Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

hởi linh hồn tôi/ truyện vừa: thế phong-- nguồn: https://t-van.net/?p=3760



hỡi linh hồn tôi 
thế phong

(kỳ 3)


                                                         ***

Bỗng Tâm lên tiếng cắt dòng tư tưởng quá vãng của Đỗ:

- Đến nhà ông bà giáo rồi, ông còn nghĩ ngợi gì mà bần thần vậy?

Duật phụ hoạ với vợ:

Cô Khuê nghe thấy tôi, bà Tâm và nhắc tên ông; cô ấy hỏi ngay, " có phải ông này trước ở Nghĩa Lộ không?"

Rồi Duật kéo dây chuông , trong nhà bật đèn; và chính Khuê ra mở cửa. Bốn người vào phòng khách. Cuộc hội ngộ này chỉ riêng với Đỗ thôi thật vô cùng quý giá, anh hy vọng sẽ là khúc ngoặt mới  cho cuộc sống của anh.



                                                             ***

Máy bay vận tải C.130 đáp xuống sân bay quân sự Vũng Tàu, Đỗ quay sang Văn, em ruột của Khuê, anh nói:

- Tôi rủ cậu về đây, để sáng ngày mai sẽ giới thiệu cậu làm  hướng dẫn viên. Lương bổng của guide chỉ kém huấn luyện viên khoảng một bậc thang lương.

Văn là bạn thân nhóm nhạc du ca Đức Quang, được Phạm Duy hương dẫn ngay từ ban đầu. Văn đồng ý xuống trung tâm này với Đỗ; vì biết nhạc sĩ Phạm Duy thường có mặt ở trung tâm để sáng tác ca khúc cho khoá sinh .Nhạcphong trào này tất nhiên được đặt hàng; và, chàng nhạc sĩ phù thuỷ chng mấy khó khăn sản xuất hàng loạt ca khúc phù hợp với đường lối, lại dễ thành công hát, để nung chí hùng binh cho khoá sinh.

 Đỗ còn gặp Nguyễn Thanh, chàng hồi chánh vượt tuyến, mà xưa kia có giọng ngâm thơ lớn tiếng, ấm, rất thành công , nổi tiếng trong ban Tiếng Thơ của Đài phát thanh Hà Nội.  

Thanh rủ Đỗ và Phạm Duy ra bờ biển Vũng Tàu vừa nghe sóng vỗ rì rào hoà quyện tiếng ngâm thơ âm vang tỉ thí của Nguyễn Thanh -- bỗng nhiên Phạm Duy thổ lộ:

-  ông có từng nghe ca khúc Tiếng Đàn Tôi của tôi không nhỉ? 

- tất nhiên là có, Đỗ trả lời . 

- rồi sao, Phạm Duy tiếp - tôi sáng tác ca khúc này từ động cơ chính là chị dâu tôi.

- phu nhân tác giả Tà áo Văn Quân sao?

- đúng, không sai -- lởi Phạm Duy.

Nguyễn Thanh lắng nghe, quả là anh này không biết thật.  Thời kháng chiến chống Pháp, anh mới chỉ là một thiếu niên-và quan trọng là khi ấy năng khiếu chưa phát triển ra ngoài, lại chưa quen biết đàn anh trong giới văn nghệ. Và Duy không nói thêm chuyện hậu trường ca khúc kia; bởi là chuyện của vợ anh mình -- và Duy thì không ít lần bạ ai lọt mắt xanh cũng có thể yêu ngay  được .



                                                               ***


Đỗ rủ Văn ra quán Aux Délices, nơi Đỗ thường lui tới, sau giờ làm việc.  Cũng có nhiều lần Đỗ ăn trưa tại quán này.  Bởi cô Tỵ con  gái chủ quán, ngay lần đầu Đỗ gặp, hình như Thuyền em bơi lội trong dòng mắt anh rồi.  Đỗ có cảm tưởng càng soải đôi cánh tay ra thì mình như càng bị đuối sức, vật vờ. 

 Cô gái con chủ quán Aux Délices nằm trên đường Phan Thanh Giản này, hình như cô ta được soi rọi qua nhiều đôi mắt  những tên đàn ông- mà có đôi ba kẻ mà anh biết, chẳng hạn Lượt, trưởng đồn quân cảnh +một tên chuẩn uý , tên Trịnh Cùng mới tốt nghiệp trường Võ Khoa Thủ Đức -- mỗi lần Trịnh Cùng tới quán lcà ' khoe rằng nghề lính"đáng chán. em biết không;  anh là hoạ sĩ nổi danh tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Huế, chỉ thích vẽ vời, không thích nghề lính"ắc ê" đâu?" 

 Ngoài hoạ sĩ chuẩn uý Trịnh Cùng ra, Đỗ còn bắt gặp một đại uý Lục quân. mặt đen sì như  Quan Công, lần nào gặp Đỗ, thì anh ta bĩu môi,nguýt chẳng khác gì " hàng cá muốn nuốt sống ăn tươi đối thủ". 

Và khi Văn thấy Đỗ xán lại quầy trả tiền, thầy cô chủ cười, nói khá thân thiết; nhất là khi cô ta đưa tấm giấy nhỏ lọt thỏm bàn tay có hình vẽ cho Đỗ. Văn hỏi ngay, khi Đỗ trở về bàn. 

-cô ấy có cái nhìn anh rất khác, có phải  cô ta trao " thư tình cầm tay" cho anh không?

- không đâu, chỉ là bức vẽ chân dung cô chủ, qua nét nhìn của tay hoạ sĩ thôi. 

- em biết ông hoạ sĩ này; hình như ông ấy hay lên Đà Lạt; ăn mặc rất lập dị, áo manteau  khoác ngoài, 2 tay đút túi, đi đứng rất hùng dũng, hiên ngang dạo quanh Khu Hoà Bình. 

Mặt mũi non choẹt, bấm ra sữa lại làm ra vẻ"ông cụ non, hút píp thường bị sinh viên sĩ quan Trường Võ bị Đà Lạt nạt: "... không biến nhanh đi,để bọn tao còn nhìn thấy là có chuyện đó, em." 

- có lần em gặp ông này ở nhà cô giáo dạy vẽ, "anh có biết giáo sư dạy vẽ Trường Bùi Thị Xuân, cô Tôn Nữ Cẩm Quỳ không nhỉ".- Văn nói. 

-cô ấy là bạn học cùng khoá với hoạ sĩ Trịnh Cùng ở Đại học Mỹ Thuật Huế. Và thường đùa rằng" cụ thân sinh ra công nương là Cấm Quỳ chứ không phải là Cẩm Quỳ".  Đỗ trả lời.

-cô ấy nghe anh đùa vậy tỏ ra không mấy vui. Và sau này cô lập gia đình với một nhà văn ở Đà Lạt đấy-- và nhà văn Thái Lãng có lần tâm sự" thường ra phu nhân không bắt quỳ mà bắt nằm nhiều"- Văn nói xong, cười rũ.

Văn lại vặn hỏi chuyện "tấm tranh nhỏ bằng bàn tay mà hoạ sĩ vẽ , thì cô chủ tặng lại anh?"

Đỗ trả lời, cô ấy nói nhỏ:  " nếu anh thích tấm tranh vẽ, thì chiều anh thôi ... 

Nhìn  tấm chân dung phác hoạ bất cứ người nữ nào, hoạ sĩ Trinh Cùng vẽ , đều có " sng mũi cô đầm xoè"

-và, Đỗ nhìn hàng chữ  hoạ sĩ viết trên bức tranh"la fille aux Délices" nắn nót, nét chữ bay bướm, tài hoa;  tuy nói lắp bắp,  nhưng rất nam tính là Trịnh Cùng . 


                                                                                                           (còn tiếp)

t.p. 



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ