Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

" Việt Nam Văn Học Toàn Thư/ Hoàng Trọng Miên "/ Thế Phong -- tản mạn văn chương / thế phong ( 16/ 12/ 2015)

 


Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

tản mạn văn chương/ thế phong ( tiểu luận ... )


tản mạn văn chương / thế phong  (2)
(tiểu luận ... viết từ 1952- 1975)


     Việt Nam                                  
  Văn Hc Toàn Thư/ Hoàng TrnMiên

                                                             Thế Phong



                                       Việt nam văn học toàn thư/ Hoàng Trọng Miên
                                                                        (bản tái bản ở hải ngoại- - photo: internet)


     Lần đầu tiên ở Việtnam; tôi được thấy một tác phẩm đẹp về hình thức, ấn loát ở nước mình.  Đó là cuốn 'Việt nam văn học toàn thư' của ông Hoàng Trọng Miên. 

     Công việc ấn loát, sưu tập tài liệu, tranh ảnh, trình bầy đạp như tác phẩm ngoại quốc.

     Nói như ông Tam Ích, 

"  những tác phẩm lớn cũng như con mãnh thú nơi rừng núi, những con thú có bề ngang, bề cao, nghênh ngang giữa cỏ cây, bộ mặt của chúng có vẻ hiền hiền lặng lẽ... " (*) 

      tôi chỉ tạm đồng ý với ông Tam ích ( viết Tựa), trên phương diện hình thức.

     bây giờ, tôi xin nhận định về thái độ viết, sưu tập tài liệu, khuyết điểm của 'Việt nam văn học toàn thư.'

    ---------
     * ông Tam Ích trích lại của Gustave Flaubert, có chú thích ở trang 1. (TP)


                                                                              ***

    Từ ngày cuốn sách ra đời; tôi được đọc 2 bài phê bình : một, của nhà văn  biên khảo, trên một tờ báo hàng ngày;  hai, của một giáo sư đăng trên một tạp chí văn nghệ, bán nguyệt san.

    Bài thứ nhất, giọng phê bình không được bình thản lắm; chỉ trích chi tiết; thiếu cách nhín tổng quát, còn thêm 'hơi văn uất hận, ghen hờn'.

    Bài thứ nhì, tương đối-- với con mắt của giáo sư khi nhận định ( lối didactique) thì giá trị; song hơi khoe khoang xuẩn động.  

    Tóm lại: nếu xét  giá trị 2 bài ấy của một nhà văn có thái độ; hoặc, một học giả có căn bản; tất nhiên lý do tôi nêu trên xin tự xóa bỏ.

    Trước ông Hoàng Trọng Miên 3 năm (1956); ông Nguyễn Đổng Chi, tác giả 'Việt nam văn học cổ sử' (Hàn Thuyên xuất bản, 1943) cho ra mắt cuốn 'Lược khảo về thần thoại Việt nam'
. 

    tất nhiên; trước 2 ông, còn những nhà khảo cứu, như  Cesbron, A. Landes,Dumontier, Bomifacy, Grossin, Kemlin, Vial, Savina viết về lai lịch, thần thoại dân thiếu số; hoặc, những tác phẩm bằng việt ngữ; 

    như ông Nguyễn Văn Ngọc đã dịch một số truyện cổ trong 'Truyện cổ nước Nam'; Nguyễn Kinh Chi với 'Mọi Kontum'(viết với Văn Kha, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Dương Lịch, Lý Tế Xuyên) và 'Lĩnh Nam trích quái', quyển sách giá trị nhất về thần thoại của ông Vũ Quỳnh, v.v ...

     Ở đây; tôi chỉ so sánh 2 quyển: 'Việtnam văn học toàn thư' của ông Hoàng Trọng Miên va 'Lược khảo về thần thoại Việtnam' của ông Nguyễn Đổng Chi mà thôi -- 2 quyển này có nhiều quan niệm tương đồng. 

     Phải nói ngay ai đã đọc cuốn khảo cứu về thần thoại của ông Nguyễn Đổng Chi: cũng hiểu ngay rằng; ' Văn nghệ mác-xít được đúc cốt bới lý luận chính trị 'là cốt yếu'

     nghĩa là ; ngay cả thái độ kể chuyện cũng phải nằm trong lập luận mác- xít.

     cho nên; ông Minh Tranh viết cuốn 'Sơ thảo lược sử Việtnam' (2 tập); đã giải thích lịch sử theo con mắt người mác-xít chính thống ; ngụy biện sự kiện lịch sử. (chẳng hạn lịch trình tranh đấu sống còn của việt nam với Trung Hoa thống trị; ông này đã biên minh một cách khéo léo: cho sự hiện diện của đồng hương hiện đang có mặt ở miền Bắc đỡ phần sượng sùng, trước người dân việt.)
  
    Và; về bình diện văn nghệ, ông Vũ Ngọc Phan cũng phải nhận lệnh như vậy -- viết truyện cổ theo quan niệm mác-xít để kể chuyện.  Tất nhiên; ông Nguyễn Đổng Chi cũng không làm khác hơn được.

    Vì thế.  với một tài liệu -- thí dụ A: Grossin -- khi ông  Nguyễn đổng Chi dùng tài liệu A để viết lại ý  chính. lúc kể lại, thực chất tài liệu A đã  bớt đi; để dành cho quan niệm người kể chuyện dựa theo tài liệu A xen vào, sẽ thành ra B..

   tới ông Hoàng Trọng Miên viết lại; thành ra C.  &    tài liệu Grossin + Nguyễn Đổng Chi). 
  
     Bây giờ chúng tôi so sánh 2 yếu mục; giữa 2 quan niệm về thần thoại, của 2 ông Nguyễn ĐổngChi và Hoàng Trọng Miên  & quan niệm kể chuyện thần thoại dân Trung Hà tĩnh (Trung bộ) của ông Nguyễn Đổng Chi.  

     ôngNguyễn Đổng Chi xác nhận; những truyện 'Biên giối Văn Lang'  từ người dân kể lại, không có trong tài liệu người Pháp trưng dẫn; khi họ ' khảo về thần thoại Việt nam'. 

    Vậy; một khi ông Hoàng Trọng Miên chép lại truyện trên; hỏi rằng 'ông dùng tài liệu, lấy từ đâu ra?', nếu có 'sách nào' chẳng hạn-- xem chừng  'ú ớ trả lời' ; thì chẳng còn cách nào  biên hộ; nếu không sao chép tài liệu ông Chi ?  & dựa trên những điểm: 

     1/ văn thề, từ ngữ cùng một giọng điệu.
     2/ cùng một quan niệm kể chuyện giống hệt nhau.
     3/  chỉ khác; ở điểm: người có lập trường mác- xít (ông Chi) ;và, một người không biết mình ở lập trường nào. (  Hoàng Trọng Miên.)
      4/ tài liệu duy nhất chỉ Nguyễn Đổng Chi có .

    Trước hết; chúng tôi lập bảng so sánh giữa 2 cuốn sách;' Lược khảo về thần thoại Việt nam/ Nguyễn Đổng Chi  (1956 )+ ' Việt nam văn học toàn thư' / Hoàng Trọng Miên (1957).


                                                                    BẢNG SO SÁNH

số thứ tự             Nguyễn đổng Chi                    số thứ tự             thứ tự               Hoàng trọng Miên               số trang
người viết         Lược khảo về thận thoại                     bản chính            người viết                  Việtnam văn học                 bản chính
bài ghi                           Việtnam                                        (1856)                   bài ghi                            toàn thư                        (1959)
--------         --------------------------           ------             -----         -----------------------         ----
 1)                   Thần thoại  Mèo                                                53                         1)                          Thần thoại Mèo                    197
 2)                   Thần thoại Mán                                                 61                         2)                          Thần thoại Mán                    131
 3)                   Thần Thoại Lô lô                                         61- 64                        3)                           Thần thoại  Lô lô                  135  
 4)                   Thần thoại Mường                                            67                         4)                           Thần thoại Mường        10 - 117  

 5)                   Thần thoại Ba Na (Tây nguyên)                       70                        5)                           Thần thoại Ba na           155- 157  
                 Phần thứ 5: Buồi khai mạc vũ trụ                                                                             Phần 5:  Vũ trụ và muôn loài 
  6)                   Thần trụ trời                                                       75                        6)                           Thần trụ trời                           66
  7)                    Thần biển                                                           77                       7)                           Thần biển                                75
  8)                    Nữ thần mặt trời và mặt trăng                          85                       8)                           Mặt trời và mặt trăng            66
  9)                    Cuộc tu bổ các giống vật                                  88                       9)                           Tu bổ các giống vật              71
 10)                   Truyện Ả Chức Nàng Ngưu                              93                      10)                          Ả Chức                                   68    
 11)                    Sự tích thằng Cuội cung trăng                        97                      11)                           Thằng Cuội với cung trăng 67   
             Phần thứ 6: Gia phả của nhà Thần                                                                              vẫn là Phần 5   
 12)                   Thần sét                                                             101                     12)                            Thần sét                                62 
 13)                    Thần gió                                                           108                      13)                             Thần gió                              65
 14)                    Thần mưa                                                         109                      14)                             Thần mưa                            63
 15)                    Thần lửa                                                           118                      15)                            Thần lửa                               65
 16)                    Thần bếp và Truyện nhện làm vợ          120- 122                      16)                            Thần bếp                        74- 77
                                hạ thần bếp 
 17)                    Thần núi                                                           128                      17)                             Thần núi                               74 
 18)                     Thần nước (*)                                                  130                      18)                              Thần biển                            76
 19)                     Diêm vương                                                     137                      19)                              Diêm vương                        81               
 20)                     Thần lửa                                                           138                      20)                             Lúa và Cỏ                                       
 VII                      hần thoại về Lạc long quân                                                                              V: Thần thoại - Dật sử. Ch.2
 21)                     Kinh dương vương và Lạc long quân           141                       21)                     Lạc long quân + Hùng  vương     
                           - sự tích 100 trứng                                           150
 22)                     Truyện Mộc tinh                                               148                       22)                            Nữ thần Mộc                        79  
               Phần 8:  Dật sử đời Hùng vương                                                                                   Phần thứ 5: Chương II 
 23)                      Sự tích núi Tản viên                                        158                       23)                            Thần núi Tản viên               93
 24)                      Truyện chiến tranh                                                                       24)                            Sơn tinh + Thủy tinh           95
 25)                      Truyện đức Thánh Gióng                               163                        25)                            Thánh Gióng                       96
 26)                     Thần Kim quy                                                   166                        26)                            Thần Kim quy  
                    98
          ---------------------------------------------------------



           (*)  những chữ gạch dưới cốt để so sánh mỗi truyện của mỗi tác giả TRƯỚC và SAU. Nội dung và quan niệm; thì 
                  người SAU  'đạo' của người TRƯỚC  -- bởi, 2 bản giống hệt nhau. (TP)



        Ở trên, chúng tôi đã nói về quan niệm viết; từ kểthuật lại của ông Nguyễn Đổng Chi dùng duy vật sử quan để giải thích tài liệu lịch sử; thì

       qua bảng tóm tắt, gồm 26 bài;  trong 'Lược khảo về thần thoại Việt nam'/ Nguyễn Đổng Chi; đã được ông Hoàng Trọng Miên sao chép 'đúng nguyên văn' đưa vào; 'Việt nam văn học toàn thư', xuất bản sau 1 năm.

      sự thay đổi tựa bài, tuy khác đôi chút; nhưng nội dung, từ văn thể, ý tứ , giống 'y chang' nguyên tác  Nguyễn Đổng Chi -- cái khác chỉ  không ghi tên Nguyễn Đổng Chi mà thôi. 

       Nên hiểu rằng tài liệu là của chung; nhưng mỗi con người khi thu nhận tài liệu; để soạn thành tác phẩm; thì sự cắt xén, bố cục, văn thể, nội dung, quan niệm; không thể nào giồng 'y chang' được .


                                             SO SÁNH TRUYỆN THẦN THOẠI 
                                                 của NGUYỄN ĐỔNG CHI 
                                                và HOÀNG TRỌNG MIÊN


   - sách của Nguyễn Đổng Chi, viết : 

    " Người ta kể chuyện ngày xưa  có một ông lão đi vào rừng bỗng gặp một bếp lửa của bà Thần lúc đó đi đâu vắng.  Ông ta mừng quýnh bèn chặt một ống nứa không, đặt lên bếp lửa.  Ống nứa tự nhiên thấy cơm chín lại có cả thịt và cá nữa.  Ông bèn đổ ra lá ăn một bụng no nê rồi ngủ luôn tại đó
.
     Chẳng dè trong khi ông lão ngủ say thì bà Thần bất chợt trở về. Thấy có người lạ khám phá ngọn lửa màu nhiệm của mình, bà Thần bèn rút bầu nước mang theo người ra tưới tắt bếp lửa không muốn cho mình hưởng; nhưng ông cụ cũng cố bươi đống tro tàn xem thì may thay hãy còn một tí than đỏ.  Ông lão mừng rỡ vội bỏ vào khố bọc lại mang về nhà nhen nhúm nó lên.

    Từ đó ngày nào cơm thịt cũng ê hề, gia đình ông lão rất sung túc.

    Và cũng từ đó, ông lão luôn luôn gìn giữ ngọn lửa không bao giờ dám để tắt.
    Nhưng một hôm lúc ông đi vắng, người dân của ông vừa đi ra suối múc nước về bỗng thấy lửa bén vào vách mà nhà không có ai cả, bà ta lật đật mang vò nước xối vào khắp cả mọi nơi.  Đến chừng ông lão trở về thì tiếc thay lửa đã tắt ngấm không còn một chút than đỏ nào nữa.

    Từ đó cha con mất hết thứ bảo vật của Thần .
.
         Thần Lửa   (Lược khảo về thần thoại Việt nam/ -/ Hoàng Trọng Miên:


     " Đi đôi với thần gió, thường có thần lửa, mà người ta vẫn gọi là bà Hỏa, một vị thần đàn bà mũi hung ác....

    Người ta kể lại rằng ngày xưa có một ông lão đi vào rừng sâu, gặp được một bếp lửa của bà Thần Gió lúc đó đi vắng.  Ông lạo mừng rỡ chặt một ống nứa không đặt lên bếp lửa, chỉ trong một lát tự nhiên ống nứa đầy cơm chín, có cả thịt cá nữa.  Lấy ra ăn một bữa no nê, ông lão ngủ quên luôn bên bếp lửa, chẳng dè bà Thần trở về bắt gặp.  Thấy có người biết được ngọn lửa mầu nhiệm, bà Thần bèn lấy nước tưới tắt bếp lửa rồi bỏ đi.  Đến khi ông lão tỉnh dậy thấy bếp tắt mất, cố bới đám tro và thì may còn sót một cục than đỏ. Ông lão vội bọc cục than đỏ mang về nhà nhen nhúm lên thành một bếp lửa.  Từ đó, ngày nào ông lão cũng có cơm thịt đầy đủ, ông chăm sóc ngọn lửa luôn luôn không dám để tắt.
    Nhưng một hôm ông lão đi vắng, bếp lửa ở nhà cháy lan ra, bà vợ đi xách nước về thấy thế bèn lấy nước tưới lên, không dè tưới nhiều quá làm tắt ngấm cả lửa.  Từ đó ngọn lửa Thần không còn ở thế gian nữa. 

                                                                            Thần Lửa ( Việt nam văn học toàn thư)


                                           ***

    Chúng tôi cho trích 'Thần Lửa', một trong những chuyện sao ché từ 'bản in trước' . Còn bao nhiêu nữa, như ' Biên giới Văn Lang''Thần Núi', ' Cuộc tu bổ lại các giống vật', '; hoặc,  ở bảng so sánh trên, bạn đọc đã nhận thấy rất đầy đủ rồi.

      Tài liệu 'Thần Núi'  kể ra thì cũng chẳng có gí quan trọng, ông Hoàng trọng Miên có thể vì lười; mà không chịu dịch của Grossin, Kemlimn, Bonifacy, Dumontier ...  mượn lại  nguyên văn của ôngNguyễn Đổng Chi. , 

    -  lẽ là; trong truyện này, ông Chi không lồng được quan niệm mác-xít vào.

     Thế thôi.

    Dưới đấy mới là điều đáng nói; ' quan niệm về thấn thọại' của Nguyễn Đổng Chi, (Mác xít) -- và , 'quan niệm về thần thoại'  của ông Hoàng Trọng Miên, tự nhận 'thoát khỏi cả 'tâm & vật', đứng trên thể tổng hợp' (?)


                                        QUAN NIỆM VỀ THẦN THOẠI CỦA 2 ÔNG:
                                  NGUYỄN ĐỔNG CHI & HOÀNG TRỌNG MIÊN


    - Nguyễn Đổng Chi, kể: 
  
    'Đặc điểm của thần thoại là sự phản ánh xã hội chất phác ấu trĩ đời cổ.  Vì thế, bàn về thần thoại Hy lạp kết tinh trong thơ của Hô- me. [Homère]. Mac có bảo: ' Nó phản ánh cái đẹp, phản ánh thời đại ấu trĩ một đi không bao giờ trở lại của xã hội loài người .'
        ( Lược khảo về thần thọai Việtnam,  tr. 12,13).


     - Hoàng Trọng Miên :

    ' Thần thoại nguồn thơ vô danh, tươi trẻ, linh động, sản phẩm vô thức của trí tưởng tượng con người buổi sơ khai là một bằng chứng làm sáng tỏ thời kỳ mịt mùng trong tiền sử, một tài liệu vô cùng quý giá về nguồn gốc các dân tộc, một sáng tác văn nghệ cái đẹp đấy tính chất nhân loại không bao giờ còn trở lại với loài người "
    ( Việtnam văn học toàn thư , tr. 44)


    Đọc qua bảng so sánh, qua 2 tác phẩm, cùng 'chứamột một quan niệm tương đồng; người đọc đã tự động nhìn thấy sự lúng túng 'của ai là người viết không có lập luận, đạo văn tùy tiện."

    Ông Hoàng Trọng Miên có một 'tiết' nói về sách tham khảo (tr. 21, 33, 40, 103);  đặc biệt nhất là không ghi một dòng chữ về cuốn ' Lược khảo về thần thoại Việt nam/ Nguyễn Đổng Chi.

   ông Hoàng Trọng  Miên  rào đón một cách khéo léo;và tế nhị, để người đọc cuốn sách trên, không dễ bắt bẻ . Vì thế, có đoạn:   " Những chuyện thần thoại Việt nam lần lượt trình bày theo thứ tự dưới đây; hoặc trích dẫn ở sách báo đã đăng, hoặc chép theo lời kể; chúng tôi không đẽo gọt lại, cốt giữ được tích chuyện."  
     (Việtnam văn học toàn thư , tr. 56)


     Xét đúng theo đúng ngôn ngữ + lập luận  ông Miên; thiết tưởng tác phẩm của Grossin không thể khác hơn Cesbron, Landes, hay 'Lĩnh Nam Trích Quái/ Vũ Quỳnh.

    cũng như, nếu ông Nguyễn đổng Chi đã có' Lược khảo về thần thoại Việtnam'; thiết tưởng không cần đến 'Việtnam văn học toàn thư'/  Hoàng trọng Miên nữa.

    Chúng tôi nhấn mạnh điểm này để làm nổi bật giữa sự khắc biệt giữa tài liệu người viết trước; rồi, người sau mượn; thì ít nhất cũng phải 'vượt' hơn, thì mới nên  kể tới 'người có công đầu. (précurseur). Nếu không vượt được, thiết tưởng sự có mặt của người viết sau không còn cần thiết nữa.

    Quyền trích dịch của người sau mượn của người trước là lẽ đương nhiên; nhưng phải 'ngoặc kép', ghi 'xuất sứ'.

    đằng này, ông Miên không hề làm vậy.  Sách ông soạn ra; trừ những phần thứ nhất, thứ 2, thứ 3thứ tư , đó là một công phu nho nhỏ sưu soạn tài liệu; sau đó chế biến theo quan niệm tiếp nhận; thành bài viết.  Ngoải ra, tử phần thứ 5 đến phần cuối, có thể nói thẳng :ông đã'  sao chép y' của ông Nguyễn Đổng Chi." 

     Trở lại với cuốn sách Nguyễn Đổng Chi;  như bạn đọc đồng lãm trong dàn bài: ông Nguyễn đổng Chi phân tích rõ ràng thế nào là  nhân thoại, thần thoại, ảnh hưởng thần thoại Trung Hoa đến Việt Nam và các nước lân cận' ra sao ?

   ở đây;  bàn về thần thoại, ít ra người viết phải cho biết 'diễn tiến truy nguyên + tác động+ phản ứng' .  Chẳng hạn, nước ta chịu ảnh hưởng; văn hóa Trung Hoa : một phần thần thoại; dù muốn hay không, chúng ta không thể nào không biết thần thoại Trung hoa. Nói khác đi:," vây thì' thần thoại Việt  chịu ảnh hưởng Trung Hoa ra sao?"  

    thì; ông Miên lờ tịt, không đề cập; trong khi ấy, người đi trước ông, đã không bỏ sót điểm chính yếu kia.  Tôi ngờ rằng ông Hoàng trọng Miên sợ rằng đấy là cách đánh tráo tác phẩm, mà ít người biết đến ; lược bỏ cho có đôi chút khác biệt chăng ?

    Phần tổng luận ; HoàngTrọng Miên không đưa ra được một kết luận nào  xác đáng; để tỏ ra người viết có am hiểu thật về thần thoại .  Rặt là những' danh tử dao to búa lớn' (grand mots)  rỗng ruột:  dân tộc, triết học dân tộc,triết lý luân hồi, triết lý vạn vật, vũ trụ quan làm nền tảng cho thần thoại dân tộc v.v ...; chẳng tài nào hiểu nổi soạn giả muốn nói gì, xác định vấn đề gì cho rành mạch, khúc triết? 

    Còn thái độ người viết , thì sao? hình như rất lạc lõng, lại mơ hồ: " Với tư tưởng duy tâm, người ta xét tác phẩm và tác giả ở ngoài khung cảnh lịch sử và xã hội với tư tưởng duy vật người ta cho rằng sản phẩm trí thức là con đẻ của tương quan sản xuất kính tế ?"
( Việtnam văn học toàn thư, tr. 8).

    Ông Tam Ích giới thiệu, qua lời tựa cho : ông Hoàng trọng Miên đã dùng 'phương pháp tổng hợp' (tr. 2); nhưng ông cũng không giải thích ' phương pháp tổng hợp' là thế nào?  Liệu khi sử dụng danh từ chung chung; kiều ' mù sờ đít voi',  liệu người đọc có hiểu không ?  Đành rằng, có người tạm hiểu rằng' phương pháp tổng hợp' để tìm hiểu toàn diện văn học gồm tâm & vật' -- nhưng 'tâm + vật'   chủ nghĩa nào?

       Hình như, trong giáo điều Marx cũng có 'tâm+ vật' .( tất nhiên chúng tôi  lờ mờ: các ông không quan niệm' tâm + vật'  trên đây theo Mác-xít; như vậy không rõ nghĩa.) 

      cũng xin  nhắc lại ; khi phê bình chúng tôi chỉ  dựa trên' nguyên tắc tổng quát', không đi vào từng 'chi tiết' hết được. 

    Chẳng hạn ông Tam Ich, cho : " Nhưng dù sao chúng ta cũng phải thừa nhận một điều: cái gì do quần chúng sáng tạo là phong phú, là hồn hậu -- sẵn cả sinh tố tinh thần để nuôi những linh hồn mệt mỏi nhất như linh hồn 'Nerval và Rimbaud' --  là bất hủ, là sống muôn kiếp, đời đời tồn tại trong lòng người. .." (Việt nam văn học toàn thư, tr. 5).

     Vấn đề này, ông Tam ích lúng túng;chưa có lập trường; để hiểu thế nào  'văn chương bình dân'? 

     không hoàn toàn 'quần chúng sáng tạo' là phong phú cả đâu? 

     Lấy một ví dụ; một anh nông dân cầm bút tả cái chết; thì bai ấy có 'giá trị nghệ thuật(truyền cảm+ rung động).-- rồ;i vẫn cái chết ấy, được văn sĩ Chateaubriand viết lại; thì,  bài ấy được truyền tụng.

    vậy thì ai đây; người sáng tác' văn chương bình dân'  là bất hủ, là sống muôn kiếp, đời đời tồn tại trong lòng người' như ông Tam Ích khẳng định?

    Cũng  nhấn mạnh một điều nữa : ở các phần thứ nhất, thừ, thứ 3, thứ 4 như trên đã nói; ông Miên' chịu khó đánh tráo cách hành văn của ông Chi'  -- cũng không phủ nhận có đôi chỗ ông Miên biết chế biến tài liệu ngoại quốc đã thu thập + sư hiểu biết tốt riêng ông.

    Bàn về ảnh hưởng tương hỗ trong vấn đề thần thoại ' nguồn gốc sáng tạo chủng tộc thời khởi thủy'; ông Miên tự hào đã bổ khuyết cho sự lãng quên lịch sử ( ý ông nói ngừoi đi trước không biết đến) về nguồn gốc thần thoại các dân tộc anh em, vốn có quan hệ mật thiết với chủng tộc da vàng; nói chung; và, Việt nam, nói riêng. 

     Chứng minh điều này, ông Miên viết," Riêng về thần thoại của đồng bào thiểu số; đặc biệt, là đồng bào cao nguyên Việt nam; có thể nói rằng: chúng ta phong phú và cổ nhất nhân loại.  Khai thác nguồn gốc của các dân tộc Anh em, vốn có quan hệ với dân tộc trong lịch sử; chúng tôi muốn bổ khuyết một sự vô tình lãng quên bấy lâu, trong khi dựng lại nền văn chương truyền miệng Việtnam ."
     (Việt nam văn học toàn thư , tr. 54)

   Rất đồng ý: đây là ý kiến xác đáng về phương diện chủng tộc; nhưng, thực ra người viết trước ông không hề sao lãng hay vô tình  bỏ sót. 

    chứng cớ, trong 'Lược khảo về thần thoại Việt nam', ông Nguyễn đổng Chi đã đề cập vấn đề này.  ( Thần thoại Mẻo, Mán, Lô lô, Mường, Ba na (tr. 5 đến 74) -- hơn nữa có cả một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần người việt; đó là nước Trung hoa -- mà chính ông Miên đã lãng quên, bỏ sót. 

      Ưu điểm Việt nam văn học toàn thư/ Hoàng trọng Miên; liệu có hay không ?

      theo ý riêng chúng tôi chỉ thấy rằng: 'ấn loát công phu độc nhất từ trước tới nay ( nhà in siêu đẳng Kim Lai in linotype) 

      + sưu tập tranh ảnh về ' văn hóa Đông sơn, Ngọc Hoàng, Quan Âm, Rồng, Tây vương mẫu, Hằng Nga, Thần Tài, Thần Lộc, Thành Hoàng, Thần Văn, Thần Thi Cử, Thiên Đàng và Địa Ngục, Đèn Rồng, Người Lạc Hồn, Người Việt Hóa Trang, Người Mán Cóc, người Thái Trắng, Nưa, Người Mường, Người Hoa Lang, Người Mèo, Người Da- Rai, người Châu Mạ, Người Xê Đăng, Người Khả, Chữ Hán Thời Cổ, Chữ Thái ở Quy Châu, 24 chữ Mường Thanh Hóa, Bản Đồ Việt nam Thời Cổ, Bút Tự vua Quang Trung, Chữ Nôm .. "
   

       CHỢ LỚN, THÁNG 8/ 1959
    Thế Phong

     ( trang .23-  27 TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG)

     -----------
       *  đã đăng trên nguyệt san Văn hóa Á Châu số  tháng 9/ 1959 , ký Đường Bá Bổn .                (chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục, chủ bút kiêm thư ký tòa soạn: Lê Xuân Khoa)  

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ