Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

20 năm văn học & Nguyễn Q. Thắng ] / bài viết Nguyễn Mạnh Trinh [1949- ] -- source: www.namuctuanbao.net/

20 năm Văn học Miền Nam  / Nguyễn Mạnh Trinh 

source:  www. namuctuanbao.net/




                               
                   2năm văhc & nguyqthng'

                                           nguyễn mạnh trinh


                      '...Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng, vì ông này đã đạo văn 2 bài
                'Phan văn Hùm + Nguyễn Trung Nguyệt' + 'Ngục trung ký sự'/ Bảo Lương' 
                trong 'Tản mạn văn chương' của Thế Phong -- để sử dụng nguyên con
               trong 'Văn học miền Nam(tập 2)... Đã là gian thương ăn cắp,
                                    Nguyễn Q. Thắng lại có lời nói côn đồ đến vô sỉ:
   " Anh [nói với  phóng viên báo Thể thao & Văn Hóa'] chưa biết Thế Phong,  ông ta là con người côn đồ,con người không có lương tâm; nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này.   Ông ấy thích kiện, thì cứ đi kiện  ... "



                                         Nguyễn Q. Thắng  [1940-     ]   
                                                 (ảnh: Thoại Hà -- in kèm bài )


" Bộ sách Văn học miền Nam (Văn học Việt Nam miền đất mới/ tập II của tác giả Nguyễn Q. Thắng - Nxb Văn hóa - Thông tin vừa phát hành, đã lập tức nhận được đơn khiếu nại của ông Đỗ Mạnh Tường (bút danh Thế Phong). Ông Tường  chứng minh là tác giả của  các cuốn Lược sử văn nghệ Việt Nam (Nxb Vàng Son/ Saigon 1974) và Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh ( Nxb Đại Nam Văn Hiến/ Saigon 1974).

  Đây là 2 trong 50 tác phẩm của tác giả Thế Phong, đã được Cục Bản quyền tác giả/ bộ VH-TT cấp Giấy chứng nhận bản quyền số 341/VH/ BQ/ ĐD ngày 15/8/ 1996. 

Trong sách của ông Nguyễn Q. Thắng, từ trang 872 đến 880; khi viết về Bảo Lương nữ sĩ (phần 1); từ trang 917 đến 924, viết về Nguyễn Đức Quỳnh (phần 2); đã trích dẫn toàn bộ, từ cuốn Lược sử văn nghệ Việt nam của ông Thế Phong; mà, không hề xin phép , cũng như không trả nhuận bút-- dù khi đưa vào sách của mình; thì, ông Nguyễn Q. Thắng có ghi rõ xuất xứ trích dẫn.  ...

 Riêng phần Bảo Lương nữ sĩ nằm trong tập bản thảo Tản mạn văn chương ( viết từ 1952 đến 1975) chưa in -- được ông Thế Phong đưa cho bạn, ông Lê Ngộ Châu đọc ... không hiểu tại sao lại xuất hiện trên Văn học miền Nam ?.  (tập II)  ...

.Việc tùy tiện trích dẫn mà không thông qua tác giả; cũng như 'làm ngơ' luôn cả khoản nhuận bút người khác; của ông Nguyễn Q. Thắng  & Nxb Văn hoá- Thông tin, đã 'góp' thêm một vết đen vào 'căn bệnh bát nháo' của thị trường sách hiện nay . 

 (trích 'MIỄN PHÍ' KHÔNG CẦN XIN PHÉP/ ÁI MỸ /
 báo Phụ Nữ (tp. HCM) ra ngày 21-4-2004. 


                                             

                                                    "... Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng; vì ông này đã 'đạo văn' 2 bài
                                                'Phan văn Hùm & Nguyễn trung Nguyệt' + 'Ngục trung ký sự/ Bảo Lương';
                                         trong 'Tản mạn văn chương' của Thế Phong; để sử dụng 'nguyên con' trong
                                                                  'Văn học miền Nam'  ..."  (tập II)  




                                      'Ngục trung ký sự/Bảo Lương' trong 'Tản mạn văn chương'/ Thế Phong
                                             bị Nguyễn Q. Thắng đưa vào sách 'Văn học miền Nam' (tập II)
                                    xào sáo nội dung;  đổi tựa, ' BẢO LƯƠNG NỮ SĨ với vụ án đường Barbier'



Nguyễn Q. Thắng ghi chú ở trang sau:
" Theo Thế Phong' Tản mạn văn chương/ Thế Phong (bản thảo)"

 --  'bản thảo của tác giả '
-  lý do nào  tay này có để sử dụng;
- có lẽ, tay này sử dụng  bản tôi ký  tặng Lê Ngộ Châu?
           
- Lê Ngộ Châu + Nguyễn Q. Thắng là 
  đại diện tác giả Nguyễn Hiến Lê -- 
  được Cục bản quyền tác giả cấp  'Giấy chứng nhận bản quyền'.) 

(bìa sách+ chú thích của Thế Phong )


 Hiện nay cả trong nước lẫn hải ngoại; hình như có phong trào nhìn lại 20 năm văn học miền Nam[VNCH].  Ở trong nước, có 'Văn đoàn Độc lập' mới thành lập -- đã viết thư kêu gọi sự hợp tác, để nghiên cứu, nhìn lại 'cái mà họ gọi là' văn chương trong đô thị trong thời kỳ 1954- 1975'.  Va, cái tên là 'văn chương đô thị' sặc mùi kỳ thị ... * 

 Cõ lẽ [vậy], sự hợp tác chưa được hưởng ứng nhiều.  Ở hải ngoại, có 2 mạng văn học; 'Tiền vệ' & 'Da màu' -- vào tháng 12 này, cũng tổ chức hội thảo; nhằm nghiên cứu về '20 năm văn học miền Nam' -- và, hiện nay đang trong giai đoạn tiến hành.

------
* ... - tạm lược một số chữ. (Bt)




                  Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam 
                               Việt Nam: 1954- 1975/ Trần Trọng Đăng Đàn  [1936-     ]

                                           (Nxb Thông Tin + Nxb Long An, 1990-- 853 trang, giá: 12.000 VN Đ )  
  
                                                    ở bìa 4,  ghi rõ: 

                                       "  ...trong sách này: - nhận định tổng quát, nghiên cứu cụ thể về;
                       VĂN HÓA , VĂN NGHỆ Nam Việt Nam 1954- 1975 -- Phụ lục khoa học: sách in tại Nam Việt Nam 
                       thời 1954- 1975: -SÁCH NÀO? -TÁC GIẢ NÀO  NHÀ XUẤT BẢN NÀO?  -- ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH ? - 
                                                      TẠM ĐƯỢC LƯU HÀNH / -- CẤM LƯU HÀNH ? "


                                                              + Lời giới thiệu/ bộ Thông tin:

                                    " ... Mỗi thư viện, mỗi trường học, mỗi cơ quan thuộc các ngành
               văn hóa, văn nghệ giáo dục, mỗi hàng  buôn bán sách + văn hoá phẩm, mỗi gia đình, mỗi người quan tâm đến
               đời sống văn hóa, văn nghệ ... -- nếu có tập sách này, sẽ dễ dàng hơn trong việc biết được thư viện mình, 
               cơ quan mình, tủ sách gia đình mình; có những sách gì là tốt, sách gi là xấu, sách nào bị cấn, sách nào được

               lưu hành, sách nào, văn hóa phẩm nào; từ thời Mỹ-Ngụy còn lại, cần được sử dụng theo phương pháp nào ...

                                                                          / BỘ THÔNG TIN "   (tr. 7+8)
                                             

           "... Những nhà văn, tác phẩm văn học nghệ thuật; lúc bấy giờ có một năng lực đấu tranh chống đối,
      phản kháng vô cùng mãnh liệt với cộng sản chủ nghĩa.  Họ được huy động triệt để.  Những bậc đàn anh, như
         Nguyễn Đức Quỳnh, Vũ khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ (nhóm 'Quan Điểm'),  Nguyễn Mạnh Côn, Uyên Thao, 
         Thế Phong, Hồ Nam, Vị Ý -- và, nhất là nhóm 'Văn Hóa Ngày Nay', từng có kinh nghiệm về Cộng sản Hà nội .... "


                               - một trang về tác giả vần T, bị cấm toàn bộ tác phẩm: 
                      Thanh Tâm Tuyền -- Thảo Trường -- Thế Phong -- Thế Viên -Thiết Tố 
                                                    -- Thiều Giang  v.v...

                                                                     ( chụp bìa sách + lời dẫn: TP)
                                             

Tính từ 1975 đến nay, đã có nhiều cuốn sách ở trong nước; viết về giai đoạn văn học sử này.  Tất cả đều là những nhận định sai lạc, cố tình bóp méo sự thực; để phục vụ những nhu cấu chính trị. 

 Thí dụ cuốn 'Văn hoá văn học miền Nam: 1854- 1975'/ Trần trọng Đăng Đàn [xem bìa sách + lời bình ở trên] -- hay, 'Văn học Việt nam nơi miền đất mới'Nguyễn Q. Thắng.

Có người đã phẫn nộ phát biểu: 'Văn học sử lộn sòng' ? --'Nhà văn hóa dởm? .  

Bạn hãy đọc một bộ sách gồm 4 [tập], dày cả mấy ngàn trang; được in ở trong nước,' Văn học Việt Nam nơi miền đất mới' -- để thấy cung cách nghiên cứu tệ hại của một soạn giả, tên Nguyễn Q. Thắng; không hiểu biết gì về phương pháp biên tập chính xác, với những sai lạc; nhiều khi cố tình, nhiều khi vô ý.

Nguyễn Q. Thắng là ai?

 Hãy đọc một tiểu sử 'nổ' hơn bom CBU; ở phần cuối sách:

" Nhà nghiên cứu văn học, sử học, cựu giảng sư đại học; tên thật là Phạm Tùng, Nguyễn Quyết Thắng ... Thuở nhỏ họ tiểu học ở quê nhà; vì chiến tranh, phải nghỉ học ở quê nhà; giữ trâu, làm ruộng nhà.  Từ năm 1958; bỏ làng, sống ở Huế, Sài gòn.  Đã học xong các chương trình tú tài (1963), cử nhân văn chương (1966), cao học văn chương Việt-Hán (1969), tiến sĩ văn chương Việt-Hán (1975) ; dạy học tại các trường Đồng Khánh (Huế) , Đại học Vạn Hạnh (Sài gòn), Đại học văn khoa Sư phạm Cần Thơ (trước năm 1975).  Sau năm 1975, tiếp tục dạy tại Đại học Cần thơ , Đại học Sư phạm Sài gòn. (tp. HCM)     Những năm tuổi trẻ, từng đi 'quân dịch' (binh nhì quân dịch); bị gọi đi lớp sĩ quan trừ bị Thủ Đức; ra trường bổ dụng dạy văn hóa tại trường Tham mưu Cao cấp ở Đà Lạt; nhưng từ nhiệm.  Từng tham gia các tổ chức phản chiến; bị chế độ cũ truy nã, vì tội trốn quân dịch, bất phục tòng mấy lần.   Sau năm 1970, dạy tại Đại học Cần Thơ; rồi chuyển về  trường Đại học Sư phạm Sài gòn, đến năm 1994 nghỉ dạy; vì lý do sức khỏe &  tình cảm ... "

Nguyễn Q. Thắng nói 'học xong chương tình tiến sĩ chuyên khoa Việt-Hán năm 1975' (?). 

 Có người học Văn Khoa một thời gian dài, cho đến 1975; đã nói rằng 'phải xét lại sự chính xác'

 Bởi vì; có vài sinh viên đang trình luận án tiến sĩ Văn khoa vào năm 1975 -- như Nguyễn Văn Sâm, Đặng Phùng Quân ...  không có tên Nguyễn Q. Thắng hay Phạm Tùng --  tên thật cũng không, và bút hiệu cũng không.

Rồi cái lý lịch quân dịch ấy; xem ra, có điều gì khuất lấp, mù mờ che giấu gian ý.  Nếu tốt nghiệp trường sĩ quan Thủ Đức; thì, phải là sĩ quan, rồi được đi dạy ở quân trường -- và đào nhiệm, thì phải  'lao công đào binh'; chứ mấy lần trốn lính mấy lần, bất phục tòng; mà, sao về dạy học yên được; từ năm 1970 đến 1975. (?)

Nhưng có một tiểu sử 'lấm lem' khác, của một tên 'ăn cắp'. (mà nhà văn Thế Phong đã chỉ thẳng vào mặt hắn, trước tòa án [Sơ thẩm tp. HCM]; khi kiện Nguyễn Q. Thắng, về tội 'đạo văn'.

 Đây là cái lý lịch 'đen bẩn' ấy:

" Chàng sinh năm  1940; nổi danh tìm bản thảo ăn khách đang 'nằm ụ'; mà, tác giả nhà văn trước 1975, rất khó được cấp phép xuất bản, lại không tiền. 


  Chàng 'gạ gẫm' chó ký tên chung; thì, sách sẽ được in ngay.

  Trường hợp con nhện sa lưới đầu tiên, là Nguyễn Bá Thế ở Cấn Thơ.

  Tiếp nữa; là  một cuốn 'danh ngôn' chi chi đó ...của Thanh Vân-Nguyễn Duy Nhường, chàng xin  giấy phép in ấn, đưa đi phát hành. (in dôi ra 500 cuốn phát hành riêng, bị Trần Nhật Thu phát hiện -- chàng 'làm mình làm mẩy'; rồi đâu cũng vào đó) .  Khi giám đốc FAHASA Nguyễn Văn Minh bị 'rớt đài. Trần Nhật Thu là người thân cận cho biết : phó giám đốc Đỗ thị Phấn 'đảo chính thầy' lên thay; chàng vẫn có mối phát hành sách độc quyền với FAHASA; và, càng ngày càng phất lên (lọai sách 'Học làm người'/ Nguyễn Hiến Lê) chàng được Lê Ngộ Châu nhận làm 'em tinh thần', đứng chung tên, đại diện in ấn  sách Nguyễn Hiến Lê -- càng ngày chàng càng bay cao như'diều
 gặp gió' ..."

Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng, vì ông này đã 'đạo văn' 2 bài 'Phan Văn Hùm + Nguyễn Trung Nguyệt' + 'Ngục trung ký sự/ Bảo Lương' trong' Tản mạn văn chương của Thế Phong; để sử dụng 'nguyên con', trong 'Văn học miền Nam '(tập II).

                              [sách dày  1475 tr., khổ sách 16 x 24 cm].




Tản mạn văn chương/ Thế Phong
 (tiểu luận (viết từ 1952 đến 1975)

  -  bản thảo đánh máy tác giả  lưu hồ sơ -- cũng  gửi tặng  bạn bẻ văn chương,
    báo chí, chẳng hạn Lê Ngộ Châu / tạp chí Bách Khoa  ...


       ở trang mục lục có 2 bài:

 'Phan văn Hùm & Nguyễn Trung Nguyệt'+' Ngục trung ký sự 
của Bảo Lương- Nguyễn Trung Nguyệt ( thứ tự :bài số  9+ 10)

 "... Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng, vì ông này đã 'đạo văn' 2 bài 
'Phan Văn Hùm & Nguyễn Trung Nguyệt' 
                &'Ngục trung ký sự/ Bảo Lương' trong 'Tản mạn văn  chương 'của Thế Phong; để sử dụng 'nguyên con'
 trong 'Văn học miền Nam' (tập II)  ..."

( chụp từ 'hồ sơ lưu' của TP.)

Đã là gian thương ăn cắp, Nguyễn Q. Thắng lại có lời nói côn đồ, đến vô sỉ.  Theo báo 'Thể thao & Văn hóa' trong nước; anh ta đã mạt sát Thế Phong, với phóng viên báo này:

" ... Anh Hoàng Hoài Sơn/ báo Thể thao & Văn hoá chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm; nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này.  Ông ấy thích kiện; thì, cứ đi kiện ... Tôi là người lịch sự, nên tôi mới để tên ông ta.  Nếu như ông ta giống tên người khác, thi sao? "

         (...) - tạm lược một đoạn dài,  chỉ tóm tắt sơ lược ít câu; về cuốn 'Hoàng sa Trường Sa, lãnh thổ Việt nam; nhìn từ công pháp quốc tế'' : 

" Gần đây, năm 2008, Nguyễn Q. Thắng đã in ...   Là một con buôn nên nắm được thời cơ, mang chiêu bài yêu nước bảo vệ lãnh thổ; hắn đã in cuốn sách này -- dù không rành chữ Hán; mà dám sử dụng những văn bản Hán tự một cách bừa bãi sai lạc. "  ...

Một tác phẩm khác của Nguyển Q. Thắng 'Từ điển nhân vật lịch sử Việt nam' cũng bị đánh giá tệ hại; vì, cách làm việc không đứng đắn+ vô nguyên tắc:

" Tính chính xác của một số dự kiện trong từ điển cần kiểm tra lại.  Ngôn ngữ sử dụng trong từ điển; đôi chỗ không đảm bảo được tính chính xác.  Dường như tác giả không xác lập được một quy tắc chung; để sắp xếp vào các mục từ (tên các nhân vật lịch sử) theo một trật tự nhất quán?  Tóm lại, một công trình đồ sộ+ phức tạp như 'Từ điển nhân vật lịch sử Việt nam'; do một cá nhân thực hiện; trong hoàn cảnh thiếu tư liệu kèm theo những lý do khách quan; khó mà chủ động khắc phục được, thì không thể nào tránh được sơ suất ..."

Phương cách biên soạn như thế, giá trị các tác phẩm như thế; dám cả gan in cả một bộ sách 4 tập, dày cả mấy ngàn trang; thì thật liều lĩnh.  Nếu có ai gọi 'Văn học Việt nam miền đất mới' là 'văn học sử lộn sòng' -- và, Nguyễn Q. Thắng là 'nhà nghiên cứu dởm' -- cũng không phải là không có ý nghĩa.  Nguyên cái nhan đề sách, cũng đã gây ra những suy nghĩ phân vân.

 'Miền đất mới'?; vậy bao nhiêu năm thì cũ? Hay là 'cứ trẻ mãi không già'; theo luận cứ của Nguyễn Q. Thắng.

Mang danh là trí thức, tự xưng là tiến sĩ Việt-Hán, là giáo sư đại học; bất cứ cuốn sách nào trong phần mở đầu, cũng rào trước đón sau; để mặc áo giáp che chắn cho những sai lầm, những sơ xuất của mình.  Với bộ sách này, Nguyễn Q. Thắng cũng giở món võ cũ :

" Là một công trình về tư liệu, giới thiệu khá nhiều tác giả, tác phẩm; dù là một tập thể nhiều người cùng biên soạn, cũng khó có thể hoàn thiện như mong muốn; tránh được hết các thiếu sót.  Một cá nhân làm ra tất cả tư liệu mới cũ; sưu tầm, đọc hiệu đính, dịch thuật, chú thích, chú giải, tuyển chọn hơn 5000 trang sách khổ lớn, như tác giả Nguyễn Q. Thắng; làm sao mà tránh khỏi khiếm khuyết, làm sao mà tránh khỏi dấu ấn cá nhân thói thường; hay, cực đoan của người làm khoa học.  Dám đi vào vùng đất mới, đã là một hành động dũng cảm; chấp nhận ..."

và, bộ sách này,

" có cách sắp xếp của bộ sách; chủ yếu là theo biên niên , dựa vào sự ra đời của tác phẩm; không bình giảng, phân tích; chỉ chú giải nghĩa từ.  Mỗi tác giả được giới thiệu một số lượng tác phẩm nhất định; sơ bộ giới thiệu nội dung, có tiểu sử chi tiết+ danh mục tác phẩm của từng tác giả; ngay cuối
 trang sách ."

Nguyễn Q. Thắng đã có một phương cách kỳ quặc: chọn thứ tự theo biên niên của cuốn sách ra đời, quên đi những yếu tố khác quan trọng -- như chỗ đứng của tác giả trong dòng văn học; hoặc, ảnh hưởng của tác phẩm trong sinh hoạt văn chương của quốc gia.  Điều ấy, khiến cho người đọc có cảm giác là: 'sự thả hỏa mù, để tạo thành một nền văn học 'lộn sòng'; không phân biệt được nguồn gốc. Lại nữa' chủ trương là không bình giảng, phân tích; mà, chỉ chú giải nghĩa từ.'  

Viết văn học sử chỉ có như vậy, thôi sao?  Rồi, 'phương pháp làm việc ấy; mỗi tác giả được giới thiệu một số lượng tác phẩm nhất định, sơ bộ giới thiệu nội dung'?  Tại sao là giới thiệu 'sơ bộ'; còn giới thiệu 'chung cuộc'; thì sao ? Có gì khác biệt nhau?  Chẳng lẽ, cứ vội vàng 'vơ bèo gạt tép' trích dẫn; rồi, nói là giới thiệu 'sơ bộ'; thì, những trích dẫn ấy, có khác chi những đống nguyên liệu lộn xộn; không có ý nghĩa gì.  Đọc trong bột sách dày cộp này; quả là có một cảm giác: 'lạc trong một đống nguyên liệu thứ cấp đầy sai sót + lộn xộn; chẳng có một thứ tự nào để làm rõ ràng hơn những thời kỳ văn học'.

Sau năm 1975, chế  độ CS quyết tâm xóa bỏ tất cả nền văn hóa của Việt Nam Cộng Hòa.  Phần thư, để đốt hết tất cả những sách vở của 20 năm văn học miền Nam; để, thủ tiêu tất cả những chứng tích của một thời văn học, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hóa dân tộc.

 ( ...) - tạm lược khoảng mươi dòng.(Bt)

Cùng một mục đích ấy, ... Trà Linh với 'Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ-Ngụy' -- hay, Trần Trọng Đăng Đàn, với 'Văn hóa văn nghệ phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới  tại Nam Việt Nam' -- viết với chỗ đứng kẻ chiến thắng -- đấu tố phê bình thô bạo, với sự hãnh tiến chủ quan + luận lý áp đặt.  

Tác phẩm của Nguyễn Q. Thắng cũng có thâm ý; để, phục vụ cho mục đích chính trị ấy. 

 Đọc 'Văn học miền Nam nơi miền đất mới' -- [tập 3+ tập 4 về văn học miền Nam] -- mới thấy quá nhiều những sai lầm, nhiều khi người đọc phải tử hỏi 'nghiên cứu gì mà những lỗi lầm sơ đẳng như thế -- lại có trong một bộ sách, được gọi là 'ghi chép lại văn học sử'.

Có những sai lầm là một sự cố ý; với dụng ý đen tối riêng, mà cũng có sai lầm; do thiếu kiến thức, cũng như cẩu thả trong việc sử dụng+ khai triển những tư liệu văn học -- hoặc, những tài liệu liên quan đến chủ đề. Ví dụ: như [tập] 3;  đã viết về nhà văn Mai Thảo: 'Nguyễn đăng Sinh với nhóm Sáng Tạo' . (tr. 1233).  Không hiểu cái tên Mai Thảo có dị ứng gì với Nguyễn Q. Thắng không; mà sao cứ mập mờ, lúc Nguyện Đăng Sinh, lúc Mai Thảo; trong phần này.  Tên Nguyễn Đăng Sinh là tên từ trời rơi xuống; và, không có liên quan gì đến nhà văn Mai Thảo. (tên thực của ông là Nguyễn Đăng Quý).

Sử dụng tên tuổi thật để làm bút hiệu ; cũng là một cách cố ý để: làm mờ nhạt đi những tác giả của 20 năm văn học miền Nam -- mà Nguyễn Q. Thắng đã thực hiện.* Nhã Ca được thay vào "Thu Vân: nhà văn dùng tình dục để giải quyết vấn đề" (tr. 639, tập 4).  Và; đọc trong bài trích dẫn; cái tên Nhã Ca cũng được kiêng cữ; không nhắc tới nhan đề bài thơ 'Bài  ... ca thứ nhất'-- trong khi nguyên tác là 'Bài ca thứ nhất'.

----------- 
*  Nguyễn Q, Thắng & Trần Nhật Thu, 2 vị này đều có trong tay ' Giấy phép khống'/ nxb Văn hóa thông tin (giám đốc Nguyễn Quang Huy[1937-    ] sử dụng; in xong, mới điền tên tựa sách + người biên tập vào sách.
Thí dụ rõ nhất: ' TTKH, NÀNG LÀ AI?/THẾ NHẬT (Thế Phong+ Trần NhậThu); Thế Phong viết xong; Trần Nhật Thu đưa tới nhà in; tự điền tên biên tập là Phú Ninh + Thuận Thảo: bìa & trình bày sách. 
(Bt)

Viết về nhà văn Lê Vĩnh Hòa, với tiểu sử: 

" Lê Vĩnh Hòa 1934- 1968] nhà văn, em ruột văn sĩ Đoàn Thế Nhơn (1925 -   )
-- tên thật Đoàn Thế Hối ..." ( Đoàn Thế Nhơn là tên thật nhà văn Võ Phiến.

Và, dĩ nhiên những tên tuổi, như: Võ Phiến, như Mai Thảo, như Nhã Ca quen thuộc hơn những tên Đoàn Thế Nhơn, Nguyễn Đăng Sinh, Trần Thị Thu Vân--  Nguyễn Q. Thắng cố tình sử dụng.  Thật là sai lầm kỳ lạ như thế. 

  (...) - tạm lược vài dòng. (Bt)

Những nhà văn VNCH thường bị CS kết tội bằng 2 từ ngữ 'phản động'+ 'đồi trụy'

Nguyễn Q. Thắng cũng nhắm vào mục đích đó; khi viết về những tác giả nữ.  

Như 'Túy Hồng, nữ văn sĩ giàu tính nhục cảm'-- 'Trùng Dương, nhà văn hiện thực đến buông xả-- 'Thu Vân (?)' nhà văn dùng tình dục để giải quyết
 vấn đề ...'. Và, trong phần nhận định về những tác giả nữ này, là những 'đấu tố'; với lý luận một chiều của nhận định sai lạc.  

Trong phần viết về nhà văn Duy Lam & người em, là nhà văn Thế Uyên; Nguyễn Q. Thắng cũng xếp vào những nhà văn 'cynique', với một hàm ý phê phán.  (Trong 'Duy Lam nhà văn của dòng họ' +'Thế Uyên, nhà văn nhập cuộc)

Hai tác giả này còn có nhiều sắc thái khác hơn; và, gọi họ là những nhà văn 'cynique'; có lẽ không chính xác lắm! 

Nguyễn Q. Thắng còn có những sơ xuất cố ý; khi cố tình lờ đi những tác phẩm, mà các tác giả viết ở hải ngoại, sau 1975.  Những tác giả hải ngoại có 2 phần bắt buộc; phải có đầy đủ trong 1 tiểu sử: 'một trưc 1975, một sau 1975'. 

 Nhưng; Nguyễn Q. Thắng lại lờ đi phần ở hải ngoại, hoặc có nhắc đến, thì cũng chiếu lệ + không khả tín.  

Thì du: trong tiểu sử nhà văn Lê tất Điều: ' Sau năm 1975, ông định cư ở Hoa Kỳ; và, nghe đâu cũng vẫn có tác phẩm in ở nước ngoài.'

Trong khi đó, những nhà văn thuộc 'phe nằm vùng'; hoặc, phe CS; thì đầy đủ chi tiết hơn, khi đề cập thời kỳ sau 1975.  

(...) - tạm lược khong mươi dòng. (Bt)

Còn rất nhiều lỗi lầm; còn rất nhiều thiếu sót; khiến viết về những điều ấy, cũng trở thành thừa thãi-- với một người tự nhận là nghiên cứu + viết văn học sử 'dởm' như Nguyễn Q. Thắng.  Dối trá, bẻ cong sự thật, tâm địa hèn kém; tác phẩm ấy & tác giả ấy 'sẽ không đáng nói tới, cũng như những văn nô theo thời cơ; để thực hiện những mưu đồ đen tối' ... .  

Sẽ chẳng bao giờ 'những cuốn sách tương tự như 'Văn học Việt Nam nơi miền đất mới' tạo lầm lạc cho độc giả bây giờ '. 

(...) - tạm lược trên hai chục dòng. (Bt)

Bởi vậy; càng đánh phá, xuyên tạc, càng bẻ cong sự thật; '20 năm văn học miền Nam vẫn là một thực thể của lịch sử'.     ./.


   nguyễn mạnh trinh


  http://www.namuctuanbao.net/957/truyenNgan/truyenngan_1php

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ