Ma Văn Kháng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đinh Trọng Đoàn
Bút danhMa Văn Kháng
Quốc giaViệt Nam
Tác phẩm nổi bậtMùa lá rụng trong vườn
Trăng soi sân nhỏ
Truyện ngắn Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng Kim LiênĐống ĐaHà Nội) tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông là một nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kỳ Đổi Mới. Các tác phẩm của ông đã đạt được nhiều giải thưởng văn học và được đông đảo công chúng biết đến do được trích dẫn trong chương trình giảng dạy phổ thông môn Văn.
Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Tác phẩm mới nhất và theo dự kiến cũng là tác phẩm cuối cùng của ông vừa được xuất bản vào tháng 9 năm 2017, chính là tiểu thuyết Chim én liệng trời cao.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà văn Ma Văn Kháng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng Kim LiênĐống ĐaHà Nội) tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông theo học tại trường Thiếu nhi Việt Nam, rồi chuyển sang Đội thiếu nhi nghệ thuật của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Sau đó ông được nhận vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam, rồi đến trường Trung cấp sư phạm tại Khu học xá Nam Ninh ở Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành giáo viên cấp hai, giảng dạy môn Văn học và là hiệu trưởng trường cấp 3 thị xã Lao Cai nay là tỉnh Lào Cai. Từ năm 1962 đến năm 1964 ông đã học tập và tốt nghiệp tại Đại học sư phạm Hà Nội, sau đấy lại trở về Lào Cai dạy học và viết truyện ngắn[1].
Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Từ cuối năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này. Ông cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bút danh[sửa | sửa mã nguồn]

Bút danh Ma Văn Kháng không phải là một cái tên ngẫu nhiên được chọn để nghe giống tiếng miền núi. Cái tên này được Ma Văn Kháng đặt theo ân tình với ông Ma Văn Nho, phó chủ tich huyện Bảo Thắng trên Tây Bắc, người đã lặn lội tìm thầy thuốc chữa khỏi bệnh cho nhà văn khi ông bị sốt rét ác tính và sau đó trở thành anh em kết nghĩa với ông. Điều thú vị là ông Ma Văn Nho là người Kinh, quê ở Yên Bái, chứ cũng không phải là người dân tộc thiểu số[2].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Là người làng Kim Liên (Hà Nội) và sinh ra tại đây, tuy nhiên ông đã lên miền núi từ năm 18 tuổi và sống hơn 25 năm trên vùng cao[3]. Những tác phẩm của ông thể hiện rõ sự ảnh hưởng của trải nghiệm này. Đặc biệt, những tác phẩm của ông từ đầu năm 1974 đã được công chúng văn học rất chú ý bởi những câu chuyện viết về cuộc sống và con người ở vùng cao Tây Bắc[4].
Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư. Tác phảm đầu tiên của ông là truyện ngắn Phố cụt, được đăng trên báo Văn học, tiền thân của báo Văn Nghệ. Tác phẩm mới nhất và theo dự kiến cũng là tác phẩm cuối cùng của ông vừa được xuất bản vào tháng 9 năm 2017, chính là tiểu thuyết Chim én liệng trời cao.
"Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước." - Ma Văn Kháng, Phỏng vấn bởi VnExpress, 2017[5].
Ông nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn[6].

Danh sách tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phố cụt (truyện ngắn, báo Văn học, tháng 3 năm 1961)
  • Xa Phủ (tập truyện ngắn, 1969)
  • Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979)
  • Mưa mùa hạ (tiểu thuyết, 1982)
  • Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983)
  • Trăng non (tiểu thuyết, 1984)
  • Phép lạ thường ngày
  • Thầy Thế đi chợ bán trứng
  • Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985)
  • Võ sỹ lên đài
  • Thanh minh trời trong sáng
  • Hoa gạo đỏ
  • Ngày đẹp trời (truyện ngắn, 1986)
  • Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn, 1988)
  • Trái chín mùa thu (truyện ngắn, 1988)
  • Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết, 1989)
  • Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
  • Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết, 1992)
  • Giấy trắng (tiểu thuyết)
  • Heo may gió lộng (truyện ngắn, 1992)
  • Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn, 1994)
  • Ngoại thành (truyện ngắn, 1996)
  • Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập, 1996)
  • Vòng quay cổ điển (truyện ngắn, 1997)
  • Một mình một ngựa (tiểu thuyết, 2007)
  • Ngược dòng lũ (tiểu thuyết)
  • Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (hồi ký, 2009)
  • Mùa thu đảo chiều (tập truyện ngắn, 2012)
  • Những truyện hay viết cho thiếu nhi (tập truyện ngắn, NXB Kim Đồng, 2013)
  • Chuyện của Lý (tiểu thuyết, 2014)
  • Xa xôi thôn Ngựa Già (tập truyện vừa, 2014) : bao gồm 6 truyện - Seo Ly, kẻ khuấy động tình trườngThắp một tuần hươngCố Vinh, người xứ lạCánh bướm tímNgười khổ nhất trần gianXa xôi Thôn Ngựa Già.
  • Người thợ mộc và tấm ván thiên (2015)
  • Chim én liệng trời cao (tiểu thuyết, 2017)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
  • Giải thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ.
  • Giải thưởng Văn học ASEAN.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọcMưa mùa hạCôi cút giữa cảnh đờiGặp gỡ ở La Pan Tẩn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]