bài đọc thêm: " Les treize exécution de Yen Bay/ Louis Roubaud " ( tựa bài của Bt) / sưu tập: Võ Phi Hùng ( Virginia/ Hoa Kỳ) -- source: Hội Ái Hữu Trương Vĩnh Ký
NGÀY TANG YÊN BÁY 17-6-1930
Sưu tập: Võ Phi Hùng, PKý 67-74
Vào sáng ngày 17-6-1930, 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) đã lên đoạn đầu đài dưới tay thực dân Pháp khi cuộc khởi nghĩa giành độc lập bất thành ở Yên Bái và các tỉnh thành khác. Người Pháp chẳng những đã sát hại những anh hùng liệt nữ VNQDĐ, đày ải họ phải lìa xa quê hương xứ sở tới những nơi như Côn đảo, Guyana (Nam Mỹ), mà còn có những hành động khủng bố — đốt phá nhà dân, đình làng và bỏ bom tàn phá làng Cổ Am, v.v…
Để ôn lại những trang sử bi hùng, qua những ngày đen tối này của lịch sử Việt Nam chống Pháp, hãy xem lại các trang sách báo cũ ghi dấu tích những hy sinh tranh đấu quên thân mình để giành lấy độc lập và tự do cho đất nước thân yêu.
1. Phụ Nữ Tân Văn (PNTV) số 58 ngày 26-6-1930 — tờ tuần báo này dù xuất bản tại Saigon – nơi xa việc xảy ra ở Yên Báy, nhưng nhờ được tương đối tự do hơn miền Bắc nên đã thâu thập nhiều tin tức và đám đăng tải hơn. Ngay từ cuộc khởi nghĩa đêm 9 rạng sáng 10-2-1930, PNTV đã liên tục đăng những tin tức về cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ. Trong số báo 58, qua bài “Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính đã bị hành hình 17 Juin” ở trang 7 (hình 1), và 8-9 (hình 2), PNTV đã đăng tên tuổi, hình ảnh 13 liệt sĩ và chi tiết về ngày đau thương này.
Hình 1. PNTV số 58 “Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính đã bị hành hình”, trang 7
Hình 2. PNTV số 58 “Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính đã bị hành hình”
(trang 8-9)
2. Hà Thành Ngọ Báo (HTNB) số 857 ngày 26-6-1930 có đăng bài “Mấy giờ sau cùng 13 người bị hành hình” nơi trang nhứt (hình 3). Cùng thời điểm vào tháng 2 khi trong Nam kỳ với tờ PNTV đăng tin xác thực, thì HTNB chỉ bỏ tin một cách dè dặt, phần đông với chú thích là Phủ Thống Sứ lai cảo. Tuy nhiên, trong số báo này có đăng một vài chi tiết mà chỉ có người tham dự mới biết, và ở câu chót của bài nói đến sự có mặt của phóng viên hai tờ báo Le Matin và La Petit Parisien.
Hình 3. Hà Thành Ngọ Báo số 857 ngày 17-6-1930, nơi trang 1
3. Le Matin số 16891 ngày 18-6-1930 với bài “Treize rebelles ont été exécutés hier matin de Yen Bay (hình 4).
Hình 4. Le Matin số 16891 ngày 18-6-1930, trang 1. Phóng viên tờ Le Matin cùng với tờ La Petit Parisien có mặt ở Yên Báy ngảy các liệt sĩ VNQDĐ đền nợ nước
4. La Petit Parisien ngày 18-6-1930 với bài “Les treize exécution de Yen Bay” của ông Louis Roubauld. Ông Roubauld là đặc phái viên của tờ Le Petit Parisien được cử sang Đông Dương, sau cuộc khởi nghĩa Yên Báy để tường thuật các phong trào cách mạng Việt Nam đang nổi lên để tranh đấu dành độc lập từ tay thực dân Pháp. Những bài báo này sau đó đã được xuất bản thành sách dưới tên “Viet Nam La tragédie Indochinoise”
Hình 5. La Petite Parisien số 14968 ngày 18-6-1930, trang 1
********************************************************************************
Ông Nguyễn Thái Học
Ông Phó Đức Chính
Ngày Tang Yên Báy
(Kính tặng hương hồn những liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy)
Tác giả: Đằng Phương, GS Nguyễn Ngọc Huy
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Trong bình minh sương lạnh phủ âm thầm.
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt.
Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than.
Từ lưng trời, sương trắng rủ màn tang.
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ,
Giữa mấy hàng gươm súng toả hào quang,
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự:
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ,
Vài cụ già đầu bạc lệ ràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi!
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khoé mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời,
Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước.
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước,
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường,
Éo le thay! muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình kính mến.
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến.
Sau cái nhìn chào non nước bi ai,
Họ thản nhiên, lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng.
“Việt Nam muôn năm!” Một đầu rơi rụng,
“Việt Nam muôn năm!” Người kế tiến lên.
Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc,
Sau Đức Chính, đây là phiên Thái Học,
Anh nghiêng mình trước xác những anh em,
Rồi mĩm cười, Anh ngảnh mặt nhìn xem
Những kẻ đến quan chiêm đoàn liệt sĩ
Để từ biệt những bạn đồng tâm chí.
Tiếng tung hô bổng nổi, vang trời cao,
Nhưng liền theo Anh đã bị xô vào
Chiếc gươm máy giăng tay chào, lặng lẽ.
Đao xuống, đầu rơi, máu đào tung toé.
Người anh hùng nước Việt thôi còn đâu!
Lũ thực dân giám sát đúng nhìn nhau
Như trút sạch hết những đìều lo ngại
Và xoa tay chúng thở dài khoan khoái,
Trong rừng người ứa lệ, Nguyễn Thị Giang
Nén nỗi đau như cắt xé can tràng
Đứng ngơ ngác lặng người bên Hữu Cảnh.
Trong nắng sớm, gió căm hờn quát mạnh
Như thề cùng những tử sĩ anh linh
Vang dội cùng trên đất Việt điêu linh
Những tiếng thét uy hùng vì giống Việt.
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Như tan trong gió mạnh khóc vang rầm
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Cố lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.
Thân anh hùng đã nát dưới ngàn cây
Nhưng tiếng hô còn phảng phất đâu đây,
Mười lăm năm sau ngày sầu Yên Bái,
Toàn thể giống Tiên Rồng cùng đứng dậy,
Cố đuổi loài tham bạo khỏi non sông,
Hơn hai năm đất Việt máu pha hồng
Mà chiến sĩ vẫn một lòng cương quyết
Thề tranh đấu đến khi nào nước Việt
Được hoàn toàn đôc lập mới ngừng tay.
Thế là dòng máu vọt dưới trời mây
Một buổi sáng mười lăm năm về trước
Đã vẽ được cảnh anh hùng nguyện ước.
Đưa non sông ra khỏi chốn u trầm
Cả toàn dân nước Việt đến muôn năm
Vẫn ghi tạc trong tâm ngày hôm ấy,
Ngày hôm ấy, ôi! ngày tang Yên Bái!
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Xé nát màn sương lạnh phủ âm thầm,
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Đã lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.
Bài thơ này từng được sử dụng trong sách giáo khoa miền Nam trước đây.
Nguồn: Đằng Phương, Hồn Việt, NXB Đuốc Việt, Sài Gòn, 1950
********************************************************************************
THƯ TỊCH TÀI LIỆU VIẾT VỀ VNQDĐ
Để biết thêm về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và Việt Nam Quốc Dân Đảng, xin tham khảo các tài liệu dưới đây:
[1] Louis Roubaud. Viet Nam La tragédie Indochinoise. Paris: Libraire Valois, 1931 [https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k58052821.texteImage ]
[ http://www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Roubaud-Vietnam.pdf]
[2] Tạ Thu Phong. Tiếng thét Yên Bái Lịch sử đẩm máu và bi hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hanoi: Thế Giới, 2020.
[3] Lương Văn Hy. Tradition, revolution, and market economy in a North Vietnamese Village, 1925-2006. Honolulu: University of Hawai’i Press, 2010
[4] Nhượng Tống. Nguyễn Thái Học. Hà Nội, 1945[ https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/11/09/sach-nguyen-thai-hoc-1902-1930-nhuong-tong/#2 ]
[5] Vũ Hồng Khanh. Việt Nam Quốc Dân Đảng đảng sử. Saigon: tự xuất bản, 1966 [ https://brettmreillydotcom.files.wordpress.com/2017/02/vu-hong-khanh-vnqdd-dang-su.pdf ]
[6] Hoàng Văn Đào. VNQDĐ Lịch sử đấu tranh cận đại (1927-1930). Saigon: Khai Trí, 1970 [ https://tusachtiengviet.com/images/file/ZEGz08bn1QgQAEA6/viet-nam-quoc-dan-dang.pdf ]
[7] Cẩm Đình. Vụ án Việt Nam Quốc Dân Đảng 1929-1930. Huế: Nguyễn Văn Bửu, 1950 [ https://m.box.com/shared_item/https%3A%2F%2Fapp.box.com%2Fs%2Fsk4p1f2x3fxđzo3u8aukbzsun8yup4r ]
[8] Bạch Diện. Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hà Nội: Ngày Mai, 1950
[9] Bốn Mắt. La Nuite Rouge du Yên Báy. Hà Nội: Lê Văn Tân, 1931
[ https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/ ]
[10] Tô Nguyệt Đình. Tàn phá Cổ Am. Saigon: Tấn Phát, 1958
[11] Nguyễn Hải Hàm. Từ Yên Báy đến Côn Lôn. Falls Church: Thế Hệ, 1995.
[ https://drive.google.com/file/d/1djKuQGV5zUlwH_fzNT28DSdQPGokoBRr/view?usp=drivesdk ]
[12] Le Matin
[ https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k576922k/f0.item.r=Le+matin+1930# ]
[13] Le Petit Parisien
[ https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k626669p/f1.image ]
Les incidents du Tonkin, 13FEV1930
Une enquette au village de Co Am chatie par un bombardment aérienne, 6 JUIN1930
L’est a Yen Bay l’expiation pour treize chefs nationalities, 17JUIN1930
Les treize exécution de Yen Bay, 18JUIN1930
[14] La Volonté Indochinoise
https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k7261800m/f1.item.zoom
[15] Hà Thành Ngọ Báo
[ https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/cb32785460p/date1930]
Những việc xảy ra hôm qua, 11FEV1930
Việc Ng. Thái Học bị bắt, 24FEV1930
Việc bom nổ ở Bắc Giang, 24FEV1930
13 Người bị hành hình, 17JUIN1930
[16] Phụ Nữ Tân Văn
[ http://ndclnh-mytho-usa.org/phu_nu_tan_van.htm ]
Hai đội binh ta ngoài Bắc làm loạn, PNTV40, 20FEB1930
Chúng tôi xin làm quảng cáo, PNTV41, 27FEB1930
Mọi việc bối rối ở ngoài Bắc, PNTV41, 27FEB1930
Ông Nguyễn Thái Học, PNTV42, 6MAR1930
Gần đây trong nước có những việc gì, PNTV43, 13MAR1930
Đàn bà và việc biến động ngoài Bắc, PNTV44, 20MAR1930
Những người gây ra cuộc biến động ngoài Bắc, PNTV44, 20MAR1930
Phó Đức Chính đã tự tữ trong khám lớn Hà Nội, PNTV44, 20MAR1930
Dư luận các báo bên Pháp, PNTV45, 27MAR1930
Hội đồng quản hạt gởi điện thư TT Pháp về vụ Cổ Am, PNTV45, 27MAR1930
Vụ án cách mạng đã xữ ở Yên Bái ngày 27 tháng ba, PNTV47, 10APR1930
Khoá Nam, PNTV47, 10APR1930
Hội đồng đề hình, PNTV55, 5JUN1930
Nguyễn thái Học và Phó Đức Chính đã bị hành hình, PNTV58, 26JUN1930
[17] Tiếng Dân
http://ndclnh-mytho-usa.org/Bao%20Tieng%20Dan.htm
Tường thuật về những biến động ở Bắc kỳ, TD258, 22FEB1930
Lại còn biến động ở Bắc kỳ, TD259, 26FEB1930
Sau mấy cuộc biến động vừa rồi ở Bắc kỳ, TD260, 1MAR1930
Sau mấy cuộc biến loạn ở Bắc kỳ, TD 261, 5MAR1930
Cảm tưởng đối với những việc biến động ở Bắc kỳ vừa rồi, TD262, 8MAR1930
13 Người bị chém, TD293, 25JUN1930
[18] Nguyễn Thái Học. “Letter to the French Chamber of Deputies”
https://college.cengage.com/history/primary_sources/world/letter_chamber_deputies.htm
[19] Thụy Khuê. “Các phong trào tranh đấu hiện đại”.
http://thuykhue.free.fr/TLVD/TLVD-25-TranhDau-BatBaoDong/25-TranhDauBatBaoDong.html
[20] Trương Ngọc Phú. “Từ vụ ám sát Bazin VNQDĐ năm 1929 đến cuộc khởi nghĩa”. Tập san Sử Địa số 26 (tháng 1-3, 1974), trang 98
[https://issuu.com/vuxuanhoan/docs/t___p_san_s_________a_s____26 ]
[21] Micheline Lessard. “I Die Because of My Circumstances: Nguyen Thi Giang and the Viet Nam Quôc Dan Dang”
https://www.jstor.org/stable/pdf/j.ctv1qv1g3.7.pdf?refreqid=excelsior%3A49cb299104d521ecd862800b97734f3f
[22] Micheline Lessard (người dịch: Hảo Linh). “Nhân vật chủ chốt ít được biết tới trong VNQDĐ”. Bản tiếng Việt, dịch lại từ bài số [21]
https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nhan-vat-chu-chot-it-duoc-biet-toi-trong-Viet-Nam-Quoc-Dan-Dang-12431
[23] TTLQG I. “Việt Nam Quốc dân Đảng qua tài liệu lưu trữ Hải ngoại Pháp. Kỳ I: Hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng qua tài liệu của mật thám Pháp
[ http://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/viet-nam-quoc-dan-dang-qua-tai-lieu-luu-tru-hai-ngoai-phap-ky-i-hoat-dong-cua-viet-nam-quoc-dan-dang-qua-tai-lieu-cua-mat-tham-phap.htm ]
[24] TTLGQG I. “Việt Nam Quốc dân Đảng qua tài liệu lưu trữ Hải ngoại Pháp. Kỳ II : Quốc dân Đảng những năm 1928-1929”
[25] TTLGQG I. “Việt Nam Quốc dân Đảng qua tài liệu lưu trữ Hải ngoại Pháp. Kỳ III: Phiên tòa xét xử tại Yên Bái sau thất bại của cuộc tổng khởi nghĩa”
[26] Đường Bá Bổn. Việt Nam bi thảm Đông Dương. TPHCM: Thanh Niên, 2005 (tái bản). Sách dịch từ quyển “La Tragédie Indochinoise” của Luis Roubaud [1]
[27] Hoàng Văn Đào. Từ Yên Bái đến các ngục thất Hoả Lò, Côn Nôn, Guy an. Saigon: Sống Mới, 1957 http://www.tusachtiengviet.com/images/file/YCIOXgsF0wgQABhG/tuyenbai.pdf
[28] ACHAB officiel. “Les Ombre du bagne de Patride Barbéris et Tancredes Ramonet”. Xem trên YouTube phút thứ 26:50 đến 31:00 để thấy ông Trần Khắc Mẫn bị cùm chân tù tội và những đồng chí ông sinh hoạt ra sao[ https://youtu.be/B_lbRB6hiKM ]
[29] Tài liệu của sở Mật thám Đông Dương. “Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927-1932)”. Tập san Sử Địa số 6 (tháng 4, 5, 6 1967)[ https://issuu.com/nvthuvien/docs/su-dia-6?mode=window&viewMode=doublePage ]
[30] Tài liệu của sở Mật thám Đông Dương. “Việt Nam Quốc Dân Đảng tại hải ngoại [1930-1935]. Tập san Sử Địa số 11 (tháng 7, 8, 9 1968)[ https://issuu.com/nvthuvien/docs/su-dia-9?mode=window&viewMode=doublePage ]
Sưu tập:
Võ Phi Hùng, PKý 67-74
(Virginia, 16-6-2021)
================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ