'8 tháng 9': " có như roméo & juliette cũng phải cãi nhau thôi"/ đinh bạch dân --
Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014
8 tháng 9: 'có như roméo & juliette cũng phải cãi nhau thôi' / nhật ký đinh bạch dân
bài viết: đinh bạch dân
8 tháng 9:
'có như 'roméo & juliette, thì cũng phải cãi nhau thôi'.
nhật ký đinh bạch dân
Thế Phong và vợ ( ảnh chụp 10/ 2014)
Lữ quốc Văn ( trái) + Thế Phong
(ảnh chụp tại tp. HCM, 2003)
ngày 8 tháng 9/ 2014.
Lữ Quốc Văn điện thoại báo tin," hãy đi khám mắt đi nhé, vào cổng bệnh viện Bình thạnh, đóng phiếu khám 35 ngàn Vnđ, đi thẳng tới khoa Mắt, xin gặp nữ bác sĩ A.
Tôi đoán mắt bạn ta đã lão hóa võng mạc, bởi, phóng tờ A3 mới nhìn thấy chữ để gõ computer. Ở đây mổ mắt tốt lắm, khoảng 1 triệu tư ."
Trên 10 năm nay, mỗi khi khám mắt, tôi thường tới bác sĩ Trần duy Kiên, 20 Hoàng dư Khương, quận 10. Đủ lòng tin cậy một y bác sĩ, từng phục vụ dưới chế độ VNCH, chững chạc ở tư thế, giỏi chuyên môn, đối xử nhân từ, không chặt chém-- chẳng vậy mà, mục sư Báp tít Lê quốc Chánh nhiệt tình giới thiệu với tín hữu Báp- tít Ân- điển,
" giá mà tôi biết bác sĩ Kiên trước, thì đã không phải đi Singapore mổ mắt".
trái qua:
ông Nguyễn đức Thắng [nay là mục sư 'tư gia' ]-- mục sư Lê quốc Chánh [1938- ]
+ phu nhân, quản nhiệm Hội thánh Báp- tít ân điển + X... + X....
(ảnh chụp tại Hội thánh Báp- tít Ân- điển tp.HCM)
Cô y tá gọi tên Đỗ mạnh Tường, 82 tuổi: vào phòng, gặp bác sĩ A., ngồi phía bên tay trái. Cầm phiếu khám, bác sĩ bảo mở mắt, nhìn lên, nhìn xuống, nhìn ngang, " mắt nặng thế này, sao không đi khám sớm ? "
Từ tháng 5 năm nay, bài viết cuối được gõ trên computer, thì sau đó, không thể nhìn được chữ corps 6, 8, 10 như trước, mà phải phóng tờ A3 mới nhìn rõ. Nữ bác sĩ bao tôi sang ngồi ghế phía bên kia, nữ y tá bắt bịt một mắt, biểu đọc chữ, hàng chứ lớn nhất trên cùng, tôi chỉ lờ mờ nhận ra : A, Z.- còn tất cả hàng chữ phía dưới đều mờ tịt. Bác sĩ A. giỏ thuốc mắt trái xong, bảo ra hiên ngoài ngồi đợi khoảng 10 phút nữa sẽ gọi sau .
Ngồi ngoài hàng hiên, nghĩ mung lung, cuối tháng tư vừa rồi, Ý Nhi ra mắt sách, mời vợ chồng tôi, Lê Duyên đi ăn sáng tại Phở H. trên đường Hai Bà Trưng, thay vì địa chỉ 45 Đinh công Tráng, nơi chúng tôi thường Breakfast at Tân Định. Về nhà, tôi gõ ngay một bài điểm sách mới, đâu đó khoảng 2 trang , cho post ngay lên blog của tôi.
Lê Duyên ( bên phải) + Ý Nhi [i.e. hoàng thị ý nhi 1944- ]
Rồi, chỉ một tuần lễ sau, đầu tháng 5, tôi đọc báo, thì chỉ nhìn được tít lớn, vậy là mắt có vấn đề rồi. Tôi vẫn giỏ thuốc Kara-Uni, sáng trưa, chiều, tối- nay mất hiệu lực rồi.
(ảnh: Lữ Quốc Văn.)
Rồi, chỉ một tuần lễ sau, đầu tháng 5, tôi đọc báo, thì chỉ nhìn được tít lớn, vậy là mắt có vấn đề rồi. Tôi vẫn giỏ thuốc Kara-Uni, sáng trưa, chiều, tối- nay mất hiệu lực rồi.
Bỗng nhiên, nữ bác sĩ bác sĩ A. tới , cầm lọ thuốc giỏ mắt trái lần 2. Đợi một lát, được gọi vào, chỉ vào ghế ngồi, tựa cằm, nhìn thẳng vào máy soi,
" Phải mổ cườm, có bảo hiểm trả một triệu tư, ở phường nào quận 1, bác không có bảo hiểm sao?"--- " không, nhưng tôi bằng lòng trả mổ theo giá dịch vụ." --" mổ dịch vụ 6 triệu, bằng lòng mổ chứ " --- " để tôi về nhà hội ý với vợ trước" --- " mua bảo hiểm tại phường nơi bác ở , 5 tháng sau , nếu thích thì tới đây mổ, bây giờ tôi kê đơn thuốc, uống và giỏ mắt. Nhớ nhỏ 2 thứ thuốc, ngày 4 lần, thuốc uống 2 thứ, sáng mỗi thứ 1 viên , chiều 1 viên , nhớ uống sau bữa ăn . Cần phải nhớ điều này, mỗi khi ngồi trước computer, thỉnh thoảng phải chớp chớp, nhắm mắt lại một tí , để mắt được nghỉ ngơi."
Cầm đơn thuốc bỏ túi ra về, tôi có ý định tới phòng khám bác sĩ K. ở quận 10 . Vợ tôi góp ý, đi khám trước đã, hỏi giá xem sao ? Sau, nàng bảo không cần tới khám nơi bác sĩ K. nữa- vì bác sĩ A. ở Bệnh viện Bình Thạnh đã kê đơn cho mua thuốc uống, thuốc nhỏ mắt, rồi mua bảo hiểm và đợi 5 tháng sau tới mổ
Nhìn thấy quần áo tôi treo lủng lẳng trên thành ghế bàn ăn, vợ không bằng lòng, nhắc nhở tôi về thói bừa bãi, tôi trả lời sẵng giọng :" ăn xong còn phải ra phường mua bảo hiểm." Nhớ đến thủ tục hành chính rườm rà, có đem theo Chứng minh thư, mà không mang hộ khẩu, thường bị hạch hỏi, lại mất thời gian trở về nhà lần nữa. Tôi bèn hỏi vợ , thế hộ khẩu còn để ở tủ (của vợ)tôi không? Hỏi xong, tôi mở tủ, lục tìm nơi thường để hộ khẩu, không thấy đâu, chỉ thấy 2 phong bì lớn của trưởng nữ gửi, giấy tờ này nọ, sau khi ra tòa ly dị với 'thằng chồng chẳng ra gì' . Tôi vẫn không thấy hộ khẩu đâu , tính nóng như lửa sôi sục, tôi vứt tung tóe quần áo vợ ra sàn nhà. Thấy vậy, vợ tôi nổi nóng thực sự, lấn tới đẩy tôi ra,
" làm gì mà vứt tung tóe quần áo của tôi, hộ khẩu, chúc thư, giấy tờ nhà, tôi đã đưa ông, ông cất ở trong tủ trên lấu 1 rồi còn gì . Lên đó mà tìm, 1 lần không thấy, tìm lần 2, lần 2 không thấy thì lần 3, lần 3 không thấy, thì cố mà lục lọi tìm tới lần thứ..., cho tới khi thấy giấy tờ thì thôi , nghe rõ chưa thằng Mọi ?"
vợ tôi vốn âu yếm gọi tôi là thằng Mọi, hay là thằng Ba Búa, thằngThiên hô Bát xát, múa bát,leo giây- cụm từ sau , mẹ vợ tôi thường nói về tôi , trước ngày chúng tôi cưới nhau,
" mày lấy nó, cái thằng thiên hô bát xát, múa bát leo giây, rồi khổ một đời đấy con gái ạ . "--- " Anh ấy đi làm có lương tháng 10 ngàn (năm 1966) đàng hoàng, đâu đến nỗi nào mợ ơi !" ( thói quen ở gia đình nay: gọi mẹ bằng mợ, bố là cậu).
Chẳng hiểu sao, binh thường nghe vợ gọi tôi là thằng 'Ba búa, Thiên hô Bát xát muá bát leo giây-' thì tôi thầm cười vui trong bụng : vợ nói lời âu yếm - như chàng văn sĩ tiền chiến Nhất Linh- Nguyễn tường Tam, cho nhân vật nữ thầm gọi người yêu 'thằng Nỡm' ấy mà !. (Đôi bạn) .
Còn lúc này, tôi đang nóng giận bừng bừng, nghe thấy vợ gọi thằng Mọi- thì điên lên, đẩy vợ té ngồi xuống sàn nhà, tiếp theo, vứt tứ tung quần áo vợ, ở một ngăn tủ khác. Vợ tôi phản ứng mạnh, không thìn tính như sứ đồ Peter dạy con cái Chúa, chậm nóng giận- nhưng bà vợ không vậy, mắng nhiếc tôi tức thời , tiếng sau cùng nghe được có 2 từ chót ' chó má' . Rất may, tôi và Quốc Văn giao du tình bạn lâu đời, anh ta thường đùa, rất tự nhiên, ' cái mặt lờ ... đa tình ngầm ' - tôi quen nghe rồi, chỉ cười lớn tiếng, không bực, không giận- bây giờ, khi nghe lời khó nghe từ bà vợ, tôi chỉ cười thầm, vẫn chậm nóng giận, lại rất im lặng. Đến nước này, chỉ còn cách mặc quần áo , lấy xe đi mà thôi. Tôi tới thẳng phường Tân Định, hỏi anh bảo vệ nơi nào bán bảo hiểm,"-- mua bảo hiểm lần đầu ư, (suy nghỉ một giây) vậy thì từ 18 tới 28 hàng tháng, hãy tới đây mua bảo hiểm, bác nhé. ".
Trở lại hiệu thuốc quận Bình Thạnh, đưa đơn thuốc ra, nữ nhân viên nhìn, bấm máy, phán : 3 trăm 31 ngàn [VN đồng]. Tôi hỏi, liệu có thể đọc giùm đơn thuốc, thuốc uống, thuốc giỏ mắt, ngày mấy lần, cách nhau mấy giờ ?-- "Mua rồi sẽ được giải thích "-- đưa tiền, trao thuốc không kèm receipt, cô bán thuốc phán," 4 lọ thuốc giỏ mắt, giỏ lọ chữ màu tím trước, chữ đỏ sau, thuốc viên thì uống sau bữa ăn, mỗi thứ 1 viên, sáng và chiều .".
Nói xong, dáng cô ta lạnh lùng, tựa hồ vết dao sắc chém, không còn một tì vết nào đọng lại trên môi.
Nỗi bực dọc chưa nguôi, ngồi lên xe gắn máy ,chẳng biết đi hướng nào? - tới Starbucks , nơi quen thuộc,ở khu Rạch Miễu rất gần, làm một ly Americano chăng? Buổi chiều, thì không nên, uống sẽ mất ngủ, vậy, đi đâu bây giờ. Lóe ý mới trong đầu, thôi thì đến cô Ng. , tay đấm bóp cừ khôi, trẻ, xinh đẹp, ở một tiệm quen trên đường Bùi đình Túy . Cô bé này khá giỏi văn chương, một lần đấm bóp cho Lữ Quốc Văn, trả lời vanh vách về chuyện tình nàng TTKH NÀNG LÀ AI?
" nếu biết rằng tôi đã có chồng. ... liệu rằng người ấy có buồn không ? ". Có một tác giả nào đó, đã viết cuốn TTKH , nghe đâu bán chạy như tôm tươi, báo chí, truyền thông phê phán um xùm, hình như bà Trần thị Vân Chung, được mệnh danh là 'nàng TTKh tân thời', nay đã trên 90 tuổi, vẫn ở bên Tây, không quên chuyện tình một thuở với 'cụ' văn sĩ Cộng sản Thanh Châu ở Hà nội ?" .
trích lại từ
HUYỀN THOẠI HOA TI GÔN/ NGỌC THIÊN HOA
( trang 449- 459 - (nxb Hội nhà văn VN, Hà nội 2008)
Lữ Quốc Văn nằm giường đấm bóp bên cạnh nghe được, nói với sang, cho cô TR. đang đấm bóp cho tôi,
" chính thằng cha này là tác thiệt đấy " - cô TR. đang đứng thẳng trên lưng tôi đi đi lại, như làm xiếc đu giây, bèn bước xuống, ghé tai tôi, hỏi nhỏ,
" vậy chú lá tác giả 'TTKH Nàng là Ai?' sao, có đúng vậy không?" --- "Không đâu cô ơi, đừng tin bạn tôi nói nhé, nhìn kỹ mắt anh ta hau háu nhìn , miệng anh ta lẩm bẩm như 'đĩ khấn tiên sư' :" What I see first ? " --- " tiếng Anh, em mù tịt chú ơi, chú nói tiếng 'first' sau cùng , thì em chỉ nhớ tới một câu : ' Money, I see first' ".
Thầm nghĩ thôi, quả là mấy cô bé đấm bóp này không phải tay mơ ? các cô gái miền Tây thuộc lầu 3 chữ N: Ngoan , Ngu và N. gì gì nữa,(tôi không nhớ) đăng phóng sự trên báo Tri thức gì gì ấy, có vẻ như nhục mạ nhân phẩm các cô gái Lục tỉnh : đi làm, chiều khách hết ý, kiếm nhiều tiền tiền dành dụm gửi về cho mẹ, v.v.. - bị Bộ Thông- tin truyền thông phạt hành chính mấy chục triệu đồng ?
Đi qua 2 vòng đường Bùi đình Túy, lại vòng qua Phan văn Trị - nơi đây có một cửa hiệu nữ cắt tóc khang trang, bắt mắt, các cô mặc váy hở bộ đùi non trắng muốt, thấp thoáng ra vào , đi tới, đi lui- trong phòng căn nhà treo bảng hiệu to đùng ZH...
( còn là chủ tiệm cắt tóc, gội đầu , lấy ráy tai RZ., trên đường Bùi đình Tuy). Tôi định bước vào tiệm, nghĩ lại, đi đấm bóp một mình không vui- bữa nay Quốc Văn bận mất rồi.
Tôi tự nhủ " thôi thì tới quán cô Hồng ở cuối đường cà- phê sữa nóng 15 ngàn, nghe nhạc vàng: " ngày xưa ngày xưa đôi ta, chiều nao đuổi bướm, nước mắt rưng rưng , hai đứa chung vui khi xuân vừa tới ..." có phải ca khúc cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác đấy không? "
Cô chủ mặc áo hở cổ hơi rộng, cúi xuống, hỏi, " vậy chú kia [Quốc Văn] không đi cùng sao ? Chú ấy bay bướm lắm, cô nào ngồi bàn với chú cũng thích, vì được 'bo đậm', mà chú chưa lên tiếng đòi hòi 'thực tế' mấy!"
Quán này nay không còn mướn mấy cô phục vụ nữa, chỉ còn một mình chủ, vừa bưng nước phục vụ khách, vừa thâu tiền, trả lại tiền thối, không thiếu một cắc. Cô hỏi tôi cần uống thêm nước tra nóng, hay trà đá ? Lắc đầu, trả tiền, vậy ra, đã ngồi đây gần 2 tiếng đồng hồ, cầm ly đưa lên miệng ngụm cả phê sữa nguội ngắt cuối cùng - rồi đứng dậy.
Gần về tới nhà, tôi hơi lo, vợ mình sẽ phản ứng ra sao đây? Nàng thường nói khi vui,
" Roméo và Juliette cũng có khi cãi nhau mà!" Chẳng biết nàng Juliette 77 xuân xanh của tôi, lần này nàng giận có lâu không. Như có một lần ,vào năm 2011,nàng giận tôi từ 10 tháng 7 (sinh nhật tôi) đến tháng 6/ 2012- vợ+ 2 con của trưởng nam tử Houston về Saigon thăm chúng tôi, tổ chức sinh nhật lần thứ 80, ở Vũng Tàu, nàng vẫn chưa nguôi cơn giận . Đâu đó,tới cuối tháng 12/ 2012, gần như 18 tháng, tôi mới làm hòa được, nhưng nàng chỉ hòa hoãn chút đỉnh thôi - và, phải mất 3 tháng nữa, từ bữa làm hòa đầu đến lần chót, mới làm lành với nhau hoàn toàn - ấy là, khi tôi chở nàng ở phía sau xe gắn máy, ngồi vững rồi, nàng mới đưa tay ôm eo, không còn chút hững hờ.
" Cảm ơn đấng Christ, Ngài đã cất cơn giận nàng hết thật rồi."
Saigon, 10 Sept. 2014
Thế Phong
(ảnh: Lữ Quốc Văn)
----------------------------
bài đăng lại
-----------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ