5) thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s thế kỷ XX : VÂN LONG 1934 - ]
thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc
gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s thế kỷ XX :
Vân Long
...
...
....
vài hàng tiểu sử :
- sinh ngày 6 - 3- 1934 tại phủ Khoái Châu , tỉnh Hưng Yên, Bắc Bộ.
- bài thơ đầu tiên Lửa Yên Khê đăng trên tuần báo Đời Mới ở Sài gòn vào 1953 ( chủ nhiệm Trần văn Ân ) .
- hoạt động văn nghệ ở Hà nội trước 1954, ông là một thành viên trong Nhóm Văn nghệ học sinh Hoa Phượng , Huyền Giang ( Đào đức Chinh ) là trưởng nhóm ). Có cả Hương Huyền ( Lê thị Hồng Châu ) , Băng Sơn, Vân Long v.v. ...
- ở lại Hà nội sau Hiệp định Genève 1954 là Vân Long, Băng Sơn, Hương Huyền , còn trưởng nhóm bị gọi động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ra trường, ông ở lại miền Nam, có xuất bản một tập thơ mang tên Huyền Giang ở Sài gòn . Nhưng đời binh nghiệp thăng tiến hơn , sau này trung tá Đào Đức Chinh là Tham mưu trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức . ( thập niên 60 ' s) . Hiện thi sĩ Huyền Giang- Đào Đức Chinh định cư ở Hoa Kỳ .
-Trở lại tiểu sử Vân Long , trước 1954, đời thường khi ấy là " cây kéo vàng " cắt may Âu phục, là đồng nghiệp với nhà văn Nguyễn Minh Lang,cũng là " cây kéo vàng " cắt may Âu phục ở tiệm may lớn ở thủ đô, cả hai tiệm đều nằm trên phố sang trọng hàng đầu ở Hà nội, phố Tràng Tiền .
- Vân Long còn là nhạc sĩ chơi violin cho Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng đoàn Ca Múa Kịch Việt Nam .
- ở lại Hà nội sau 1954 , ông làm báo và cho xuất bản thơ + chân dung, bút ký nhân vật + tiểu luận phê bình văn học v.v. ...
- tác phẩm đã xuất bản : Đường vào tim ( 1995 ) -- Ngòi bút với thời gian ( 1997 ) -- Thành phố tôi yêu ( 1997 ) -- Những gương mặt, những trang đời ( 2002 ) v.v. ...
- từng được giải thưởng văn học của TW ( trung ương ) và thủ đô Hà nội .
- hiện sống cùng gia đình ở Hà Nội .
-------------
- trong 6 thư + bài viết của Vân Long , tôi trích đăng 2 :
- thư đề ngày 30 / 1/ 1996 .
- thư đề ngày 8 / 5/ 96 .
1) Hà nội ngày 30/ 1 / 1996 .
Thế Phong thân mến ,
Mình bị chín mé ở đúng ngón tay kẹp bút mất đến gần một tháng không viết được . Bài tết fải viết thẳng bằng máy chữ ( vốn mình không quen ) , nhưng đến thư thì không thể cho phép viết bằng máy chư . Đang áy náy vì chậm trả lời thì đọc được thư và sách tặng , qua Băng Sơn . Về, háo hức đọc ngay . Trước đây mình có ấn tượng về Thế Phong là người mạnh về thể lực, bây giờ mới biết thêm cái mạnh ở suy tư trong thơ Thế Phong .ữữ Rõ ràng là cả một thế hệ thơ trôi qua, người ta chỉ nhớ lại những gương mặt độc đáo ữ Cách tân thơ thời Thơ mới có nhóm Xuân Thu nhã tập , cách tân thơ Sài gòn 54- 75 có Thanh Tâm Tuyền . Và bây giờ mình mới biết có cả Thế Phong . Thú thực, mình đã ngán những câu thơ quá nệ vần điệu, ngọt như nước đường pha loãng, chưa đọc đã trôi tuột đi, không có sức níu giữ gì . Ở Thế Phong, hình thức đã đáp ứng nội dung này , tác giả đọc nhiều, có nhiều liên tưởng mạnh mẽ, xa rộng . Những điều ấy không chỉ gói vao số câu chữ có sẵn với vần điệu ngọt ngào . Chúng sẽ rơi rụng đi, bị bào mòn mọi góc cạnh . Thơ Thế Phong không thể do với ai khác ngoài Thanh Tâm Tuyền . Sở dĩ Thanh Tâm Tuyền được nhắc đến nhiều hơn vì có hồn thơ hơn , mềm hơn . Thơ của Thế Phong là dạng thơ trí tuệ , trong những người nhận định về Thế Phong , mình tâm đắc với ý kiến của Du Tử Lê ; " ... sản phẩm của ý thức bị dằn vặt dầu nén cao độ, là sức đối kháng ... .... chạm kề triết lý . " Mình có thể hình dung ra sự khó chịu của các nhà thơ quen lối mòn với thơ Thế Phong hồi đó . Và sư khó chịu của nhà cầm quyền với tư tưởng xã hội của T. Phong như trong bài " Nếu anh có em là vợ ". Đọc tập thơ còn thấy sự nối dài của lớp nhà thơ Hà nội 50 -54 hoà nhập Sài gòn những năm 60, trong đó có người hùng Thế Phong không giống bất cứ ai :
Soi gương trán nổi gồ ghề
núi non thành quách bốn bề lạnh loang
Năm đo hẳn Thế Phong đang " mạnh" nhất !
Trong lớp làm thơ tuổi mình. mình được các bạn trẻ cho là chịu vận động đổi mới trong thơ . Tuy nhiên , ' lực bất tòng tâm ', sự đổi mới do mình làm không thể kịp với nhận thức . Cho nên tôi chấp nhận và đẩy vào giải thưởng : Nguyễn quang Thiều ( Sự mất ngủ của lửa ) sau đó có nhiều người la ó, chỉ có Y Nhi là lên tiếng thừa nhận Thiều .
Năm nay thì nghỉ công việc Hội đồng { Thơ ], tập trung viết báo . Cố gắng viết những cái gần gần với chuyên ngành của mình như bình thơ, giới thiệu sách , chân dung bạn bè, để đỡ pha loãng mình .
Cậu muốn nhìn lại thế hệ mình trong một hoàn cảnh khác, những năm 60 , có thể đọc hồi ký ' Một thời để mất' của Bùi ngọc Tấn ( NXB Hội nhà văn 1995 ) , nhà văn già đi với CM thì có hàng trăm hồi ký, lớp " trẻ ", lại như Bùi ngọc Tấn - có thời gian bị " văng ra ngoài quỹ đạo " mới nhìn hiện thực báo chí những năm 60 thực hơn .
`Nghe nói Thế Phong viết được gần trăm trang bút ký về chuyến đi Hà nội (*),rất kính phục ! Và mong được đọc . Hồi gặp ở Hà nội ít thời gian quá, chỉ dành cho " bề nổi " . Chuyện tâm tình phải dành cho đêm - 2 người . Ngoài tết mình sẽ thu xếp một chuyến vào thăm con ( Biên Hoà ),ế gặp bạn . Gần đây, mình có bài thơ nói được tâm trạng tụi mình, chép tặng Thế Phong .
-----
(*) - ám chỉ HÀ NỘI 40 NĂM XA/ THẾ PHONG
Nxb Thanh Niên Hà nội, 1999, tái bản lần 1 vào năm 2006 .
( TP chú thích )
Những ngọn cây
Những ngọn cây
những ngọn cây cao
Cứ xục tìm chi khoảng biếc
Nên lá tủa ra quyết liệt
Rồi cũng đến tầm ấy thôi
Làm sao có thể thành mây
Vươn tới những miền chưa biết
Lên đó để mà ngơ ngác
Lên đó để mà cô đơn
Để mà run rẩy
Từng cơn lạnh thấu linh hồn
Thân
VÂN LONG
( ký tên )
2) Hà nội ngày 8 / 5/ 96
Thế Phong thân mến ,
Đọc cuốn tự truyện (*) của ông, mình hình dung ra được cả không khí văn học Sài gòn những năm đó . Nổi lên một Thế Phong chẳng sợ gì ai . nhưng lại nhiều người ... sợ .
----
(*) Thế Phong, Nhà văn, Tác phẩm, Cuộc đời ( Đại Ngã tái bản, Sài gòn 1970) .
Dù có chuyện kiểm duyệt, cái sự viết và in lúc đó tự do thật . Ở Hà nội , nguyên đề tài lược sử văn nghệ một giai đoạn thường là việc của một hội đồng hoặc của Viện Văn học . Nếu là cá nhân ,phải là vị nào ó học hàm vị đầy mình .
Đặc điểm Sài gòn sau 54 : số VNS [ văn nghệ sĩ ] tiền chiến chỉ có vài cây đa cậy đề không thành một thế hệ đàn anh đè lên trên . Chưa đầy 30 tuổi ông đã có thể kể về đời viết của mình, bọn mình 50 tuổi vẫn được gọi là nhà văn trẻ .
Còn hồi ký muốn in ra phải là Đặng thai Mai, Anh Thơ ... cỡ ngoài 70 tuổi .
Ngoài thế hệ tiền chiến X.Diệu, Huy Cận, còn thế hệ chống Pháp vừa là đàn anh vừa là
" công thần ", chủ trì các cơ quan văn nghệ .
Ngay lớp " trẻ " trưởng thành sau 1954 cũng có sự fân biệt . Thí dụ : Bùi minh Quốc, Ngô văn Phú, Trần nhật Lam được đào tạo qua nhà trường Xã hội chủ nghĩa, mình và Băng Sơn là người lớn lên trong vùng địch chiếm . Giống như con đẻ, con nuôi vậy .
Bọn mình mang cái mặc cảm ấy dài dài ... cho nên mình hơi ngạc nhiên khi ông mắng mình là " lên mặt " với anh em . Đố ông tìm thấy người thứ hai nói về mình như vậy ở Hà nội, thường thì là ...: " ông ấy khiêm tốn đến mức dè dặt về mọi chuyện " .
Đọc Thế Phong, thấy hình ảnh ông trong giới văn Saigon cũ là hình ảnh tương phản với tôitrong giới văn nghệ miền bắc ( mà chủ lực là hai lớp nhà văn chống Pháp và chống Mỹ ( bộ đội ) .
Chỉ có họ Kiều (*) mới khoác cho tôi nhiều tiếng oan như vậy . Tôi sẽ học ông ở câu này : "... Cho dầu tôi là gì đi nữa , tôi tự vẫn là tôi và sự thực của chân giá trị về tôi vẫn nằm chềnh ềnh ra đó ! "
( trang 104 ) .
Về việc của K.L.S. (**) nói một lần cho xong, và không nhắc lại nữa . Nếu tôi không biết Kiều không nói về tôi như thế thì không sao mà không bao giờ giải được . Hay tôi đã nói với cậu ta như vậy , thì bóng đã ở chân cậu ta . Vây cậu ta chỉ có hai cách : Xin lỗi tôi, nếu việc tôi viết đơn nói xấu cậu ta không có sở cứ gì , chỉ là phỏng đoán của cậu ta,hai là chứng minh cho tôi cái điều cậu ta nói là có sở cứ .
Mà điều này thì tôi bảo đảm K.L.S không bao giơ làm được . Vì bình sinh, tôi chưa bao giờ làm các việc khốn nạn đó với bất cứ ai !
----
(*) + (**) - Kiều, K.L.S. đều là Kiều Liên Sơn [ Dương đức Dzư 1936 - 2006 Hà nội ) .
( TP chú thích ) .
Tôi chỉ tiếc cho ông ngần ấy năm mới tiếp cận Hà nội một lần , còn thì toàn nghe về Hà nội qua nguồn tin đó . Từ lâu, Kiều chỉ là một người làm báo, đi bên lề của làng văn , không tránh khỏi cái nhìn bị khúc xạ, không còn chuẩn xác . Ông có thể biết về B.Sơn, về tôi, qua Ý Nhi, T Hoài Dương [ Trần Hoài Dương ], Hoài Anh , Hoàng Hưng ... chẳng hạn ! Sẽ đúng với diện mạo bọn tôi hơn ! Biết nhau không phải chỉ ở sự lâu năm, mà qua những đồng cảm .
Tôi đã chuyển cuốn tự truyện (*) của ông qua Băng Sơn . Băng Sơn vừa có một niềm vui lớn : Thư viện Hà nội tổ chức hội thảo về tuỳ bút Băng Sơn . Trần lê Văn tham luận mở đầu, tôi khoá đuôi , hội trường đông chật . Báo mình ( Sức khoẻ & Đời sống ) cũng giới thiệu cuộc đó một cách trân trọng . Gần như số báo nào mình làm đều, đưa bài Băng Sơn vào .
Mình gửi lời thăm bà xã nhé !
Tôi tìm hình ảnh bà trong hồi ký của ông mà không thấy , chắc sau này mới gặp .
Nếu tôi cùng vào đó với ông ( 1954 ) , chắc cuộc sống của tôi không khác là mấy . Vì tuy có gia đình lớn, mình vẫn " tứ cố vô thân " , không có nh chị em họ hàng " thuần chủng " .
Minh có chút gì như bây giờ, nhiều lúc fải như Câu Tiễn vậy .
Lúc nào xếp sắp, ra chơi một chuyến nữa nhé !
Thân ,
VÂN LONG
( ký tên )
---------------------------------------------------
kỳ sau : NGUYỄN MINH LANG
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ