Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

'Kịch tượng trưng+ văn phi lý không lý do trong văn chương hôm nay' / Thế Phong -- blog tản mạn văn chương/ thế phong

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016


kịch tượng trưng + văn phi lý không lý do trong văn chương hôm nay / bài viết: thế phong (tản mạn văn chương / thế phong/ sưu tập bài viết từ 1952- 1975 )

tản mạn văn chương/  thếphong
(sưu tập bài viết từ 1952- 1975)


                        kch tưng trưn+ văn phi lý                       khônlý do tronvăn chương hônay *
                                                               thế phong

                                                       mặc đỗ [ i.e. đỗ quang bình 1920- 2015?)
                                                                                                         (ảnh thời trẻ: internet)

                                                nhà văn kiêm kịch tác gia vũ khắc khoan 1917-1986)
                                                                                                          (ảnh: internet)

                                                           nghiêm xuân hồng  [1920- 2000]
                                                                                                                 (ảnh: internet)

Mặc Đỗ cộng tác với thầy học cũ, chủ soái Hàn Thuyên, Nguyễn đức Quỳnh, thành lập nhà xuất bản Quan điểm (loại mới); với thành phần: Vũ khắc Khoan, Nghiêm xuân Hồng, Tạ văn Nho, Vương văn Quảng, Trần Văn . (không có 2 người cũ trongQuan điểmnhà văn Chấn Phong + luật sư Nguyễn hữu Thống.(bút danh Nhuệ Hồng).

Tạ văn Nho, Vương văn Quảng, Trần Văn, Nghiêm xuân Hồng đều là kỹ sư canh nông (trừ luật sư Nghiêm xuân Hồng) -- chỉ một Vũ khắc Khoan là nhà văn + nhà viết kịch, tác giả 'Thằng Cuội''Giao thừa' ... từng đạo diễn vở kịch, diễn bởi Sông Hồng kịch xã ở Hànội trước 1954. 

 nhưng khả năng viết kịch, nói chung ; bố cục vở kịch lỏng lẻo, chưa phát huy được hết khả năng diễn; tác giả chỉ là kịch sĩ có máu me; chưa dễ gì tạo được một phong trào kịch diễn xôm tụ.   Rốt cuộc, bình diện kịch, nói chung; thì vẫn chỉ là con số không to tướng của những ngày Pháp chiếm đóng Hànội; từ những năm 1954 về trước, cho tới nay kéo dài ở miền Nam; cũng không khác hơn.

Tất cả những vở kịch đã đăng báo; hầu hết được gọi là 'kịch tượng trưng', ( tôi bỏ qua một số vở kịch đặt hàng, tuyên truyền hạ cấp); thì kịch tương trưng ấy chỉ có tên gọi cho 'oai'; không có thực chất.  Đã gọi là kịch; tức hành động, thái độ, tình cảm con người phải được diễn sống động như đời thường. (ít nhất cũng phải vậy).  Người đi xem kịch muốn được thông cảm với sân-khấu- đời, qua kịch đang diễn trên sân khấu -- ấy thế mà; kịch tượng trưng diễn, chẳng có mẫu người diễn tả hành động, khiến người xem kịch như đang phải đọc sách tư tưởng, luận thuyết  (mà là thứ luận thuyết ba vạ, chắp vá tư tưởng vụn vặt) -- hẳn là chỉ tạo cho người xem kịch chán nản, mệt óc gấp đôi.  

Sự xuất hiện kịch tượng trưng là biểu hiện sự đi xuống của sự hạn chế tư tưởng phát huy; ngăn chặn tự do sáng tạo.  Tâm trạng người sáng tác bị lâm vào tình trạng bế tắc, đành phải kiếm đủ mọi cách để lồng tư tưởng vào kịch tượng trưng( xem thế này mà hiểu được cách khác.)  

Trong văn chương còn có một loại tiểu thuyết vị lai; ấy là, Anatole France viết 'Thế giới vị lai' xảy ra vào năm 2270.  Tôi được đọc vở kịch này, qua bản dịch nhà văn Dương Tử Giang.
 ( xuất bản ở Saigon, không thấy ghi ngày, tháng, năm xuất bản sách.) 

 Vở kịch 'Thế giới vị lai'/ Anatole France đưa ra, có bối cảnh như tiểu thuyết dã sử, nói về thế giới cũ xưa; nhưng, nội dung lại thấy rõ là sự việc đang diễn ra ở hiện tại.  Cũng tương tự như Liêu trai/ Bồ Tùng Linh; tác giả viết khoảng 400 chuyện liêu trai khác nhau; đưa hoạt cảnh thế giới xưa cũ vào sách --  việc trước tác không phải 'chuyện nói chơi, tào lao, phiêu lưu, mờ mờ nhân ảnh' -- tác giả đưa ra cho người đọc thấy được cảnh chán ghét xã hội bất công, đạo lạc, thối nát, ê chề; quan chẳng ra quan, vua chẳng là vua.  Nói mỉa mai như Tú Xương, " sao được cho ra cái giống người..." . Cảnh hiếp đáp, ăn trên ngồi chốc kia; khiến Bồ Tùng Linh lui về ẩn nấp; tập trung sáng tác chuyện liêu trai thần kỳ; dễ mê hoặc lòng người; được lồng trong một khung cảnh chính trị thối nát của vua, quan Trung hoa; gọi là 'phúng thích chính trị'.  Mục đích chuyện liêu trai của Bồ Tùng Linh để răn đời; từ thư sinh, đàn bà, con gái, chồng vợ, quan quyền, vua, chúa, bậc vương giả, cả trọc phú đê tiện, biết cách sống'sao được cho ra cái giống người'!

Trở lại với kịch tượng trưng; thực chất đúng, là phải đưa ra được đề tài hẳn hoi; để thức tỉnh độc giả ; thì, 'Thằng Cuội''Giao thừa', 'Thành Cát Tư Hãn' của Vũ khắc Khoan; chưa làm được.  Vở kịch sau đã đăng tải trên tạp chí Kịch ảnh ( chủ nhiệm Quốc Phong/ Nguyễn văn Hanh); phải nói thật là' chưa  thành công'; nếu không muốn nói 'thât bạitoàn tập'.  Theo sự nhận định của tôi; tác giả mắc vào 2 khuyết điểm chính:

một là tác giả thiếu nhận xét nội tâm nhân vật kịch, hiện đang sống trong hòan cảnh xã hội có tính cách khuyên răn, đả phá, hướng dẫn ...  Vở kịch trình bày chưa thích ứng với rung cảm, suy tưởng của nhân vật, được gọi là kịch đưa lên sân khấu; cũng chưa thành công trong một vở kịch được gọi là thành công, có thể hấp dẫn người xem.  Nói vậy; ông chỉ trút được phần nào ẩn ức lặt vặt riêng tư cá nhân-- rồi tự mãn cho là ghê gớm, là điển hình , là sâu sắc, là nhân sĩ của xã hội để chống lại sự độc tài kiểu 'Thành Cát Tư Hãn'?

hai là: không chi thất bại, tác giả còn bị coi như thua sút về khả năng sáng tác kịch-- hình như Vũ khắc Khoan chưa thể là nhà biên kịch biết viết kịch tượng trưng để có thễ diễn được trện sân khấu -- dầu ông vẫn tự nhận là kịch sĩ đầu đàn của miền Nam.

Nói vậy, tôi muốn nhắc đến kịch tác gia Hoàng như Mai, với vở kịch Tiếng trống Hà hồi (TTHH)được chính ông làm đạo diễn trình làng vở kịch ấy ở Hà nội. ( trước 1954).  Vậy, tại sao Tiếng trống Hà hồi là vở kịch tượng trưng thành công ?

bởi lẽ, trung tâm bối cảnh vở kịch TTHH; là, khi Pháp đang thống trị một số tỉnh thành, trong đó có Hà nội-- ở đây, nghệ thuật kịch là viết theo dạng ôn cố tri tân;gợi cho người xem nhớ lại giai đoạn tướng Tàu Tôn sĩ Nghị đem quân tái chiếm thành Thăng Long. (Hànội trước).  Hai động tác chính yếu của xưa và nay, được Hoàng như Mai lồng vào trong Tiếng trống Hà hồi-- cho người xem có đủ tình tiết so sánh vối việc Tôn sĩ Nghị đem quân chiếm Thăng Long, giống hệt quân Pháp hiện tại. Ngưởi xem, người đọc nhận được ngay dã tâm cướp nước của Tàu, cũng như Tây; đều là quân xâm lăng. Thời ấy, vua bù nhìn Lê chiêu Thống thì chẳng khác chính phủ Quốc gia là bao.  Động tác nữa, phản ứng dân chúng phẫn uất, hướng về phe có chính nghĩa + sự chán chường đối với bọn nho sĩ an phận-- tất cả nghe tin quân Quang Trung đang ào ào sắp tiến chiếm Thăng long.  Những vai Đỗ Trần, Khóa Vũ chẳng khác gì lực lượng kháng chiến chủ lực từ bên ngoài đang sửa soạn tái chiếm Hà nội. Dân chúng trong thành đang chờ được giải phóng. Đời sống vật chất của dân chúng trong thành, tùy thuộc vào sự phố hợp của lực lượng Pháp+ chính phủ Quốc gia; nhưng tinh thần dân chúng trong vùng tạm chiếm đa số hướng về kháng chiến.

đợt cuối màn kịch mang tới kết luận: phần thắng tuộc về lực lượng có chính nghĩa, phần tử xâm lược bị dân chúng tẩy chay; tất phải chuốc sự thất bại toàn diện.  Vở kịch của Hoàng như Mai có một tác động vô cùng lớn lao cho loại kịch được gọi là kịch tượng trưng có luận đề, phản đề, tổng hợp.

  Và, Hoàng như Mai nắm được thực nghiệm chủ yếu (expérience cruciale/ danh từ Bacon), cung cấp cho người xem kịch biết hòa đồng với vở kịch đang được công diễn là một -- đó là sự thỏa thuận vô hình của người viết kịch được quyền hướng dẫn đoạn kết cho người xem kịch.  Trong TTHH, vua Quang Trung thắng 20 vạn quân Thanh ở Đống đa vào 5 Tết.

Sự thất bại; hay, chưa đạt thành công của bình diện kịch  miền Nam là  như vậy.  Không thể chối cãi; làm dở lại muốn được thừa nhận  hay. Chẳng riêng gì một Vũ khắc Khoan chịu chung số phận hẩm hiu, thất bại; đưa ông ra đây, chỉ là một điển hình làm cái mốc cho sự thất bại về loại kịch tượng trưng. Thế thôi! 

Trở về với vai trò nhà văn, đối với Vũ khắc Khoan; văn chương cũng tượng trưng như  những vở kịch được in thành sách; hoặc, đăng trên báo.

                                                thần tháp rùa vũ khắc khoan (ảnh: internet)


 Trong  tập truyệnThần tháp Rùa; chỉ một truyện Nhập Thiên thai,được coi là lối viết tượng trưng điển hình.  Tác giả mượn điển tích Lưu Nguyễn; mô tả sự hình thành giữa 2 phe Quốc và Cộng; cả 2 đều tranh đấu chống xâm lăng; dần dà dẫn tới phân hóa; phe làm mất thiên chức là người lại không phải là những người đứng chung hoàn cảnh chính trị với tác giả Vũ khắc Khoan.

 Tác giả kể chuyện phe đã sống với thần tiên; rồi chán cành thần tiên, Lưu Nguyễn bèn trở về quê hương -- rất tiếc, sự trở về đã quá muộn!  Bởi, Lưu Nguyễn chán cảnh sống chung cùng tiên nữ trên thiên đường; không có tình ngươi; không có sự mâu thuẫn cần kẻ làm người; không giống cách xử sự là người với nhau; dầu gian ác đi nữa, vẫn cần có. Cái tôi trong truyện được kể lại, mang nhiều điển hình cho người được coi người phe Quốc gia, đã chán thiên đường giả tạo của những người được coi như thần tiên kia, chẳng còn nhân bản tính.

  Lối viết tác giả già dặn, lập ý cao, văn biền ngẫu chau chuốt; chính điểm này tác giả mới đáng tự hào về một bản sắc  một nhà văn viết kịch mang tên: Vũ khắc Khoan hãnh tiến !

Bây giờ, bàn tới một nhà văn khác trong nhóm Quan điểm loại mới; đó là Mặc Đỗ. Tên thật Đỗ quang Bình, sinh 1920; từng học qua trung học Pasteur (Hà nội); mà thầy dạy sử, địa là Nguyễn đức Quỳnh .

 Tác giả Mặc Đỗ khởi sự viết văn từ bao giờ; không rõ -- nhưng từ 1950, bài viết ký tên Mặc Đỗ xuất hiện trên tạp chí Phổ thông, cơ quan Trường Luật Hà nội.  Ông di cư vào Nam, sau hiệp định Genève chia 2 đất nước; rồi cho xuất bản tiểu thuyếtBốn mươi, tiếp Siu cô nương -- ở đây chỉ bàn đến tiểu thuyết Bốn mươi

trước khi phân tách; cần nói qua về sinh hoạt, lập trường nhóm Quan điểm (loại mới)này. 

Một nhà văn trong nhóm này tuyên bố; 'tiểu tư sản tri thức ưu tiên' ; nhà văn ấy chẳng xa lạ gì; đó là thầy dạy sử, địa của  trường Pasteur xưa, từng là chủ bút tạp chí Văn mới,  nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, hiện đương kim chủ soái nhóm Đàm trường viễn kiến (subjectif visionnaire) ;kiêm cố vấn nhóm Quan điểm loại mới.-- đó là Nguyễn đức Quỳnh.

 phải, ông ta có phương danh Nguyễn đức Quỳnh (trước 1945);  từ 1950 là Hà việt Phương, tác giả Nhân bản mới đăng trên báo Đời mới/ Trần văn Ân);  hoài đồng vọng, tác giả ai có qua cầu , Quan điểm xuất bản năm 1957. (tên tác giả + tên sách đều không viết chữ hoa (bdc). 

ông này tuyên bố 'giã từ hẳn con người tả đối lập nhóm Hàn Thuyên tiền chiến; đề cao một giai cấp mà chẳng có giai cấp nào có thể thay thế được, đó là  giai cấp 'tiểu tư sản trí thức'. Cả hai mặt đấu tranh trực tiếp (cách mệnh), tích cực kiến thiết vĩnh cửu (triết học)  cho thế giới này, đều do lớp người tiểu tư sản trí thức tạo thành. 

                                                  nguyễn đức quỳnh  [1909 - saigon 1974]
                                                                                              (ảnh: báo người việt /usa)

 ngay cả chúa Giê-xu, Cakamouni, Karl Marx, Engels, Trostky, Oppeihemer... đều là tiểu tư sản trí thức cả. Vì; giai cấp tiểu tư sản, giai cấp đứng giữa 2 lớp người tư bản + vô sản-- chỉ một giai cấp tiểu tư sản trí thức mới hiểu rõ sinh hoạt vật chất, tinh thần; tư cách xử thế, siêu việt , thủ đoạn lọc lừa,  và , đứng trên 2 giai cấp, tư bản thống trị và vô sản bị áp bức.

 Có thể nói, không cần suy nghĩ; chính ông Nguyễn đức Quỳnh là người cầm cờ súy nhóm Quan điểm loại mới --  mà phe đệ tam lên án, là phe trung gian, (couche intermédiaire) đứng giữa vô sản+ tư bản.  Một khi tư bản bóc lột, họ đứng về phe vô sản tranh đấu đối với phe tư bản, có khi đứng về phe tư bản, để bóc lột vô sản. 

Đặt cơ sở lý luận cho nhóm, luật sư Nghiêm xuân Hồng, với  'Đi tìm một căn bản tư tưởng'
(cuốn sách này lấy tiêu đề bài tiểu luận của ông đã cho đăng trên tạp chí 'Phổ thông' ở Hà nội, trước năm 1954.)  Tạp chí Phổ thông lả cơ quan hội Ái hữu sinh viên Trường Luật Hà nội , xuất bản đâu đó, khoảng năm 1950. 

 Nhưng bài tiểu luận, thì chỉ tiêu đề là giá trị;  nôi dung lơ- tơ- mơ, nông cạn, vá víu đầu Ngô, mình Sở. 

 Sách 'Đi tìm một căn bản tư tưởng' xuất bản ở Saigon mới đây,  được cất bằng chất men mới, từ bộ óc siêu việt của Nguyễn đức Quỳnh  . Tác giả Nghiêm xuân Hồng ghi trên sách nhận thức quan; điều này không có gì sai -- bởi, cuốn sách đầu tiên của nhóm Quan điểm loại mới có mục đích đặt nền móng lý thuyết.

 cuốn sách điểm qua các lý thuyết có từ trước ,'tả hữu,'cực tả','cực hữu', rồi qua Aristote, Không Tử, Lão Tử, Hegel, Marx, Sartre ...-- tóm lại, những cơ sở triết học nào tạo cho con người hôm nay ; thì, còn phải chịu ảnh hưởng, để tồn sinh -- tất nhiên được đề cập, không thể bỏ sót.  Chưa thể căn cứ cuốn sách đầu tiên để khẳng định đường đi lối bước ; nhưng đại cương, người đọc có thể hiểu được lập luận người viết 'phản đề' có hệ thống, tránh được  sự ôm đồm hiểu biết talage de connaissances), có chủ quan đãi lọc điều hiểu biết hòa nhập  chủ quan, lập luận; đưa ra minh chứng bênh vực hết lời 'nhân sinh quan tiểu tư sản trí thức  nhóm 'Quan điểm loại mới.'

Trở lại văn chương tiểu tư sản trí thức; ở đây, qua nhiều ý nghĩ tương phản. NhómQuan điểm loại mới đề cao tiểu tư sản trí thức  (lý luận như rất vững); nhưng trong tiểthuyết luận đề thì hỏng. (phản lại).  

 Từ đó luận ra; mới hiểu được rằng nhóm Hiện sinh/ J.P. Sartre đã thành công ghê gớm; từ lý luận đến hình tượng cuộc sống, qua tiểu thuyết, văn chương,lý luận của chính  Jean-Paul Sartre, đến Simone de Beauvoir ... 

 còn Mặc Đỗ nhóm Quan điểm loại mới; thì tiểu thuyết  dựa trên quan niệm phi lý/ Albert Camus,  đưa vào tiểu thuyết Bốn mươi. Phi lý phương Tây, có thể ví như sắc đẹp nàng Tây Thi phương Đông; nó khác hẳn sự vá víu của Mặc Đỗ; sự vá víu giống hệt mụ nhà quê ở Hồ nam (Trung hoa) làm dáng, bắt chước Tây Thi.  

thỉ khác gì giống quýt ở đất Giang nam (Trung hoa) trồng ở đất Giang nam; trái quýt có đủ điều kiện, từ thung thổ, khí hậu,hợp cho sự tăng trưởng tạo cho trái quýt ngọt--nhưng khi chuyển vùng, trồng ở Giang bắc, trái quýt chua. 

 thì phi lý / Albert Camus thể hiện trong tiểu thuyết L' Étranger, Le Malentendu, La Peste, La Chute, L'Exil et le Royaume, Le Mythe de Sisyphe ... đưa nhà văn lên đài danh vọng, đoạt  Nobel văn chương 1957.  Phi lý Camus không phải là phi lý của người dân nhược tiểu Việt nam (đang muốn vươn lên độc lập toàn diện), tất nhiên nhân sinh quan có khác xa với bối cảnh, nhân vật truyện Albert Camus. 

nước Pháp thịnh trị lâu đời; nhìn khía cạnh phi lý; đấy chẳng qua con người Camus có máu Ả rập, sống ở Bắc Phi;  nhìn thấy nơi sinh trưởng bị xử thiếu công bằng, giữa người và người (da trắng đè đầu bóp cổ dân da đen, khiến Camus đưa ra nhân vật phi lý là cần thiết, là thỏa đáng.  Sự lên án phi lý trong văn chương Camus; lên án bọn da trắng đàng điếm, tinh thần ê trệ; vật chất sung mãn; được nêu  thành nhân vật phi lý trong văn chương; và,  Camus bênh vực lập trường kháng chiến Algérie trong truyện ngắn L' Hôte; một truyện  viết rất hay,  ý nghĩa;  trong tập truyện L' Exil et le Royaume.

 theo Camus, nhiệm vụ con người đã tranh đấu, tất phải biết tù đày luôn ám ảnh;  và, con người phải biết chống đối. Albert Camus và Jean-Paul Sartre có phần giống nhau ở đây, về nhân sinh quan Vậy thì, tại sao Sartre phải dùng văn chương làm lợi khí để chống đối,  để lên án; vì lẽ  'thế giới này nhớp nhơ quá'.  (Cette laideur du monde, Sartre reste à l'affronter ' (2) .  Đó còn là mục đích 'luân lý của sinh tồn' (le but moral sartrien);  thể hiện trong một không gian; mà, không gian ấy là thành phố Bouville;từ khởi điểm  này đưa Sartre trở thành văn sĩ lừng danh; được giải Nobel văn chương,  lại từ chối không nhận.   Nên nhớ rằng Jean-Paul Sartre xuất bản cuốn truyện đầu tay rất muộn ; ở tuổi 31;  36 tuổi đã nổi tiếng như sóng cồn.  Cuốn truyện đầu tay tự-sự-kể La Nausée diễn đạt một đoạn đời sống tác giả rất thực, rất thành khẩn; khiến người đọc liên tưởng đến một nhà văn Nga khác, Pouckhine cũng nổi tiếng, khi viết cuốn Eugène Onéguine, là phản ảnh đời mình. (3).  

Trở lại tiểu thuyết sinh tồn của Sartre, còn là một thí nghiệm sống rất thực; và, rất cần thiết cho những ai muốn hiểu đời sống thực con người thế kỷ XX. Nói như nhà phê bình văn chương Pháp, R.M. Albérès : 'tiểu thuyết còn là nghệ thuật tạo tác nhiều bộ mặt; từ khiêu vũ, âm nhạc tới một  khúc ca hòa âm , nó sẽ bị ngụy tạo một khi tạo tác thảnh những hình ảnh lu mờ; hoặc tán thưởng qúa đà, vượt quá cảnh thực.' 

tôi nhấn mạnh thêm,  'thành khẩn diễn tả trong tiểu thuyết đã được đãi lọc theo chủ quan nhà văn.' 

Trở lại Le Mythe de Sisyphe/ Albert Camus; người ta cho đó là một thứ Prométhée? Vậy Prométhée là gì: chỉ là truyện thần thoại, trên định nghiã về định đề  sự rung cảm qua văn chương, được diễn tả về thế giới mà chúng ta đang sống trong thời đại này.  Đặc điểm chính l:  cái động cơ rung cảm bén nhạy  sự tưởng tượng phong phú của con người. Cũng chẳng khác gì, người ta đạt khung cảnh môt câu chuyện vào một thế giới khác.  Có thể là thế giới thần tiên không giống thế giới chúng ta; ở đó phát sinh rung cảm phi lý; nhưng người ta tin được kết quả lượm được là càm quan bất biến.  Vậy ý nghĩ suy luận của Camus là phi lý có đối tượng nào? Tại sao ông ta lên án phí lý?  Thì đây; phi lý bắt nguồn từ liên tưởng mượn của triết gia Nga, Chestov (4).

Và; nhà văn  của VNCH cũng lao đầu vào sự bắt chước phi lý văn chương phương Tây; thì tất nhiên là đã sang tay đến 2, 3 lần; tất nhiên l thiếu chính thống+ căn bản sự sống cần phải có; lại thiếu cả sự đồng cảnh,để tạo ra sự phi lý cần thiết ; nên điều làm dáng vay mượn kia, chỉ là sự chắp vá vụng về, sai lạc. 

 Phi lý Albert Camus như tôi vừa phân tích trên kia có ly do; gỉa thiết  phi lý Camus không có lý do đi nữa  tạm gọi l'absurde non de cause); thì ,sự phi lý kia Camus chẳng hề hấn gì. Bởi :  con người đã trải qua ý thức làm người đúng nghĩa làm người; sống có tự do, hợp pháp với một tập hợp chung tiếng nói, phong tục, tập quán.  Thí dụ " họ có ý nghĩ viển vông đi nữa; thì,phi lý không lý do kia phát sinh ý tưởng chán chường; cũng chẳng hại gì-- mà còn là sự bồi bổ  tốt cho một khía cạnh mới của triết lý sống thêm đa diện, đa chiều, càng phong phú hơn mà thôi".

Nhưng ở Việt nam vừa trải qua 1 trăm năm bị Tây thống trị; và, trước đó nghìn năm nô lệ Tàu .  Vậy thì, con người được sinh ra trong một nước bị mất chủ quyền; thân phận nô lệ kia chưa làm đủ bổn phận con người cùng đồng chủng bước tới con đường tự do, no ấm, công bình -- chưa thực hiện được như vậy -- sao người được gọi là trí thức tiến bộ, văn nghệ sĩ có ý thức tự do, đã vội mờ mắt sao chép, mô phỏng sự phí lý không lý do, chán chường vô ý thức từ văn chương phương Tây, đưa vào tác phẩm văn chương viễn mơ; vậy , sao được gọi là 'văn chương chủ quan viễn kiến?' (subjectif visionnaire / Nguyễn đức Quỳnh).

Điều mà tôi dẫn giải về văn chương phi lý phương Tây trên kia; chỉ để làm sáng tỏ'văn phi lý không lý do' của 2 ông Mặc Đỗ+ Thanh Tâm Tuyền, tác giả 2 tiểu thuyết:Bốn mươi  và Bếp lửa.



                                                         bốn mươi/ mặc đỗ    (ảnh: internet)


                                                                              tôi không còn cô độc/ thanh tâm tuyền  ( ảnh: internet)


Truyện Bếp lửa/ Thanh Tâm Tuyền mô phỏng, sao chép tệ hại từ văn chương phí lý phương Tây; đưa vào nhân vật tiểu thuyết, kiểu đầu Ngô, mình Sở, da vàng, mũi tẹt lại tưởng  da trắng, mũi dọc dừa, đang sống ở thị thành Âu, Mỹ.  Càng không thể biện minh; đấy chỉ là mượn ý liên tưởng, để tạo ra một tác phẩm Việtnam 100%; như Le Cid/ Corneille lấy đà Los Mocedades del Cil / Guillen de Castro; hoặc, gần hơn là từ Thanh Tâm tài nhân đến Truyện Kiều/ Nguyễn Du; chẳng hạn thế.

Còn Mặc Đỗ tả nhân vật truyện trong tiểu thuyết Bốn mươi, con nhà giàu, gia thế, có bạn gái tên Jacqueline; ở tuổi 'tứ thập nhi bất hoặc', mới 40, đã bày vẽ cảnh tiệc hưởng 'thượng thọ', đùa giỡn sa hoa, ăn chơi trác táng, phóng túng-- như vậy là đúng cách sống  một trí thức biết sống -- khi đất nước nhân vật truyện trong Bốn mươi là quốc gia bị thống trị. mất chủ quyền; dân chúng đầu tắt mặt tối tranh đấu tồn vong cho xứ sở, cho đời sống khá hơn, cơm áo thiếu, nghèo đói, bệnh tật đe dọa, tử vong lơ lửng trên đầu, mỗi khi ngẩng mặt. 

 vậy; còn có nhân vật tiểu thuyết người Việtnam trí thức trong truyện của mấy tay khóc mướn, thương vay; tự chuốc sự chán chường bản thân; bởi cơm đã quá no, dửng mỡ  đang toát ra, bèn kiếm sự đàng điếm, gái, trai để giải khuây; rồi, nốc rượu, hét lớn: ' xã hội này phi lý, hư không, tất cả hư không'. 

vây thứ văn chương phí lý 'dởm' này, có phải sản phẩm tinh thần đầu độc thanh niên, 'như hãy quên đi hoàn cảnh xã hội này, cứ ăn chơi, đàng điếm thỏa thích' -- có khác gì ở thời Pháp thuộc, thanh niên được lùa vào ăn chơi trác táng, tham gia phong trào thể thao kiểu Ducroy(?),uống rượu phông-ten, hút thuốc phiện, chơi gái; để quên đi sự chống đối, sự nổi loạn đối chính phủ Bảo hộ. 

Tôi có cảm tưởng như vậy, khi đọc Bốn mươi của ông Mặc Đỗ; bởi lẽ, ông chỉ khai thác cảnh sa đọa, nhơ nhớp bọn trí thức đi vào con đường đàng điếm; quên trách nhiệm với đất nước suy vong; chẳng khác gì xưa thời Pháp thuộc, khai thác mặt tiêu cực, đẩy thanh niên, trí thức vao đường tự hủy hoại; như chúng tôi vừa phân tích ở trên.  

Với ông Thanh Tâm Tuyền, chàng thanh niên vừa lớn lên, chưa kịp tham gia kháng chiến; lúc đó chỉ là một chú bé (sinh 1936) vùng Atêka (an toàn khu); không tham gia, làm em bé Vệ quốc Em; hoặc, liên lạc viên; khi toàn dân đang chống Tây thuộc lần thứ 2 trên đất nước này.   Lớn lên, học hành ở đô thị, gặp cảnh sống ê chề của dân vùng Tề do Pháp cai trị;  chàng ta bị dồn nén mặc cảm; dùng văn chương làm dáng ,từ bản thân tranh đấu.  Nhân vật làm cách mạng của TTTuyền trong truyện  Bếp lửa là một thứ' cách mạng sa-lông' ' trên không răng, dưới không 'rế' .



                                                                                thanh tâm tuyến [ i.e dzư văn tâm 1936- 2006]
                                                                                                  ( courtesy photo of gio-o.com)


    Cái gọi là 'sáng tạo thơ tự do + tư duy mới, ý thức hệ mới'; qua thi phẩm Tôi không còn cô độc/ Thanh Tâm Tuyền (Saigon 1956) đúng ra, là sự chắp vá vụng về, non nớt, thoát dịch ý tứ, ngôn từ thơ Eluard, Aragon ... + thêm tính chất kỳ bí, hóc hiểm của Surréalisme, Dadaisime, Lettrisme tổng hợp thành' thơ tự do Thanh Tâm Tuyền'.   Tác giả làm ra vẻ bi quan, chán chường, làm dáng tranh đấu, tưởng niệm anh hùng, chiến đấu như  F.Lorca với khẩu súng, chạy ra ngã 4 đường, hô hoán, bắn sối sả vào đám đông + một chút hơi hướng tranh đấu tả phái kiều Aragon+ tí ti hơi thơ F. Picabia + chút làm cách mạng kiểu Thằng Kình/ Nguyễn đức Quỳnh.

 sản phẩm thi ca được gọi là văn chương mở đầu thơ tự do ấy, không phát sinh từ rung cảm chính bản thân có; thì, dầu có làm dáng đến đâu, cũng không thể lừa được hết mọi người ở thời đại này, cũng như thời đại khác. Tự phong bản thân'hoàng đế thơ tự do'; rồi  tự chối từ ' không muốn được gọi là  thi sĩ, '  hoặc, 'hãy vứt sách ta ra ngoài cửa sổ'...-- thì,   lời tuyên ngôn 'cuội' của TTTuyền chỉ bịp được ai chưa đọc Les Nourritures terrestres/ André Gide ; bởi nhân vật truyện, Gide từng hô hào ' bạn đọc sách của ta xong, bạn hãy vứt ra cửa sổ'

thêm vây cánh, một luật sư trong nhóm Sáng tạo, có thơ tự do đăng trên tạp chí Sáng tạo, nhưng thật ra thơ lại không phải của anh ta [Trần thanh Hiệp].  Nhà lý luận 'cuội' này cũng tập tành  hô hoán' hãy phủ nhận văn chương tiền chiến Tự lực văn đoàn' ;bởi, văn chương ấy đã lỗi thời rồi; thời đại mới phải tin vào văn thơ thời hậu chiến. Hãy đọc vài câu thơ của Trần thanh Hiệp, được gọi là' thơ tự do' nhómSáng tạo:

                                      Cửa sổ
                                                  Cửa sổ
                                                               Cửa sổ...   (TRẦN THANH HIỆP)

                                                             

thì mấy chục năm,  trước  Trần thanh Hiệp, đã có thi sĩ Aragon, phu quân nữ thi sĩ Elsa Triolet, từng viết:

                                           Persienne
                                                        perisenne
                                                                          persienne....   (ARAGON)
                                                                                                                                                   Câu châm ngôn trên đầu tập thơ Tôi không còn cô độc/ Thanh Tâm Tuyền là của André Gide; còn thơtự do của nhà lý luận Trần thanh Hiệp là 'đạo thơ'Aragon. Vậy thì; thơ không phải là rung cảm thật của chính quí vị; làm sao có thể tin 'ý thơ trong sáng , tư tưởng siêu quần, thơ tự do mới thời hậu chiến? ' Hóa ra, nếu  ông TTTuyền không là' hoàng đế thi ca'; thì cũng không thể xếp vào loại bon versificateur được, vì versificateur đâu có phải toàn là những 'tên thợ thơ ăn cắp'

(...) - tạm lược bỏ một đoạn . (TP)

Nhìn lại thử nghiệm  của người làm văn chương miền Nam (VNCH) mượn phi lý  phương tây; chúng tôi nhớ đến ở thời tiền chiến, có nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Ông Nguyễn xuân Sanh với bài Người Xuân chẳng hạn.  Được gọi là thơ, nhưng là thơ bí hiểm, thơ tắc tị kiểu Dadaisme, Lettrisme+ một chút Surréalisme.  Một bài thơ ra đời, kèm theo một bài bình thơ để giải thích thơ. Như có lần; tôi viết về nhóm này,

 " ... Thơ  Nguyễn xuân Sanh phải có Đinh gia Trinh đi bên cạnh để giải thích cái hay, cái đẹp tới bao nhiêu lần; mà, người đọc vẫn chưa thông cảm nổi; tôi muốn nói rằng đó là 'thơ chưa đạt được nghệ thuật'.  Thơ Nguyễn xuân Sanh không phải là chất thơ lịch lãm như Đoàn phú Tứ; cao hơn, thì đó là lối thơ 'bạch nga Nguyễn Vỹ'.  Thời kháng chiến, Nguyễn xuân Sanh không còn làm lối thơ 'hũ nút' kia nữa; ông quay sang làm thơ lục bát .( đó là bài' 'Làng nghẹt trong rừng đêm'). Như tôi từng nói, thời tiền chiến, ông Nguyễn xuân Sanh là một bài thơ, thì có một bài bình thơ của Đinh gia Trinh đi kèm, để giải thích' cái được gọi là hay trong thơ Nguyễn xuân Sanh; rồi  tới lượt Diệu Anh tiếp tục vấn đề ' điệu cảm'trong thơ của Xuân Thu nhã tập'. . Vẫn chẳng ai hiểu thêm được ' cái hay thật trong thơ Nguyễn xuân Sanh'.  Hỡi ôi ! (5).

(...) tạm lược  thêm 4 dòng cuối bài. (TP)

  thế phong

 ---
(*)  bài này đã đăng trên bán nguyệt san Giáo dục phổ thông ( Saigon), số 56 ra ngày 1 tháng 3 năm 1960. ( chủ nhiệm: Phạm quang Lộc).
(1) Conscience de l' Absurde hay là Philosophie de l'Absurde ,đều được cả. 
(2) La Révolte des Écrivains d' Aujourd' hui/ R.M. Albérès, nxb Corrêa/ Paris 1949.
(30  muốn hiểu rõ hơn tại sao Pouckine lại tạo được cho riêng mình ' một trường phái lãng mạn' do sự cấu tạo chủ yếu từ vốn sống bản thân' -- xin đọc thêm cuốn Textes philosophiques / Biélinski ( nxb Ngoại văn Mạc tư khoa/ Ed en langue étrangères , Moscou 1950 ( trang 267 đến 351). 
(4) Léon Chestov (1886-1938) triết gia Nga chủ trương thuyết Irrationalisme, triết thuyết này coi lý luận chỉ là thứ yếu trong phạm vi hoạt động tinh thần. (opposé de la pensée rationelle).  tác phẩm chính: L' Apothéose du Monde-fondé. Có thể xem thêm triết gia này trong Histoire de la philosophique russe/ N.P. Lossi ( nxb Payot, Paris 1954).
(5) Lược sử văn nghệ Việt nam/ Nhà văn tiền chiến 1930- 1945/ Thế Phong ( nxb Vàng son, Saigon tái bản  1974). 

(trích lại từ TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG( tiểu luận viết từ 1952 đến 1975)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ