đọc thêm (3) : " 2 cuốn sách của THẾ NHẬT & TRẦN ĐÌNH THU : TTKH Nàng Là Ai? & Giải Mã Văn Học TTKh . / bài viết: Ngọc Thiên Hoa "-- tản mạn văn chương/ thế phong ( 20/10/2016)
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015
hai cuốn sách của thế nhật + trần đình thu : ttkh nàng là ai ? + giải mã văn học ttkh. / bài viết: ngọc thiên hoa ( huyền thoại hoa ti-gôn/ ngoc thiên hoa / nxb hội nhà văn, hà nội 2008)
huyền thoại hoa ti- gôn/ ngọc thiên hoa
nxb hội nhà văn việt nam, hà nội 2008
2 cuốn sách của thế nhật + trần đình thu:
ttkh nàng là ai? + giải mã văn học TTKH
nxb hội nhà văn việt nam, hà nội 2008
2 cuốn sách của thế nhật + trần đình thu:
ttkh nàng là ai? + giải mã văn học TTKH
ngọc thiên hoa
ba bìa sách nói về ' huyền thoại nàng ttkh'
thế nhật (1994) -- giải mã nghi án văn học -- huyền thoại về nàng thơ ttkh.
(ảnh: Internet)
(tr.450 huyền thoại hoa ti-gôn/ ngọc thiên hoa)
(nxb hội nhá văn việt nam, hà nội 2008)B. Hai cuốn sách của Thế Nhật + Trần đình Thu
I- ĐỐI CHIẾU VỀ HÌNH THỨC ( SỐ LƯỢNG TRANG + TRANG PHỤ LỤC BÀI VIẾT KHÁC) :
1) 'TTKH nàng là ai'/ Thế Nhật (nxb VH-TT, 1994 -- số trang 165. Cuốn thứ 2 , năm 2001 có số trang 151.)
a) Bài viết chính của tác giả : chiếm 77/165; tính từ Dẫn nhập (trang 9 )-- Một nghi án văn học : 'TTKH nàng là a'i hay là 'Vân Nương qua'Tơ sương' -- Bức thư ngỏ thay lời
kết ) chưa được nửa cuốn sách. Trong cuốn [xuất bản] vào 2001; Thế Nhật rinh' Thư ngỏ...' lên trang đầu.
b) phần Phụ lục : phần còn lại 88/165 chiếm hơn một nửa.
- Phụ lục 1 đăng lại 'Bài thơ đan áo' tức ĐACC [Đan áo cho chồng] không biết cái tên bài thơ lấy từ nguồn nào; mà, khác nguồn của NTL [Nguyễn tấn Long] trong VNTNTC [Việt nam thi nhân iền chiến] ' Các anh, Màu máu ti-gôn của bút hiệu Thâm Tâm.(sic) 'Cô gái vườn Thanh' của [Nguyễn Bính] và bài viết'Những cánh hoa tim' của Thanh Châu.
Cuốn năm 2001, lấy từ phụ lục 2 của cuốn sách năm 1994 chuyển lên (HT-HC, Hoàng Tiến -- Mã giang Lân -- Thanh Châu -- Thế Phong, Nguyễn Vỹ, thơ Vân Nương làm
phụ lục 1.
- Phụ lục 2 đăng lại những bài viết' TTKH' trong TNVN của HT-HC --'TTKH- là ai?' của MGL --'Nói thêm về TTKH' của Thanh Châu -- 'Thâm Tâm và TTKH của Thế Phong -- 'Thâm Tâm và sự thật về TTKH' của Nguyễn Vỹ -- 'Thơ TTKH ở nước ngoài' của TC--'Sầu thu' của Vân Nương.
Phần phụ lục chiếm hơn nửa cuốn sách. Cuốn sách năm 2001 bổ sung thêm 'Thư từ của Thư Linh, Vân Nương --'Nhà văn Thanh Châu nói về TTKH' của Đoàn minh Tuấn. Thư Vân Nương gởi, phản đối cuốn sách. Thư Thế Phong trả lời Vân Nương -- và, 'Lời cuối sách' của Thế Phong làm Phụ lục 2.
Một hoán chuyển ... không cần ghi chú thích ... Cũng hay !
Đặc biệt cuốn thứ 2 này; Thế Nhật xóa hẳn trang 'Tư liệu tham khảo' có trong cuốn 1. Không hiểu là ý gì ? Viết sách không cần tư liệu tham khảo; quả ... thần thánh thật ! Hèn chi; dạo này đi đâu cũng thấy ông A kiện tụng, phàn nàn ông B xào nấu tư liệu, ' mượn đầu heo nấu cháo vịt'.
2- Giải mã nghi án văn học', TĐT [Trần đình Thu] (nxb VHSG/ 2007. Số trang 179.)
a) Bài viết chính của tác giả 78/179, cũng tính từ trang 9.(Câu chuyện tình buồn 70 năm xưa -- TTKH là Nàng hay Chàng -- Ai là người yêu của TTKH -- Ai có thể là TTKH -- Vì sao bà Trần thị Vân Chung không nhận mình là TTKH?) cũng chưa được nửa cuốn sách.
- Phụ lục I đăng lại truyện ngắn 'Hoa ti-gôn', 'Những cánh hoa tim' của Thanh Châu.
- Phụ lục II đăng lại bài viết 'Thâm Tâm và sự thật về TTKH' của Nguyễn Vỹ -- 'Thâm Tâm và TTKH' của Bùi viết Tân -- 'TTKH là ai' của Hoàng Tiến -- 'Thơ TTKH - sự thật hay huyền thoại' của Hoài Anh -- 'Nói thêm về TTKH' của Thanh Châu.
- Phụ lục III đăng lại 2 lá thư của bà Trần thị Vân Chung, phản đối Thứ Linh gởi bà Vân Chung.; và cuốn sách của Thế Nhật, lá thư trần tình của bà Thư Linh gửi bà Vân Chung; 'TTKH nàng là ai? Cuốn sách được viết ra từ một ngộ nhận' của Phan Đức.
- Phần tư liệu tham khảo ghi 4 cuốn của Hoài Việt -- Thế Nhật -- HT-HC và Nguyễn Vỹ. Trong đó; không có tư liệu tham khảo từ TTTB' xuất bản năm 1937- 1938 tại Hà nội'.
3. Kết luận về hình thức:
Hai cuốn sách này được hình thành theo chung một kiểu. Có 2 phần ( bài viết và phu lục). Phần bài viết luôn ít hơn những tư liệu góp nhặt. Trong đó; không có tư liệu tham khảo từ TTTB 'xuất bản 1937- 1938 tại Hà nội); như trong cuốn [in] năm 1994; Thế Nhật đã ghi. Dẫu sao; đây cũng là một thái độ 'thành thật'. Không khéo; người thế gian lại mắc công bỏ dấu hỏi : Đọc TTB hồi nào ? Thấy cái gì ở trỏng thì bỏ bà !
II ĐỐI CHIẾU VỀ NỘI DUNG
1- Cùng một đối tượng bị ... ép phải làm TTKH là Trần thị Vân Chung.
a) Đường đi tìm người của Thế Nhật:
- Loại bỏ TT:' bản thân Thâm Tâm, dù chỉ có một bài thơ 'Tống biệt hành'; cũng để lại một dấu ấn trong nền thi ca hiện đại Việt nam. ... Đối với Thâm Tâm thế là đủ. Chẳng phải là Trần thị Khánh hay Thâm Tâm - Khánh, để có cái tên ghép TTKH .' (sđd,tr. 34.)
- Loại bỏ NB: bằng cách cho Nguyễn Bính; chi vì lãng mạn; mà, ngộ nhận TTKH là người vườn Thanh,' Với ai, chứ với Nguyễn Bính; chúng ta có thể chấp nhận được; bởi con người vốn rất thi sĩ, vốn rất lãng mạn của ông.'
Vì đã tự cho mình [là] một nhân vật 'người yêu TTKH'; nên Thế Nhật đã cho rằng Nguyễn Vỹ đã 'nhầm lẫn với cái phố Sinh Từ- Hà nội ...; nơi ở của cô nữ sinh Trần thị Khánh; mà, Thâm Tâm (Tuấn Trình) thường hay quá đấy. Phố Sinh Từ có vườn Thanh Giám, mọc rất nhiều hoa Antigone ... Rồi từ đó; ông dựng đứng lên mối tình Thâm Tâm và TTKH, với bao tình tiết éo le, diễm lệ, sặc mùi cải lương; bới, ông suy từ câu ' ở lại vườn Thanh có một mình' của TTKH-- mà cứ nghĩ đấy là lời than của Trần thị Khánh .' (sđd,tr.38.)
-Mang râu, đội mão cho Thanh Châu vào tuồng với vai người yêu của TTKH; bằng nhiều cách :
+ ca ngợi Thanh Châu : ' Riêng người đàn ông, tác giả 'Hoa ti-gôn', nhân vật chính ; hay, là nguồn cảm hứng cho bài thơ 'Hai sắc hoa ti-gôn' của TTKH, vẫn như người đứng ngoài cuộc, khoanh tay nhìn thiên hạ chơi cái trò 'đuổi bắt ấy'. Phải có một trái tim cứng rắn; có một tấm lòng vị tha, cởi mở -- và, có một bản lĩnh phi thường, ông mới đứng ra ngoài cuộc chơi ấy, không một lời thở than. Ông tiếp tục im lặng cho đến khi 'Bài thơ cuối cùng' của TTKH xuất bản trên 'Tiểu thuyết thứ bảy' ngày 30-10-1938.' (sđd,tr. 33.)
Một lời ca tụng ... ' một trái tim cứng rắn; có một tấm lòng vị tha, cới mở, và có một bản lĩnh phi thường' khá .... Tào Tháo. Một lỗ hổng chân không! Căn cứ vào bài viết của Thanh Châu; Thế Nhật vội vã nghỉ rằng Thanh Châu biết TTKH là ia; ' TTKH im lặng đã đành. Con người gây ra cú sốc hoa ti-gôn ấy; thì lại lặng lẽ viêt tiếp một truyện ngắn nữa
' Những cánh hoa tim' đăng vào mùa thu 1939 .(một năm sau xuất hiện 'Bài thơ cuối cùng'của TTKH đăng trên 'Tiểu thuyết thứ bảy'.) Truyện ngắn này lấy từ nguồn cảm hứng từ bài thơ 'Hai sắc hoa ti-gôn' của nàng. Cũng như truyện ngắn trước; lần này ông lại lấy câu:' Bảo rằng: 'Hoa ráng như tim vỡ' làm đề từ cho truyện ngắn của mình, cùng với câu của Khái Hưng trong' Gánh hàng hoa'. (sđd,tr. 39.)
Thế Nhật khẳng định: ' Đến đây thì mọi việc đã rõ và cũng có thể khẳng định: Chỉ có ông Thanh Châu mới biết rất rõ TTKH là ai? Vì ai, mà có ' Hai sắc hoa ti-gôn'. Ông biết mà còn im lặng. TTKH biết mà vẫn im lặng. Mặc cho người đời bày đặt, thêu dệt.' (tr. 39.)
Thế nhưng; người biết mà im lặng; không nói biết, còn rõ hơn kẻ không biết -- mà, tài lanh nói là cái gì cũng biết . Cái câu 'im lặng là vàng' lúc ấy sao đáng giá thế !
Thế Nhật viết y thật: ' Năm 1954, hoà bình trở lại trên đất Bắc; TTKH di cư vào Nam ... đằng đẵng mấy chục năm trời, họ mới gặp lại nhau. Đáng lẽ cái nghi án văn học này chấm dứt từ năm 1976; trong ngôi nhà của cô em gái TTKH là Trần thị Ánh Minh ..., nếu 2 người không giữ im lặng đến ngày nay; để nhiều người mất công kiếm tìm. ' (tr. 41.)
Không hiểu văn chương này nói cái gì.
Thanh Châu ... được Thế Nhật đưa lên sân khấu;' Nhà văn tự mình đóng vai kịch sĩ có tài, là Thanh Châu ..., ông thắt nút, rồi cởi; lại cởi cởi, thắt thắt ... khiến màn kịch thơ TTKH càng mờ mịt như đêm 30.' (tr. 40-41.)
Đọc bài viết của Thanh Châu, lòng dạ Thanh Châu trong như pha lê; khác với dạ Thế Nhật đục ngầu! Thanh Châu làm gì; mà 'thắt nút rồi lại mở nút'? Bản thân Thanh Châu cũng muốn biết TTKH là ai; đến phát điên, Văn là người đọc. Đọc người mà không hiểu ý người; chỉ có 2 trường hợp: một [là] người dốt; ha , ta dốt!
-Tại sao Thế Nhật từ bỏ quan niệm TT là TTKH; như trong bài viết ký Thế Phong trước đây?
- Thế Nhật nhận được một bức thư của bà Đ.t. L. :
' Saigon, 1-7-1994
Thân gửi anh Th. ....
(...)
Anh đọc qua bài 'Hoa tim'; coit ôi viết vậy có đủ ý chưa ? Tôi viết đêm thứ 5 đó; vì thấy anh muốn vậy, nên viết cho anh vui lòng. Có điều; anh đừng cho ai rõ TTKH là ai hộ tôi, để tôi giữ lời hứa với chị ấy. '
Đt.L.
+ Thế Nhật vin vào đó để thay đổi quan niệm của mình:
' Thế là rõ lắm rồi; bà đã vui lòng kể cho tôi nghe những bi ẩn đời TTKH; do chính TTKH kể, trước khi xuất cảnh sang Pháp. Qua nhiều buổi; một lần tôi khuyên bà , nên viết thành một bài thơ, để cho đời biết nghi án này trở thành hiện tượng văn học có thực. Bà đồng ý; và, viết bài thơ 'Hoa tim- TTKH phương xa'..., hé mở cánh cửa, đủ để rọi sáng những mờ ảo về thân thế TTKH.' (sđd, tr. 43.)
Rất tiếc thư này bị' đẵn' khúc; Thế Nhật không tiện đăng cho [độc giả] thưởng thức thì thôi. Nhưng 'Sen tàn, sen vẫn ngát hương/ chồn hôi tô phấn cũng phường chồn hôi'. Đọc qua là biết loại chồn hay sen?
+ Bà Vân Nương ( Trần thị Vân Chung) bỗng trở thành... TTKH : qua bức thư Thế Nhật gởi
cho bà :
thanh châu (trái) [i.e. ngô hoan 1812- 2007]
(ảnh: Lữ quốc Văn)
' Gửi chi Trần thị Vân Chung và anh Thanh Châu,
Xin được gọi chị như ngày nào chị đã ký dưới các bài thơ của mình là TTKH. Bỏi; những năm ấy chị vừa 17, 18 tuổi ... tác giả của 3 bài thơ nổi tiếng ' Hai sắc hoa ti-gôn' --' Bài thơ thứ nhất' -- 'Bài thơ cuối cùng' ; thay vì, gọi bà như một lẽ thường tình, trong cách xưng hô của người đời.' ( cuốn [xuất bản] năm 2001,Thế Nhật đổi' người đời' thành 'đời thường'.)
Xin chị hãy rộng lượng tha thứ (cuốn 2, bỏ từ 'rộng lượng') cho chúng tôi đã khơi dậy câu chuyện tình buồn cách đây hơn nửa thế kỷ; mà, trong thâm tâm chị không bao giờ muốn nhắc tới. (cuốn 2 thêm từ'còn'> 'còn muốn'.)
Ngày ở Sài gòn, chị vẫn mai danh ẩn tích. Cái tên TTKH chỉ xuất hiện với 'Bài thơ cuối cùng' (ngày 30-10-1938.) Tôi biết chị vẫn làm thơ, viết văn; với nhiều bút hiệu khác nhau, cùng với các giới lập nên nhóm Quỳnh Giao ... (cuốn 2 cắt 'tôi' thêm' vẫn' > vẫn biết chị '...)
Bây giờ chị ở tận miền nam nước Pháp xa xôi; nhưng có một điều may mắn là, tôi vừa được xem bức thư chị gửi về cho một người bạn.[ Như Hiên- Nguyễn ngọc Hiền] Ngoài bức thư; tấm hình mới chụp ở Notre Dame de Paris, còn cả một bài thơ nữa. '
Và; cũng trước đó , trong một ngày mưa -- người bạn gái của chị -- bà Đ.t.L. đã hé lộ về cuộc đời của chị -- của TTKH, trong một buổi bàn chuyện văn chương đơn thuần. Sau đó; bà Đ.t.L. có viết bài HOA TIM- TTKH PHƯƠNG XA . Bài thơ gần như viết lại cuộc đời và cuộc tình định mệnh của chị. Chúng tôi phải cám ơn bà Đ.t.L nhiều -- bởi vì, không có bà, thì sẽ không có cuốn sách này .[TTKH nàng là ai?] Tuy là trái với lời bà Đ.t.L. căn dặn' chuyện này bà ; vì chị, mà giữ kín như chúng tôi viết trong phần TTKH- NÀNG LÀ AI?' ( cuốn 1, Thế Nhật chỉ ghi Đ.t.L.-- cuốn 2, Thế Nhật ghi : Đặng thị Lạc. NTK [ Nguyễn thạch Kiên] ghi:' Đỗ thị Lạc' -- họ nào chính xác ?')
Giá như ... người bạn trong nhóm Quỳnh Giao ngày trước; vừa nhận được thư chị, cho phép chúng tôi được in tấm hình mới nhất, chị vừa chụp. cũng như bút tích bài thơ chị viết; thì tư liệu cuốn sách còn thú vị,xác đáng hơn nhiều. (cuốn 2 ghi: ' Giá như bà Như Hiên trong nhóm Quỳnh Giao cho phép được in tấm hình mới nhất vừa chụp, cùng bút tích bải thơ của chị; thì tư liệu cuốn sách còn thú vị hơn nhiếu !.)
Nhưng cũng đừng trách bà ấy [Như Hiên] ; vì, bà ấy cũng đang viết một cuốn sách, gồm nhiều tác giả, phụ nữa viết văn, làm thơ -- trong đó có chị, có TTKH. Bà giữ làm tư liệu riêng cho mình, là quá đúng. Chúng tôi nào nỡ trách! (cuốn 2:' Nhưng cũng đừng trách; vì bà đang viết một cuốn sách, gồm nhiều tác giả là phụ nữ viết văn, làm thơ; trong đó có TTKH. Bà giữ lại làm tư liệu văn học riêng cho mình cũng phải lẽ.')
Chỉ tiếc : bạn đọc đã không gặp chị băng xương thịt ở ngoài đời; mà, cho đến tận bây giờ, họ không nguôi nhớ chị, không nguôi nhớ sắc hoa ti-gôn; không nguôi lòng trắc ẩn, chia xẻ, cảm thông với chị.
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi ! Người ấy có buồn không?
Đây không phải là lời than riêng nữa; mà, của rất nhiều người con gái đã có một ình duyên định mệnh như chị.
Ở đây; chúng tôi cũng có lời tạ lỗi với ông nhà: ' Luật sư [ bộ trưởng,đại sứ] Lê ngọc Chấn(đã qua đời)... Tiếp đến; chung tôi tạ lỗi với các nhà văn, có bài được trích dẫn trong sách, vì chưa kịp xin phép trước.' )
Cuối cùng; xin anh Thanh Châu, nhà văn, tác giả 'Hoa ti-gôn' và' Những cánh hoa tim'; hiện đang ở Hà nội -- người mà, theo chúng tôi, gọi là nhân vật chính trong 'cuộc- tình- thơ' này. (cuốn 2: Cuối cùng xin nhà văn Thanh Châu thông cảm. Là tác giả' Hoa ti-gôn' và' Những cánh hoa tim' , hiện đang ở Hà nội, người mà theo chúng tôi cho : một trong 2 nhân vật chính trong 'cuộc-tình-thơ này.)
Nếu bây giờ không công bố cái nghi án văn học trên 50 năm qua; chúng tôi cảm thấy mình có lỗi với bạn đọc; bởi vì, chúng tôi đã lỡ biết 'TTKH- Nàng là ai' rồi. (cuốn 2: ' Nếu bây giờ không công bố nghi án văn học trên 50 năm qua, chúng tôi có lỗi -- bởi đã lỡ biết TTKH- Nàng là Ai. Đành vậy, xin cúi đầu mong được sự rộng lượng tha thứ của tất cả quí vị. ' )
TP HCM, 1994
THÊ NHẬT
(cuốn 2: tp. HCM, tháng 7 năm 1994.)
vân nương [i.e. trần thị vân chung 1919- ]
(ảnh: Internet)
Hai cuốn sách cùng nội dung; một bức thư đổi nhiều chỗ khác nhau. Đọc ra, chúng ta thấy tâm ý hay gì [gì] của Thế Nhật. Tâm sáng. Lòng lương thiện. Mục đích: vô tư. Làm sao đêm thấy ác mộng. Ngày ngày bão giông . Làm điều thiện. Không cần câu xin lỗi. Đã xin lỗi thì phải thành tâm. Thế Nhật có thể lấy những từ đã thêm; hay bớt, trong lá thư thứ nhất, để vào trong lá thư thứ hai, đăng trong cuốn 2, mới đúng là tác phong người nghiên cứu văn học.
- Phản ứng của ... TTKH - ?! Trần thị Vân Chung : bà viết 2 bức thư liền; phản ứng kịch liệt ...
(2 bức thư được Thế Nhật đăng trong sách mình và TĐT [Trần đình Thu] đăng trong'Giải mã văn học TTKH' ( sđd,tr. 159, 163, 164 và 174.) Trong sách này, có kèm bản sao từ sách Thế Nhật..
- Phản ứng của độc giả:
+NTK [ Nguyễn thạch Kiên, tác giả 'Về những kỷ niệm quê hương / trọn vẹn về những bài thơ 'Hai sắc hoa ti-gôn' và sự thực huyền thoại Nàng TTKH' -- xb ở Hoa Kỳ ] :
THẾ phong (trái) + trần NHẬT thu
tác giả TTKH- NÀNG LÀ AI? / THẾ NHẬT
( ấn bản thứ 1 xuất bản , 1994)
(ảnh: LỮ QUỐC vĂN)
'Thái độ côn đồ trong văn nghệ (sđd,tr. 80-91): Thế Phong + Trần nhật Thu giữa thập niên 90; khi lăng-xê một cuốn sách nhan đề TTKH- nàng là ai?' để vu khống và lừa gạt độc giả. Hệt những kẻ máu gậy trong vườn hoang, coit hường tất cả các đấng cha, chú và toàn thể bạn đọc. ... Có một cuốn sách in 'ronéo', bìa để tên tác giả Thế Phong do Đại Nam văn hiến xuất bản và phát hành; chúng tôi đọc trong năm 1956 [1959], cảm nhận ngay 'tầm vóc' người viết. Văn phong của Thế Phong cũng rập khuôn nhà phê bình Thượng Sĩ (sic) [ Sỹ : y dài, không là I ngắn] ... cũng thiếu cả sự hòa nhã, khi phê bình văn chương, tư tưởng người khác. ... Nha thơ Sa Giang- trần tuấn Kiệt, biên soạn cuốn 'Thi ca Việt nam hiện đại' ... vẫn còn là một hiện tượng Thế Phong, chẳng bao giờ thay đổi : 'Thế Phong và một văn công Hà nội, tên Trần nhật Thu, vừa cho xuất bản cuốn TTKH- nàng là ai? (năm 1994), với mục đích bôi lọ người khác; khiến chúng tôi [ NTK] không thể không lên tiếng.'
+ Phan Đức' TTKH - nàng là ai?' : Cuốn sách viết ra từ những ngộ nhận ' . Cảm tưởng của tôi; khi đọc sách TTKH- nàng là ai? của Thế Nhật ..., là, ' cuốn sách chu78a kết thúc được một nghi án văn học ... thì tạo ra một nghi án mới ;' tác giả Hoa ti-gôn có phải al2 người tình của TTKH? Và nữ sĩ Vân Nương có phải là TTKH , hay không? ... Tôi chỉ nói một điều: 'Người viết quá ẩu'; tác giả đã công bố một bức ảnh ( ở trang 4) và chú thích: ' Bà TTKH cầm trái cam.' Sự thật người cầm trái cam là nhà thơ Tôn nữ Hỷ Khương ...'
(...) - tạm lược từ trang 491-506, khổ sách 18 x24 .- Bt)
+ Thế Nhật quá tin người :
Lẽ ra, Thế Nhật phải đặt một dấu hỏi; khi nghe bà Đ.t.L. kể về TTKH chứ? tại sao TTKH tự dưng kể cho bà; trước khi đi Pháp? Một tâm sự trùng trùng trút vào người bạn chẳng thân thiết, thì có khác gì như cá trê trút ống! Bà Đ.t.L. hứa với TTKH là: chỉ kể ra, khi bà ta chết. TT [Thâm Tâm] cũng bảo Hồ Thông như vậy. Những người dựng chuyện, sao lại giống nhau từng chi tiết như người mắc bệnh' Đao' (Down sydrome.)
Bà Đ.t.L. không giữ lời hứa; mà 'bép xép' với Thế Nhật. Thế Nhật không giữ lời hứa với Đ.t.L., ' Chính tôi đã suy nghĩ rất nhiều; khi không thể làm vừa lòng bà Đ.t.L.; để công bố về TTKH: hình ảnh, tiểu sử, cả tên thật của người yêu TTKH...' --(tr, 44)-- để phát ra cuốn sách; mà 'phản bác chiếm 4/5 '; như Thế Phong đã trung thực trả lời độc giả VU THANH HIEN trên newvietart.com [ france] (...) Thế Phong cũng là người viết chính cho cuốn 'TTKH- nàng là ai?', như Thế Phong trả lời độc giả;
' Hai cuon sach qua hai lan xuat ban chi la mot. Lan thu nhat in vao 1994, anh Tran nhat Thu (nguoi viet 2 chuong;'Buc thu ngo & Dan nhap', con la chu bien va an loat'. 2) Lan tai ban vao 2001, tren Giay phep trich ngang xuat ban so 1207/CXB/13/10/2001, o muc tac gia ghi: The Phong (dòng 1), The Nhat
( dong 2)...' (web đd.)
Khi tác phẩm đồng tác giả mà không ghi phần nào ai viết; cuốn sách được khen thì khen chung; bị chửi cũng không riêng ai. Trường hợp cuốn ' Lí luận văn học' (nxb Giáo dục, 2006.) chủ biên cùng 5 tác giả khác. Chương nào 'con cũng mồ côi cha', sao gọi là 'khoa học'? Ai viết phần nào thì có phần người đó; chứ. Không lẽ 12 cánh tay viết xuống cùng một lúc, cùng một từ, một câu, một đoạn, một chương ?! ..
.
(...) tam lược từ cuối trang 508 đến 533- Bt)
Sự thất bại của Thế Nhật trong truyện không tên: chính là bám vào bản' Hoa tim- TTKH phương xa' của Thư Linh- Đỗ thị Lạc. [ khai sinh là Đặng thị Lạc]
thư linh [ i.e đặng thị lạc 1924- ]
( ảnh: tư liệu ảnh TP)
trái qua, hàng sau:
thư linh + chồng nghiêm phái) + thanh vân-nguyễn duy nhường
hàng trước, ngồi x... + thế phong
( lữ quốc văn chụp tại nhà thư linh/ 1990)
HOA TIM (ANTIGONE) - TTKH PHƯƠNG XA
thơ thư linh
Giây leo mỏng mảnh kết chùm hoa
Nho nhỏ xinh xinh dang dịu hòa
Mấy cánh hồng hình tim khắng khít
Bao tua xanh sắc lá nhạt pha
Gió lên lồng lộn bông rơi rụng
Nắng thoảng mờ phai dạ xót xa
Thi sĩ ví như tim vỡ nát
Tình yêu tan tác giống đời hoa
TTKH Phương Xa
Có còn nhớ đến loài HOA TIM này?
Tuổi hồng vương mộng tình say
Đường tơ dở khúc, lỏng day dứt buồn
Vườn Thanh xưa cánh hoa vương
Tóc mây phơ phất ai thường vuốt ve
Tài hoa cát bụi trần che
Non sông giục bước, lòng se sắt lòng
Một chiều thu nắng qua song
Bên nhau NGƯỜI ẤY mắt trông ánh buồn
Rồi theo bông hạc mờ sương
Vịn cành hoa trắng ngắm phương trời chiều
Tay ngà nâng cánh hoa yêu
Thở dài NGƯỜI ẤY đăm chiêu nhủ rằng
Hoa như tim vỡ thấy chăng?
Sợ tình tan vỡ ... Nàng rằng : Không đâu
Sắc hoa trắng mối tình đầu
Chúng ta hát khúc bạc đầu trăm năm
Hoàng hôn nhạt nét chiêu đăm
Mây trời lãng đãng , núi nằm cheo leo
Gió lên hoa trắng bay vèo
Duyên tình tỉnh mộng, tình treo chỉ mành
Trời xui sông rộng biển xanh
Hôn hoàng nhuộm tím mối tình đầu tiên
HOA TIM vỡ nát hương nguyền
Lòng thơ lạnh khó duyên thiêng nửa vời
Người đi ngày một xa xôi
Ngàn dòng tâm sự, một trời nhớ thương
Vườn Thanh hoa cỏ se buồn
Đêm ngày dệt mối tơ vương ngậm sầu
Giải đường xa bóng ai đâu?
Tiếc thương hoa vỡ nát màu chia ly
Không gian bặt tiếng người đi
Môi hồng lợt sắc, hồn thi thắm sầu
Tháng năm chờ trĩu lòng nhau
Áo Tràng sinh có gợn màu Hương quan ?
Vườn Thanh hoa nát, canh tàn
Ghi thơ thương nhớ, nhắn đàn chờ trông
Mối mai cha mẹ bận lòng
Vâng lời vẹn hiếu áo hồng ủ vai
Bắc,Trung đếm giọt u hoài
Pháo hồng thắm sắc đẹp ngời vinh sang
Duyên lành ủ trái tim tan
Nước mây thương khách đa đoan nghẹn lời
Nhớ, quên ... ôi cũng đành thôi
Chung tình sẻ sửa bên người bên ta
Tình đầu đẹp nhất tuổi hoa
Thời gian trôi mãi vẫn là nhớ thương
Lắng nghe tiếng vạc chiều sương
Buồn nghe trướng gấm sầu vương mái lầu
Không gian bàng bạc tình đầu
Ai bâng khuâng nhớ ? Ai rầu rĩ thương ?
HOA TIM rụng trắng trong vườn
Hoa tan tác mộng nghẽn đường gió bay
Tái phùng trúc cỗi, mai gầy
Lệ thu dàn giụa hương gây mủi lòng
Bài thơ ký tắt não nùng
Bao dòng tâm sự ngàn trùng quan san
Tình xưa ẩn náu thời gian
Ngươi nguồi thương cảm bàng hòang hỏi Ai?
Lặng câm náu tháng năm dài
Giữ danh chồng há dám phai chữ đồng
HOA TI GÔN vỡ tim hồng
Cung thương lỡ dở tơ lòng đứt dây
Tình yêu man mác trời mây
Vì yêu chịu khó đọa đầy dở dang
Mối tình đẹp giữa trần gian
Là Hoa Tim vỡ, mộng tàn kiếp thơ .
'XIN KÍNH GỬI NGƯỜI CHỊ THƠ XA : TÔI DÀNH NHIỀU YÊU MẾN'
nghiêm phái- thư linh (*)
(*) kèm theo bút hiệu NGHIÊM PHÁI, : không có nghĩa : chồng của Thư Linh biết làm thơ- Bt)
----
(Những dòng thơ hoa/ nxb Văn hóa- thông tin, Hà nội , 1994)
( TTKH- Nàng là Ai?' (sđd, tr. 65- 69)
(...)
Bài thơ 'Hoa Tím- TTKH Phương Xa' của Thư Linh -Đỗ (sic) thị Lạc này nằm trong hệ thống'đạo văn' từ thơ TTKH nói trên.
(...)
Tóm lại : Thế Nhật không thể nào thành công; khi tuyên bố bà Trần thị Vân Chung là TTKH -- và, Thanh Châu là người yêu của TTKH; bằng sự nhận xét còn nhiều cảm tính.Xử lý tư liệu hời hợt; vì đọc chưa kỹ thông tin. Nóng vội khi in sách về nhân vật thật -- mà không so sánh, đối chiếu, liên lạc với nhân vật còn sống để chỉnh lý, bổ sung chi tiết ( sai, đúng.) Cho nên; khi bị nhân vật thực phản đòn bằng chiêu thức 'pháp luật'; thì không đỡ nổi, nên trở qua ... quạu quọ, thách thức. Điều này, không hay.
Đây là một bài học cho chúng ta; về 4 chữ 'lương tâm' + 'tín nhiệm'.
(...) tạm lược từ giữa trang 639 đên 625 ( tr. cuối cùng cuốn sách - Bt.)
ngọc thiên hoa
( quê quán: Khánh hòa [ nam Trung bộ]
e-mail: nt_hoa 06 yahoo.com
( - hiện tác giả định cư ở Hoa kỳ.- Bt)
huyền thoại hoa ti -gôn/ ngọc thiên hoa
(nxb hội nhà văn việt nam, hà nội, 2008)
bìa và sách của THẾ NHẬT
(tr. 449 huyền thoại hoa ti-gôn/ ngọc thiên hoa)
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 14:13 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ