Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

" thi sĩ DUY NĂNG [ i.e. Nguyễn Văn Trí 1936- 2002 ] -- Virgil Gheorghiu - Chủ Nhật, 8 Tháng 4, 2012.

 

CHỦ NHẬT, 8 THÁNG 4, 2012

thi sĩ DUY NĂNG /

 bài viết : Nguyễn Đình Tuyến .

Những nhà thơ hôm nay : Duy Năng /
 Nuyễn Đình Tuyến   /  Nhà văn VN tái bản ,  Saigon 1967 ).


                    DUY NĂNG
           ( 1936 - 2002 Cali/ USA )

              Nguyễn Đình Tuyến

             Tên thật Nguyễn Văn Trí, sanh ngày 18-7-1936 tại Khánh  Hòa ( đúng ra,   sinh tại Sông Cầu, tỉnh Phú Yên,   sau biến cố 1945 mất  giấy tờ,   hộ tịch mới khai,   làm tại Khánh Hòa ).    Từng ghi danh  trường Luật  Saigon, sĩ quan  đang phục vụ trong QLVNCH.

         Đã cộng  tác với các báo :
 Quê hương Hà Nội   -   Hà Bỉnh Trung chủ bút ) , Dân Chủ, Sáng Tạo, Thế hệ ...( Saigon ) .

               Đã xuất bản:

              GIẤC NGỦ CHÂN ĐÈO   ( thơ, Saigon 1965 ).

  Qua đời ở  Hoa Kỳ- March 10 , /  2002 



      K hông ở trong nhóm hay  nhóm văn học nào,   Duy Năng là nhà thơ độc lập;   dù rằngthi sĩ đã từng có thơ đăng trong tạp chí Sáng tạo,   một tạp chí quy tụ nhiều nhà thơ trẻ .
   Duy Năng làm thơ một cách tài tử, nhưng thơ  phần nhiều đều hay - hầu hết những bài thơ trong tập Giấc ngủ chân đèo đều là những thiên anh hùng ca ngắn khá thành công làm ta kinh ngạc .

     Chứa đựng  của thơ Duy Năng là tâm sự bi hùng cảu nhà thơ trước cảnh tàn phá của đất nước vì chiến tranh,  vì đổ vỡ;  trước cảnh đau lòng của dân tộc  bị áp bức,  đói rét mà nhà thơ đã từng là một nhân chứng :

              ... Ngày tiếp thu Bình Ngãi
                Chị giờ thêm cháu gái
                Lúa vừa độ dậy thì
                Đậu đầu mùa đang hái
               Chiến dịch anh vừa đi
               Xứ Quảng 5 năm trời đổi khác
             Hãi hùng xưa ai nhớ tới làm gì  ...?

     -  cái bi hùng của nhà thơ  gợi dậy nhắc nhở những hình ảnh bi hùng mà nhà thơ Shapiro đã ghi lại được trong đệ II thế chiến vừa qua :

                  "...  Chuyến tàu chỏ binh sĩ  làm tê liệt thành phố mà chúng tôi băng qua.
                          những người thợ giơ cánh tay dính mõ để chào thân ái và mỉm cười
                          các trẻ em kêu lên,  những tiếng kêu như trong gánh xiếc
                          những người buôn bán
                          ném một cái nhìn đầy hy vọng và tiếp tục bước .
                          với những bước được đo lường trước.
                          và những người đàn bà đứng trước cánh cửa ngạc nhiên
                          vẫy tay chầm chậm và dường như khuyên chúng trôi trở lại
                          dường như  nước mắt làm mờ bước đường chi chiến
                          có thể một lần làm tan sắt thép của chúng tôi
                                                                            trong những ước mơ của họ  ..."
                                                                                      SHAPIRO

      Những  chiến sĩ vẫn ra đi để làm tròn sứ mệnh mà tổ quốc trao phó,  mặc dù những giọt nước mắt của người đàn bà,  mặc dù những hãi hùng trong chiến
 trận . 

      Có lần Duy Năng đã viết :

                     ... Trong mỗi người đều có một chút núi, một chút sóng ,
                       một chút đất đai thơm da thịt những anh hùng đã chết ...

     -  với ý nhiệm đó,  nhà thơ đã là phát ngôn nhân vẻ đẹp tình cảm,  tinh thần của tổ quốc và nòi giống việt trong bái  hợp tấu .   Vá có lần nhà thơ đã đi tìm cái đẹp bi hùng,  cái đẹp tượng trưng,  bất diệt  trong chiến tranh :

   ... Trời ở phương này đã tháng mưa
 Đường xa chắc gió chuyển sang mùa  Tai nghe trong gió lời quân tiến
   Mãi mãi hồn trai đẹp bóng cờ ...

      -   thơ Duy Năng còn là tiếng nói khắc khoải của tuổi trẻ,  nỗi lo âu của người trai trước khát vọng vô cùng mà tình yêu là biểu tượng .   Nhà thơ luôn luôn bám vào tình yêu,  vì nghĩ rằng chỉ có tình yêu là bất diệt :

   ...Đôi vú thanh tân không là hoa hồng gai sắc
    thơm hương thể xác nguyên hình
       Trần gian vừa đi mấI
   còn nguyên kính cẩn màu thơ anh ...


    -  nhưng vẫn với giọng thơ trang nhã ấy :

    .. .kính cẩn anh tìm sợ dáng phai
      chỉ là vườn mộng lối liêu trai
      đêm đêm hư ảo lên thần tượng
   ngày vẫn ngày đi xuân nhớ mai ...


   -  Tự  cho là vĩnh cửu,  nhưng rồi cũng nghi ngờ,  không dám chắc  -  cái nghi ngờ của nhà thơ,  âu đó cũng là cái nghi ngờ chung của thời đại .   Nghi ngờ,  tin tưởng,  rồi  lại nghi ngờ chán nản ;  lại tin tưởng nhiệt thành  - đó cũng là  cái vòng luẩn quẩn,  cái chu kỳ luân lưu như ngày, đêm, năm, tháng .


NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN 



  trích nguyên tác thơ  Duy Năng  (*)

         1. GIẤ`C NGỦ CHÂN ĐÈO


      Qua đỉnh non cao  bốn phương trời                                                bát ngát
      Sóng gió hát đưa rừng tím lạnh
                                           một mầu
   Ai mang chiều về  nắng ngập lũng sâu
    Ta dừng ch6n nghe mùa thu mới lớn
    Sương ướt hoa vàng lối bươc
    Áo xanh sắc núi
    Khói vương bên kia đồi cơm ống 
                                     tre thơm
   Ba- lô làm gối chứa mộng mười                                                                 phương
    Lửa không đốt chiều thu
  Thương nhớ về nhau vừa đủ ấm
   Nghe gì không anh,  đầu cây treo                                                      nguyệt lạnh
    Tiếng nghẹn hai bờ
   Lứa tuổi yêu xưa
   Trai gái 20 trang sức sông hồng
   Bỗng kiếp vọng phu,  hồn người hóa đá
   Nghe gì không anh,  lời nức nở
    Sao Bắc Đẩu phương nào ?
  Liệu em tôi còn đẹp mộng hoàng hoa
   Hay chết giữa nụ cười chưa kịp chớm .
   Khói lửa 10 năm ...tôi lớn
    Đem thân đi gởi thao trường
    Cha tôi không còn , 
             xưa lấy máu nhuộm quê hương.

   Thuở tôi bé bỏng
  Nghe quân thù về, đồng khô
                                 ruộng trốn
  Cây không đơm hoa,  người  vắng vẻ nẻo làng .
   Tôi bỏ sân trường,
   Gói trọn yêu đương
  Lòng ấm những mùa đông Thanh, Nghệ
   Đầu thôn mẹ nhắc nhở
   Đi, nhớ chiến công về
   Mắt già không nhỏ lệ
   Em nụ cười ngây thơ .

  Áo mỏng,  hai manh quần đay nội hóa
     Hận nóng trên đầu,
                  môi quên rét Thượng du
   Mười năm ở rừng sâu
    Không một ngày thấy mẹ
   Bữa ở chốn xa về
    Quay lại quê hương ...

 Anh nghe gì không ?
 Bỏ Hà Nội đi bao năm tôi còn nhớ
Tiếng kể lại âm thầm , 
                          từ chia cắt 2 phương
Xưa quân thù về đồng trống ruộng trống
Dân bỏ nhà theo kháng chiến
Cha mẹ tiễn con không bịn rịn
Ngày con về,  cha mẹ chết từ lâu .

Ngậm ngùi tôi sẽ hỏi
Mẹ tôi chết vì đâu ?
Em tôi phương nào , 
              có biết tôi rừng sâu  
Da vàng theo nước độc
Mắt tinh anh nhạt mầu
Những đôi mắt ướt buồn không nói
Những tuổi già nua lặng cúiđầu .

Nghe gì không ,  anh hỡi ?
Chuyện 10 năm rồi,  ô nhục cả ngàn sau
Con đem thân giết giặc
Mẹ chết trong thương đau
Giữa đêm đấu tô,  thân già yếu
 Gục giữa bàn tay lũ sói trâu .

Em gái dân công,  đời mới lớn
Giữa đường bỏ xac  núi rừng sâu
Ai đã mấy phen trời Việt Bắc
Mấy phen cơm nắm nươc bầu
Hai bờ ngăn cách vì đâu ?
Giấc ngủ 10 năm chợt tỉnh
Một triệu người kịp thoát,
                      lời thế khắc trên cầu :
 (................................................
  ............................................... 
 ................................................ ) **

Trời tự do tiếng hát chân đèo
Ai mới rời truông qua bản nhỏ
Điệu khèn nào vọng theo
Nhớ buổi chiều qua đường về xứ Quảng
 Ghé thăm người chị ở  Sa Huỳnh
Quen chị 4 năm xưa
Ngày tiếp thu Bình Ngãi
Chị giờ thêm cháu gái
Lúa vừa độ dậy thì

Đậu đầu mùa đang hái
Chiến dịch anh vừa đi
Xứ Quảng 5 năm trời đổi khác
Hãi hùng xưa ai nhớ đến làm gì ?
Máu phù sa sông Vệ
Bến Trà Khúc rộn  ràng
Đập Đồng Cam nước lũ
Quên sao được Bồng Sơn!
 Suốt dọc miền Trung tôi mới đến
Đố ai tìm thấy 9 năm trường ?
Cửa nhà mái tranh đơn
Cửa đường, cây chắn lối
 Ai chờ chồng Bộ đội ?
Quả phụ tuổi trăng tròn
Từ thoát ưu sầu dựng lại quê hương
Đất hẹp dân nghèo nhẫn nại
 Giờ tôi qua lúa xanh trời Phù Cát
Thắ`m thiết cô em ruộng muối Sông Cầu
Trên đồng cạn dưới dồng sâu
Sớm nắng
 Chiều mưa
Cây lành chim đậu
Ngồi dậy mà xem,  kia Anh,  Sao Bắc đẩu
Cháy trên rừng cao như nỗi căm thù
Xác mẹ tôi không liệm được bên này
Để góp phần sông núi
Nghe chúng mình đi dựng ngày 20 tuổi
Khúc ca bắc đẩu đầu môi
Đêm đã khuya tự bao giờ
Che khuất nửa trời  xứ Lào *** ,  
                nẻo Trường Sơn ai rong ruổi.
Nhớ rừng quít Ea Tul
Nẻo đất phù sa vào xem mở hội
Bản Thượng tưng bừng
Rượu ché men nồng
hạc buổi hoang sơ
Mưa Pleiku, Ban Mê  Thuột níu về ta
Áo chiến vui mầu thu biên giới
Có nghe trùng dương,  chân đèo lên tiếng gọi
Bên kia trời Đại Lãnh ,
                       áo tím chiều Nha Trang
Mùa Xuân vừa e ấp
Hôn nhau buổi lên đường
Qua nước non yêu lòng nhớ đến vô cùng
Đường dài mấy ngả : 
            Phú,  Khánh,   Bình , Tuy  ...
Mai về lại Cao nguyên
Giấc ngủ đêm nay con thao thức
Ta nằm nghe Quốc lộ xuyên sơn vui  chuyến bộ hành
Chắc người trai về ghé lại  Hàn giang
Mua quà trao bến Ngự
Đám cưới quê hương,  trăng lành
                                              thịnh trị
Đèn phố
Tiếng cười trẻ thơ
Đầu gối Ba-lô góp phần tham dự
Mai tiêng Quân ca
Đẹp dừng chân ta nhớ đến bao giờ   !

                ( Giấc ngủ chân đèo)


 DUY NĂNG 



-----------
*         -  chỉ trích đăng  1/ 4 bài .
**      -  biên tập  tạm lược 3 câu .
** *   -  nguyên văn  :  Ai Lao .

  
   ( trích:'
 Những nhà thơ hôm nay/ Nguyễn Đình Tuyến --  Nxb Nhà văn Việt nam tái bản,     Saigon 1967   -    tr. 51 -   60 ) .

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ