ĐỖ QUÝ TOÀN - TƯỞNG NHỚ NGUYỄN ĐỨC QUỲNH-- Blog Nguyễn Trọng Tạo ( Hà Nội)
Đỗ Quý Toàn – Tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh
Đỗ Quý Toàn – Tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh
ĐỖ QUÝ TOÀN
Nói về văn nghệ miền Nam từ 1954 đến 1975, thời Việt Nam Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu ít nói đến Nguyễn Đức Quỳnh. Nhà văn chỉ in một cuốn sách, không phải thơ cũng không là tiểu thuyết, ký một bút hiệu mới mà ông chỉ dùng một lần. Tên Nguyễn Đức Quỳnh xuất hiện trên những tác phẩm in trước năm 1945 ở Hà Nội.
Từ khi vào miền Nam năm 1952 ông đã dùng nhiều bút hiệu khi viết báo, như Hà Việt Phương, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoài, Ngô Đồng Thanh, Minh Ái Thành, và rất nhiều tên khác. Điều này phản ảnh tư tưởng, cách sống, nhân cách và thái độ đối với cuộc đời của ông. Như nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận xét, “Ông viết nhiều, lấy bao nhiêu là bút hiệu, và không cần người đọc biết những bài đó của ông.” Bởi vì ông “…không có cái xa xỉ viết lách để tạo một thứ danh vọng hư ảo! Không hề muốn xây dựng hào quang cho một bút hiệu.”
Cuốn sách duy nhất được xuất bản tại miền Nam trước năm 1975 là Ai Có Qua Cầu... (Sài Gòn, Quan Điểm, 1957) , ông ký tên Hoài Đồng Vọng. Người ta có thể phân tích ý nghĩa của các bút hiệu ông dùng, tất cả đều chứa đựng các ước vọng.
Từ khi vào miền Nam năm 1952 ông đã dùng nhiều bút hiệu khi viết báo, như Hà Việt Phương, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoài, Ngô Đồng Thanh, Minh Ái Thành, và rất nhiều tên khác. Điều này phản ảnh tư tưởng, cách sống, nhân cách và thái độ đối với cuộc đời của ông. Như nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận xét, “Ông viết nhiều, lấy bao nhiêu là bút hiệu, và không cần người đọc biết những bài đó của ông.” Bởi vì ông “…không có cái xa xỉ viết lách để tạo một thứ danh vọng hư ảo! Không hề muốn xây dựng hào quang cho một bút hiệu.”
Cuốn sách duy nhất được xuất bản tại miền Nam trước năm 1975 là Ai Có Qua Cầu... (Sài Gòn, Quan Điểm, 1957) , ông ký tên Hoài Đồng Vọng. Người ta có thể phân tích ý nghĩa của các bút hiệu ông dùng, tất cả đều chứa đựng các ước vọng.
Nhưng Nguyễn Đức Quỳnh rất đáng tưởng nhớ. Vì ông ông ảnh hưởng trên rất nhiều nhà văn thuộc thế hệ sau, đặc biệt là những người từ miền Bắc di cư vào Sài Gòn, dù họ xác nhận hay phủ nhận.
Trong khi đó ông vẫn giữ một thế đứng độc lập, ngay trong nhóm Quan Điểm mà ông được coi là một thành viên.
[Cũng] có thể kể nhóm Sáng Tạo, tạp chí Văn Nghệ do nhà văn Lý Hoàng Phong và Dương Nghiễm Mậu chủ trương, nhà xuất bản Quan Điểm, các tờ báo như Dân Chủ của Vũ Ngọc Các, Dân Việt do Đinh Hữu làm chủ bút, Tin Sáng của Lý Đại Nguyên, Sóng Thần của Uyên Thao, vân vân.
Đinh Hữu, tức Lương Quân, là một sĩ quan đã tham dự trận Điện Biên Phủ trước khi bỏ cộng sản vào Nam; rất gần gũi với Nguyễn Đức Quỳnh. Ông cũng sống một cuộc đời đạm bạc, sinh nhai bằng ngòi bút, và coi việc chống Cộng là một sứ mạng của đời mình.
Trong nhật báo Dân Việt, Nguyễn Đức Quỳnh đã viết một loạt bài không ký tên, được đóng khung như mục Bình Luận của tờ báo, với tựa đề “Làm Gì?” nhại tên cuốn sách của Lenin, bản tiếng Pháp là “Que Faire?”. Những bài này trình bày con đường phải lựa chọn cho nước Việt Nam trong giai đoạn đó. Có lẽ vì tờ báo này không nhiều người đọc, và các bài không ký tên tác giả, cho nên chính các văn nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của Nguyễn Đức Quỳnh nhiều người cũng không đọc. Nếu ông ký tên thật hoặc bút hiệu Hà Việt Phương thì chắc nhiều người đã tìm đọc và thảo luận với nhau. Thái độ “ẩn dật” của ông, không dùng một bút hiệu nổi bật được nhiều người kính trọng, cũng có tác dụng ngược ngoài ý tác giả.
Trong khi đó ông vẫn giữ một thế đứng độc lập, ngay trong nhóm Quan Điểm mà ông được coi là một thành viên.
[Cũng] có thể kể nhóm Sáng Tạo, tạp chí Văn Nghệ do nhà văn Lý Hoàng Phong và Dương Nghiễm Mậu chủ trương, nhà xuất bản Quan Điểm, các tờ báo như Dân Chủ của Vũ Ngọc Các, Dân Việt do Đinh Hữu làm chủ bút, Tin Sáng của Lý Đại Nguyên, Sóng Thần của Uyên Thao, vân vân.
Đinh Hữu, tức Lương Quân, là một sĩ quan đã tham dự trận Điện Biên Phủ trước khi bỏ cộng sản vào Nam; rất gần gũi với Nguyễn Đức Quỳnh. Ông cũng sống một cuộc đời đạm bạc, sinh nhai bằng ngòi bút, và coi việc chống Cộng là một sứ mạng của đời mình.
Trong nhật báo Dân Việt, Nguyễn Đức Quỳnh đã viết một loạt bài không ký tên, được đóng khung như mục Bình Luận của tờ báo, với tựa đề “Làm Gì?” nhại tên cuốn sách của Lenin, bản tiếng Pháp là “Que Faire?”. Những bài này trình bày con đường phải lựa chọn cho nước Việt Nam trong giai đoạn đó. Có lẽ vì tờ báo này không nhiều người đọc, và các bài không ký tên tác giả, cho nên chính các văn nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của Nguyễn Đức Quỳnh nhiều người cũng không đọc. Nếu ông ký tên thật hoặc bút hiệu Hà Việt Phương thì chắc nhiều người đã tìm đọc và thảo luận với nhau. Thái độ “ẩn dật” của ông, không dùng một bút hiệu nổi bật được nhiều người kính trọng, cũng có tác dụng ngược ngoài ý tác giả.
Nhiều nhà văn gặp gỡ Nguyễn Đức Quỳnh rồi nghe theo các lời khuyên của ông, có người chống lại.
Nhà thơ Kiêm Đạt gọi ông là Sao Bắc Đẩu.
Thế Phong đã phê phán ông rất mạnh trong cả một cuốn sách.
Nhiều người khác cũng gọi ông là “phù thủy văn nghệ.” [ nhà báo Phan Nghị].
Nhà văn Tuấn Huy viết: “Có một người, tôi chỉ được gặp gỡ một lần thôi, và cũng chỉ được nghe ông nói một vài câu thôi, nhưng ảnh hưởng đến tôi mãi mãi… Người đó là Nguyễn Đức Quỳnh.”
Trong đời sống văn học ở miền Nam Việt Nam suốt 20 năm chỉ có Nguyễn Đức Quỳnh mới gây nên những phản ứng mạnh và khác biệt như vậy. Ảnh hưởng của Nguyễn Đức Quỳnh thấy rõ sau khi ông qua đời năm 1974, qua lời chứng của nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc thế hệ sau ông.
Nhà thơ Kiêm Đạt gọi ông là Sao Bắc Đẩu.
Thế Phong đã phê phán ông rất mạnh trong cả một cuốn sách.
Nhiều người khác cũng gọi ông là “phù thủy văn nghệ.” [ nhà báo Phan Nghị].
Nhà văn Tuấn Huy viết: “Có một người, tôi chỉ được gặp gỡ một lần thôi, và cũng chỉ được nghe ông nói một vài câu thôi, nhưng ảnh hưởng đến tôi mãi mãi… Người đó là Nguyễn Đức Quỳnh.”
Trong đời sống văn học ở miền Nam Việt Nam suốt 20 năm chỉ có Nguyễn Đức Quỳnh mới gây nên những phản ứng mạnh và khác biệt như vậy. Ảnh hưởng của Nguyễn Đức Quỳnh thấy rõ sau khi ông qua đời năm 1974, qua lời chứng của nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc thế hệ sau ông.
Số báo Văn số tháng 6, năm 1974, do Trần Phong Giao chủ trì, quy tụ nhiều bài viết tưởng niệm Nguyễn Đức Quỳnh. Xin trích một phần mục lục như sau:
bộ tiểu thuyết của Nguyễn đức Quỳnh:
THẰNG PHƯƠNG+ THẰNG CU SO+ THẰNG KÌNH
(bìa sách: sachxua.net)
- Vũ Hoàng Chương CÂU ĐỐI LÀM TRONG TANG LỄ trang 2
- Nguyễn Đức Quỳnh NHẬT KÝ (DI CẢO) trang 3
- 13 Tác Giả CẢM TƯỞNG, TRƯỚC TANG CHUNG VĂN HỌC trang 5
- Nguyễn Hải Chí TRANH VẼ NHÀ VĂN trang 9
- Mai Thảo NGÔI SAO HÀN THUYÊN trang 10
- Dương Nghiễm Mậu MỘT TIỂU SỬ NGUYỄN ĐỨC QUỲNH trang 18
- Thanh tâm Tuyền ANH ĐÃ ĐỌC THẰNG KÌNH CHƯA ? trang 21
- (nhìn vào mục lục này, chúng ta thấy lòng quý mến của giới văn nghệ miền Nam đối với Nguyễn Đức Quỳnh-- cả 3 thế hệ, từ Vũ Hoàng Chương qua Nguyễn Mạnh Côn tới Dương Nghiễm Mậu.
- Nguyễn Đức Quỳnh [ 1909- 06/06/1974 Saigon] -- (ký họa Hoàng Lập Ngôn)
- "... văn thi sĩ Nguyễn Đức Quỳnh: Mặt sắt. Sọ dừa. Có Búa + Đe. Mắt tia lửa. 'Họng NÓ thẳng, có khi nguy hiểm, HÌNH ỐNG bể." -- họa sĩ HOÀNG LẬP NGÔN
-
- Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh/ Thế Phong
- (Đại Nam Văn Hiến tái bản, Saigon 1964 -- Đường Sáng tổng phát hành)
- một cuốn sách duy nhất nói về Nguyễn Đức Quỳnh của Thế Phong :"...Vào một ngày năm 1959- 1963, khi mới bước chân vào ngõ hẻm khá rộng, dẫn vào căn nhà gỗ là 'Đàm trường Viễn kiến', trên đường Phan Đình Phùng (sic ) -- đúng, phải là đường Phan Thanh Giản, Saigon 10-- Bt.)-- thực ra, tôi không biết gì nhiều về bậc ' trưởng thượng NGUYỄN ĐỨC QUỲNH'; ngoài cuốn THẰNG KÌNH mà tôi đã đọc qua. Từ đó, tôi biết ông thuộc nhóm HÀN THUYÊN, vừa bỏ Đệ Tứ quốc tế. Ông gây ấn tượng cho tôi [Thế Uyên] qua khuôn mặt khôi ngô, vầng trán rộng với cặp mắt thông minh hơn bình t hường, thân hình hơi cao ...; lúc nào cũng mặc một bộ bà ba nâu, tay cầm quạt, chuyên hút Bastos [xanh], chuyên bẻ điếu thuốc làm đôi; mỗi lần chỉ hút một nửa[ điếu]. Đàm Trường Viễn kiến thật giản dị và nghèo. Một bàn thờ ở chính giữa, nơi ông thường bày những tập thơ của lớp trẻ. Khi tôi tới [ đây] lần đầu, ông bày tạp chí Tân Phong [chủ nhiệm: Nguyễn thị Vinh],trong số báo ấy có đăng truyện ngắn của tôi. Riêng ở vị trí này, tôi thấy một tập thơ chép tay khá đẹp của Trần Dạ Từ. Ông từng đón tôi khá vui vẻ, thân mật. Hơn nữa, ông còn "bình" truyện ngắn của tôi. Đây là một điều thích thú, đằng này lời bình lại là lời khen; làm sao tôi không có cảm tình với ông cho được. Vài năm sau, nhà văn Thế Phong viết một cuốn mỏng, in rô-nê-ô , [viết] về ông; nhưng tôi không đồng ý với nhận định [của] nhà văn này, là 'NGUYỄN ĐỨC QUỲNH đã " phung phí những lời khen ngợi." Với chiều dài của thời gian, tôi không biết NGUYỄN ĐỨC QUỲNH khen đúng, hay khen bừa bãi những ai, nhưng những người trở lại tới Đàm Trường Viễn kiến để 'tản mạn nhàn đàm' những năm ấy; sau này thành danh ít nhiều : Uyên Thao, Lý Đại Nguyên, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Thụy Long, Tú Kếu, Nguyễn Trung [họa sĩ], Nguyễn Khắc Ngữ, Đào Mộng Nam, Dương Nghiễm Mậu, Trần Dạ Từ v.v ...-- qua những tạp chí Văn Hóa Ngày Nay, Sáng Tạo, Hiện Đại, Tân Phong, Bách Khoa, Văn học, Văn , v.v ... " ( " Những ngày Đã Qua ... / THẾ UYÊN . ")
- hàng trên cùng: phiên bản ảnh tác giả TP vào thập niên '60s
- (ảnh: blog tiengviet.net -- nữ nhà văn Nguyễn thị Bích Nga chụp, khi tới phỏng vấn tác giả
- tại tư thất nhà văn. (năm 2009)
- và, một tạp chí (VĂN) duy nhất tưởng niệm, sau ngày văn sĩ Nguyễn đức Quỳnh qua đời vào ngày 06/06/ 1974 ở Saigon.
- Trong tạp chí Việt Nam Tự Do, số 25 tháng Sáu năm 1986 ở California,USA, có những bài tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh của các nhà thơ đã nổi tiếng trước năm 1975 như Cao Tiêu, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Kiêm Đạt; các nhà văn Thanh Nam, Nguyễn Mộng Giác, Cao Thế Dung, Tuấn Huy; cùng nhân sĩ Nguyễn Long Thành Nam, Bác sĩ Trần Ngọc Ninh. [các đoạn trích dẫn trong bài này có thể tìm trong hai tạp chí Văn và Việt Nam Tự Do kể tên].
Trong tạp chí Văn Dương Nghiễm Mậu viết: “Lúc anh Quỳnh còn sống, đã có người viết về anh; sau này chắc sẽ còn có người viết về anh, nhưng tôi thấy, ai viết một tiểu sử về anh cũng hết sức khó khăn; cho dù đó là những người thân nhất. Một tiểu sử chính xác, đầy đủ về Nguyễn Đức Quỳnh là một điều tôi không hề trông đợi . Mỗi người, tôi nghĩ thế, có một tiểu sử Nguyễn đức Quỳnh… Với tôi, tiểu sử Nguyễn Đức Quỳnh là một tiểu sử mơ hồ, huyền hoặc, như chính đời sống của ông.”
Cũng trong số báo trên, sau khi kể huyền thoại Nguyễn Đức Quỳnh qua sông Đáy nhiều lần, nhà văn Mai Thảo cũng nhận xét: “Sáu mươi năm sống đầy ắp của Nguyễn Đức Quỳnh, bằng một trăm năm của người khác, có những khoảng cách mịt mùng ấy là một số năm, số tháng trống bặt, vô hình tích, chỉ riêng ông biết.”
Cũng trong số báo trên, sau khi kể huyền thoại Nguyễn Đức Quỳnh qua sông Đáy nhiều lần, nhà văn Mai Thảo cũng nhận xét: “Sáu mươi năm sống đầy ắp của Nguyễn Đức Quỳnh, bằng một trăm năm của người khác, có những khoảng cách mịt mùng ấy là một số năm, số tháng trống bặt, vô hình tích, chỉ riêng ông biết.”
Trong tạp chí Văn đã dẫn, các nhà văn khác bầy tỏ những lời lẽ như sau:
Nguyễn Mạnh Côn: “Ông Quỳnh mất là chấm dứt một thế hệ (những) người theo đuổi mộng tưởng vĩ đại.”
Thái Tuấn “Cái chết của anh Quỳnh là một thiệt thòi lớn cho những người mới làm văn nghệ và cho những người làm văn nghệ thất bại.”
Vũ Hoàng Chương: “.. Anh Quỳnh nằm xuống hơi sớm…”
Phạm Duy: “…vợ chồng chúng tôi lúc nào cũng coi anh Quỳnh như một người anh ruột. Chính anh làm mối chúng tôi lấy nhau.” Mặc Đỗ: “mất một người Việt Nam có gốc Việt chắc chắn và có kiến thức rộng hơn vòng chân trời.”
Vũ Khắc Khoan: “đối với tôi hình ảnh Nguyễn Đức Quỳnh cũng là hình ảnh của thằng Kình. Bây giờ thằng Kình đã nằm xuống mà trận đá banh lại vẫn còn tiếp tục.”
Thái Tuấn “Cái chết của anh Quỳnh là một thiệt thòi lớn cho những người mới làm văn nghệ và cho những người làm văn nghệ thất bại.”
Vũ Hoàng Chương: “.. Anh Quỳnh nằm xuống hơi sớm…”
Phạm Duy: “…vợ chồng chúng tôi lúc nào cũng coi anh Quỳnh như một người anh ruột. Chính anh làm mối chúng tôi lấy nhau.” Mặc Đỗ: “mất một người Việt Nam có gốc Việt chắc chắn và có kiến thức rộng hơn vòng chân trời.”
Vũ Khắc Khoan: “đối với tôi hình ảnh Nguyễn Đức Quỳnh cũng là hình ảnh của thằng Kình. Bây giờ thằng Kình đã nằm xuống mà trận đá banh lại vẫn còn tiếp tục.”
Một bức vẽ chân dung cuối cùng Nguyễn Đức Quỳnh, do Chóe hí họa được mô tả với “vừng trán rộng phẳng lì như cánh đồng không còn lúa, một mắt sâu hoắm, râu mép quấn miệng thép, và cây bút sắt có một đầu ngọn đuốc làm đòn gánh đôi thúng văn chương chữ nghĩa” ký tên Nguyễn Hải Chí/1974).
Người đời sau có thể ngạc nhiên về những cảm tình và lòng thán phục của các văn nghệ sĩ miền Nam thuộc nhiều thế hệ (1940 đến 1970) đối với Nguyễn Đức Quỳnh.
Vì sau năm 1955 ông không làm báo, nhiều khi viết báo cũng không ký tên, và chỉ xuất bản một cuốn “tâm bút.” Như lời chứng của họ trên các tạp chí Văn, Bách Khoa năm 1974, và Việt Nam Tự Do năm 1986, các nhà văn kính trọng và khâm phục Nguyễn Đức Quỳnh phần lớn vì những lần tiếp xúc với ông, nghe ông nói.
Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Mộng Giác chưa bao giờ gặp Nguyễn Đức Quỳnh đã viết về ông như sau: “… cho tới lúc ông mất, tôi chưa đọc được cuốn nào của ông. Hai số báo Văn và Bách Khoa tưởng niệm … mới cho tôi biết những bút hiệu khác của ông, tầm ảnh hưởng lớn lao của ông trên văn nghiệp của hầu hết các cây bút tôi vẫn mến mộ.” Nguyễn Mộng Giác viết hai chữ “hầu hết” mà không e ngại. Dù chưa đọc Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Mộng Giác cũng biết ông là người “viết và hành động, là … tìm kiếm thường xuyên kim chỉ nam của hành động.”
Vì sau năm 1955 ông không làm báo, nhiều khi viết báo cũng không ký tên, và chỉ xuất bản một cuốn “tâm bút.” Như lời chứng của họ trên các tạp chí Văn, Bách Khoa năm 1974, và Việt Nam Tự Do năm 1986, các nhà văn kính trọng và khâm phục Nguyễn Đức Quỳnh phần lớn vì những lần tiếp xúc với ông, nghe ông nói.
Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Mộng Giác chưa bao giờ gặp Nguyễn Đức Quỳnh đã viết về ông như sau: “… cho tới lúc ông mất, tôi chưa đọc được cuốn nào của ông. Hai số báo Văn và Bách Khoa tưởng niệm … mới cho tôi biết những bút hiệu khác của ông, tầm ảnh hưởng lớn lao của ông trên văn nghiệp của hầu hết các cây bút tôi vẫn mến mộ.” Nguyễn Mộng Giác viết hai chữ “hầu hết” mà không e ngại. Dù chưa đọc Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Mộng Giác cũng biết ông là người “viết và hành động, là … tìm kiếm thường xuyên kim chỉ nam của hành động.”
Nguyễn Đức Quỳnh không ảnh hưởng trên những người đã gặp ông về phong cách viết cũng như trong cách chọn đề tài để viết, vì ông luôn chủ trương tự do trong văn học, nghệ thuật, gần như tuyệt đối. Nhắc tới cuộc tranh luận thời 1940-45 giữa hai lập trường “vị nghệ thuật” hay “vị nhân sinh”-- có lúc ông nói: “Nghệ thuật vị nghệ sĩ.” Chính người nghệ sĩ tự do tạo ra nghệ thuật. Ông rất khâm phục Jean Paul Sartre (ông viết trong nhật ký: Càng đọc Sartre càng thấy Sartre quả là một Khổng Khâu của thời đại. Sartre là kẻ Sĩ vậy). Nhưng ông hoàn toàn độc lập; không ai có thể nói văn chương Nguyễn Đức Quỳnh có chút màu sắc nào lối “chủ nghĩa hiện sinh” của Sartre.
Ảnh hưởng quan trọng nhất của Nguyễn Đức Quỳnh trên các nhà văn trẻ có lẽ là quan điểm chính trị. Ông bày tỏ thái độ dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Marx mà một thời ông đã tìm học và tin tưởng. Anh ruột của ông, Nguyễn Đức Canh, là một trong số bảy người (trong đó có Ngô Gia Tự) sáng lập “chi bộ Bắc Kỳ” của Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội "(sau đổi thành" Đông Dương Cộng sản Đảng," năm 1929, theo giáo sư Trần Ngọc Ninh, kể lại trong tạp chí Việt Nam Tự Do đã dẫn). Từ thất vọng với Marx, chuyển sang khát vọng “Vượt Marx,” và thành lập “Đệ Ngũ Quốc tế” trong đó không có chủ nghĩa Mác xít cũng không có “chủ nghĩa tư bản.” Những cuốn sách ông viết thể hiện khát vọng lớn lao này vẫn còn trong dạng bản thảo khi ông qua đời, được con cái giữ gìn cho tới tháng Tư năm 1975, hiện không biết đang ở nơi đâu.
Nhưng ảnh hưởng chính trị cũng không quan trọng bằng ảnh hưởng của Nguyễn Đức Quỳnh trên nếp suy nghĩ, trên thái độ sống của các nhà văn, nhà thơ và nhà báo, với ý thức về sứ mạng của mình – hoặc dùng những chữ như ông thường nói, là ý thức về thân phận của mình. Đó là thân phận người trí thức văn nghệ trong xã hội, trong một dân tộc gọi là “nhược tiểu;” mà ông thường ví với thân phận cô Kiều.
Nhiều nhà văn, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, và các ký giả, tiếp xúc với Nguyễn Đức Quỳnh rồi, vì ảnh hưởng của ông; nên tin tưởng rằng người văn nghệ phải giữ vai trò độc lập trước mọi thế lực chính trị, kinh tế. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở người văn nghệ phải “sống hết mình với nghệ thuật,” đề cao trách nhiệm của mình đối với xã hội, ngay cả khi phải lựa chọn giữa miếng cơm manh áo, gia đình, và sứ mạng theo đuổi con đường văn nghệ. Ông có đủ uy tín để nói những điều đó với các nhà văn trẻ sau năm 1954 và được họ nghe, vì ông đã có những thành tích trong văn học từ thập niên 1940.
Nhiều nhà văn, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, và các ký giả, tiếp xúc với Nguyễn Đức Quỳnh rồi, vì ảnh hưởng của ông; nên tin tưởng rằng người văn nghệ phải giữ vai trò độc lập trước mọi thế lực chính trị, kinh tế. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở người văn nghệ phải “sống hết mình với nghệ thuật,” đề cao trách nhiệm của mình đối với xã hội, ngay cả khi phải lựa chọn giữa miếng cơm manh áo, gia đình, và sứ mạng theo đuổi con đường văn nghệ. Ông có đủ uy tín để nói những điều đó với các nhà văn trẻ sau năm 1954 và được họ nghe, vì ông đã có những thành tích trong văn học từ thập niên 1940.
Nguyễn Đức Quỳnh trước 1945
Ông sinh ngày 20-11-1909 tại Trà Bồ – Phù Cừ – Hưng Yên. Lớn lên, ông gia nhập một đoàn lính thuộc địa để sang Pháp. Nhờ thế có dịp học hỏi rất rộng, đồng thời học được kỹ thuật ngành truyền tin. Về nước, ông từng làm việc nhiều nơi, ở Bưu Điện và trong ngành địa chính, tức là việc quản trị đất đai. Theo ông kể thì trong thời gian này ông đã đi nhiều ở vùng biên giới Trung Quốc – Việt Nam.
Năm 1931 bắt đầu viết, ông cộng tác với Nguyễn Công Tiễu trong tờ Khoa học tạp chíviết các bài về Khoa học phổ thông tại Hà Nội. (ông Nguyễn Công Tiễu là một lãnh tụ đảng Đại Việt sau này, đã từng vận động cứu ông Ngô Đình Diệm trong khi ông ra Hà Nội, trong tình trạng có thể bị Việt Minh thủ tiêu). Từ năm 1934 Nguyễn Đức Quỳnh viết cho các báo Tiếng Trẻ, Thời thế, Quốc gia.
Theo tài liệu trong blog của nhà văn Thế Phong, ngoài một tập thơ (Mình với Ta, 1930) Nguyễn Đức Quỳnh đã in các tiểu thuyết có tính chất chính trị và xã hội. Thế Phong là tác giả cuốn Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh (in rô nê ô, năm 1962, gồm 50 ấn bản, Loại sách bản thảo Đại Nam văn hiến), ký bút hiệu Đường Bá Bổn.[ ký THẾ PHONG mới chính xác --TP chú thích). Cuốn tự sự và nhận định này gây sôi nổi trong giới văn nghệ tại Sài Gòn và miền Nam khi được quay ronéo phổ biến hạn chế (theo tác giả, cuốn sách không được bộ Thông Tin cho phép in). Nửa thế kỷ sau, nhà văn Thế Phong cũng là người lưu giữ và phổ biến nhiều tài liệu nhất về Nguyễn Đức Quỳnh trên blog riêng của ông, trong đó có toàn thể cuốn Ai Có Qua Cầu theo bản đã được in. Blog Thế Phong cho biết các sáng tác của Nguyễn Đức Quỳnh trước năm 1945 có một tập thơ Mình với Ta (1930) và những đề tựa sau đây:
Bốn biển không nhà (1930)
Những kẻ lạc đường (kịch, được giải thưởng Les Amis de l’Art Sài Gòn, 1939).
Thằng cu So (1941)
Thằng Kình (1942)
Thằng Phượng (1941)
Sắt đã vào lò (1943)
Thế Phong nhận xét: Nguyễn Đức Quỳnh muốn nhắm truyền bá lối sống mới cho giới trẻ qua các cuốn tiểu thuyết mà nhân vật là các thiếu nhi, mỗi cuốn dài hơn cuốn trước, như Thằng Cu So (187 trang), Thằng Phượng (215 trang), Thằng Kình (396 trang).
Thằng Kình để lại nhiều ấn tượng nên sau này còn được những nhà văn như Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, vân vân, nhắc lại. Thế Phong coi đó là một bộ “tiểu thuyết chính trị tự luận, tự thuật” về thời thơ ấu của ông ở Hưng Yên. Thế Phong giới thiệu: “Nội dung sách là 3 anh em cùng học tại một trường Tiểu học ở Hưng Yên cho đến năm mười lăm tuổi. Thời niên thiếu, ba đứa trẻ phải chứng kiến và sống với những cổ tục lạc hậu, mê tín, đầy thù hận ở nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn tỉnh Hưng Yên nói riêng.
– Thằng Cu So kể về cuộc đời của một thằng bé mới lọt lòng cho đến khi nó lên năm, lên sáu… tất cả là cảnh sống lạc hậu ở nông thôn.
– Thằng Phượng kể về cuộc đời của Phượng (Cu So con) rời nhà quê lên tỉnh lị – Hưng Yên – biết được chút ít sinh hoạt tỉnh lẻ và cũng bắt đầu suy nghĩ về những sinh hoạt quanh nó mà những suy nghĩ đó cũng thiên về sự chống đối.
– Thằng Kình kể về cuộc đời của Kình sống giữa xã hội đầy cạnh tranh và những bước va chạm đầu tiên với đời. Ở đây, Kình bắt đầu nghĩ đến việc tranh đấu giữa 2 giai cấp: giàu, nghèo. Thằng Kình đại diện cho giai cấp nghèo có tinh thần hướng thượng và nó tự đặt vấn đề: Kẻ nghèo có bị sống nghèo không? Sự xung đột giàu nghèo sẽ ra sao? v.v…”
Khi Nguyễn Đức Quỳnh qua đời, Thanh Tâm Tuyền ghi lại trong tạp chí Văn ảnh hưởng của Thằng Kình đối với chính mình: “Thằng Kình ” được viết vào năm 1942. Quãng gần 10 năm sau tôi gặp nó. Trước khi gặp nó, cũng giống như Thằng Kình, tôi “có bổn phận phải cố học, phải cố học giỏi”, học trong tinh thần ” ăn cướp” – tôi đọc bất cứ quyển sách nào rơi vào tay. Sau khi gặp, tôi tìm đọc tất cả các sách của Nguyễn Đức Quỳnh, các tác phẩm của Maxime Gorki”, (và) “Principes fondamentaux de la philosophie” của Politzer, Plekhanov, Marx, Trotsky… Hôm nay thì tôi hiểu, một phần nào đó của Nguyễn Đức Quỳnh rơi ở trong tôi với Thằng Kình. Cứ cái mẫu mực văn chương ‘Tự lực văn đoàn’, người ta không sao nhận ra giá trị văn chương của Nguyễn Đức Quỳnh.”
Ít khi Thanh Tâm Tuyền viết về một tác phẩm văn chương nào với tâm trạng nồng nàn như với Thằng Kình: “Tôi không bao giờ quên Thằng Kình. Cùng với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thằng Kình là quyển tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là quyển sách đã vỡ lòng, đã mở mắt, đã đưa tôi vào đời. Tôi đã được nếm mùi sung sướng và vị đắng cay khi đọc cuốn sách ấy. Tôi đã gặp một ngọn lửa đốt cháy tôi – ngọn lửa của đời sống.” … “chỉ có hai tác giả Nguyễn Đức Quỳnh và Nguyên Hồng gây được ở tôi lòng ngưỡng mộ . Tôi không nói “yêu”, không nói “phục”, tôi nói “ngưỡng mộ”. Văn chương phát sinh từ “lòng ngưỡng mộ”. Hết lòng ngưỡng mộ, hết văn chương.” Ông công nhận: “Hôm nay thì tôi hiểu, một phần nào đó của Nguyễn Đức Quỳnh rơi ở trong tôi với Thằng Kình.”
Thanh Tâm Tuyền đã trích lại những đoạn văn làm cho ông say mê: “Kình đã tin ở tài lực mình, Kình chỉ tin ở sức mạnh mình và Kình vừa mới biết KHINH. Kình không thương nữa: thương là yếu, thương là sợ, thương là hèn, thương là giả dối. Kình không thương nữa. “Kình khinh.” Tống quả bóng kia vào’gôn’ là Kình đã hắt cả lòng khinh bỉ vào lòng thiên vị phe địch, vào lòng bợ đỡ của thằng Tá, vào lòng háo danh của thằng Thành, vào lòng ám muội của tụi B, vào lòng đê hèn của thằng Huynh, vào lòng nhỏ nhen của chúng bạn, vào lòng ích kỷ của Trấn, của Ngọc… Vả, hơn nữa, khi đá quả bóng vào gôn, Kình đã đá tung đi những lý thuyết ươn hèn, những đạo đức ủy mị mà anh Trấn và thầy đã nhồi sọ nó bao lâu nay.
Quả bóng là hiện thân của lòng khinh bỉ. Kình đã văng nó vào mặt mọi kẻ hèn nhát!…, thằng Kình đã sinh trưởng trong một thế giới khác, thằng Kình đã suy nghĩ bằng một khối óc khác, thằng Kình cảm động bằng một trái tim khác, thằng Kình đã nói một tiếng khác của chúng bạn nó…”
Ngoài các sáng tác kể trên, (theo blog Thế Phong) trước năm 1945 Nguyễn Đức Quỳnh đã xuất bản nhiều tác phẩm có mục đích phổ biến kiến thức mới cho độc giả Việt Nam, gồm các cuốn sách sau đây:
Phong trào Tân Kỳ (1920)
Ta và Mọi (1929)
Các dân tộc lạc hậu miền Thượng du (1930)
Khoa học phổ thông (1932)
Kỹ nghệ làm pin điện (1932)
Nguồn gốc tiếng Nam (1935)
Bốn biển không nhà (1930)
Gốc tích loài người (1943)
Đời sống thái cổ (1942)
Tây phương cổ sử (Hy Lạp, 1944)
Ai Cập cổ sử (1943)
Thượng cổ sử Cận đông sử (Ấn Độ, Trung Quốc, 1943)
Lịch sử thế giới (1944)
Nhìn vào danh sách trên, chúng ta thấy Nguyễn Đức Quỳnh không phải là một chuyên gia nghiên cứu về xã hội học, dân tộc học, mà chỉ mang hoài bão giáo dục đại chúng về các vấn đề khoa học, kỹ thuật, dân tộc học, và đặc biệt là về lịch sử loài người, trong khi chính ông không phải là một sử gia chuyên nghiệp. Có thể đặt câu hỏi: Tại sao Nguyễn Đức Quỳnh chú ý viết về lịch sử nhân loại như vậy? Và có thể đoán rằng ông viết lịch sử để có dịp trình bầy quan điểm của ông về xã hội và lịch sử. Nguyễn Đức Quỳnh chịu ảnh hưởng của thuyết Duy vật Lịch sử của Karl Marx, mà vào tuổi 30 ông rất thán phục Marx. Trong thế hệ trước và cùng thời với ông đã có nhiều nhà trí thức Việt Nam “mê” Karl Marx như vậy. Đào Duy Anh chủ ý giới thiệu tư tưởng của Marx qua việc giải thích các từ ngữ, khi soạn các cuốn tự điển Hán Việt hay Pháp Việt. Trong nhóm Hàn Thuyên với Nguyễn Đức Quỳnh, Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) đã viết phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều, cũng với mục đích phổ biến, áp dụng và giải thích chủ nghĩa Marx theo lối riêng của ông, cho người Việt Nam thời đó.
Chúng ta cần nhìn vào hiện tượng này trong bối cảnh nước ta trong một giai đoạn thế giới thay đổi qua một cuộc đại chiến mới, và xã hội Việt Nam cũng đang thay đổi rất nhanh. Thế hệ Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim vẫn còn những nỗ lực phục hồi các giá trị cổ truyền trong lúc cũng giới thiệu văn hóa Pháp. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn cương quyết đổi mới, Hoàng Đạo đã trình bầy các khái niệm về dân chủ, dân quyền, tinh thần pháp trị, đề cao cuộc sống có lý tưởng cho thanh niên. Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh đã cổ động cho tư tưởng dân chủ và xã hội. Chủ nghĩa Cộng sản bắt đầu được truyền bá. Nhiều nhóm đã tổ chức thành đảng, hoặc Quốc Dân Đảng, hoặc Cộng sản đảng, tuyên truyền và sách động các cuộc nổi dậy. Từ năm 1937, cả dân tộc cùng thức tỉnh rất nhanh trước các biến cố trong vùng. Người Việt Nam được chứng kiến cảnh nước Pháp bị Đức đánh bại và phải nhượng bộ Nhật, Nhật Bản hùng cường đối đầu với Nga, Mỹ, xâm chiếm nước Trung Hoa. Giới trí thức trẻ, nhiều người đã vào đại học, đã tốt nghiệp hoặc mới du học ở Pháp về, đang khao khát phổ biến các kiến thức, tư tưởng mới, vượt lên trên khuôn khổ của những nhóm Nam Phong hay Phong Hóa, Ngày Nay.
Đầu thập niên 1940, sau thời kỳ Tự Lực Văn Đoàn, văn học Việt Nam bước vào một giai đoạn mà Phạm Thế Ngũ gọi là giai đoạn Phục Hưng. Phạm Thế Ngũ giải thích: “Phục Hưng đây không chỉ có cái nghiã phục cổ (restauration) mà còn có cái nghĩa phục sinh (renaissance). Văn học Việt Nam sau 1940 bày ra một cảnh tượng phát sinh rộn ràng và mới mẻ. Không những phái già tha thiết với những giá trị cổ tưởng như gặp thời sống lại, mà phái trẻ cũng hăng hái góp phần. Nhiều thanh niên tân học đứng ra giải quyết lại các vấn đề mà Nam Phong còn bỏ lửng: Vấn đề học thuật và giáo dục quốc gia, vấn đề tổng hợp văn hoá đông tây, vấn đề thâu nhập khoa học tây phương, giải quyết với tất nhiên tinh thần mới bản lĩnh mới của họ.” (Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, Quốc Học Tùng Thư, Sàigòn 1961-1965, tập 3, trang 613).
Hai tạp chí nổi bật trong giai đoạn Phục Hưng này là Thanh Nghị và Tri Tân. Nhóm Hàn Thuyên trẻ trung hơn, mang tinh thần tranh đấu mạnh hơn, do Nguyễn Đức Quỳnh cùng Trương Tửu thành lập, quy tụ những Nguyễn Đình Lạp, Đặng Thái Mai, Nguyễn Tuân, Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Hải Âu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Tế Mỹ, Lê Văn Siêu, vân vân. Nhóm Hàn Thuyên xuất bản tạp chí Văn Mới, một nguyệt san văn học. Theo Trương Tửu tiết lộ sau này thì Nguyễn Công Tiễu, anh rể Trương Tửu, bỏ vốn mở nhà in trên phố Tiên Tsin- nhờ Nguyễn Đức Quỳnh quen biết Cousseau, là Giám đốc Nha báo chí Tuyên truyền của chính quyền Pháp ở Bắc Việt. Tên Thằng Cu So nhại theo tên Cousseau, cho thấy mối liên hệ gần gũi. Sau năm 1940 Quân đội Nhật vào Đông Dương, Cousseau muốn lấy lòng các nhà trí thức hoạt động tại Việt Nam, trong đó có cả các cán bộ cao cấp của Cộng Sản Đệ Tam.
Những người viết và in nhiều sách nhất trong nhóm Hàn Thuyên là Nguyễn Đình Lạp (tiểu thuyết), Nguyễn Đức Quỳnh, Trương Tửu (lý luận). Lương Đức Thiệp viết Việt Nam tiến hóa sử (1943), Xã hội Việt Nam (1943), Văn học và xã hội (1944). Theo Giáo sư Trần Ngọc Ninh thì Triều Sơn , một người bạn của ông, tác giả Tương Lai Văn Hóa Việt Nam và tiểu thuyết Nuôi Sẹo, là một người gia nhập nhóm này trễ nhất (VNTD, đã dẫn, trang 10).
Nhóm Hàn Thuyên cho thấy một nỗ lực văn chương vượt ra ngoài khuôn khổ Tự Lực Văn Đoàn của thập niên 1930. Các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn chú trọng vạch ra những cái xấu ở nông thôn Việt Nam và chế nhạo các hủ tục để thúc đẩy việc thay đổi. Hàn Thuyên không nhằm đả kích những hủ tục mà chú ý đến việc phân tích cuộc sống xã hội cũ với nhãn quan mới, một phần dưới ảnh hưởng Mác xít. Trần Ngọc Ninh nhận thấy các cuốn tiểu thuyết về tuổi thơ của Nguyễn Đức Quỳnh có “những cái gì đặc sắc đầm ấm trong một gia đình thông lưu của Việt Nam giao thời, đã được kể một cách đáng yêu và có phần rí rỏm chứ không bị coi là lố lăng để mà chế riễu,” khác với lối nhìn của các tác giả Tự Lực Văn Đoàn.
Nhiều người cho rằng nhóm Hàn Thuyên theo khuynh hướng Mác xít thuộc Đệ Tứ Quốc Tế. Theo Trần Ngọc Ninh thì ngoài Triều Sơn là đảng viên Cộng sản Đệ Tứ, nhóm Hàn Thuyên chỉ gồm những người “cảm tình” với khuynh hướng Đệ Tứ. Sau này, trong thập niên 1960 tại Đàm Trường Viễn Kiến ở Sài Gòn, khi nói đến đảng Cộng sản, hoặc chính quyền cộng sản ở miền Bắc, Nguyễn Đức Quỳnh không bao giờ gọi họ với danh hiệu “cộng sản” mà luôn luôn gọi là “Đệ Tam,” bọn Đệ Tam, “anh em Đệ Tam,” vân vân. Nguyễn Đức Quỳnh coi chế độ Liên Xô, Stalin và Đệ Tam Quốc tế là phản bội chủ nghĩa của Marx, và đảng Cộng sản Việt Nam phản bội dân tộc.
Có thể nói Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam cũng chỉ là một danh hiệu hơn là một tổ chức, mối liên hệ còn lỏng lẻo. Chúng ta biết Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch ở miền Nam thuộc khuynh hướng Đệ Tứ Quốc Tế, hoặc gọi là Trốt- kít theo tên lãnh tụ Leo Trostky, chống lại Đệ Tam Quốc tế theo Stalin. Nhóm Hàn Thuyên thực sự có liên lạc với những nhóm Đệ Tứ khác ở ngoài Bắc hay trong Nam không, điều này còn khó xác định. Có thể đoán rằng họ không liên hệ. Vì từ năm 1946 và trong thời kháng chiến Hồ Chí Minh đã cho thủ tiêu tất cả các đảng viên Đệ Tứ nổi tiếng như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, vân vân, trong khi đó những người trong nhóm Hàn Thuyên như Trương Tửu, Đặng Thái Mai, vân vân, đều còn được sống khi theo kháng chiến.
Nếu Nguyễn Đức Quỳnh có thiện cảm với Cộng sản Đệ Tứ Quốc tế ;thì có thể chỉ vì Leo Trotsky là một hình ảnh lãng mạn, lôi cuốn, hình ảnh một người làm 'cách mạng thường trực,’ nhất là sau cái chết bi thảm của ông do tình báo của Stalin hạ thủ một cách tàn nhẫn là đập búa vào đầu trong lúc ông ngồi bên bàn viết. Nguyễn Đức Quỳnh đã biểu lộ tình cảm này nhiều lần, như khi khuyên nhà văn Kiêm Đạt hãy đặt tên “Nhà xuất bản Bạn Đường,” cái tên Trotsky đã dùng khi sống lưu vong ở Mexico .(VNTD đã dẫn, trang 16).
Một điều biết chắc là Nguyễn Đức Quỳnh có nghiên cứu chủ nghĩa Mác xít, một trong những người Việt Nam hiếm hoi có đọc sách Karl Marx. Ông đã dịch bộ Tư Bản, (Das Kapital) của Karl Marx sang tiệng Việt, dịch từ bản tiếng Pháp Le Capital với tên Tư Bản Luận. Ông hoàn tất việc dịch thuật này năm 1950; đã nộp bản dịch cho đảng Cộng sản Việt Nam. Ông biết rằng bản dịch này được Hồ Chí Minh cho đóng hộp gửi sang Nga để chứng tỏ lòng trung thành với Đệ Tam Quốc tế.
Từ Chiến Khu Tư đến Sài Gòn
Sau năm 1945, Nguyễn Đức Quỳnh trở lại Thanh Hóa, nơi Nghiêm Xuân Hồng còn nhớ, “tôi đã thấy một hình ảnh anh Quỳnh hồi 1940-41. Thấy anh người cao, quắc thước, mặc chiếc áo dài ta rộng, tay cầm chiếc quạt, đang đi rảo bước trên hè phố tỉnh lỵ Thanh Hóa, theo sau mấy bước là chị Quỳnh.” Nguyễn Đức Quỳnh tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp tại Chiến khu Tư (số IV), vùng Thanh Nghệ. Ở Chiến khu Tư, Tướng Nguyễn Sơn rất kính trọng các nhà trí thức và nghệ sĩ, họ tương đối được tự do. Cho nên trong vùng này có những nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, có Hoàng Văn Chí, nhóm Hàn Thuyên còn có Nguyễn Đình Lạp, Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Nguyễn Tuân, Phạm Ngọc Khuê. Họ đã hoạt động và cộng tác với Tướng Nguyễn Sơn, một người sau này Nguyễn Đức Quỳnh vẫn nói đến với những lời kính trọng, có thể nói là ngưỡng mộ. Ông trở thành bạn của nhạc sĩ Phạm Duy, Mai Thảo, Thái Tuấn, những người này sau đều bỏ cộng sản, “vượt tuyến” về vùng “quốc gia” cùng một khoảng thời gian, sau khi tướng Nguyễn Sơn bị gọi về Việt Bắc rồi qua đời.
Mai Thảo đã viết về Nguyễn Đức Quỳnh trong bài “Ngôi sao Hàn Thuyên,” đăng trên tạp chí Văn, số tháng 6, năm 1974, có đoạn nhắc đến lời đề tặng do Nguyễn Đức Quỳnh viết cho anh như sau: “Mai Thảo ơi ! Sông Mã sông Chu có cầu không nhỉ? Đó là câu đề tặng sau này, cuốn Ai Có Qua Cầu, anh Quỳnh viết cho tôi, trong cái ý gợi tôi nhớ lại cùng anh mấy lần gặp mặt giữa hai giòng Chu, Mã chảy song song trên địa hình Thanh Hoá.”
Mai Thảo nhớ lại cuộc gặp gỡ Nguyễn Đức Quỳnh: “Bấy giờ là mùa Hè 1948. Năm kháng chiến thứ ba. Pháp … tổng càn quét… Tôi chạy vào Khu Tư … được phái đi tham dự hội nghị văn nghệ liên khu tổ chức tại làng Quần Tín, tỉnh Thanh Hóa. Trong cái đám hai trăm đại biểu từ khắp nơi đeo bạc đà, vượt tiêu thổ, về họp mặt dưới những chùm hoa gạo đỏ thắm trên mái đình làng Quần Tín, người Hàn Thuyên gần đủ mặt, chỉ thiếu Lê Văn Siêu (…) Đã ngót ba mươi năm. Tôi còn như đang nhìn thấy anh đến. Tráng kiện, mạnh mẽ. Khuôn mặt rám nắng, vầng trán mênh mông. Cái nhìn sáng và sắc, chém đinh chặt sắt (…) và nụ cười, nụ cười thân yêu bè bạn sau này không bao giờ quên của cả một lớp người văn nghệ trẻ tuổi ở miền Nam, anh Nguyễn Đức Quỳnh tức khắc là “người” của đám người viết mới như tôi trong đại hội. Bên cạnh một Trương Tửu lè phè, xập xệ, một Đặng Thai Mai nhợt nhạt đau yếu, anh là khuôn mặt sống động và nghệ sỹ nhất của nhóm Hàn-Thuyên chúng tôi thấy mặt lần đầu. Thực ra, tới năm đó, Hàn Thuyên không còn nữa… Hàn-Thuyên đã chia lìa.”
Mai Thảo nhắc lại “Người ta thường nói đến một từ trường Nguyễn Đức Quỳnh. Đến sức hấp dẫn kỳ lạ toát ra ở ông … lớp người trẻ tuổi tìm đến ông, đơn giản vì ông gần họ nhất… dưới những chùm hoa gạo Quần Tín năm nào, Nguyễn Đức Quỳnh với đám người trẻ hồi đó, hệt như lớp người trẻ ở đây (Sài Gòn), sau tôi. Nguyễn Đức Quỳnh ngày ấy và của Đàm Trường Viễn Kiến gần đây là một. Một sức hút. Một từ trường.”
“Họp mặt Quần Tín cũng là một chia lìa. Những người Mác-xít, chưa ra mặt hẳn, đã muốn áp đặt đường lối chính trị của họ vào hội thảo văn học. Không khí họp mặt thoạt đầu cởi mở, trở nên trầm trọng, ngột ngạt…. Trên bàn chủ tịch đoàn, Nguyễn Đức Quỳnh là người duy nhất đánh phá đường hoàng vào sự trầm trọng lệch lạc này. Bằng những ý kiến phóng khoáng, vui nhộn, tếu nghịch, làm nhẹ hẳn cái không khí khó thở. Ở dưới, bọn trẻ chúng tôi khoái thích ông vô tả. Thấy ông vào phòng họp là chúng tôi vỗ tay ào ạt. … Tóm lại Nguyễn Đức Quỳnh vui không chịu được! … Ông nói xong, chúng tôi cười rộ từng hồi…”
“Họp mặt Quần Tín cũng là một chia lìa. Những người Mác-xít, chưa ra mặt hẳn, đã muốn áp đặt đường lối chính trị của họ vào hội thảo văn học. Không khí họp mặt thoạt đầu cởi mở, trở nên trầm trọng, ngột ngạt…. Trên bàn chủ tịch đoàn, Nguyễn Đức Quỳnh là người duy nhất đánh phá đường hoàng vào sự trầm trọng lệch lạc này. Bằng những ý kiến phóng khoáng, vui nhộn, tếu nghịch, làm nhẹ hẳn cái không khí khó thở. Ở dưới, bọn trẻ chúng tôi khoái thích ông vô tả. Thấy ông vào phòng họp là chúng tôi vỗ tay ào ạt. … Tóm lại Nguyễn Đức Quỳnh vui không chịu được! … Ông nói xong, chúng tôi cười rộ từng hồi…”
Với một nhân cách hấp dẫn và khả năng thu hút người trẻ như vậy, Nguyễn Đức Quỳnh có thể còn sống được vào năm 1948; nhưng chắc chắn ông sẽ không thể sống dưới chế độ văn nghệ chỉ huy của đảng Cộng sản. Nếu còn theo đuổi kháng chiến, không “về thành” sớm thì tới những năm 1956, 57 Nguyễn Đức Quỳnh cũng sẽ chịu chung số phận “phản động” như những Phan Khôi, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, vân vân. Mai Thảo viết: “… một đêm ngủ ở chân cầu Hàm Rồng, tôi được một người bạn nói nhỏ cho hay Nguyễn Đức Quỳnh sau nhiều lần vào Hà Nội trở ra, lại vào. Vào hẳn.”
Năm 1951 Nguyễn Đức Quỳnh từ giã kháng chiến, từ Thanh Hóa đi thuyền ra Hải Phòng rồi về Hà Nội. Sau đó ông vào Huế, dự tính làm một tờ báo với Phan Văn Giáo, một người thân cận cựu hoàng Bảo Đại, lúc đó là “quốc trưởng” của chế độ “Quốc gia Việt Nam,” đặt tên là “Dân Trên Hết”. Nhưng việc đó không thành, có giả thuyết nói rằng vì bà mẹ của ông Bảo Đại, lúc đó ở Huế, không đồng ý. Ông vào Sài Gòn, cộng tác với một số nhật báo, rồi đứng chủ trì báo Đời Mới của Trần Văn Ân. Ông làm cho tờ tuần báo này khởi sắc, ông viết đủ các mục trong tờ báo này, ký nhiều tên khác nhau, và viết truyện dài Làm lại cuộc đời dưới tên Hà Việt Phương.
Trong giai đoạn “nhoá nhem” trước và sau Hiệp định Genève, 20 tháng Bảy 1954, cho đến ngày ông Ngô Đình Diệm dẹp hết các vụ chống đối của các giáo phái, Nguyễn Đức Quỳnh trực tiếp tham dự vào một số vận động chính trị. Một nhân sĩ Phật Giáo Hòa Hảo là ông Nguyễn Long Thành Nam đã kể lại (trong tạp chí VNTD năm 1986) những lần gặp gỡ Nguyễn Đức Quỳnh tại các buổi sinh hoạt với các nhà trí thức miền Bắc di cư mà ông đi tìm gặp để cùng tìm con đường chung cho miền Nam Việt Nam sau hiệp định đình chiến. Trong các cuộc họp mặt đó ông Thành Nam còn nhớ có giới hoạt động cả ba vùng: Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Đức Quỳnh (Bắc), Lê Kiểu, Hồ Hán Sơn (Trung), Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường và đại diện một số giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo (Nam). Nguyễn Long Thành Nam thuật lại “mọi người lúc đó đều bị ám ảnh bởi thời hạn tuyển cử năm 1956, phải làm thế nào bảo vệ tiềm lực quần chúng miền Nam, đối phó với cộng sản, và bảo vệ lấy miền Nam tự do” (VNTD, trang 13). Trong số những người này chỉ có Hồ Hán Sơn quyết định ủng hộ ông Ngô Đình Diệm (nhưng sau cùng Hồ Hán Sơn bị chính quyền ông Diệm thủ tiêu cùng với Nguyễn Bảo Toàn, một nhân sĩ miền Nam khác cũng giúp ông Ngô Đình Diệm trong phong trào truất phế vua Bảo Đại). Theo Nguyễn Long-Thành Nam thì, trong thời gian tướng Nguyễn Văn Hinh còn đang chống ông Ngô Đình Diệm, các nhà chính trị và các giáo phái đã cử Nguyễn Đức Quỳnh đi Pháp để gặp ông Bảo Đại. Trước khi đi Nguyễn Đức Quỳnh còn dịch một bài báo cho tướng Bảy Viễn, và Nguyễn Long- -Thành Nam đang có mặt nghe, theo đó ông thấy chính sách của chính phủ Mỹ đã dứt khoát ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm, và “bài toán của chúng ta sẽ hỏng bét” (trang 14). Nhưng chắc chuyến đi Pháp này không thành, sau này không bao giờ thấy Nguyễn Đức Quỳnh nhắc tới.
Báo Đời Mới đóng cửa vì ông Trần Văn Ân cộng tác với Tướng Nguyễn Văn Viễn, thủ lãnh nhóm Bình Xuyên chống Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Trần Văn Ân và Hồ Hữu Tường bị án tử hình khi Bẩy Viễn thua chạy, cả hai bị giam ở Côn Đảo cho tới năm 1963. Nguyễn Long Thành Nam trốn được ra nước ngoài. Nguyễn Đức Quỳnh có thể bị chính quyền ông Diệm nghi ngờ vì những liên hệ cũ của ông, nhưng ông vẫn được tự do, cho thấy chắc ông không đi Pháp liên lạc với ông Bảo Đại.
Trong năm 1954, với làn sóng di cư một triệu người từ Bắc vô Nam, Nguyễn Đức Quỳnh góp mặt trên tuần báo Người Việt của nhóm văn nghệ sĩ di cư . Trong Người Việt bộ mới (ra được 4 số, năm 1955) ông thường dùng bút hiệu Âu Âu Thành Đô, viết bài “Góp phần xây dựng văn nghệ” in trong hai số 3 và 4. Với suy tưởng và kinh nghiệm của chính bản thân, Nguyễn Đức Quỳnh chứng minh chủ nghĩa Mác là một ngụy thuyết. Ông viết: “Chủ nghĩa Mác đã rèn luyện môn đồ thành con người chỉ biết suy nghĩ (luận) theo có một chiều (duy vật biện chứng), chỉ biết có hành động (luật) theo có một hướng (độc tài vô sản) nên tất nhiên con người đó phải thui chột hết tình cảm. Mà con người đã không rung động thì làm gì còn có tính chất … con người nữa (…) Hậu quả tất nhiên của nền Triết học duy lý khiên cưỡng ấy phải là một chế độ chính trị xu thời, tiền hậu bất nhất, luôn luôn bẻ quẹo thực tế khách quan đi cốt sao cho phù hợp với chủ quan lệch lạc của mình.”
Nguyễn Đức Quỳnh cùng các nhà văn khác lập nhóm Quan Điểm, trong đó có Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Lê Văn Siêu. Nhà xuất bản Quan Điểm đã in sách của Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, vân vân. Một chủ đề họ đồng ý nêu cao là vai trò của giai cấp trung lưu, còn gọi là tiểu tư sản, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giới trí thức dù không kêu gọi “Giới trung lưu toàn thế giới hãy tập hợp lại!” Nêu ra ý kiến chủ đề này là một phản ứng trước chủ thuyết cộng sản, họ coi giai cấp vô sản là đầu tầu của lịch sử; và họ coi giai cấp “tiểu tư sản” không có một giá trị nào, gọi bằng một cái tên bỉ báng là “tạch tạch sè.” Chủ đề của nhóm Quan Điểm là một “viễn kiến” phát xuất từ giới trí thức Việt Nam rất đáng chú ý; vì từ nửa sau thế kỷ 20 thì cả thế giới đồng ý giới trung lưu là đầu tầu trong các cuộc cách mạng dân chủ, sang thế kỷ 21 càng thấy rõ. Các quốc gia khi đạt tới lợi tức bình quân trên 4,000 đô la một năm thì người dân đều có khuynh hướng nổi dậy đòi dân chủ, tự do. Nhưng trong không khí chính trị và văn hóa ở miền Nam Việt Nam thời gian đó, chính quyền đề cao lý thuyết Nhân Vị, một chủ nghĩa được giới trí thức Công Giáo Pháp đề xướng. Cho nên những nỗ lực của nhóm Quan Điểm không gây được ảnh hưởng, và những người trong nhóm cũng không đủ các kiến thức kinh tế học, xã hội học để khai triển “viễn kiến” này.
Đàm Trường Viễn Kiến
Sức hấp dẫn của con người Nguyễn Đức Quỳnh ở Quần Tín mà Mai Thảo nhắc tới vẫn biểu hiện khi ông vào sống ở Sài Gòn. Nhà văn Kiêm Đạt kể lại ông đã hợp tác với báo Đời Mới, ngay sau khi từ chiến khu Bình Trị Thiên trở về thành phố Huế, tháng Tư năm 1954. Sau đó, ông vào Sài Gòn, đến tòa soạn, nhìn thấy Nguyễn Đức Quỳnh “thong dong, thoát sáo trong bộ bà ba mầu nâu” chỉ cho Kiêm Đạt thư viện của tòa báo, nói: “Chưa lúc nào mà chúng ta cần nghiên cứu tư tưởng hơn lúc này.”
Kiêm Đạt nhớ lại Nguyễn Đức Quỳnh đã tổ chức các buổi họp hàng tuần mặt ở tòa soạn Đời Mới, với những người tham dự như Tô Thùy Yên, Nguyễn Khắc Ngữ, Hồ Hán Sơn, Hồ Nam (cũng ký Vương Tân khi làm thơ), Chế Tần Lĩnh, Trần Thanh Hiệp, Quách Thoại, Thế Phong, vân vân. Kiêm Đạt còn nhớ: “Bước chân lãng đãng của Nghiêm Xuân Hồng, khuôn mặt huyền bí của Lý Đại Nguyên, chiếc (xe) solex bệnh hoạn của Trần Lê Nguyễn, vân vân. Những nhà văn, nhà thơ trên sau đó cũng họp mặt trong Đàm Trường Viễn Kiến. Ngoài ra còn những người tới trễ hơn như Dương Nghiễm Mậu, Đỗ Ngọc Yến, Trần Dạ Từ, Nguyễn Hữu Đông,Nguyễn Thụy Long, Viên Linh, Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Khắc Nhân, Trần Tuấn Kiệt. ...
Khoảng những năm trước sau 1960 Nguyễn Đức Quỳnh lập Đàm Trường ngay trong nhà ông, bên cạnh ngôi chùa Từ Quang do Thượng tọa Thích Tâm Châu trụ trì, trong một ngõ hẻm trên “Đường 20,” tức đường Phan Thanh Giản cũ.
Dương Nghiễm Mậu hồi tưởng về căn nhà này: “Sau những chuyện liên can đến những điều thật lớn cho tới những điều thực nhỏ; tôi nhắc tới căn nhà cũ của anh. Ngôi nhà nhìn thẳng ra con hẻm của chùa Từ Quang, căn nhà có một khoảng hiên hẹp, mái ngói thấp và một cây ổi với hàng rào cây.”
Khoảng những năm trước sau 1960 Nguyễn Đức Quỳnh lập Đàm Trường ngay trong nhà ông, bên cạnh ngôi chùa Từ Quang do Thượng tọa Thích Tâm Châu trụ trì, trong một ngõ hẻm trên “Đường 20,” tức đường Phan Thanh Giản cũ.
Dương Nghiễm Mậu hồi tưởng về căn nhà này: “Sau những chuyện liên can đến những điều thật lớn cho tới những điều thực nhỏ; tôi nhắc tới căn nhà cũ của anh. Ngôi nhà nhìn thẳng ra con hẻm của chùa Từ Quang, căn nhà có một khoảng hiên hẹp, mái ngói thấp và một cây ổi với hàng rào cây.”
Đàm Trường Viễn Kiến họp tại nhà riêng của Nguyễn Đức Quỳnh, sinh hoạt công khai mỗi buổi tối Thứ Sáu thường có hàng chục văn nghệ sĩ đến ngồi trò chuyện, đọc thơ và văn trong nhiều năm trước và sau năm 1960. Đó là thời gian chính phủ Ngô Đình Diệm đang kiểm soát gắt gao cả xã hội miền Nam, các đảng phái chính trị không được hoạt động dù có khuynh hướng quốc gia, chống cộng sản. Phòng hội họp của Đàm Trường Viễn Kiến trông thẳng ra con đường nhỏ trong cái ngõ hẻm Chùa Từ Quang, những cánh cửa gỗ luôn luôn mở rộng, cố ý chứng tỏ sinh hoạt này không có điều gì cần giấu diếm. Nguyễn Đức Quỳnh thường nói công khai rằng ông không coi các ông Diệm, ông Nhu là đối tượng. Đối tượng chính của ông là chủ nghĩa Mác xít, và phe “Cộng sản Đệ tam.” Ông giao dịch với những nhà chính trị như Hồ Hữu Tường, Hồ Hán Sơn, Châu Sơn Thái Vị Thủy, Trần Văn Ân (chủ nhiệm báo Đời Mới), Phạm Xuân Thái và Ngô Trọng Hiếu (2 bộ trưởng thông tin trong chính phủ Ngô Đình Diệm), Bác sĩ Trần Ngọc Ninh, một tổng trưởng Văn hóa Giáo dục thời Đệ nhị Cộng Hòa; nhưng Nguyễn Đức Quỳnh vẫn đứng ngoài các hoạt động chính trị. Ông bị bắt bỏ tù trong “hầm” mấy tháng trước cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963, có lẽ vì nhà ông ở bên cạnh các chùa Từ Quang và Giác Minh, nơi hai vị trụ trì Thích Tâm Châu và Thích Đức Nghiệp trong phong trào Phật Giáo thường tiếp xúc với ông. Năm 1964 ông đã nói với Nguyễn Long Thành Nam: “… tôi không sinh hoạt chính trị. Từ lâu tôi để giành thời giờ và suy tư cho văn hóa.”
Trong Đàm Trường, mọi người được yêu cầu gọi Nguyễn Đức Quỳnh là anh, tất cả mọi người được yêu cầu gọi nhau là anh, em, không có ai là chú, bác. Như chúng ta thấy, khi nhắc tới Nguyễn Đức Quỳnh cả Mai Thảo và Dương Nghiễm Mậu đều gọi là “Anh”, mặc dù hai người này tuổi tác cách nhau, Dương Nghiễm Mậu kém thua Nguyễn Đức Quỳnh gần ba chục tuổi, còn trẻ hơn con lớn của ông là nhà văn Duy Sinh. Hai người đóng vai thư ký mỗi tối Thứ Sáu, lúc đầu là Đinh Hữu, sau là Đỗ Ngọc Yến.
Tại Đàm Trường Viễn Kiến, mà cụ Quỳnh nhận chức “thủ từ” (người giữ đền thờ) chúng tôi gặp Đinh Hữu (cũng ký tên Lương Quân), Dương Nghiễm Mậu, Trần Dạ Từ, Viên Linh, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Thụy Long, Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Khắc Giảng, Đào Mộng Nam, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Hà Thế Ruyệt, Nguyễn Nhật Duật, cả các nhà chính trị rất thân với Nguyễn Đức Quỳnh như Phạm Xuân Thái, Ngô Trọng Hiếu (Paul Hiếu). Ngoài các nhà văn, nhà thơ, Đàm Trường Viễn Kiến cũng thu hút nhạc sĩ Phạm Duy, các họa sĩ Nguyễn Trung, Đỗ Quang Em, các nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh, cũng đều hay lui tới.
Có thể nói Đàm Trường Viễn Kiến là một hiện tượng đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, trong thời gian chính phủ Ngô Đình Diệm đã xây dựng một chế độ độc tài khá chặt chẽ mà vẫn có một nhóm tư nhân độc lập tập họp với nhau mỗi tuần, trong một ngôi nhà nghèo nàn, mở rộng cửa trông ra một ngõ hẻm, mà không gặp khó khăn nào.
Đàm Trường tồn tại là nhờ sức thu hút của cá nhân Nguyễn Đức Quỳnh. Ông luôn luôn ân cần khuyến khích các văn nghệ sĩ trẻ. Nhà thơ Du Tử Lê kể lại ông không hề quen biết Nguyễn Đức Quỳnh; nhưng khi ông in tập thơ thứ ba, năm 1968, có người bạn nói với anh: “Anh Quỳnh muốn gặp cậu. Anh Quỳnh bảo anh thích một bài thơ của cậu.” Nhà thơ kể tiếp:“Ngay ở cái nhìn đầu tiên lần gặp gỡ thứ nhất, tôi đã bị khuất phục hoàn toàn bởi đôi mắt sáng quắc và vầng trán thông minh, với bộ đồ nâu sồng.” Lần thứ hai Du Tử Lê được mời đến vì một truyện ngắn, Đời Ta, mới in ra. “Ông Quỳnh nói về cái ‘khí hậu’ của truyện ngắn đó. Ông giải thích cho tôi nghe về chính cái truyện ngắn do tôi viết.”
Cách sử thế, tiếp vật của Nguyễn Đức Quỳnh rất dễ chinh phục lòng người.
Nhà văn Thanh Nam cũng trải qua kinh nghiệm này khi còn rất trẻ, vào năm 1953 ở Hà Nội. Ông và nhà văn Nguyễn Minh Lang được ông giám đốc nhà xuất bản “đưa đến gặp anh Quỳnh,” sau khi hai người mới in hai cuốn tiểu thuyết. “Khi gặp anh tôi không hề nghĩ là anh đã đọc văn của mình … nhưng chúng tôi sửng sốt khi thấy anh Quỳnh đề cập tới hai cuốn tiểu thuyết kia và nói tới từng chi tiết một chứ không phải chỉ là nói phớt qua để lấy lòng hai đàn em. Anh đưa cuốn sách ra và chỉ cho tôi thấy từng đoạn viết sai, viết láo của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy xúc động trước một nhà văn đàn anh như vậy.”
Dương Nghiễm Mậu kể: “Khoảng năm 1960-1962, mỗi chiều thứ sáu ở nhà ông, có sinh hoạt của” Đàm trường Viễn kiến”. Khoảng tháng 9 năm 1963, ông bị bắt; sau ngày 1 tháng 11 ông được trả tự do. …“ Khi anh Quỳnh mất có người hỏi: Nguyễn Đức Quỳnh là ai?” Tôi thấy không đáng trách, vì đã 20 năm nay, anh đã gần như mai danh ẩn tích; đời sống của anh là một đời sống thanh đạm, cho nên chỉ có những người gặp anh mới biết anh là ai, một ai không rõ ràng. Tôi nghĩ, đến lớp người như tôi; chắc là lớp người chót được biết anh, và từ đó tôi nghĩ: sau này chắc chắn sẽ có nhiều huyền thoại về anh. Trong bước đầu viết văn, tôi chịu ơn anh đã khuyến khích. Sau này có gần 10 năm, tôi không gặp anh. Tôi cũng không hiểu vì sao tôi không muốn gặp anh. Nay anh đã mất, nhưng tôi vẫn muốn được dùng hai tiếng “ANH QUỲNH”, như khi anh còn sống mà tôi xưng hô, để viết một ít dòng về anh. Điều ấy cũng có nghĩa: “Tôi không quên được anh“!”
Nhân cách Nguyễn Đức Quỳnh cũng được Cao Thế Dung mô tả rõ: “Cụ Nguyễn sống như một ông đồ xứ quê; cụ không có một nhu cầu nào riêng cho cụ, suốt tháng năm cụ vận bộ bà ba nâu, đi đôi dép Nhật, cụ ăn uống đơn giản, đơn giản hơn cả một nhà tu. … Cụ không như ai dấu tài, dấu nghề; cụ chỉ dẫn từng chi tiết nếu anh em thật lòng cầu học…. Cụ có lối lý luận của một người ‘siêu Mác xít’ nhưng trong thái độ xử thế tiếp vật của một nhà Nho.”
Nguyễn Long-Thành Nam, một người cùng thế hệ, cũng nhận xét khi gặp lại nhau vào năm 1964: “… nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh mặc bộ bà ba nâu là mặc cái mầu sắc thanh đạm của con người Việt Nam, của kẻ sĩ Việt Nam. Và như thế, cái Đạo anh Quỳnh đi tìm hẳn phải là Đạo Việt Nam.”
Đàm Trường Viễn Kiến là nơi Nguyễn Đức Quỳnh mở cửa mời các nhà văn và giới trí thức tới cùng xây dựng một thứ “Đạo Việt Nam.” Như Nguyễn Mộng Giác viết: “…ông không dùng văn chương như một cách phụng sự cái đẹp.” Từ 'Thằng Kình' cho tới 'Ai Có Qua Cầu...', Nguyễn Đức Quỳnh viết để phụng sự một thứ khác văn chương, gọi nó là một thái độ sống, một “đạo” hay một ý thức hệ cũng được.
Trong bài tưởng niệm Nguyễn Đức Quỳnh sau tang lễ, năm 1974, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã nhận xét: “Ông Quỳnh mất là chấm dứt một thế hệ (những) người theo đuổi mộng tưởng vĩ đại.” Mộng tưởng vĩ đại của Nguyễn Đức Quỳnh là xây dựng một “ý thức hệ” vượt trên chủ nghĩa Mác xít mà Cộng sản Việt Nam theo đuổi. Mối quan tâm của ông không phải là Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm, mà là tìm một con đường đi cho dân tộc, cũng như loài người. Thế hệ trước ông đã có nhiều người nuôi giấc mộng lớn đó. Phan Bội Châu đã tâm phục Chủ nghĩa Tam Dân khi thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Phan Châu Trinh đã chọn không ngần ngại con đường Dân Chủ, Dân quyền. Trước năm 1940, những nhà cách mạng như Lý Đông A đã sáng tạo “Chủ nghĩa Duy Dân,” Trương Tử Anh đã đề thuyết “Dân tộc Sinh tồn,” vân vân. Tại miền Nam, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo cũng đi trên một con đường tương tự.
Những dự án lớn về học thuyết, tư tưởng đó đều là phản ứng đối với hành động tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản, từ thập niên 1930. Cộng sản Đệ tam đã biến chủ nghĩa Mác xít thành một thứ tín ngưỡng, với những tên tuổi của Marx, Lenin như các vị thánh, hứa hẹn một thiên đường là Liên bang Xô viết. Những nhà cách mạng Việt Nam biết ý thức hệ cộng sản không thích hợp với cuộc tranh đấu của dân tộc, họ thấy nhu cầu đề xướng ra những chủ nghĩa, những ý thức hệ khác cộng sản.
Từ năm 1954, khi nước ta bị chia đôi, vấn đề ý thức hệ càng sôi nổi. Vì thế giới đang sống trong một cuộc “chiến tranh ý thức hệ,” giữa khối cộng sản và hệ thống kinh tế tư bản. Nếu bên cộng sản họ có chủ nghĩa Marx làm căn bản ý thức hệ, thì phe bên này có cái gì? Các đảng chính trị vẫn giữ các lý thuyết Tam Dân, Duy Dân, hay Dân tộc Sinh tồn, chính quyền miền Nam lấy lý thuyết Nhân Vị làm tiêu chuẩn. Ông Ngô Đình Nhu và các bạn ông đã mô phỏng chủ nghĩa Nhân Vị (Personalisme) của Emmanuel Mounier (1905–1950), đã được những triết gia như Gabriel Marcel, Jacques Maritain khai triển. Tư tưởng của họ ảnh hưởng trong giới trí thức Công giáo Pháp và Việt Nam qua tạp chí Esprit. Chủ nghĩa Nhân Vị của Mounier hoàn toàn thuộc phạm vi triết học, nhưng được phong trào Lao Động Công Giáo coi như kim chỉ nam nên có thêm đặc tính “dấn thân.” Những nhà trí thức ở miền Nam không theo đạo Công Giáo và đứng ngoài chính quyền cũng nuôi mộng lớn xây dựng một “ý thức hệ” mới. Cùng thế hệ với Nguyễn Đức Quỳnh có các “lý thuyết gia” như Hồ Hữu Tường, năm 1964 ông chủ trương tạp chí Hòa Đồng sau khi từ Côn Đảo trở về. Nguyễn Mạnh Côn cũng là một người từng đi tìm con đường lớn như vậy, diễn tả qua hình thức tiểu thuyết. Sau đó đến Lý Đại Nguyên, với bộ sách Tổng Thức Vận, muốn trình bày một hệ thống tư tưởng bao trùm mọi lãnh vực sống trong nhân loại, được các bạn hữu in ronéo xuất bản năm 1965.
Mối thao thức xây dựng ý thức hệ còn nổi lên tại Việt Nam một lần nữa, từ năm 1990 sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên xô. Giới trí thức Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, bỗng nhiên tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nhìn thấy ý thức hệ cộng sản trong thực tế chỉ là một tòa lâu đài bằng cát, đã sụp đổ khi hệ thống kinh tế thất bại. Người ta biết rằng tin theo chủ nghĩa cộng sản là đã lầm đường, nhưng không biết từ nay về sau sẽ đi theo con đường nào. Nhiều người đặt thẳng câu hỏi: Lấy cái gì làm ý thức hệ mới thay thế cho chủ nghĩa Marx?
Một điều giới trí thức nước ta không biết, là ngay trong thời gian “Chiến tranh Lạnh,” mà chúng ta gọi là “Chiến tranh ý thức hệ,” từ giữa thập niên 1950 giới trí thức quốc tế đã nhìn ra “Thời đại của ý thức hệ đã chấm dứt”, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh.
Daniel Bell, giáo sư Đại học Columbia University, đã viết một tiểu luận nhan đề “Sự chấm dứt của Ý thức hệ,” (The End of Ideology) với những ý kiến được trình bày lần đầu tại “Hội nghị về Tự do Văn Hóa” (Congress for Cultural Freedom) họp năm 1955 tại Milan, nước Ý. Trong cuộc gặp gỡ đó, các triết gia như Bell, Raymond Aron, Seymour Martin Lipset bàn về sự thất bại của ý thức hệ Mác xít, sau khi Stalin qua đời, và Khrushchev đang chuẩn bị tố cáo các tội ác của nhà độc tài này.
Trên thế giới, chủ nghĩa Marx đã bị vượt qua từ lâu rồi, sau khi người ta đọc Karl Popper The Poverty of Historicism từ năm 1944 trên tạp chí Econometrica (Sự nghèo nàn của Quan điểm Duy lịch sử, sau này đã được Nguyễn Quang A ở Hà Nội dịch), và The Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và các địch thủ của nó) từ năm 1945. Triết gia người Áo này đã phản bác những lý luận căn bản của Karl Marx. Cuốn The Road to Serfdom (1944) và The Constitution of Liberty (1960) của Friedrich von Hayek, cuốn Capitalism and Freedom của Milton Friedman (1962) đã đóng những chiếc đinh cuối cùng trên quan tài chủ nghĩa Marx. Họ dùng phân tích kinh tế học chứng tỏ rằng việc áp dụng chủ nghĩa cộng sản sẽ thất bại và nếu tiếp tục sẽ chỉ đưa tới cảnh biến con người thành nô lệ.
Có thể nói trước thập niên 1960 trí thức trên thế giới không còn nêu vấn đề ý thức hệ nữa. Karl Popper đã chứng minh rằng tất cả các hiểu biết do khoa học đem lại đều chỉ là những giả thuyết chưa bị thực nghiệm bác bỏ, trong cuốn Logik der Forschung, Lô Gích của Khám phá Khoa học (1934) bản dịch tiếng Anh, The Logic of Scientific Discovery chỉ ra đời vào năm 1959. Nếu tất cả những kiến thức khoa học cũng chỉ là “giả tạm” thì tất nhiên không thể có một “hệ thống kiến thức” nào có thể giải thích được cả lịch sử và xã hội loài người.
Nếu không có ý thức hệ nữa, thì con người sống ra sao và sống với nhau trong xã hội cách nào? Muốn trả lời cho những câu hỏi đó, người ta phải dùng phương pháp khoa học, áp dụng trong từng lãnh vực, kinh tế học, chính trị học, tâm lý và đạo đức học, vân vân. Ý thức hệ chỉ là một ảo tưởng. Người ta đã lợi dụng ý thức hệ để biến thành tôn giáo, bắt con người làm nô lệ.
Giới trí thức Việt Nam ở miền Bắc không được phép biết những trào lưu tư tưởng mới trên thế giới đã xuất hiện; nhưng cả các nhà trí thức miền Nam cũng không nhìn thấy. Một phần bởi vì họ thường chỉ đọc sách báo tiếng Pháp, không tiếp cận với sinh hoạt trí thức ở các nước nói tiếng Anh, tiếng Đức. Các giáo sư triết học ở miền Nam đều được đào tạo trong các đại học Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, họ không biết tới những điều mà giới trí thức Pháp không chú ý. Cho nên, theo lối suy nghĩ giống như ở nước Pháp, nhiều người trong giới sinh viên và tuổi trẻ ở miền Nam vẫn tưởng rằng trên thế giới lúc đó chỉ có ba trào lưu tư tưởng giành ảnh hưởng là Chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa Hiện Sinh, và Chủ nghĩa Nhân Vị.
Tại Đàm Trường Viễn Kiến, Nguyễn Đức Quỳnh vẫn theo đuổi “giấc mộng lớn,” như Nguyễn Mạnh Côn nhắc lại. Nhưng ông không chỉ nhắm vào việc phê phán chủ nghĩa Marx. Ông thường nói tới dự án “Đệ Ngũ Quốc Tế.” Mới nghe tên có thể hiểu lầm đó là một đề án tiếp nối và thay thế Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc Tế. Nhưng thật ra, ý tưởng Đệ Ngũ Quốc Tế của Nguyễn Đức Quỳnh là tìm một tổng hợp các trào lưu tín ngưỡng và tư tưởng lớn trong nhân loại. Đó là con đường mới, sau bốn “phong trào quốc tế” khác của Phật Thích Ca, Chúa Giê Su, Tiên tri Mohammed, và Karl Marx. Tất nhiên, đề án lớn này chỉ gợi ý cho nhiều thế hệ, một cá nhân hay một nhóm người không thể thực hiện được. Một điều ông thường nhấn mạnh, là phải đi tìm con đường riêng cho dân tộc Việt Nam. Ông là người rất mê Truyện Kiều, cuốn sách duy nhất của ông xuất bản trong thời kỳ này đặt tựa bằng câu“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.” Khi ông qua đời, nhà văn Mặc Đỗ nói đã “mất một người Việt Nam có gốc Việt chắc chắn.” Ông đã viết một cuốn “Nhân Minh Luận,” và tiểu thuyết Mang Mang (*) cả hai hiện nay không biết đang ở đâu.
---
* đúng , phải là HỖN MANG ký bút danh Cung Phúc Chung; đã cho đăng dở dang trên bán nguyệt san SỐNG ( chủ nhiệm: Ngô Trong Hiếu) ở thập niên' 60s. Sau khi chủ nhiệm được bổ nhiệm bộ trưởng Công Dân Vụ, tạp chí đóng cửa. Tập bản thảo trọn bộ HỖN MANG của Cung Phúc Chung [Nguyễn Đức Quỳnh] được có trong tay nhà báo TRẦN ĐỖ ( tện thật : Trần xuân Mỹ, hiện còn sống đấu đó ở Tình Bà Rịa-Vũng Tàu), anh giao lại cho tôi giữ. Sau 30/ 4/ 1975, phong trào đốt sách của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Nam VN phát động rầm rộ; m tôi sợ quá ,đem ' Hỗn Mang (đánh máy trên giấy pelure 21x 27) ra xé lẻ từng trang, gói bánh bông lan bán cho khách; ở bên lề chợ Tân Định. . (TP)
Cuối cùng, chúng ta phải nhắc tới Nguyễn Đức Quỳnh khi nói đến văn học ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975, vì ông có ảnh hưởng trên rất nhiều văn nghệ sĩ trong giai đoạn đó. Lớp người trẻ được ông khích lệ, bị thu hút vì nhân cách và kiến thức rộng rãi của ông, những người cùng tuổi cũng kính trọng ông. Cuốn sách Ai Có Qua Cầu của ông đáng được phân tích để tìm hiểu tâm trạng của các người trí thức yêu nước ở miền Nam sau khi nước Việt Nam bị chia đôi. Đó là một đề tài đáng viết trong tương lai.
Đỗ Quý Toàn [ 1939- ]
(hình ảnh: Nguoi-Viet.com)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ