tiểu sử THÊ HÚC -- PHẠM VĂN HẠNH [ 1913-- 1987 / USA ] - bài viết: Nguyễn Tuấn Khanh ( San José) -- source: Internet
tiểu sử
THÊ HÚC - PHẠM VĂN HẠNH
NGUYỄN TUẤN KHANH
Bút hiệu: THÊ HÚC, Thời Nhân, Thế Nhân, Tịch Khách, Thanh trai, Thê Chu ...
Năm sinh : 1/ 3/ 1913 tại Hà Nội.
Năm mất: 7/ 6/ 1987 tại Syracuse/ New York/ USA.
Niên biểu:
- 1939- 1945 : cùng Nguyễn Lương Ngọc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đỗ Cung thành lập nhóm Xuân Thu Nhã Tập, viết báo, dịch sách .
1945 - 1954 : tại Sài Gòn, tham gia nhóm Chân Trời Mới, viết báo, dịch sách & viết sách giáo khoa.
1954 - 1975: tại Sài Gòn, trưởng ban dịch thuật Pháp ngữ cho Việt Nam Thông tấn Xã ( Viet Nam Press), dịch sách báo tiếng Anh, Pháp 7 viết cho các báo, nguyệt san, tạp chí.
1`975 - 1987 : di tản qua Hoa Kỳ ngày 25 - 4- 1975 7 viết các báo ở hải ngoại.
Cha ông, Phạm Văn An sinh ở Sa Đéc; cha mẹ mất sớm, thuở nhỏ ở với ông bà ngoại ở Bình Tiên
(Chợ Lớn), mẹ, Dương Thị Lương, người Cần Giuộc. Cha ông được cử ra miền Bắc làm Tham tá Thương chính ở Hà Nội từ đầu thế kỷ XX, tham tán An có 7 người con-- ngoại trừ con gái đầu sinh ở Miền Nam ; các người con khác đều sinh ở miền Bắc . Phạm Văn Hạnh là con thứ 6 ( thứ &, theo cách gọi Miền Nam . Người con gái thứ tư ( miền Nam: thứ 5) là mẹ nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đăng Thường( giáo sư Trường Chu văn An/ Sài Gòn), người con gái thứ 5 ( miền Nam: thứ 6) là mẹ của Bình Minh (giáo sư Đại học Văn khoa), Bình Thanh (nhà ngoại giao) và Bình Trang (giáo sư âm nhạc).
Đầu thập niên 1930, tham tán Phạm Văn An nghỉ hưu, trở về Miền Nam sinh sống ở Cần Thơ, để gần người con gái thứ 2 -- tại đây ông đầu tư vào việc mua nhà cửa, ruộng đất -- hiện nay căn nhà hương hoả họ Phạm còn ở nơi cầu Cái Khế-- có lẽ vì vậy nhiều người lầm tưởng Phạm Văn hạnh quê ở Cần Thơ. Lúc đó, Phạm Văn Hạnh đang theo học y khoa, nên ở lại Hà Nội, và cộng tác với các báo Thanh Nghị, Ngày nay, Tinh Hoa, Thế Giới ... , mỗi tháng được cha gởi trợ cấp 30 đồng ( piastres)-- đây là số tiền lớn, hơn cả lương công chức cao cấp thời đó.
Tại Sài Gòn , Phạm Văn Hạnh cùng Thiếu Sơn ( Lê Sĩ Quý), Thiên Giang( Trần Văn Bảng) Tam Ích
( Lê Nguyên Tiệp) viết lý luận, phê bình văn học theo lập trường Mác xít cho báo Chân Trời Mới & viết sách giáo khoa cùng dịch sách của hội Cơ Đốc Phục Lâm ( Seventh-Day Adventist Church) từ tiếng Anh sang Việt ngữ. Trong thời gian này, nhiều người biết ông qua bút hiệu THÊ HÚC. Vì mắc bệnh lao, sau khi khỏi bệnh ông lập gia đình vào tháng 1/ 1953( lúc đó đã 4o tuổi).
Năm 1954, Phạm Văn Hạnh làm cho Việt Nam Thông Tấn Xã ( Viet Nam Press) đến 1966, tới tuổi về hưu ( tuổi hưu khi đó là 55)-- nhưng ông đang là trưởng ban dịch thuật Pháp ngữ, lại không có ai thay thế, ông được giữ lại làm tới năm 60 tuổi (1973) tới tuổi nghỉ hưu --nhưng thực tế, không có ai thay thế, ông lại được tiếp tục ký hợp đồng ngắn hạn ( 3 tháng/ 1 lần) cho đến tháng 4/ 1975. Trong
thời gian làm việc ở Việt Nam Thông Tấn Xã, Phạm văn hạnh vẫn thường xuyên cộng tác với các tuần báo, nguyệt san; Bách Khoa, Phổ Thông v.v. ...
Vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, Phạm Văn Hạnh cùng gia đình rời Sài Gòn qua đảo Guam, ngày 25/ 4/ 1975 -- đến ngày 9 tháng 5/ 1975, gia đình được chuyển qua trại tị nạn Fort Chafee ở Lttle Rock/ Arkansa/ Mỹ quốc và định cư tại Tully, thị trấn nhỏ ở phía Nam thành phố Syracuse/ bang New York, ngày 10/ 6/ 1975.
Từ đây, Phạm Văn Hạnh làm việc cho Viện Dưỡng Lão" Lorentto Nursing Homes" ở Syracuse để sinh sống -- tuy nhiên ông vẫn thường xuyên gửi bài viết cho các báo người Việ ở hải ngoại.
năm 1980 Phạm Văn Hạnh dọn về Syracuse/ New York, nghỉ hưu vào 1985.
Đầu năm 1987, ông bị ngã chấn thương đầu, nằm nhà thương 3 tháng, sau đó được về nhà; nhưng lại bị ngã thêm lần nữa-- và ông từ trần ngày 7 tháng 6 năm 1987, thọ 74 tuổi, và được hoả táng ngày 10/6/ 1987. ( sau 12 năm định cư tại Mỹ).
Phạm Văn Hạnh có 4 người con; 2 trai, 2 gái; hiện nay vợ con sinh sống ở Hoa Kỳ.
Theo lời thuật của em trai út Phạm Văn Hạnh( tên Phạm Văn Long. tự Tám Long) thì khi còn ở Hà Nội, gia đình tham tá Phạm Văn An ở 25 phố Cấu Gỗ( phía sau nhà nhìn ra cầu Thê Húc, sau này Phạm Văn Hạnh lấy bút hiệu THÊ HÚC, để nhớ về kỷ niệm thời ở Hà Nội. Ngoải ra, ông còn dúng nhiều bút danh khác; Thời Nhân, Thế Nhân, Tịch Khách, Thanh Trai, Thế Chu v.v. ...
Có một số người liệt kê Phạm Văn hạnh thuộc giới cầm bút Miền Nam, giống như ông Tam Ích, Thiện Giang -- thật ra tuy cha mẹ là người Miền Nam, ông lại được sinh ra, lớn lên tại Miền Bắc, đến khi 30 tuổi, ông mới vào Nam sinh sống, ông vẫn nói giọng Bắc.
Giáo sư , nhà văn Nguyễn Đăng Thường( hiện ở Anh quốc) (gọi Phạm Văn Hạnh là cậu ruột) kể một câu chuyện vui :
" Phạm Văn Hạnh lên Sài Gòn sinh sống, lúc đó chưa vợ con, ông ở nhà chị ruột, thì một hôm người chị làm gà xé phay, mó n ăn Miền Nam; ông thấy gà xé miếng nhỏ không giống miếng gà luộc có lá chanh thái mỏng , như người Miền Bắc -- nên từ đó ông ra không ăn cơm ở nhà mà ra ngoài ăn".
Phạm Văn Hạnh là người kín đáo, ít nói ... -- và có một lần, sau khi ông mất, gia đình thấy trên bàn viết của ông có chi một chi phiếu 20 đồng của báo Tiền Phong (Mỹ) trả nhuận bút cho ông( qua bút hiệu THẾ CHU /do chữ THÊ HÚC sắp lại). Năm 2000 Nguyễn Đăng Thường có sưu tập những bài thơ Phạm Văn Hạnh ở rải rác khắp nơi, in thành tập " GIỌT SƯƠNG HOA & NHỮNG BÀI THƠ KHÁC" .
Phạm Văn Hạnh theo đạo Lão, nhưng được nhà thờ United Methodist Church ở Tully/ New York bảo trợ, nên gia đình ông vẫn sinh hoạt với nhà thờ -- cũng một lẽ nữa, một con trai ông chơi vĩ cầm rất háy, thường đán giúp nhà thờ trong những buổi Thánh lễ.
Nhà thờ United Methodist Churchcũng là nơi đầu tiên đã đón tiếp gia đình ông định cư ở Mỹ vào ngày 10/ 6/ 1975 -- và cũng là nơi an táng cho ông, trước khi hoả táng vào 10/6/ 1987 ( trón 12 năm) -- sau này , gia đình chọn ngày 10/ 6/ hàng năm làm ngày giỗ ông, thay vì ngày mất là 7 tháng 6.
Tác phẩm:
Giọt sương hoa ( Hà Nội, 1942)
Dân chủ & Dân chủ (Sài Gòn, 1948)
Văn chương& Xã Hội (Sài Gòn, 1948)
Nghệ thuật& Nhân sinh ( viết chung với Tam Ích & Thiên Giang
/ Sài gòn 1948)
Tia Nắng ( 1950) Bài hát Tì Bà ( Tì Bà Hành) ( Sài Gòn 1952).
Bảng toát yếu về bước đường tiến hoá của văn học Việt Nam ( Sài Gòn, 1953).
San José, 3/ 10/ 2016
NGUYỄN TUẤN KHANH
nguồn: Internet
***
------------------------------------------------------------------
tưởng nhớ
thi sĩ, văn nhân
THÊ HÚC
[ i.e. Phạm Văn Hạnh 1913 -- 1987/ USA]
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, MAY 25, 2020
---------------------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ