".. lối nói đùa của 'Thằng Phải Gió' chỉ là mặt nạ được đeo lên ...của một tâm hồn [sẵn sàng] nổi loạn thường trực "-- lời trần thị bông giấy "
hứ Tư, 14 tháng 6, 2017
thế phong với những tiếng cười chua cay và ngạo nghễ/ tác giả: trần thị bông giấy ( trích từ' điệu múa cuối cùng của con thiên nga' / nxb văn uyển, san jose 2005)
thế phong với những tiếng cười... / trần thị bông giấy ( bài 1)
trích từ 'điệu múa cuối cùng của con thiên nga' / văn uyển xb, san jose 2005
"thế phong với những tiếng cười chua cay và ngạo nghễ"
trích từ " điệu máu cuối cùng của con thiên nga / trần thị bông giấy"
TTBG : Mùa hè 2003 ở Nha Trang (ảnh: MPK)
(trang 308 'Điệu muá cuối cùng của con thiên nga' (tập 2/ Văn Uyển xb, San Jose 2005).
" chưa lần nào tôi bắt gặp nụ cười tươi như thế của TTBG ngoài bãi biển Nha Trang năm 2003 -- sau khi Nàng đã
trao đổi ''cái tình tang ' với X... --
thì, chẳng bao lâu, nụ cười kia tan nhanh như bọt biển vỗ vào bờ .
Bèn nhớ ngay " Immondices pour les deux a^mes qui s'unissent " của Frederick Nietszche .
(lời bình : TP)
điệu múa cuối cùng của con thiên nga / trần thị bông giấy
(văn uyển xuất bản, san jose 2005/ 2 tập, 832 trang)
thư Trần thị Bông Giấy gửi Thế Phong
(Cali. May 7/ 2017)
"... Sáng nay ngồi đọc lại từng chữ trong các bài 'Thế Phong với những tiếng cười chua cay và ngạo nghễ', lại thấy nhớ anh, anh [Hòang Vũ] Đông Sơn, cùng các mùa hè Dalat; khởi đi từ năm 2000 quá. (...) BG đang bắt đầu viết về Uyên Thao. Uyên Thao ngày càng bị thiên hạ công kích dữ lắm , về Tủ Sách Tiếng Quê Hương; nên BG cũng thấy bất bình giùm cho 'ảnh'. Chỉ mới được hai bài thì không muốn viết tiếp. Nhưng cho dầu có viết tiếp về Uyên Thao; thì giọng văn chắc cũng không thật sự hứng thú như từng viết về Thế Phong, cách đây 12 năm .(mà bây giờ BG đang đọc lại từng chữ với sự rung động trong tim).
Thăm anh chị và cả nhà.
Xin nhớ đừng quên "liên lạc với BG".
Anh em cũ còn ai nữa đâu anh.
BG
(chữ ký)
TB. Chỉ mong anh khỏe. Còn nếu vì lý do gì, anh không hồi âm; BG cũng không buồn anh đâu. Mà nếu BG có lỡ làm gì buồn anh, xin anh bỏ qua hết cho BG nghe?
BG
trần thị bông giấy qua ống kính dịch giả nguyễn đắc sơn
(ảnh chụp ở houston/ 1999)
thế phong thư giãn tại Nhà Thủy Tạ Dalat
(ảnh: Nguyễn Quốc Thái)
trái qua:
- bác tài xe đò Sơn Tùng/ DALAT
+ Thế Phong+ Lệ Khánh+ Hòang Vũ Đông Sơn
+ nhiếp ảnh gia MPK/Dlt
+ Trần thị Bông Giấy
+ nhà báo tự do Nguyễn Hàm Anh [1957- ]
(ảnh chụp ở Dalat/ 2000 )
lời dẫn: - trên Blog Thế Phong này; tôi sẽ cho đăng trọn 8 bài ' Thế Phong với những tiếng cười chua cay và ngạo nghễ' ( trích t ừ' Điệu muá cuối cùng cùa con thiên nga/ Trần thị Bông Giấy). (TP).
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
THẾ PHONG VỚI NHỮNG TIẾNG CƯỜI... NGẠO NGHỄ / TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
Lời dẫn:
Bộ " Điệu múa cuối cùng của con thiên nga" ( 2 tập - Văn Uyển xuất bản 2005, San Jose. USA. ) , Trần Thị Bông Giấy viết 8 bài nói về TP : " Thế Phong với những tiếng cười chua cay và ngạo nghễ". Chúng tôi sẽ lần lượt cho đăng trên THANGPHAIGIO' S BLOG để bạn đọc tham khảo. (TP)
ThếPhong với những tiếng cười chua cay và ngạo nghễ
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
(bài 1)
Thế Phong không chỉ đồng nghiệp mà còn là là một người anh, một người bạn thân nhất trong số những con người ít ỏi quý mến tôi đã viết; lại vì có lòng nhất trong việc phổ biến văn chương tôi đến tay giới văn nghệ VN. Anh lớn hơn tôi nhiều tuổi, thuộc thế hệ Văn Quang. Từ bài viết Phạm Duy, Ông Là Ai ? được Phan Diên gửi về cho anh mà vào đầu năm 2000, mối duyên bằng hữu đậm đà đã mở ra giữa tội và anh, kéo dài cho tới hôm nay.
Tính cách anh thâm trầm sâu sắc, nhưng lại hay cười đùa trong những câu chuyện kể " toàn là cay độc". ( như lời Phan Diên nhận xét). Từ thuở ngày xưa, trong làng chữ nghĩa, đã có lắm đồng nghiệp " sợ" anh vì lối viết cay độc đó. Một kiểu như có lần trong một lá thư gửi cho tôi ngày 9 tháng 4/2005 mới đây anh đã tâm sự:
"Khi tôi 22 tuổi , bước vào nghề văn & báo mới được 2 năm, cuốn truyện đầu tay được xuất bản, cộng với một công việc làm ( tùy viên báo chí cho tổng trưởng Bộ Thông Tin ) , thấy tương lai mình thật sáng sủa và đầy hứa hẹn. Hàng ngày đụng chạm với bao bất công tại sở làm, tôi nai mình ra tranh đấu để mong lấy lại được sự công bình cho chính bản thân, đồng loại, nhưng hoàn toàn thất bại. Cho đến vài chục năm sau, đọc" Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay " ( NXB Lá Bối, Sài gòn 1972 ) , thấy Tạ Tỵ bình phẩm về công việc làm văn chương và sự múa may quay cuồng tưởng là sẽ đem lại sự công bằng ấy của tôi hóa ra chỉ là : "... những câu chuyện nhà văn kể ra, viết ra, đều ẩn nấp những ý nghĩ chống đối, những chua chát não nề dù đã được ngụy trang bằng đam mê nhục dục. Những chữ những câu để tự xỉ vả, buồn thay, lại là những lời nguyền rủa một xã hội, một chế độ , một thế hệ vì những thứ ấy đã tạo nên cho tác giả trở thành như thế !"
Còn nữa, phần kết đánh giá về tôi, bây giờ ở tuổi trên 70, phải thừa nhận lời anh Tạ Tỵ nhận xét rất bén :"...Phải chăng Thế Phong đã mang hình ảnh một Don Quichotte, chàng hiệp sĩ lang thang có khuôn mặt trầm buồn, đánh nhau điên cuồng với những chiếc cối xay gió trên khắp nẻo đường phiêu bạt, nhân vật điển hình trong Don Quichotte de la Manche, cuốn tiểu thuyết bất hủ của đại văn hào Tây Ban Nha, Miguel de Cervantes ( 1547-1614)? . Nhưng tiếc thay, không có Sancho Panca, tượng trưng cho ý thức, hiện diện đằng sau hay bên cạnh...."
Văn Quang cũng không có mấy cảm tình cho anh vì cái lối viết" cay độc" vừa nói.
( Trong một thư gửi tôi, Văn Quang đã viết:
" Cũng xin nói rõ để chị hiểu về chuyện giữa tôi và Thế Phong ( chắc chị cũng muốn biết về chuyện đó ,nhưng chưa tiện hỏi?). Dĩ nhiên tôi không thích lối viêt của Thế Phong về tôi, vì đã sao cũng là bè bạn đã lâu năm mà viết như thế có nghĩa là anh ấy không coi trọng tình bạn. Tôi nói thế chắc chị hiểu (....) . Đó cũng là điều khổ tâm của tôi chứ chẳng sung sướng gì. Tuy nhiên sự GIAO THIỆP thì vẫn bình thường, tôi chẳng có gì đáng xấu hổ với bạn bè cả (....). Chỉ một điều là có những chuyện không thể nói hết với nhau được thôi. Điều đáng tiếc là anh em CŨ không còn nhiều, đáng lẽ có thể nói ra tất cả thì lại có người mình phải gìn giữ, trong khi mình chỉ cần giữ với những ông MỚI bây giờ. Sẽ không có gì đáng tiếc đâu, chị đừng ngại. Đó cũng là điều bình thường của cuộc sống "
( Thư e-mail đề ngày 20/10/2003)
văn sĩ văn quang[ i.e. nguyễn quang tuyến 1933- ]
hiện sống+ viết ở saigon [ nay tp. hcm]
(ảnh chụp ở thập niên '6o s)
Riêng cá nhân tôi thì lại thấy không có gì là ghê gớm nơi một con người cao lớn có cái cười mím chi, đôi mắt nheo nheo tinh nghịch đang hướng về tôi cà Âu Cơ trong buổi gặp gỡ đầu tiên lúc nửa khuya trên sân bay Tân Sơn Nhất, năm 2000, một ngày cuối tháng sáu. Giữa một đám đông ồn ào người đi kẻ đến phi trương, tôi " nhận ra" anh ngay. Để rồi trên chuyến xe khuya đưa tôi và Âu Cơ về Dalat, ngoài Thế Phong còn có sự hiện diện của Mỹ Vân, anh Phùng Kim Ngọc và anh Hoàng Vũ Đông Sơn - những câu chuyện văn chương từ muôn kiếp cứ được tuôn ra giữa riêng tôi và Thế Phong, mà không là với người khác. Tự nhiên, tôi thấy' thân" với anh, một thứ tình thân khó thể giảng giải ra bằng lời lẽ giữa hai người bạn. Anh không làm cho tôi sợ hãi như tiếng đồn về anh trong giới văn nghệ Sài gòn cũ. Tôi cũng không khiến anh phải lánh xa như cái tiếng vang" dữ dằn" mà đám văn nhân hải ngoại đã gán cho tôi. Từ tôi, anh đã nhìn ra mẫu người cô đơn, như có lần trong một lá thư gửi anh Nguyễn Đắc Sơn, anh đã viết:
" Sự cô đơn của TTBG quả thức lớn ( với tình trạng hiện tại) , ông nên luôn an ủi, khích lệ cô ấy) . Bởi lẽ rất cô đơn nên Bông Giấy đẽ viết 2 cuốn " Tài Hoa Mệnh Bạc" ( như một hình thức tự yểm trợ) về một tác giả tương đồng với mình trên mặt tinh thần."
( Thư viết từ Sài gòn đêm 23/ 11/ 1999).
Và từ anh, tôi bắt gặp ngay một mẫu nhà văn rất khác biệt, như trong một lá thư trước đó, tôi đã từng nhận xét với anh:
" Từ trước, vẫn biết rằng thiên hạ bảo anh " du côn' lắm, nhưng lần đầu nhìn ảnh thấy cái cười rất ấm vả đọc thư, thấy nét chữ rất đẹp, BGiấy đã nghĩ ngay: ' Người thế này không thể nào là người cứng ngắc, du côn !'. Mình có chút gì khác người là người vội đổ cho bao tiếng xấu. Nhưng (nói theo kiểu Trần Nghi Hoàng ) mình thà 'lập dị' chứ không' lập lại', dù cũng chẳng bao giờ chủ trương lập dị, phải không anh ?"
( Thư viết từ Cali, ngày Dec 1/ 1999).
Nói cách khác, có đọc anh và biết về anh thì mới thấy đó là một người lữ hành cô đơn trong bước hành trình chữ nghĩa. Với nhận xét này, tôi được xác định từ một đoạn trong lá thư anh gửi cho tôi ngày 31/1/2000 ở Sài gòn:
" Vào năm 1962 đến giữa năm 1963, tôi sống cô độc ở phía sau nhà thờ Tân Sa Châu, hàng ngày tinh thần bị căng thẳng với sự hãi đe dọa từ mật vụ chính phủ Diệm vây bủa, nào là nhật báo' Tiếng Dân' (chủ nhiệm: trung tá Nguyễn Văn Châu/ Nha Chiến tranh Tâm Lý) đăng tin nghệ sĩ cải lương lão thành Năm Châu và nhà văn Thế Phong bị đưa đi Trung tâm Nhân vị Vĩnh Long để tẩy não . Các chú bán báo rao inh ỏi cái tin vào buổi chiều đi bán báo lẻ ; nào là bản tin ' Viet Nam Press' ( ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp) đều nhất loạt cải chính rằng :' Nhà văn Thế Phong vẫn đi dạo hàng ngày trên đường Lê Lợi, Tự Do, ấy thế mà Việt Cộng lại tung tin bị đưa đi tẩy não'. (*).
Báo chí hồi ấy nhất loạt không dung nạp tôi, dầu chỉ gửi một truyện ngắn vô thưởng vô phạt (để có tiền trả chủ nhà trọ và cơm hàng , cháo chợ) ;cũng chẳng báo nào đăng. Khi dịch cuốn " L'Amour de Rien' của Jacques Perry, rồi giới thiệu thành một cuốn sách nhỏ, như một biện minh cho lối sống có lý tưởng để đeo đuổi văn nghệ của tôi hồi ấy, cũng chẳng yên lòng. Nên ở cánh gà bìa sách tôi có câu ghi :"Tuyệt đối cấm bọn văn nghệ sĩ nô lệ trí óc kiểu Phanariote (**) đọc sách này"- chẳng hạn vậy..."
nghệ sĩ cải lương lão thành năm châu [ i.e. nguyễn thành châu 1906- 1977]
"... nào là nhật báo 'Tiếng Dân"(chủ nhiệm: trung tá Nguyễn văn Châu/ Nha Chiến tranh Tâm Lý) đăng tin nghệ sĩ cải lương lão thành Năm Châu và nhà văn Thế Phong; bị đưa đi Trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long để tẩy não...". -- (ảnh: báo tuổi trẻ/tp.hcm)
----------------------
(*) D'après le journal Tiếng Dân lance la nouvelle que l'essayiste saigonnaise Thế Phong est actuellement détenu par les autorités vietnamiennes pour lavage de cerveau. Les mensonges des communistes ont fait long feu. Tiếng Dân souligne que le monde peut voir Thế Phong dans ses promenades journalières rues Lê Lợi et Tự Do.."
( Viet Nam Press bản Pháp ngữ số 4019 ra ngày 23/3/1963).
(**) Phanariote phát xuất từ tên Fanoti, một dòng họ thuộc giai cấp gia đình trị ở Lỗ Mã Ni ( Roumanie- TP ghi) trong Thế chiến II . Constant Virgil Gheorghiu, nhà văn Lỗ Mã Ni ( sinh 1916- 198 ? ), đưa nhân vật trung úy Fanoti vào tiểu thuyết Chiếc Roi Ngựa của ông, một con người dẫu có làm tội ác cỡ nào cũng chẳng bị ai khiếu kiện. Cấp trên của Marcel Fanoti là đại tá dòng họ Fanoti, cấp trên của đại tá này cũng thuộc dòng họ Fanoti... Họ bênh vực nhau, nên dẫu có kiện tụng thi chỉ là " con kiến kiện củ khoai !". Chiếc Roi Ngựa đã được dịch sang Việt ngữ bởi Đường Bá Bổn ( một bút danh khác của Thế Phong) ; NXb Đại Nam Văn Hiến 1963+ NXB Đồng Nai tái bản 2002.
( chú thích: TTBG).
Cái ngạo khi có sẵn từ trong huyết mạch, cộng với cuộc sống bị bức bách tinh thần thờ kỳ đó ( như trong 2 thư điển hình anh kể) đã là kết quả cho " những lời nguyền rủa của một xã hội, một chế độ, một thế hệ" trong những tác phẩm ký tên " Đinh Bạch Dân, Đường Bá Bổn"... ngoài bút hiệu Thế Phong.
Anh viết rất nhiều và rất nhanh. Đủ mọi thể thức. Đủ mọi đề tài. Tổng kết số tác phẩm của anh, trôi nghĩ rằng phải sống đến 30 năm nữa (!?) may ra tôi mới viết kịp con số !. Bài viết này, tôi không mang ý định phơi bày cái độ dài của giòng-thời-gian-chữ-nghĩa mà anh đã bước; ở đây tôi chỉ muốn đưa ra độ-sâu-thân-quý của một nhà văn đã dành cho một nhà văn trong đoạn đường 5 năm rất ngắn so với gần trọn cuộc đời cầm viết của anh.
***
Một lần ở Mỹ, tôi nghe cô bạn Người Cali nhận xét:
" Thế Phong là tay' khó chơi' , không kiêng dè ai hết và cũng bị nhiều người trong giới văn nghệ ghét. vậy mà đọc các bài viết của Bông Giấy về các chuyến du lịch VN, thấy ông ta rất' chiều' BGiấy thì phải kể BGiấy là một người đặc biệt!"
Tôi không. biết câu nói của cô bạn đúng hay sai về cái khoản đặc biệt kia, mà chỉ thấy rằng, môt cách tự nhiên, tôi quý Thế Phong và được anh qúy trọng lại với không chút gì thắc mắc từ hai phía. Thứ trình cảm đơn sơ mà thật đầy như không khí, như ánh sáng ban mai, như ánh trăng buổi tối, hay như chuyện trời mưa thi mát, trời nắng thì nóng. Thứ tình cảm không bợn chút bụi nhơ như đôi lần anh đã tự nhận:
" Tôi cũng thật được hậu đãi vào thời kỳ này, còn được một người bạn trai làm văn chương (bị bà mụ nặn nhầm thành gái ) viết thư trao đổi, thư viết thật dài, đọc thật đã, rất chân tình, cởi mở mà mỗi lần nhìn thấy nét chữ bay bướm đẹp một cách phóng khoáng ấy, niềm vui mới hưng phấn lại đến trong tôi.."
( Thư ngày 31/ 1/ 2000 ).
" Đọc thư Bông Giấy rất thú , như của một người bạn thân lâu ngày không gặp, tâm sự thoải mái đầy tin cậy. Ý nghĩ này đến với tôi ngay trên tảng đá 'Núi Đá Tiên' ( bàn cờ của hai vị tiên giận nhau ném đổ vỡ) vào ngày 16/3/2000 ( trong chuyến đi Dalat với Nguyễn Quốc Thái và Vương Đức Lệ) . Đến Dalat ở đâu đó đều có bóng dáng kỷ niệm của Bông Giấy kể lại trong các tác phẩm và tôi là người đọc, đi tìm dấu vết ."
( Thư ngày 30/ 3/2000).
Nói cách khác, sẽ thật là một điều rất kỳ khôi với những con người như anh và như tôi, nếu gặp nhau mà KHÔNG qúy trọng nhau.
***
Anh hay đùa, và cười to rất thoải mái mà không cần biết đến cái chuyện có làm cho kẻ khác buồn phiền hay không nếu như họ bị" nhột" vì là "nạn nhân" của những câu chuyện đùa do anh chủ động kể. Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì có lẽ cái lối đùa của" Thằng Phải Gió" ( một bút hiệu khác của Thế Phong ) nói anh là "ác", nhưng thật tình tâm anh không ác, mà những lời đùa đó ( từ ngoài miệng lưỡi vào đến trong chữ nghĩa) chỉ là một cái mặt nạ được đeo lên cho qua ngày đoạn tháng của một tâm hồn lúc nào cũng sẵn sàng nổi loạn, vì những điều đáng ngán ngẩm chung quanh.
Một điều lạ là tôi chưa bao giờ "bị" làm đối tượng cho kiểu đùa như vậy. Ngồi chung một bàn, anh không uống rượu trong khi tôi uống, và uống nhiều nữa; anh không hút thuốc lá nhưng bao giờ cũng xin " bập bùng" vài điếu cùng Bông Giấy" cho vui". Vậy mà chuyện trò với tôi, anh thường tỏ ra " nhân nhượng" bằng chỉ những câu nói phô bày tính nghiêm trang lịch sự.
Có lần nghe tôi kể:
" Ở Cali đang có phong trào viết 'cực dâm' trong hàng ngũ các nhà văn nữ. Điều này B ông Giấy không hề biết vì chẳng bao giờ muốn đọc văn chương VN hải ngoại, nhưng được nhiều người, nhất là giáo sư Lê hữu Mục cho biết. Bác ấy nói thế này: " Đàn bà con gái gì mà trơ trẽn, cứ ưa banh... cái đó ra trên chữ nghĩa! Đọc lên thấy cứ muốn lợm giọng !' Bác còn nói rõ thêm tên tuổi từng nhà văn nữ trong' trường phái kích dâm' này, dẫn đầu là cô Lê Thị Thấm Vân ở San Jose, người nhỏ nhất trong số bốn chị em gái cùng có mặt cách này cách khác trong giới văn nghệ, một cô làm chủ một tiệm phở cùng lấy tên" Phở 99". ( lời bác [Lê hữu] Mục ). Sau cùng bác kết luận: " Chữ nghĩa tởm đến độ mỗi lần có dịp đi San Jose, ai có mời đến ăn ở tiệm phở 99, bác từ chối
ngay !"
ngay !"
tức thì Hoàng Vũ Đông Sơn cười khà khà, lên giọng:
" Các cái ngữ này mà cho gặp' sư phụ' Thế Phong thì phải biết ! Chỉ một sư phụ mới trị nổi đệ tử. Học không tới, chẳng những không làm rạng danh sư phụ, lại gây thêm ô nhục cho người chửi rủa thì cách tốt nhất là sư phụ kêu về đét cho vài roi vào đít, bắt học tiếp là xong !"
Thấy tôi có vẻ ngẩn ngơ theo câu nói tối nghĩa của Hoàng Vũ Đông Sơn, Thế Phong chỉ cười mím chi nhưng không đáp lời nào cả. Khi tôi chợt " à" ra dáng hiểu, bấy giờ anh mới bật cười to:
" Hiểu ? bây giờ Bông Giấy mới chịu hiểu !"
Từ đó, có lẽ anh biết tôi là đứa cả tin, và nhất là không biết cách đùa" đáp lễ" , vì vậy mà trong các cuộc vui chung giữa nhiều văn nghệ sĩ, tôi lúc nào cũng được anh "tha" không bắt nghe các câu chuyện có cùng đề tài như
trên ! ./. (*)
TTBG.
( trích Điệu múa cuối cùng của con thiên nga / tập 2- tr. 36 - 42).
(kỳ sau: bài 2)
trái qua: Hoàng Vũ Đông Sơn
+Trần thị Bông Giấy+ Âu Cơ (con gái của BG)
+ Thế Phong -- (ảnh chụp ở Dalat/ 2000).
trái qua:
- họa sĩ, điêu khắc gia Phạm văn Hạng [1942- ]
+ Thế Phong [1932- ]
+ Hoàng Vũ Đông Sơn
+ Trần thị Bông Giấy [1950- ]
(ảnh chụp ở Dalat).
trái qua: hoàng vũ đông sơn [1939- 2014 saigon]
+ trần thị bông giấy+ thế phong+ lệ khánh [1944- ]
(ảnh chụp ở Dalat)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
bài đăng lại lần 1 ( 13 May 2018/ Mother' s Day
blog Virgil Gheorghiu/ Tp
========================================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ