Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

'đoạn kết ' HỠI LINH HỒN TÔI "/ Thế Phong -- Saigon năm 2003.)

hứ Hai, 15 tháng 9, 2014

hỡi linh hồn tôi / truyện thế phong -kỳ chót.

hỡi linh hồn tôi/ kỳ CHÓT.
- saigon 2003



                                             hỡi linh hồn tôi
                                                            thế phong
                                                                      
     
tác giả + tác phẩm
( ảnh: NPK/Dalat) 
                                                                                   
                                 
                                                  gia đình tác giả Thế Phong
                                             từ trái sang: Đỗ Thục Tường Khê- (trưởng nữ)- vợ chồng Thế Phong--
                        Đỗ Nhị Tường Khê -- Đỗ Mạnh Tường Khê[ nay  quốc tịch Mỹ; KHE.DO] ( trưởng nam)
                                                          -- Đỗ Thông Tường Khê. 
                                                       ( ảnh chụp tại vườn Tao Đàn/ tp.HCM - (1990)

Sáng hôm sau Đỗ bước lên phi cơ C130 bay ra Phan Rang- trạm đầu tiên đáp xuống Biên Hòa để nhận một  trung đội  lính Dù. Nhìn cảnh ăn mặc xộc xệch, tinh thần sa sút hiện rõ lên khuôn mặt.  Đỗ nghĩ tới thân phận anh, một khi cùng họ bay đến đó, không biết có còn cơ hội trở về nữa không ?  Tuy nhiên, đã có quyết định, như giờ này đây đang cưỡi trên lưng cọp, chẳng còn cơ hội leo xuống.   Đỗ vẫn cứ mạnh dạn bước lên, ngồi xổm theo  từng hàng chen chúc ở sàn máy bay.  Chẳng còn thảnh thơi như xưa, ngồi vào ghế vải dọc theo 2 thân máy bay, bởi khoang giữa thường để chở xe tăng , hay, khí tài quân sự khác.  Quả thực máy bay vận tải khổng lồ C.130, được gọi là Hercule cũng đúng, bởi nhìn chiếc xe tăng M48 nặng nề, mà 4 động cơ  bán phản lực của C.130 cất cánh lên bầu trời thật
ngon ơ.

Từ phi trường Biên Hòa, nhìn xuống dưới kia, cảnh thanh bình như chẳng có gì là chiến tranh khốc liệt đang diễn ra bạo liệt từng giây phút.   Nhìn kìa,  triền đồi vẫn toát một màu xanh, đây đó vườn cây ăn quả vẫn trĩu trái, còn cánh đồng lúa xanh mướt đang vào thì con gái cúi xuống nặng hạt mơn mởn tốt , lướt  theo chiều gió thổi nằm rạp đu đưa.

Máy bay đáp xuống phi trường Phan Rang an toàn, một chiến  binh ngồi bên cạnh cho biết : nếu muốn ra phố tìm người nhà , thì không thể không mặc quân phục treilli không quân,  không vậy, chẳng thể nào xuất trại được.  Chỉ còn một cách, xuống phi trường, thuê ngay chiếc xe ôm ra phố là gọn nhất.

 Bây giờ là lúc dầu sôi, lửa bỏng, Đỗ vẫn nhớ lần nào mặc dân sự vào cục Tâm lý chiến thăm trung tá họa sĩ Tạ Tỵ- Đỗ mặc dân sự trong giờ hành chín- mà luật, thì  hạ sĩ quan, binh sĩ, thì nhất định 100% không được phép mặc dân sự.   Rồi Tạ Tỵ đưa Đỗ lên thăm lấn đầu tiên đại tá  Cao Tiêu, cục trưởng Tâm lý chiến. Thấy Đỗ mặc dân sự huê dạng, đại tá  trách khéo ," Không quân mấy ông bay bướm thật, hạ sĩ quan, binh sĩ vẫn mặc thường phục trong thời chiến ". Thì bây giờ đây, chẳng cần đại tá kia khuyên thế này, thế nọ, vẫn phải mặc quân phục treilli dày như mo nang, bằng không, không thể xuất trại khỏi phit rường Phan Rang.

Có đôi ba chiếc trực thăng HUIB bay quần quần . lượn quanh phi trường.  Còn lính tráng, từ tướng tới lính- bây giờ đây, mỗi người như đội một khối đá lớn trên đầu. Lính không quân không còn cảnh đùa vui, tếu, nhộn như xưa, nét mắt lầm lì, chỉ mở miệng khi thật cần thiết.  Đỗ ăn bữa trưa dã chiến , bánh mì chả chiên mua từ phi trường Biên Hòa, bi- đông cà -phê đen, gói thuốc lá Lucky strike lủng lăng bên mình - ôi thôi, một bữa trưa đầy thú vị ở nơi gió cát, bầu không khí chiến tranh nghẹt thở --và, cuộc chiến này dường như sắp tới hồi kết thúc.

 Một quả bom nổ bốc khói mịt mù ở chân trời.

Đến xế trưa, một trực thăng HUIB đáp xuống, có một VIP, hình như tướng Lục quân nào đó tầm cỡ,  có thể là tham mưu trưởng Liên quân, đi thị sát trận địa Phan rang.  Đỗ nhìn thấy, có   tướng Không quân đi sau viên tướng 3 sao, họ trao đổi với nhau bằng tiếng pháp;" il faut abandonner cette champ de bataille." Ngay sau đó, tướng Lành KQ .như là nhìn thấy Đỗ, vẫy tay lại, hỏi đi đâu, rồi hẹn giờ cùng về Tân sơn nhất luôn thể. Tướng Lành rất thích thơ Hàn Mặc Tử, đọc luôn: " Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có  đậm đà".- bèn nói tiếp, " Ở đây không có tứ thơ lãng mạn đâu, chỉ mờ mờ khói nhân ảnh chiến tranh mờ mịt . Ông nhớ  về Tân sơn nhất cùng tôi chiều nay nhé."


                                                                        ***
                                           từ trên xuống:

                                      1. giáo sĩ Báp -tít Roberston, Hội thánh Báp- tít Trung Tín Dalat
                         2. bé trai đầu lòng, Đỗ Mạnh Tường Khê , 6 tháng tuổi. 
                                                         (nay: KHE.DO , quốc tịch Mỹ.) 
                                     3.  chú rể  cô dâu- ảnh chụp  tại Dalat Palace, ngày cưới 30.1.1988.
                                     4.  phù rể Giăng, cô dâu, phù dâu Châu.
                             
Đỗ gật đầu cảm ơn, và, thuê xe ôm ra phố tìm gi đình bên ngoại.  Đi  dò hỏi khắp nơi, chỉ nhận được cái lắc đầu, thôi thì đành phải trở lại phi trường Phan Rang, hy vọng tìm lại được chiếc C.130 sáng nay bay ra, còn nằm trên đường băng, chưa trở về  Tân sơn nhất. Đỗ dáo dác tìm, bỗng nhiên trưởng phi cơ nhìn thấy Đỗ quen mặt buổi sáng,  trưởng phi cơ vừa vẫy ,vừa lên tiếng" ới" Đỗ lại, cho hay máy bay sắp cất cánh về Biên hòa,và, lấy tay chỉ ra xa xa, phía chân trời, từng cụm khói đen , hoa tiễn đối phương bắn  vào phi trường, rớt ở vòng đai ít hơn là rớt xuống biển.

Máy bay cất cánh, lượn một vòng trên cao, lấy hướng bay thẳng về  hướng phi trường Biên Hòa.  Buổi tối hôm ấy, không còn chiếc máy bay nào về Tân sơn nhất, Đỗ đành phải ngủ lại đây một đêm.  Chợt nhớ ra ờ  đây, Cận bạn anh, có một người bạn gái- cô  y tá Ngọc làm ở bệnh viện Biên hòa, mà đã từ lâu Đỗ không gặp.   Tuy rằng Đỗ vẫn nói :  'nữ y tá Ngọc là  một bạn gái của  bạn mình '-- nhưng thật ra, Đỗ giấu nhẹm chuyện từng  chung chăn gối phóng đãng với Ngọc. Khúc phim dĩ vãng lan tỏa mờ mịt tâm trí,  giờ này đang từ từ quay  lại từng khúc phim si mê  của một thời đã qua.

Một buổi sáng đi uống cà phê ở nhà hàng Việt Mỹ có Ngọc, Cận, Phát và Đỗ.
 Ngọc, y tá một bệnh viện ở Cần Thơ,  cứ mỗi lần về Saigon, cô thường ngủ lại nhà bà con ở Vườn Chuối, rồi gọi cho Cận, rủ đi chơi . Bộ ba Phát, Cận và  Đỗ thân nhau, thường đi cà- phê,cà- pháo với nhau, và, lần này rủ cả Ngọc đi chung.  Ngọc, cô gái duyên dáng, tình tứ mặn, lại đa tình, biết gợi ý cho đàn ông biết điều gì nàng muốn.  Uống cà -phê xong, nàng nói với Cận sao đó, rồi Cận nói với Đỗ,

"Anh chở Ngọc về nhà bà con cô ấy nhé, còn tôi ngồi sau xe của Phát, Và, chờ bữa nào Phát làm xong lệnh di chuyển đi Cần thơ, thì anh nhớ đến đón cô ta giùm tôi.  Máy bay đi miền tây bay sớm lắm, hay là anh Đỗ biết nhà rồi, thì ra đón cô ấy vào phi trường là tiện nhất." --- " Được rồi, bây giờ đi Cần thơ chưa đầy 200 cây số, cũng phải đi máy bay cho an toàn,  đúng ra đi xe hơi là sướng nhất, không phải lích -ca, lích- kích, dậy sớm, đi vào phi trường,  tới trễ lại bị cho ở  lại. Tôi nói thế là nói với người ở ngoài phi trường thôi --  mà chuyến bay, vào lúc mấy giờ sáng "...  nói xong Đỗ quay sang Phát. Anh chàng sĩ quan Không quân, chuyên viên cấp lệnh di chuyển trả lời, ---" 5 giờ sáng, ông ơi, mà phải đến từ 4 giờ 30, làm thủ tục ở Trạm Hàng không Quân sự,  à này,  cô Ngọc có dậy sớm nổi không , lại l"ỉnh- ca lỉnh- kỉnh" đi vào phi trường- -hay là, vào trong nhà anh Đỗ ngủ thì đỡ lập cập hơn. "

Nghe Phát nói, Cận quay sang Ngọc, "--- Cô có chịu ngủ nhờ không -  cười cười-  để tôi với chị Khuê cho ngủ nhờ nhé."  Ngọc gật đầu, Phát nói với Cận,  "--- Anh vào gặp chị Khuê xin cho cô Ngọc ngủ nhờ là hay nhất, tránh cho anh Đỗ ở vào tình thế khó xử. "

 Ngọc ngồi phía sau xe gắn máy rất tự nhiên; ngồi sát vào Đỗ -- bộ ngực tròn nẩy nở chà sát lưng, gây cho anh cảm giác nhột nhạt.  Anh phóng nhanh hơn, thắng gấp, thì bộ ngực càng chà sát mạnh hơn. Và, Ngọc vỗ vai, nhoai thân,  đưa mặt ra phía trước, nói vời Đỗ, " --- Có khi nào anh lái xe chở chị ấy cũng thắng gấp như vậy 'hôn',  chạm vào da thịt anh, người em muốn bủn rủn hết đây nè !"

Đỗ không trả lời thẳng vào câu hỏi, nhưng, lòng cũng  bủn rủn. Đỗ không biết rằng tình bạn của Ngọc đối với Cận ra sao, anh nghĩ thầm: giá bị nàng cám dỗ thì khó cưỡng nổi . Ngọc lại nỉ non,

"... Nghe nói Không quân các anh có một quán cà-phê thơ mộng 'Mây 4 phương trời' , tối nay có thể đưa đến đó cho biết nghe 'cưng' ? "

Đỗ gật đầu, thì đúng lúc đó, Ngọc ra hiệu dừng xe trước cửa nhà bà con,  vẫy tay, hẹn anh đến đón vào lúc 8 giờ tối.


                                                                      ***

Phóng khách nhà Đỗ, ngoài bộ sa lông, bàn ăn, giường ngủ cá nhân, tủ sách khá lớn, sách đóng bìa gáy da mạ chữ vàng-  tác phẩm của chính nhà văn và bạn bè văn chương thân tặng.  Phòng trong kê 2 giường lớn, một giường cho bà chị vợ ngủ, nay bà đã dọn đi chỗ khác --  còn giường lớn phía trong cùng của vợ con anh.  Khuê bảo chồng," Anh dể cô Ngọc ngủ giường cá nhân ở phòng khách , em nói vậy, anh thấy có được không ?"

Đỗ đã sắp đặt trước việc này, khi Ngọc và anh ngồi trong quán 'Mây 4 phương trời' - khi 2 người ngồi đối diện nhau, chân nàng ở dưới bàn đã đặt chồng lên chân anh, như có y thỏa thuận ngầm. Và, ngồi trên bàn, Ngọc đã ngả đầu vào vai Đỗ, cả hai chỉ chờ trời chóng tối , có cơ hội thuận tiện gần nhau . Đỗ trả lời vợ,
 " Anh ngủ ngoài tiện hơn, đêm trực chiến xong về nhà, không làm ai mất ngủ. Cô Ngọc ngủ ở giường bác hư là tiện nhất, em ạ." ---" Em chỉ ngại đêm khuya con khóc, cô ấy mất ngủ thôi." --" Tốt nhất, em hãy hỏi ý kiến cô ấy nhé." 

Sau cùng,  Ngọc đã chọn ngủ ở giường trong nhà, và, cho biết rất dễ ngủ, đặt mình xuống là ngủ ngay. " - -Em là y tá mà chị, em ngủ trực bệnh viện thường xuyên quen rồi."


                                             hình ở hàng thứ 2: 
                                           -  PHÁT ( bên trái, ngoài cùng) -- (nay quốc tịch Mỹ: PHAT NGUYEN)
                                                                 (tư liệu ảnh: Tp.)

                                                                                                 ***

Đỗ bừng tỉnh, nghe cô y tá trực bệnh viện Biên Hòa trả lới, khi Đỗ tới tìm Ngọc, "Chàng phi công ơi, bữa nay cô Ngọc không có ở đây, hình như cô ấy ,và. đưa bé trai về Saigon rồi."  

Đỗ nhớ lại ngay chuyện đêm nào Ngọc ngủ nhờ trong nhà Đỗ, để sáng  tinh mơ hôm sau,  Đỗ chở cô ấy ra Air Terminal bay về Cần Thơ.    Lúc gần sáng, Đỗ đang mơ màng, có người đánh thức, bịt miệng anh. Rồi những nụ hôn tới tấp, vòng ôm da diết,  để lại hậu quả, sau đó, Ngọc sinh được một bé trai rất kháu khỉnh.  

Có lần Cận đưa cho xem  chân dung ảnh đứa bé,ảnh nhỏ xíu, khổ 3 x 4, nói là con trai Ngọc. Từ đấy, hình như cô Ngọc không còn  liên lạc thường xuyên với Cận,  Và Cận, vốn bản tính ít nói, thâm trầm, nên  Đỗ cũng không tiện hỏi , liệu Cận  có biết chuyện tình tay 3 ba đến mức độ nào ?

 Đưá bé rất kháu khỉnh ấy, Cận cho biết tên bé, ghi bằng bút chì : ' bé Nghĩa thôi nôi' .


                                                                           ***

Ở Biên Hòa, nghe đài BBC loan tin: " buổi chiều  gần tối  ngày ..., ở Phan Rang đã thất thủ, phi trường đã lọt vào tay VC."

  Đỗ bàng hoàng, nhưng lại cho đây là một dịp may hiếm hoi đối  với bản thân anh có mặt ở Biên Hòa.   Giờ này, ở Saigon, vợ anh không thấy chồng về,  xem  truyền hình, nghe đài loan tin Phan Rang thất thủ, tướng tiền phương Nguyễn vĩnh Nghi bị bắt tại trận, hẳn lo âu không ít-  khi Khuê không biết tin tức Đỗ đi Phan Rang sáng nay. .

Còn Đỗ,  đang bước vào một quán ăn, gọi món ăn hợp khẩu vị, gọi kèm một ly cà- phê đen pha đậm đặc, hút điếu thuốc lá Lucky Strike- như tự ban thưởng bản thân đã thoát hiểm. Ăn uống xong, anh  tìm tới phi đoàn trực thăng H34, tìm phi công Đào- Vũ- Anh- Hùng, để xin tá túc một đêm. Nhìn thấy cảnh mai bạc lẻ loi trên mũ ca-lô của chàng  này hồi nào không biết nữa. Khuôn mặt Hùng đen xám, nỗi lo âu hằn lên nét mặt khắc khổ, gò má xương xương gầy guộc, thịt chỉ còn dính vào da.  Chẳng nói với nhau được nhiều chuyện, thở dài, rồi mỗi người tự tìm quên trong giấc ngủ vùi.


                                                                         ***

Buổi chiều tà ngày 28 tháng 4, 1975, thật không dễ quên.  Bởi từ xa vọng lại hồi còi hụ báo động liên hồi, Đỗ buông tờ báo 'Chính Luận' đọc dang dở, chạy ra phía ngoài nghe ngóng tin tức.  Thì được biết phi trường Tân sơn nhất bị 3 chiếc A37 ném bom tơi tả.  Anh lính  phòng thủ phụ trách trông coi súng phòng không, lại không về kịp, trở về chậm đôi ba phút gì đó, phi trường  bị  trận mưa bom của chính máy bay nhà không kích.

Đỗ và vợ đã đồng ý với nhau, ngay từ đêm nay, mỗi khi  cơm tối xong. phải đưa ngay 5 con nhỏ xuống hầm ngủ trước.  Ngoài đường, xe cộ nườm nượp chở va-li, đồ đạc ra AirTerminal để thoát thân ra nước ngoài.  Xe hơi, xe gắn máy, xe Vespabị ném bỏ, vứt tứ tung ở lề đường, ngay gần phi đạo, nhiều thật nhiều, hằng hà sa số.   Nhưng chiếc xe đầy tớ đã hoàn thành nhiệm vụ đối với chủ nhân  bay xa, còn chúng nó thì ở lại với quệ hương đất nước.

Cô Hòa, nhân viên  sở Mỹ,ở sát cạnh nhà 3989/ 5, chạy sang báo tin cho vợ anh,
Khuê : "hãy chuẩn bị va-li , thế nào khuya này cũng phải đi thôi".

Những cơn mưa pháo kích đã giội vào sân bay không ngớt, không chỉ còn là đôi ba tiếng 'oành oành'  như trước, bây giờ phi trường mù mịt khói,  điếc tai bởi hỏa tiễn pháo kích từ ngoài vào không ngớt.  Những đám cháy lớn, máy bay bị trúng hỏa tiễn, tạo thành  cột khói đen  toả ngút bầu trời. Tiếng gọi nhau ới ới  "mau mau đi thôi"  từ phía xa vang vọng lại.

Vợ chồng Đỗ bàn nhau, giờ này đi ra cũng chết, thà nằm lại đây để chờ, thì may ra còn sống sót. Khuya đêm, nghe tiếng cô Hòa, vợ chuẩn úy Tiên, gọi, báo tin,

" Chị Khuê ơi, máy bay Galaxy không thể đáp xuống được nữa rồi. Nếu ai tìm được phương tiện riêng nào thích hợp thì cứ tách mà đi. "

Chưa bao giờ hoả tiễn pháo vào sân bay Tân sơn nhất lại nhiều, và liên tục như đêm hôm 28. " Nữ quân nhân trở thành heo quay hết rồi",  một trái pháo trúng khu nhà ở nữ quân nhân gần bộ Tư lệnh KQ.  Quân cảnh gác ở 2 cổng Phi Long, Phi Hùng,  không thể kiểm soát người đi ra, chỉ khống chế gắt gao đối với người đi vào  sân bay.   Nhiều người đi vào, nhìn thấy họ đi ra, lấy làm ngạc nhiên.

Vợ chồng Đỗ biết vậy, vẫn trực chỉ ra ngoài phố, nơi bà chị họ ở 13 Trần khắc Chân, Tân Định. Khi đến cầu Kiệu, một cảnh sát đi ra giữa đường, giang tay cản lại, Đỗ  ngạc nhiên sao giờ này còn chuyện lạ lùng này . Anh cảnh sát cười cười , vẻ thân thiện, chỉ muốn dò hỏi tin tức trong phi trường ra sao, vì Đỗ mặc quân phục Không quân chở vợ +à 5 con trên chiếc xe gắn máy Honda.

" Sao Sếp lại chở cả gia đình ra ngoài, mà không ở lại để đi ?  Tôi xin lỗi Sếp, sao Sếp dại thế, người ta muốn vào phi trường để đi thì không vào được, còn Sếp cùng gia đình lại đi ra.  Sếp cứ ở trong đó, hết pháo kích  xong, thì máy bay cất cánh  là đi thoát thôi . ".

Đỗ gõ cửa nhà số 13 Trần khắc Chân,  nữ chủ nhân đi ra, nhìn thấy đại gia đình cô em họ, khiến bà chị họ của  Khuê nhạc nhiên không ít, nhưng vẫn có lời an ủi,
 " Cô chú, các cháu vào nhà đi, dọn vào phòng trong,  trải chiếu ra ngủ, nấu
 ăn , và cứ tạm coi nhà chị là nhà của các em vậy."

                                                     từ trên xuống:
                                                                   hàng thứ 1:  
                                               - vợ chồng+ 3 trai+ 2 gái   (chụp trước 30-4-1975)
                                              -  tác giả + thứ nam Nhị Khê- ảnh chụp ở nhà, trong Khu
                                                         Gia binh Không quân Tân sơn nhất 1969.
                                                                   hàng thứ 2:
                                              - Thế Phong 25 tuổi (đeo kính) chụp với Nguyễn tiến Sơn.
                              -  vợ chồng trưởng nam  Đỗ Khê + Anna Ton, trong ngày cưới
                                                                           (chụp ở Houston)
            
                                                                  
                                                                         ***

Buổi chiều 29 tháng 4, một buổi chiều đáng nhớ, cũng rất khó quên như chiều tối ngày 28 tháng 4 -  3 chiếc A37 giội bom xuống Tân sơn nhất. Nhà hàng xóm kế bênnhà bà chị họ, số nhà 11 Trần khắc Chân dọn va-li,để di tản bằng tàu thủy ở bến Bạch Đằng.

Khuê nhìn họ ra đi, quay lại nhìn chồng, nói bâng quơ,

" Hai vợ chồng chỉ còn vài ngàn đồng tiền việt trong túi, một đô-la cũng không. Vậy thì có ra đi, ở giữa đàng, 5 đứa con kêu đói, thì lấy cái gì cho nó ăn đây.---"  Đúng thế,  thôi đành vậy"- người chồng trả lời.


                                                                         ***

Buổi trưa ngày 30 tháng 4, một buổi thời tiết đẹp, nắng hanh vàng chan hòa ngoài phố xá.  Và , tử chiếc radio phát ra vào lúc 11 giờ trưa, đài Phát thanh Saigon loan tin: binh sĩ Việt nam Cộng Hòa hãy buông súng xuống-  lời  đại tướng thất trận Dương văn Minh lắp bắp, giọng rụt rè, khiến Đỗ có cảm tưởng ông này ấp úng đọc lời hiệu triệu .

Tiếp đến, tiếng động cơ máy bay phản lực F5 rít trên bầu trời Saigon, Đỗ nhìn lên, 3 chiếc bay vềhướng sang Thái lan, như gửi lời vĩnh biệt Saigon .

 Đỗ quay vào nhà, Khuê đưa tiền cho chồng, dặn  đi mua mấy ổ bánh mì cho đưa con nhỏ  mếu máo, " con đói  bụng mẹ ơi !".

    SAIGON 2003.  
  thế phong



 -----------------------------------
 HỠI LINH HỒN TÔI/ THẾPHONG
 Saigon  2003
-----------------------------------


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ