, bớt 2011.

 

Thế Phong



                      -----------------------------------------
                   - bài đăng lại -- October 14, 2022
                -------------------------------------------
).


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ