Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

về nhạc sĩ Anh Bằng [1926- 2015] -- blog phan nguyên



Saturday, 14 November 2015


Anh Bằng (1926 - 2015)




















Anh Bằng

tên thật: Trần An Bường
(1926 - 2015)


-hưởng thọ 89 tuổi


 nhạc sĩ















Anh Bằng là một nhạc sĩ nổi danh từ những năm 60 thế kỷ trước và đã để lại cho đời khoảng 650 ca khúc, nổi tiếng nhất là bài Nỗi Lòng Người Đi. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1981. Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.







Tiểu sử


Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Năm 1935 ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ Kháng Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.


Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đanh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)","Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... .


Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất ĐịchLẽ Sống và Nát Tan. Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.


Cũng vào thời gian hoạt động ở Sài Gòn, Anh Bằng hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh.


Năm 1975, Anh Bằng cùng gia đình di tản sang Mỹ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981 - 1990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có"Anh còn nợ em""Căn gác lưu đày""Chuyện giàn thiên lý""Khúc thụy du""Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...



Trung tâm Asia tại Hoa Kỳ đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như Asia 15: Tình ca Anh Bằng (1997), Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2007), Asia 62: Anh Bằng - Một đời cho âm nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng - Dòng nhạc lưu vong (2011).




                              Gia đình                                 

Nhạc sĩ Anh Bằng có con gái là Thy Vân, người đã đứng ra quản lý Trung tâm Asia, sau đó chuyển giao lại nhạc sĩ Trúc Hồ. Ngoài ra những người con khác của Anh Bằng là Dân, Việt, Nam, Trần An Thanh, Trần Ngọc Sơn (tác giả ca khúc Hạnh phúc lang thang)




Nhóm Lê Minh Bằng


Năm 1966, Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, ký chung tên là Lê Minh Bằng. Các hoạt động chính của nhóm bao gồm:

Mở lớp dạy nhạc có tên là "Lớp Nhạc Lê Minh Bằng" tại địa chỉ số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm) và thực hành (luyện giọng, xướng âm).

Thành lập ban nhạc "Sóng Mới", chuyên trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn.

Cố vấn cho giám đốc hãng đĩa hát Asia là ông Nguyễn Tất Oanh trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ.

Phụ trách trong việc tổ chức chương trình "Tuyển Lựa Ca Sĩ" được tổ chức hàng tuần ở rạp hát Quốc Thanh, do Đài Phát thanh Sài Gòn thực hiện.

Sáng tác, xuất bản, và phổ biến nhiều ca khúc mới dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường,Vương Đức Long, TH...















Nỗi Lòng Người Đi























Những sáng tác bất hủ của nhạc sĩ Anh Bằng


































Anh Bằng lúc trẻ
























Danh mục tác phẩm

















Ai bảo em là giai nhân
"Một mùa đông" của Lưu Trọng Lư 


Anh biết em đi chẳng trở về
Thái Can


Anh còn nợ em
Phan Thành Tài


Anh còn yêu em
2008 
Phan Thành Tài


Anh cứ hẹn
Hồ Dzếnh 


Anh không lại


Binh méo Cai tròn
1966


Buồn xa nhà
1976


Bài ca của đêm
Nguyễn Trầm Nguyễn


Bài thơ đan áo
T.T.Kh.


Bây giờ còn nhớ hay không
"Hoa học trò" của Nhất Tuấn


Bây giờ còn yêu


Bóng đêm
cổ động chiến dịch Chiêu hồi


Bướm trắng
Nguyễn Bính


Bẽ bàng


Bỏ phố Đà Lạt
Hoàng Ngọc Ẩn


Bốn ngả đường quê hương


Chia tay hư ảo
BH


Chiều chủ nhật


Cho kỷ niệm mùa đông


Chuyến xe hoa buồn


Chuyện giàn thiên lý 1, 2 
"Nhà tôi" của Yên Thao


Chuyện hoa sim
Hữu Loan


Chuyện hoa tigôn
T.T.Kh


Chuyện một đêm
1968 
Tổng công kích Tết Mậu Thân

Chuyện người con gái ao sen


Chuyện tình hoa mai
Nguyễn Bính


Chuyện tình hoa trắng
Kiên Giang


Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2, 3


Chuyện tình mùa thu
2011


Chuyện tình Trương Chi


Chuyện tình yêu


Chấp nhận


Chủ nhật buồn
1969


Con Rồng cháu Tiên
Trúc Hồ


Con đường Việt Nam
nhạc của Trúc Hồ


Cuối mùa mưa


Cám ơn Phật
2007 
Thanh Trí Cao

Cánh phượng hồng thưở xưa
2013 
Trịnh Bửu Hoài

Còn có bao giờ em nhớ ta
Quang Dũng


Còn yêu trọn đời


Có một ngày
Nguyễn Khoa Điềm


Cô bé môi hồng
thơ của Như Mai


Cõi buồn
"Cõi nào buồn hơn" của Phong Vũ


Căn gác lưu đày


Căn nhà ngoại ô
1966


Cả nước đấu tranh
2012
Lê Dinh
chống sự xâm lược của Trung Quốc

Cỗ bài tam cúc
Hồ Dzếnh


Dù nắng có mong manh


Dĩ vãng một loài hoa


Em mãi còn tình đầu
2012


Ghé lại một đêm


Gia tài của nó
2012


Giấc ngủ cô đơn


Gót chinh nhân


Gõ cửa


Gọi anh mùa xuân
Trần Mộng Tú


Hai mùa mưa


Hai mươi bốn giờ phép


Hoa học trò
"Hoa học trò" của Nhất Tuấn


Huynh đệ chi binh
1966


Huế bây chừ


Huế xưa


Huế đã xa rồi
2013


Hạnh phúc lang thang
Trần Ngọc Sơn


Hận tình
1970


Hẹn anh đêm nay


Hẹn người kiếp sau
2012


Hồi chuông xóm đạo
Kiên Giang


Khi mình xa nhau


Khóc mẹ đêm mưa
2005


Khúc ca tình sầu


Khúc Thụy Du
Du Tử Lê


Kinh hạnh phúc


Kể chuyện đêm vô cùng
Việt Phương


Kỳ diệu
thơ Nguyên Sa


Ly cà phê cuối cùng


Lạy mẹ con đi


Lẻ bóng


Lời tình băng giá


Lỡ một cuộc tình
số 4


Lỡ một cuộc tình
số 8


Mai tôi đi
Nguyên Sa


Mình ơi em chẳng cho về
Quan họ "Người ơi, người ở đừng về"


Mưa buồn


Mưa chiều


Mưa ngoại ô


Mất anh đêm Giáng sinh
Y Nga

Mất nhau mùa đông
1970


Mộ đời
Q.H


Một ngày thật buồn
Trúc Hồ


Nam Xương tiếng khóc đêm mưa


Ngoại ô buồn
1968


Người qua phố
"Lời gọi thầm của chim" thơ của Thái Tú Hạp


Người thương binh
Thái Tú Hạp


Người thợ săn và đàn chim nhỏ
1974


Người tình mùa đông
1994


Người tình Sài Gòn


Người ở lại buồn


Như em
Đỗ Trung Quân


Như em


Nhớ qua thăm em


Nhớ Sài Gòn
Trúc Giang


Nhớ đêm mưa Sài Gòn


Những kiếp hoa xuân


Những tâm hồn cô đơn


Niềm tin
thơ Nhất Tuấn


Nước mắt mẹ tôi


Nước mắt một linh hồn


Nước mắt quê hương
Lê Dinh


Nếu tôi đưa em về


Nếu vắng anh
"Cần thiết" của Nguyên Sa


Nổi lửa đấu tranh
1999
Chiến dịch Cờ Vàng


Nỗi lòng người đi
1967


Nửa đêm biên giới


Nửa đêm về sáng


Phải lên tiếng
Lê Dinh 
Bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa

Sao anh không đến
Trần Ngọc Sơn


Sài Gòn kỷ niệm
2012

Sài Gòn thứ Bảy


Sài Gòn vẫn mãi trong tôi
Trúc Hồ


Sông sầu đôi nhánh


Sông Trà Khúc


Sầu lẻ bóng 1, 2, 3


Sợi tóc


Tango dĩ vãng


Tango tím


Thiên Ấn tự
(Chùa Thiên Ấn)


Thăm mộ mẹ
Lê Huy Phương


Tiếc thương
Cao Tần


Tiếc thầm
cổ động đi quân dịch


Tiếng ca u hoài


Tiễn người sang ngang
Hoàng Liên


Truyện Kiều
Nguyễn Du


Trúc đào
Nguyễn Tất Nhiên


Trả em cay đắng mộng vàng
Từ Nguyên Thạch


Trả lại


Tâm hồn cô đơn


Tình là sợi tơ


Tình lẻ loi
Trúc Sinh


Tình nồng cháy


Tình phai


Tình yêu như mũi tên


Tình yêu tuyệt vời


Tình đẹp xót xa


Tím cả chiều hoang
Hữu Loan


Tôi vẫn cô đơn
2011


Tượng đá và chút suy tư


Tập lái vespa


Từ thuở yêu em
Phan Thành Tài


Từ độ ánh trăng tan
Đặng Hiền


Vẫn như lầu hoang


Về


Về thăm chốn xưa
Phạm Chí Nhân


Vọng cổ ông đồ


Xin hãy quên tôi


Ánh trăng tan


Áo dài quê hương


Áo trắng


Điệp khúc thương đau


Đà Lạt xa nhau


Đánh cờ người


Đêm không ngủ


Đôi bóng


Đường khuya


Đừng như công chúa
2011 
Nguyễn Nhật Ánh

Đừng nói yêu tôi


Đừng sợ hãi


Đừng xa em



V.V



Ngoài ra ông còn đồng sáng tác nhiều ca khúc trước 1975 với Lê Dinh, Minh Kỳ. 




Ai hỏi tên anh
(Minh Kỳ - Dạ Cầm)

Anh đừng có lo
(Dạ Cầm)


Ba mùa mưa
(Minh Kỳ - Dạ Cầm)


Bóng đêm
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Chỉ hai đứa mình thôi nhé
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Chuyện tình bên hồ Than Thở
(Minh Kỳ - Dạ Cầm)


Đà Lạt hoàng hôn
(Minh Kỳ - Dạ Cầm)


Đêm công viên
(Minh Kỳ - Dạ Cầm)


Giấc ngủ cô đơn
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Hàn Ni
(Mùa thu lá bay 2)
(Lê Dinh - Dạ Cầm)

Nét đẹp thiên thần
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Nếu ai có hỏi
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Nếu anh đừng hẹn
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Nếu hai đứa mình
(Lê Dinh - Dạ Cầm)

(Hoàng Minh)


Vọng gác lưng đồi
(Minh Kỳ - Dạ Cầm)


Tâm sự của em
(Dạ Cầm - Huy Cường)


Thương lính
(Dạ Cầm)


Tiếng hát hậu phương
(Minh Kỳ - Dạ Cầm)


Tính sao
(Dạ Cầm)


Tiếng ca u hoài
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Tuyết lạnh
(Lê Dinh - Dạ Cầm)


Yêu thầm
(Minh Kỳ - Dạ Cầm) 



















Chú thích 

Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. Houston, TX: Văn đàn Đồng Tâm, 2009.

^ Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. tr 23.
^ Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. Tr 140-1
^ Nhạc Sĩ Anh Bằng, sau 50 năm sáng tác
^ Nỗi lòng người đi và nhạc sĩ Anh Bằng
^ Nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn, tác giả "Hạnh Phúc Lang Thang" từ trần hưởng dương 50 tuổi,

Người Việt Tây bắc, 14/12/2010
^ Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. Tr 175
^ Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. Tr 153
^ Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. Tr 156 












Liên kết ngoài 





Video Thông tin sơ lược về nhạc sĩ Anh Bằng http://www.youtube.com/watch?v=l6kljYujDm0



Video Anh còn nợ em qua giọng hát Bảo Yến 









Tham khảo thêm về nhạc sĩ Anh Bằng






















Cảm nghĩ về Nhạc sĩ Anh Bằng




Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) 


Nước Việt Nam chẳng may đã rẽ vào khúc quanh của lịch sử không vui – đó là ngày 20 tháng 7 năm 1954 Việt Nam bị cắt làm đôi hai miền Bắc Nam thông qua hiệp định đình chiến Giơ-Neo, lấy con sông Bến Hải làm ranh giới – một khúc quanh lịch sử đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Bến Hải là con sông định mệnh, đã chứng kiến hàng triệu người bỏ nhà bỏ cửa lánh nạn Cộng sản, dân chúng miền Bắc phải rời bỏ nơi sinh quán để vô miền Nam, họ đã phải bỏ lại mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ cùng ruộng vườn, tài sản ra đi với hai bàn tay trắng, họ là những chứng nhân sống của thời đại đã chứng kiến hay bị sống dưới sự ác nghiệt dối gian của người Cộng Sản. Gia đình chúng tôi cũng như hàng triệu đồng bào đau khổ khác đã phải lìa bỏ tất cả, gạt nước mắt ra đi vào miền Nam tỵ nạn Cộng Sản.

Ôn lại cái kỷ niệm xưa để để mở đầu câu chuyện và xin được phép giới thiệu về nhạc sĩ Anh Bằng. Tôi và Anh Bằng được sinh ra cùng thời, nên đã chia sẻ những biến cố đau thương của dân tộc. Ngày tôi di cư vào Nam có mang theo được bản thảo “Sợ Lửa”, việc này chính là điềm báo trước sẽ đưa tôi vào nghiệp viết văn song song với nghiệp cầm phấn, thì Anh Bằng cũng đã mang theo những tình cảm thơ mộng qua việc sáng tác nhạc phẩm “Nỗi Lòng Người Đi” (NLNĐ), đánh dấu cuộc di cư vĩ đại mà người ra đi với bao kỷ niệm đau thương của tâm hồn kẻ ly hương, trong tâm tình đó nhiều người cùng tâm sự đã chia sẻ với Anh Bằng qua bản nhạc NLNĐ mà nhiều người vẫn quen gọi là bài “Tôi Xa Hà Nội” để rồi anh Anh Bằng có được nhịp cầu bước sâu vào lãnh vực âm nhạc, sự thành công ấy là do Anh Bằng được sự đón nhận của giới thưởng ngoạn đã gửi gắm tâm sự của chính mình trong những bài ca tiếng nhạc thật có hồn, mượt mà của nhạc sĩ Anh Bằng.



Nhà văn Doãn Quốc Sỹ với ca khúc
“Tôi xa Hà-nội năm lên 18 khi vừa biết yêu …”


Tôi nhớ ở vào thời điểm cuộc di cư vĩ đại hướng về phương Nam, bài hát “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” của nhạc sĩ Lam Phương nói lên nỗi u hoài của cuộc phân ly duyên tình vì thời cuộc, chàng ra đi nàng ở lại, nàng tưởng nhớ về phương Nam của nhân ái và hy vọng; Trong ý tưởng tình yêu như vậy thì bài “Nỗi Lòng Người Đi” mang nội dung nói về nỗi lưu luyến với bóng hình chàng ra đi mà hồn vẫn còn nhớ nhung người yêu của mình còn kẹt lại nơi đất Bắc.

Thể theo lời của hai anh Tạ Xuân Thạc và Việt Hải đã đề nghị là Văn Đàn Đồng Tâm sẽ thực hiện tác phẩm “Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Anh Bằng”. Theo thông lệ như những tác phẩm viết về “Kỷ Niệm” đã xuất bản trước đây cũng sẽ được mời nhiều cây viết xa gần góp những bài về nhạc sĩ Anh Bằng – Bởi vì với những đóng góp đáng kể trong nền âm nhạc, môn văn hóa cũng sẽ để đời cho hậu thế. Tôi rất vui khi được góp bài viết về Anh Bằng cùng với các vị viết về những kỷ niệm hay những đóng góp của Anh Bằng về nền âm nhạc Việt Nam. Quan niệm rằng những người đã có công xây dựng nền văn hoá Việt Nam dù là trên phương diện âm nhạc, hội họa hay văn chương, tất cả các lãnh vực đó đều là nền tảng văn hoá, và đáng được trân quý và trang trọng như nhau.

Tôi có gặp nhạc sĩ Anh Bằng khi ông đến Houston tham dự buổi thu hình “Asia 52, Huyền Thoại Lê Minh Bằng”. Một buổi tối trước ngày trình diễn liveshow Asia 52, các bằng hữu có cuộc họp mặt ở nhà hàng Đàlạt, khu thương mại Nha Trang tọa lạc tại đường Wilcrest, Khu Southwest Houston, trong buổi gặp gỡ đó đã cho tôi được dịp biết thêm về nhạc sĩ Anh Bằng đến từ nam California, cũng như được gặp nhạc sĩ Lê Dinh đến từ Montréal Canada. Hai người trong nhóm nhạc Lê Minh Bằng. Tiếc rằng anh Minh Kỳ đã bỏ mình trong trại tù Cộng Sản chỉ sau ba tháng kể từ ngày CS cướp chính quyền vào tháng 4-75.

Anh Bằng tên thật là Trần An Bường và sinh năm 1926 tại làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về hướng nam. Theo sự hiểu biết của tôi thì làng Điền Hộ có một xứ đạo Công giáo cũng mang tên Điền Hộ, nơi đây còn có dãy núi Điền Hộ, về hướng bắc có xã Lai Thành, thuộc huyện Kim Sơn trong tỉnh Ninh Bình, nơi mà thổ sản có món rượu đế ngon có tiếng. Ngoài ra Nga Sơn là một huyện đặc biệt của tỉnh Thanh Hoá, mà địa danh Nga Sơn đã vào lịch sử vì gắn liền với sự tích quả dưa hấu với Mai An Tiêm, người con nuôi của vua Hùng Vương thứ 18.

Trở lại với nhạc sĩ Anh Bằng, ông cho biết là đã theo học bậc trung học ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954. Ông sinh sống ở Sài Gòn rồi gia nhập vào quân đội trong Biệt Đoàn Tâm Lý Chiến, phát triển nghề nghiệp âm nhạc rất thành công cho đến năm 1975, khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản tháng 4 đen năm 75, lại một lần nữa ông lại trốn chạy Công sản, di tản sang định cư tại Hoa Kỳ.

Anh Bằng hiện nay là một trong những nhạc sĩ cao niên của nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn sáng tác, Anh Bằng sáng tác nhạc miệt mài và không ngưng nghỉ. Tuy làm việc như vậy nhưng sức con người nhất là khi tuổi đã cao thì sự sa sút về sức khoẻ là điều không thể tránh, nhất là Anh Bằng lại bị thính giác hư, tai bị điếc, ông chỉ nghe được chừng 10% đến 20% là tối đa.

Qua trường hợp của Anh Bằng, tôi lại mường tượng đến nhạc sĩ tài danh Beethoveen, nổi cộm trên nền âm nhạc quốc tế. Khi ông đạt được sự nghiệp âm nhạc phát triển lên tột độ thì Beethoven bị chứng bệnh tai điếc. Đầu tiên là biến chứng nặng tai, đến năm 19 tuổi thì điếc hẳn, lúc đó ông chỉ có thể giao tiếp với người chung quanh qua việc bút đàm vì ông không còn khả năng đàm thoại với người chung quanh, kể cả với người thân yêu nhất, vì không thể nghe thấy bất cứ tiếng động nào nữa. Những nốt nhạc mà ông cần thiết cũng phải nhọc nhằn tìm kiếm. Có những lúc quá nản chí, Beethoven tuyệt vọng định tìm đến thần chết, ông đã viết trong bức thư tuyệt mệnh là ông đau khổ muốn trốn tránh mọi người và vì không còn kiên nhẫn thêm được nữa. Nhưng may thay, cuối cùng chính nỗi đam mê âm nhạc, ông đã tự đứng dậy, vì con người của ông vốn đam mê âm nhạc, máu mê âm nhạc hình như đã lưu thông mạnh mẽ trong dòng huyết quản, ông không chết mà trái lại đã sống mãi trong sự nghiệp âm nhạc của ông cho đến muôn đời.

Riêng Anh Bằng cũng chia sẻ chứng bệnh tai điếc như Beethoven nhưng may mắn lại ở tuổi lớn hơn, trầm tĩnh hơn, với bản năng chấp nhận thực tế phũ phàng, Anh Bằng đã tạo cho mình sự tự tin và đã tìm cách gỡ rối cho mình, ông kể lại rằng với khả năng hiểu biết về nhạc lý, khi dòng nhạc hay ý nhạc chợt đến thì ông đã ngân nga trong đầu để nhận biết từng nốt nhạc, rồi ông ghi ra trên mặt giấy, chải chuốt nốt nhạc cũng ở trong đầu … khi bản nhạc đang viết đó đã vừa ý thì lúc đó Anh Bằng mới coi như hoàn tất cho một sáng tác. Anh Bằng là biểu tượng cho cho sự thành công vượt bậc.

Âm nhạc của thế giới âm nhạc không thiếu những nhạc sĩ tài ba vượt qua những khuyết tật dể tạo cho tên tuổi của mình, xin đan cử một số nhân tài như Văn Vĩ, Ray Charles hay Stevie Wonder. Người mình vẫn thường cho là “có tật có tài”. Thực vậy, Anh Bằng tự nhủ lòng mình bằng một quan niệm lạc quan trong cuộc sống, chấp nhận sự thử thách vượt qua mọi trở ngại, vì vậy đến nay ông đã ngoại bát tuần, nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn sáng tác đều đặn. Điều này cho thấy nỗi đam mê âm nhạc của Anh Bằng chưa chấm dứt, ông chưa chịu gác kiếm. Thiên tài nơi con người ông vẫn còn tiếp diễn có lẽ cho đến trọn cả cuộc đời.

Tôi viết bài này như một kỷ niệm gửi đến Anh Bằng để cùng chia sẻ những niềm vui nhân dịp mừng sinh nhật của ông. Tôi chân thành mến chúc Anh Bằng tiếp tục sống với những niềm vui trong âm nhạc. Nếu âm nhạc đến với Anh Bằng bằng sự nổi danh của thời trai trẻ, thì tôi cũng nghĩ rằng chính âm nhạc cũng sẽ là tiếng ru êm ái trong tuổi chiều tà bóng xế bằng niềm vui với sức sống mãnh liệt, và bằng sự lạc quan tự tin sẽ vượt qua mọi trở ngại dù lớn hay nhỏ, tuy có thể vẫn còn chút vấn bụi nào đó khuấy động chung quanh ông.

Doãn Quốc Sỹ
Houston, 12-2008

Nguồn: Văn Đàn Đồng Tâm




















ANH BẰNG dòng nhạc nổi trôi hậu bán thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21

Tạ Xuân Thạc




Đối với nền âm nhạc Việt Nam, thì đã có từ lâu đời phát xuất qua dân gian, những điệu hò câu hát, từ tiếng ca đồng quê đơn sơ mộc mạc mà mọi người ai cũng đã từng nghe, từ ngàn xưa thời thượng truyền khẩu, rồi sau biến thể cải cách. 

Vào thập niên 1930 Thế kỷ 20, tân nhạc Việt nam bắt đầu khai sinh, các nhạc sĩ sáng tác bằng cách dò dẫm tìm tòi phỏng theo những âm hưởng của nhạc tây phương mà ta thấy trong bản “Cùng Nhau Đi Hồng Quân”. Từ đó đến mấy năm sau người ta lại thấy lần lượt xuất hiện mấy ca khúc nữa như “Bẽ Bàng”, “Tiếng Sáo Chăn Trâu”, rồi đến những ca khúc “Bên Hồ Liễu”, “Trên Sông Hương”, “Xuân Năm Xưa”. 

Mãi đến năm 1937 thì người ta lại thấy xuất hiện ca bản “Bóng Ai Qua Thềm”. Năm 1938 tân nhạc Việt Nam mới khai mào để thực sự được phổ biến trong nhân gian qua tác phẩm “Bông Cúc Vàng” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên sáng tác, tiếp đó là bài ca “Kiếp Hoa” đã được nhiều người ái mộ. 

Nhà văn Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn rất có uy tín trên văn đàn thời đó, ông làm chủ nhiệm tờ Ngày Nay đã cho đăng nhạc phẩm Kiếp Hoa, rồi sau đó lại tổ chức mời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên trong một buổi thuyết trình đầu tiên tại Hànội về sự sáng tác âm nhạc. Sau đó những buổi thuyết trình được mở rộng qua các thành phố lớn như Hải Phòng, Huế v.v. Lồng vào việc thuyết trình thì chính nhạc sĩ tác giả đã hát cho mọi người dự thính nghe.

Người ta được thấy qua những năm tháng phôi thai của nền tân nhạc Việt Nam. Chỉ một thời gian sau đó thì tân nhạc đã trở thành một phong trào được mọi người đón nhận một cách say mê nhất là ở những thành phố lớn có đông người cư ngụ. 

Những nhạc sĩ Lê Yên, Văn Chung, Doãn Mẫn, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh của hai nhóm nổi danh là Tricéa và Myosotis đã đóng góp rất nhiều công lao cho nền tân nhạc Việt Nam. Để cho càng ngày thêm phong phú, họ đã sáng tác những bản nhạc bất hủ trước những năm chinh chiến bùng nổ của phong trào toàn dân chống Pháp. Những đoàn văn nghệ gồm có Phạm Duy, Phạm Đình Chương đã từ thành phố về sinh hoạt ở những vùng nông thôn hẻo lánh, họ tổ chức những nhóm thanh thiếu niên hát tân nhạc để kích động lòng yêu nước của toàn dân, từ đó nền tân nhạc được phổ biến rộng rãi trên khắp nẻo đường đất nước, quê hương Việt Nam dấu yêu.

Hiệp định Giơ-Neo đình chiến được ký kết tại Genève Thụy Sĩ vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước Việt Nam làm đôi. 

Hàng triệu người lũ lượt từ phía miền Bắc - mà ranh giới là vĩ tuyến 17 - để di cư vô miền Nam. Mọi người đau xót khi phải lìa bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả tổ tiên để trốn chạy chế độ cộng sản tàn ác vô luân, những nhạc sĩ cũng theo đoàn người di cư ấy từ miền Bắc chạy trốn vào Nam sinh sống. Chính quyền miền Nam được thành lập - do chí sĩ Ngô Đình Diệm – thể chế Việt Nam Cộng Hòa được xây dựng lấy tự do và nhân ái làm chuẩn, nền văn hoá nhân bản được tự do phát triển cho nên các văn nghệ sĩ đã mặc sức sáng tác thơ, nhạc, văn học nghệ thuật theo chiều hướng tự do, do đó các nhạc sĩ cũng sáng tự mình viết ra những bài ca, hay phổ thơ thành nhạc theo nhiều thể loại.

Ta có thể chia ra như sau: Nhạc tiền chiến được viết trước lúc chiến tranh Việt Pháp. Nhạc vàng gồm các bài ca thuộc loại trữ tình, dân ca, du ca, đạo ca, hùng ca, nhạc trẻ, nhạc sến, nhạc giao hưởng, nhạc phản chiến v.v. Còn miền Bắc cộng sản thì các nhạc sĩ chỉ được sáng tác theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản chứ không được tự do nên toàn những nhạc đấu tranh, và chịu ảnh hưởng nhạc nước Tàu từ lời ca đến điệu nhạc, âm hưởng chát chúa nghe rất chói tai . . .

Tại miền Nam Việt Nam thì các nhạc sĩ tự do tìm tòi sáng tác. Họ lấy nền văn hoá phương tây du nhập, lấy những tinh hoa kết tụ để viết thành những ca khúc mới có âm hưởng như ngày nay do những nhạc sĩ nghệ nhân đã dầy công nghiên cứu và sáng tác, nắn lót gọt dũa để làm giầu đẹp nền âm nhạc góp phần cho văn hoá Việt Nam thêm phong phú. Âm nhạc đã ăn sâu vào lòng người không thể thiếu vắng. Một trong những người có công rất lớn với nền âm nhạc Việt Nam phải kể đến Nhạc sĩ Anh Bằng, ông đã sáng tác nhiều thể loại: 

Nếu vắng anh, ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió
Nếu vắng anh, ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố
Nếu vắng anh, ai đón em khi tan trường về
Kề bóng em ven sông chiều chiều, gọi tên người yêu...

Nếu thiếu vắng những nhạc sĩ sáng tác thì làm gì chúng ta có những ca khúc ngọt nào và trữ tình đến thế. Tôi nhớ lại ngày đau thương khi đất nước bị phân chia 1954, Anh Bằng đã kể lại cuộc chia tay qua ca khúc “Nỗi Lòng Người Đi” mà nhiều người quen gọi một cách thân thương là bài “Tôi Xa Hà Nội”! Bài hát này đã làm cho biết bao nhiêu người nhỏ lệ khóc cảnh chia ly vì phải xa lìa đất Bắc, bỏ Hà Nội hay bỏ lại người yêu sống cách biệt ngay tại thành phố Hà Nội ngàn đời yêu dấu:

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu 
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều 
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ 
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa 
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say 
Đôi tay ngọc ngà dương gian, tình ái em đong thật đầy 
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng 
Nay khóc tơ duyên lìa tan 
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau 
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu 
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi 
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ 
Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui 
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi 
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời 
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi 

Ngày lìa bỏ đất Bắc lúc đó tôi theo bố mẹ ra đi vì tuổi còn nhỏ, nhưng mỗi khi nghe bài hát Nỗi Lòng Người Đi thì lòng đau xót nhớ cố hương. Nhạc sĩ Anh Bằng là ai, lúc đó tôi chưa quen biết, tuy nhiên chỉ nghe qua dòng nhạc tôi đã cảm phục và trìu mến Anh Bằng qua câu ca tiếng nhạc làm rung động lòng người, cảm nhận rằng ông đã nhìn thấu tâm can của nhiều thính giả khi bất đắc dĩ phải rời xa quê cha đất tổ ở miền Bắc để di cư vô miền Nam lánh nạn cộng sản, trong đó phải kể đến những thanh niên thiếu nữ đang yêu nhau mà phải chia tay, người di cư vô Nam thoát hiểm, kẻ ở lại miền Bắc nên đã quyến luyến nhau trong giọt lệ chia ly.

Những đồng bào miền Bắc vô định cư tại miền Nam an hưởng cảnh thái bình, nhưng bất hạnh thay, chỉ được mấy năm hưởng thanh bình, sau đó thì chiến tranh lại tái diễn do cộng sản miền Bắc phát động và hỗ trợ cho những kẻ phản loạn thân cộng nằm vùng tại miền Nam. Những kẻ này mệnh danh là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” đã gieo bao đau thương tang tóc cho đồng bào ruột thịt, những thanh niên trai tráng lên đường tòng quân nhập ngũ diệt quân thù. Nhiều quân nhân trấn ải biên thùy hay trong rừng sâu.

Nhạc sĩ Anh Bằng đã ghi lại cảnh buồn thảm chua xót đó qua bài “Nửa đêm Biên Giới” bài này ông đã sáng tác trong khoảng thập niên 1960. 

Mẹ ơi . . . biên cương giờ đây 
Trời không . . . mưa nhưng nhiều mây 
Nửa đêm nghe chim muông hú trong rừng hoang 
Nghe . . . gió rung cây đổ lá vàng 
Sương xuống mênh mang 

Khèn trong . . . buôn xa còn vang 
Nhịp chìm . . . tiêu sơ nhặt khoan 
Tưởng nhớ đến những phút sống bên mẹ yêu 
Con . . . hát ca vui lều tranh nghèo 
Ôi đẹp làm sao 


. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Mẹ ơi . . . quê hương lầm than 
Làm trai . . . hai vai nợ mang 
Ngồi đây trong sương khuya trắng trên đầu non 
Con . . . biết quê xa mẹ mong chờ 
Tin chiến không còn 

Thời gian . . . không phai lòng son 
Trường Sơn . . . không ngăn tình con 
Ngày nao con ra đi nhớ câu mẹ khuyên 
Yêu . . . nước như yêu mẹ hãy còn 
Giữ trong linh hồn 

Hơn một triệu người may mắn di cư từ miền Bắc để vào Nam thoát ách cộng sản độc tài, nhưng còn biết bao nhiêu triệu người kém may mắn phải ở lại sống dưới gông cùm cộng sản, cơ cực nhất là cộng sản lúc nào cũng muốn nắm cái bao tử người dân, bắt nhân dân sống trong cảnh đói nghèo cho dễ bề sai khiến, cộng sản cai trị với chế độ tem phiếu, phân phối thực phẩm, nên sự nghèo đói, điêu linh đã thường xuyên quấy nhiễu người dân, họ gọi là thời kỳ bao cấp, nhà nước cung cấp lương thực cho người dân một cách hạn chế. Người dân lâm cảnh đói rét lầm than. 

Trong khung cảnh ấy nhạc sĩ Anh Bằng như nhìn thấy rõ những em bé bất hạnh dưới chế độ cộng sản để viết nhạc phẩm NÓ mà đã có lần ông nói đã không cầm được nước mắt khi nghe lại bản nhạc đó: 

Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ 
Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo 
Ngày nó sống kiếp lang thang 
Ngẩn ngơ như chim xa đàn 
Nghĩ mình tủi thân muôn vàn 

Mẹ nó ra đi khi còn tấm nhỏ 
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no 
Cuộc sống đói rách bơ vơ 
Hỏi ai ai cho nương nhờ 
Chuỗi ngày tăm tối bơ vơ 


Đêm đêm nó ngủ một manh chiếu rách co ro 
Một thân côi cút không nhà 
Thân em lá cỏ bạn quen ai có đâu xa 
Thằng tư con tám hôm qua trên phố lê la 

Miền bắc điêu tàn nên đời nó khổ 
Một chén cơm chiều nên lòng chưa no 
Nhiều lúc nó khóc trong mơ 
Mẹ ơi ! Con yêu mong chờ 
Bao giờ cho đến bao giờ 

Nhà văn Phan Nhật Nam đã viết cuốn “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972“ ghi lại những chứng tích đau thương do công quân gây nên. Nhưng trước đó vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 cuộc chiến máu lửa đã xảy ra trên bốn vùng chiến thuật rất khủng khiếp do công quân không tôn trọng lệnh ngừng chiến trong những ngày Tết Nguyên Đán truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Chúng đã phát động đánh phá đồng loạt trên những thành phố lớn của miền Nam Việt Nam. Hầu như chỗ nào cũng bị súng đạn của đặc công cộng sản tàn phá, thành phố Huế cổ kính nên thơ đã một thời vang bóng, nay bị cộng quân tàn phá tan hoang. Nhiều gia đình cư ngụ ở nhà Ga xe lửa Huế chịu cảnh tang thương hơn, nhiều đứa trẻ trong gia đình đã chết vì đạn pháo kích, của những đợt xung kích của cộng quân, trên đường chạy giặc phải chôn vùi vội vàng những xác vừa mới chết ngay bên bờ sông Bến Ngự!

Nhạc phẩm “Chuyện Một Đêm” Anh Bằng đã viết lên niềm đau đớn, ủ ấp tâm trạng rất chân thật của những nạn nhân thời đó. 

Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời 
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi 
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo 
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao 
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng 
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than 



Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào 
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào 

Ai, ai giết con tôi 
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình 
Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau 
Giờ mẹ con đành cách nhau 

Bà đặt con lên đám cỏ phủ sương mờ 
Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ 
Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh 
Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời 
(Viết trong dịp Tết Mậu Thân - 1968)

Những năm chinh chiến trên quê hương bom đạn tàn phá người dân miền Nam luôn nguyện cầu cho hòa bình, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết lên với cả tấm lòng sốt mến nhạc phẩm Nguyện Cầu, ông đã chắp tay để cầu xin Thượng Đế một cách chân thành để Ngài thấu hiểu nỗi khổ đau triền miên của dân tộc Việt Nam: 

Hãy lắng tiếng nói vang trong hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương trần ai. . . 

Bản nhạc này tôi cứ tưởng chỉ hợp thời với ngày đất nước VN còn trong vòng chinh chiến của thế kỷ 20 trước đây nên những tiếng nguyện cầu vang vọng khắp nơi nhất là vào những ngày lễ linh thiêng như đêm Giáng Sinh hay ngày lễ hay ngày Tết Nguyên Đán khi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà tại miền Nam luôn tôn trọng những ngày linh thiêng ấy mà thoả hiệp với cộng quân ngưng tiếng súng để cho người dân tạm sống trong hòa bình yên vui đón Xuân vui Tết, tuy nhiên cộng quân luôn lợi dụng những giấy phút thiêng liêng ấy và dã tâm đánh phá! Nhạc sĩ Anh Bằng nghĩ rằng chỉ có Thượng 

Đế mới thấu hiểu ước mơ của người dân hiền đồng thời biết dã tâm của cộng sản. 

Nhung thật không ai ngờ kéo dài đến thế kỷ 21 mà nỗi thống khổ của dân Việt Nam vẫn còn đó, tiếng kinh “Nguyện Cầu” của hàng triệu người ở rải rắc trên khắp cả nước là Dân Oan Khiếu Kiện vì ho đã bị các cấp chính quyền cộng sản dùng cường quyền cướp đất đai nhà cửa ruộng vườn. 

Mới đây nhất nhà cầm quyền cộng sản còn dùng thủ đoạn không được quân tử nếu không muốn nói là hèn hạ để đàn áp dã man chiếm hữu Toà Khâm Sứ và đất đai thuộc giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), tàn bạo hơn nữa bọn Công An còn dùng dùi cui điện đánh những giáo dân đang cầu nguyện cùng gây thương tích trầm trọng cho nhiều giáo dân. Tệ hại hơn nữa Công An còn thuê đám du thủ du thực xông vào phá nhà nguyện, lại còn phun ra những lời thô tục chửi bới giáo dân và nhất là còn đòi giết Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và các cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, cho nên lời kinh nguyện lại vang lên nhiều nơi khắp chốn kể cả đồng bào VN hải ngoại trên toàn thế giới: 

Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam nầy
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền
Vì đất nước đang còn ưu phiền
Còn tiếng khóc đi vào đem trường triền miên . . .

Ghi lại những buồn thương của thời chinh chiến bên bờ rừng, nhạc sĩ Anh Bằng còn ghi lại: hằng đêm các cư dân thành phố nhất là Saigon và các thành phố lớn thường bị địch quân pháo kích, những quả đạn pháo của địch quân rơi rớt vào những khu đông dân cư khiến nhiều nhà tan nát, làm cho vợ mất chồng, con mất cha hay những đứa trẻ ngây thơ sớm lìa đời, có những trường hợp đứa con bị thương vì đạn pháo đã chết được người mẹ bồng ẵm trên tay để rồi mẹ con sẽ xa nhau suốt đời!

Đấy chính là lúc nhạc sĩ Anh Bằng đã ghi lại “Chuyện Một Đêm” cho chúng ta nghe mà nạn nhân cuộc pháo kích. Ngoài ra còn bao nhiêu chuyện bất nhân nữa mà quân công sản đã trơ trẽn vi phạm lệnh ngưng chiến gây nên biết bao tang thương vào Tết Mậu Thân 1968 đồng loạt khắp cả miền Nam.

Những khổ lụy đắng cay ấy đến với dân miền Nam nước Việt như là một chứng tích lịch sử đã được nhạc sĩ Anh Bằng ghi lại bằng bài nhạc, khi hát lên ai cũng phải ngậm ngùi đắng cay chua xót, gớm thay cho bọn người mất nhân tính từ Bắc phương tràn xuống, gieo bao đau thương sầu héo cho chính đồng bào ruột thịt của mình ở phương Nam.

Để tìm hiểu thêm về thân thế của Anh Bằng, chúng ta hãy lướt qua đôi dòng tiểu sử: 

Anh Bằng, tên thật của ông là Trần An Bường, sinh năm 1925 tại Ninh Bình Bắc Việt Nam. Thoạt nghe hai chữ "An Bường" ta cũng nghe như trài trại "Anh Bằng". Có lẽ vì vậy mà nhạc sĩ đã lấy biệt hiệu là Anh Bằng, có một sự khôn khéo hơn đó là ai gọi đến Anh Bằng thì dù có lớn tuổi hơn cũng đều phải kêu anh bằng "anh": Anh Bằng ! Tuy Anh Bằng khôn ngoan như vậy nhưng tính Anh Bằng lại rất hiền lành và khiêm nhường, ông không so sánh phân biệt hơn thiệt với bất cứ ai. 

Tính tình như vậy nên hay được lòng của mọi người - kể cả người khác phái - Anh Bằng lại dễ thương, nhỏ nhẹ trong lời nói, làm nổi bật cái duyên dáng dễ yêu đáng mến đó, đã được bộc lộ trong một số lời ca. Chúng ta còn nhớ bài Sầu Lẻ Bóng đã nói lên tâm trạng đó:

Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm 
Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ 
Mơ vui là lúc ngàn đắng cay... xé tâm hồn 
Tàn đêm tôi khóc khi trời mưa buồn hắt hiu 
Lòng mình thầm nhớ dĩ vãng 
Đau thương từ lúc vừa bước chân 
Vào đường yêu 
(Sầu Lẻ Bóng)

Hoặc như lời ca của Ly Cà Phê Cuối Cùng nói với bản bè khi sắp chia tay.

Đời như cánh chim bay ngàn phương
Chia tay rồi đây, mỗi người đi một đường
Chuyện tâm tình thôi đành dở dang, 
Xiết tay nhau một lần, kết chặt tình bạn thân.
Chúc nhau, nâng ly lần cuối
Cầu mong cho bọn mình tuy xa mà tình chẳng rời
Quên buồn, quên sầu tìm vui mà sống
Nhớ nhau, mỗi năm thu sang về đây ba đứa nghe mưa chiều thu"
(Ly Cà Phê Cuối Cùng)





Nói về tính tình của nhạc sĩ Anh Bằng thì tôi xin mượn lời của nhạc sĩ Lê Dinh vì biết chắc không ai rõ Anh Bằng hơn Lê Dinh, người bạn tâm giao cũng là một trong ba nhạc sĩ cùng sáng tác ký tên chung Lê-Minh-Bằng (Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng) ông đã viết về Anh Bằng như sau:

“Trong việc giao thiệp hàng ngày, anh cũng thuờng ít xuất hiện và nếu có xuất hiện cũng thường hay làm thinh và nếu nói thì những lời nói nào anh đưa ra cũng duyên dáng và vì lẻ đó mà anh rất... đào hoa. Bạn bè thường bảo rằng anh có duyên ngầm. Vì cái duyên đó mà có rất nhiều cô mến anh, thích anh và rồi yêu anh, và anh cũng yêu lại người ta, nhưng anh không bỏ bê gia đình, vẫn chăm lo, săn sóc người vợ anh cưới từ khi chưa di cư, ở thị trấn Điền Hộ, tỉnh Ninh Bình. Bỏ quê hương, anh cùng gia đình vào Nam tìm tự do sau hiệp định đình chiến, chia đôi đất nước năm 1954. Năm 1975, thêm một lần nữa chạy trốn Cộng sản, anh di tản trước cùng cô con gái nhỏ và những cậu con trai, và vừa khi đủ điều kiện để bảo lãnh gia đình, anh đã bảo lãnh vợ và con gái qua Mỹ để sống hạnh phúc cho đến ngày nay. Ở địa hạt tình cảm, Anh Bằng là người trái ngược với Minh Kỳ, cho nên chúng tôi thường hay nói Anh Bằng là người ướt át nhất và tuy là người tình cảm mà không mất cảm tình khi vì hoàn cảnh, chia tay với ai đó bởi vì anh đã "nhắn nhủ "qua bài "Sầu Lẻ Bóng": 

Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm 
Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ 
Mơ vui là lúc ngàn đắng cay... xé tâm hồn 
Tàn đêm tôi khóc khi trời mưa buồn hắt hiu 
Lòng mình thầm nhớ dĩ vãng 
Đau thương từ lúc vừa bước chân 
Vào đường yêu 

Đêm ấy mưa rơi nhiều 
Giọt mưa tan tác mưa mùa ngâu 
Tiễn chân người đi 
Buồn che đôi mắt thấm ướt khi biệt ly 
Nghe tim mình giá buốt 
Hồi còi xé nát không gian 
Xót thương vô vàn 
Nhìn theo bóng tàu dần khuất trong màn êm 
Mùa thu thương nhớ bao lần đi về có đôi 
Mà người còn vắng bóng mãi 
Hay duyên nồng thắm ngày ấy nay... đã phai rồi 
Từ lâu tôi biết câu thời gian là thuốc tiên 
Đời việc gì đến sẽ đến 
Những ai bạc bẽo mình vẫn không... đành lòng quên 

Làm sao mà quên được khi “người đó” còn nhớ đến mình! Mặc dầu với những tình cảm vu vơ ấy chỉ là hư cấu, là gợi hứng cho người văn nghệ sĩ sáng tác. Có những ký giả chiến trường sống hiện thực thì không hài lòng với những hư cấu đó, (điển hình ký giả KMD bà hiện đang sinh sống tại thành phố Garden Grove Cali), nhưng trong bộ môn sáng tác thì khác với những ghi nhận của người ký giả chiến trường, chỉ biết ghi lại những sự xẩy ra tại hiện trường. Tác giả sáng tác phải bộc lộ sự yêu thương, hờn giận qua văn thơ hay nét nhạc lời ca để người thưởng ngoạn dễ rung cảm với mình. 

Ca khúc "Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ" của nhóm Lê Minh Bằng, được viết dưới tên Vương Đức Long, lời ca là do Anh Bằng đã 

tạo ra một tình tiết hư cấu để nói lên việc đối xử không mấy tốt đẹp, đôi khi phũ phàng và tàn bạo của một vài cảnh sát viên hống hách, dù cho có được mệnh danh là bạn của dân, nhưng lại có thái độ cư xử xấc xược ức hiếp với người dân, nhất là với những người dân xử dụng công lộ và cả với những người phụ nữ mua gánh bán bưng chân yếu tay mềm ... Trong óc tưởng tượng của người sáng tác thì lúc đó người cảnh sát không còn phải là bạn của dân nữa, tác giả đã ví họ như người thợ săn đối với đàn chim đang ca hót líu lo chuyền từ cành này qua cành cây khác hồn nhiên và hạnh phúc, bỗng nhiên vô cớ người thợ săn đã gieo tang thương oán hận, để rối với nhân vật hư cấu trong tiềm thức Anh Bằng đã viết ra lời ca não nuột:

"Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây
Chim chết chim lạc bầy..."

Từ sau ngày cộng sản miền Bắc cướp trọn vẹn miền Nam Tự Do vào tháng Tư Đen 1975, thì nền âm nhạc của miền Nam suy thoái bởi vì cộng sản cho nhạc sáng tác trước năm 1975 là nhạc vàng trữ tình, và coi nhạc đó là nhạc đồi trụy nên bị cấm hát kể cả việc lưu hành và tràng trữ; các sản phẩm văn hoá cũng bị chung số phận, sách báo, băng nhạc bị tịch thu. Các nhà văn, nhà thơ trong dó có cả các nhạc sĩ sáng tác cùng với sĩ quan QLVNCH mà cộng sản gọi là Sĩ quan Ngụy, và một số công chức của VNCH bị tập trung cải tạo…

Rất nhiều người mường tượng thấy tương lai mờ mịt nếu ở lại quê hương sống dưới chế độ cộng sản nên đã rời bỏ quê hương ngay những ngày đầu khi cộng sản chiếm được miền Nam, họ đành chịu phận kẻ bị lưu đày. Nhưng cũng may mắn cho họ vì được hội nhập vào đời sống văn minh của xứ người hưởng đời sống tự do dân chủ. Người Việt Nam luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa dân tộc VN trên xứ người nên đã sống thành cộng đồng ở bất cứ nước nào trên thế giới có người VN tỵ nạn. Cho nên trong các sinh hoạt cộng đồng, âm nhạc không thể thiếu vắng, vì chính âm nhạc mới là phương tiện giúp cho đời thêm hương sắc. Các Trung Tâm nhạc ở Hoa Kỳ 

dù họ hoạt động với tính cách làm thương mại như: Trung Tâm Thuý Nga, Trung Tâm Asia, Trung Tâm Vân Sơn v.v. Các Trung Tâm này đã đóng góp và phát triển rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại, với sự góp mặt của các ca sĩ nam hay nữ dù từ trong nước hay di tản, nhất là những ca nhạc sĩ của thế hệ thứ hai đã sinh trưởng ở hải ngoại, họ là những người trẻ, tài sắc vẹn toàn. Những người điều khiển chương trình (MC) có trình độ học vấn cao hoặc tương đối, mỗi chương trình nhạc được trình diễn đã được dàn dựng công phu, âm thanh và ánh sáng đưọc chú trọng đặc biệt nên hoàn hảo và sống động thêm khiến cho khán thính giả đem lòng đam mê, tạo cho nền âm nhạc Việt Nam tại hài ngoại có một sinh khí mới và điểm đặc biệt nữa đáng được nêu lên là đã luôn bảo tồn được những nét đẹp văn hoá Đông phương nói chung hay Việt Nam nói riêng. 

Người Mẹ VN thường là đề tài gợi hứng cho nhiều văn nhân thi nhạc sĩ sáng tác biểu lộ tình mẫu tử, nhưng tại VN trước đây đã không có một ngày nào dành riêng cho Mẹ để làm tiêu biểu rõ rệt, nhưng tại Hoa Kỳ thì hằng năm vào tháng Năm (May) người ta dành một ngày Mother‘s Day để tưởng nhớ đến người Mẹ. Trong tâm tình ấy, nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác nhạc phẩm “Khóc Mẹ Đêm Mưa“ để vinh danh người Mẹ hiền. Bài này mà nếu ta nghe ca sĩ Đặng Thế Luân diễn tả thì tuyệt phẩm, người nào mà Mẹ đã khuất núi băng hà thì nước mắt lưng tròng, Khóc Mẹ Đêm Mưa có lẽ nhạc sĩ Anh Bằng đã gửi một thông điệp nhắc nhở những người có Mẹ còn hiện diện trên trần thế này hãy nhớ rằng đó là mình vẫn còn được diễm phúc, một hồng ân mà Thượng Đế trao ban nên cần phải làm tròn bổn phận thiêng liêng đối với mẹ mình cho trọn tình mẫu tử.

Có những lần con khóc giữa đêm mưa
Khi hình Mẹ hiện về năm khói lửa
Giặc đêm đêm về quê ta vây khốn
Bắt cha đi Mẹ khóc suốt đêm buồn
Ôi thương Mẹ vất vả sống nuôi con
Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ
Nhưng Mẹ đi không bao giờ về nữa
Ngã trên đường tức tủi chết trong mưa

Tan chiêm bao nước mắt thành dòng
Con gọi Mẹ một mình trong đêm vắng
Mẹ ơi! Mẹ ơi 
Tha hương con gục đầu tưởng nhớ
Trên đời nầy Mẹ con không gặp nữa.
Mẹ ơi! con khóc giữa đêm mưa!

Một thông điệp khác mà nhạc sĩ Anh Bằng muốn nhắn gửi là cuộc sống vô thường, hôm nay ta đang có nhưng ngày mai có thể trở thành hư không. Tiền tài danh vọng, nhan sắc hoa khôi hoa hậu phút chốc bỗng tan vào hư vô . . . Anh Bằng có ý nghĩ ấy nên đã để hết tâm tư vào lời ca trong bài "Trở Về Cát Bụi" của nhóm Lê Minh Bằng, coi như thông điệp đời sống vô thường: “sắc sắc không không”. 

Bản nhạc này đã đem lại cho tác giả khấm khá về tài chánh khi hãng đĩa Sóng Nhạc của ông Nguyễn Tất Oanh thu thanh tiếng hát của ca sĩ Elvis Phương khi còn ở Việt Nam, số đĩa bán ra thật nhiều. Ra hải ngoại thì ca sĩ Thế Sơn đã làm ca khúc Trở Về Cát Bụi này được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Ca khúc này còn được ca đoàn của một số nhà thờ hát làm nền cho ngày lễ “tro” hằng năm Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở giáo dân rằng “hãy nhớ mình là buị tro, sau này cũng sẽ trở vế tro bụi” mà thôi, tham sân si cho lắm rồi khi chết cũng chẳng đem theo được gì. 

... Sống trên đời này, có đây rồi lại mất
Cuộc sống mong manh, nhắc ai đừng đổi trắng thay đen
Làm người sang giàu, đừng vì bạc tiền bỏ nghĩa anh em..."

Tôi gặp nhạc sĩ Anh Bằng kể ra muộn màng vì chỉ khi Văn Đàn Đồng Tâm có chủ đích mời gọi các tác giả viết “Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Anh Bằng”, cốt yếu ghi nhớ một người đã có công lớn của những nhà làm văn hoá nhân bản để lại cho thế hệ mai sau, lúc đó chúng tôi và Việt Hải mới tìm gặp ông. Điểm hẹn là Kim Sư Restaurant – Như đã nói ở trên Anh Bằng tính tình rất hiền lành, dễ thương lại khiêm nhường nên khi chúng tôi đề nghị rằng VĐĐT sẽ có một dự án viết về ông, sau khi nghe qua thì ông nhất mực chối từ mà rằng: “Xin cám ơn 

quý VĐĐT đã có lòng nghĩ đến tôi, nhưng theo tôi tự nghĩ thật không xứng đáng quý vị để tâm đến . . .” . Sau khi chúng tôi giải thích hết lời, lúc đó Anh Bằng mới chịu để chúng tôi thực hành dự án viết về ông, người nhạc sĩ sáng tác nhạc của nền văn hoá nhân bản của Việt Nam Cộng Hoà của thế kỷ 20 kéo dài sang thế kỷ 21 này. 

Chúng tôi gặp ông, lúc đó thính giác của ông đã rất kém, chúng tôi hỏi rằng ông có bị trở ngại gì khi sáng tác không? Thì nhạc sĩ Lê Dinh trả lời thay cho nhạc sĩ Anh Bằng:

- Thật vậy, đã có người hỏi bị khiếm khuyết thính giác có ảnh hưởng gì đến việc sáng tác của anh không? Theo chỗ tôi biết, cũng có trở ngại đôi chút nhưng không ảnh hưởng gì đến việc sáng tác. Tư tưởng, ý nhạc, hồn nhạc từ óc mà ra, và theo đó, anh Anh Bằng ghi lên giấy. Tay anh ghi một câu nhạc lên giấy là anh đã có âm điệu câu nhạc này trong đầu, hay nói ngược lại, âm điệu của câu nhạc mà anh có trong đầu được anh chép lại trên giấy. Một nốt nhạc để trên giấy, anh đã biết nó cao thấp, trầm bổng, ngắn dài thế nào rồi và một dòng âm thanh liên tiếp ghi lại trên giấy, anh đã biết nó uyển chuyển, du dương, êm đềm, hay hoặc dở thế nào rồi. Còn việc viết lời ca thì dù lãng tai cũng không bị chi phối gì cả. Bằng cớ là những sáng tác gần đây như " Khóc Mẹ Đêm Mưa" vẫn trau chuốt, vẫn rất là Anh Bằng, không có gì để cho chúng ta bảo rằng khiếm khuyết thính giác gây trở ngại cho việc sáng tác của anh. Chỉ có một điểm trở ngại duy nhất là nếu nhạc là nhạc của người khác mà khi cho anh nghe qua CD hay nhìn lên màn ảnh qua DVD thì anh tiếp nhận chỉ được 10%, nhưng nếu kèm theo cho anh một bài nhạc in trên giấy, để anh vừa nhìn và vừa nghe bản nhạc - bằng phương pháp thính thị - nghĩa là vừa phối hợp thị giác với thính giác - thì kết quả không gì thay đổi, hiệu quả gần như hoàn toàn.

Cũng theo sự tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh thì nhạc sĩ Anh Bằng đã 81 tuổi rồi, lại bị bệnh lãng tai nặng như vậy, nhưng trí óc ông còn sáng suốt, và cũng vẫn tiếp tục sáng tác hàng trăm nhạc phẩm nữa vẫn còn được để trong hộc tủ… Khi chúng ta nhìn vào sự nghiệp âm nhạc của Anh Bằng đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân bản của Việt Nam ở trong nước thế kỷ 20 trước đây. Ông đã có khá nhiều tác phảm viết chung trong nhóm “Lê Minh Bằng” (tức Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng). Nối dài sang thế kỷ 21 và những năm sống ở hải ngoại ông đã sáng tác và phổ nhạc rất nhiều nhạc phẩm giá trị, đậm đà tình người qua những chặng đường thăng trầm của đất nước. Chúng ta chỉ nhìn qua danh sách các bản nhạc được ông phổ từ thơ qua như: Bướm Trắng (Nguyễn Bính), Chuyện Hoa Sim (Hữu Loan), Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về (Thái Can), Chuyện Giàn Thiên Lý (Yên Thao) Ngập Ngừng (Hồ Dzếnh), Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (Kiên Giang Hà Huy Hà) thì đủ biết Anh Bằng rất có tài phổ thơ qua dòng nhạc, điển hình bài thơ “Hai Sắc Hoa Ty Gôn” của nhà thơ bí danh TTKH dài tới 40 câu kể lại một chuyện tình tan vỡ, vì gặp hoàn cảnh ngang trái mà nàng phải gạt nước mắt sang ngang, bỏ người mình thực sự yêu thương để lên xe hoa về nhà chồng. Nhạc sĩ Anh Bằng đã viết thành ca khúc trữ tình lãng mạn với tựa đề “Chuyện Tình Hoa Tigôn”

Để kết thúc và cũng trong một giới hạn ngắn ngủi của người viết, rất tiếc không thể trích dẫn hết những cái hay cái đẹp cái uyên bác và trữ tình trong nhạc phẩm của nhạc sĩ Anh Bằng. Xin nhường cho tất cả các tác giả đã yêu mến các tác phẩm của Anh Bằng hoặc đã có những kỷ niệm buồn vui với người nhạc sĩ tài ba để Văn Đàn Đồng Tâm hôm nay góp lại, rồi chúng ta cùng đọc cũng như để lại cho thế hệ mai sau được biết về một trong những người làm văn hoá nhân bản trong nền âm nhạc đáng được người đời ghi nhớ. 

Tạ Xuân Thạc
Houston, Mùa Thu 2008


Nguồn:http://www.vandan-dongtam.org/index.php/sach-k-nim/k-nim-v-nhc-s-anh-bng/phn-1?start=10


















Ba tôi

Trần An Thanh



Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) 


Trong bài viết này, tôi không tán tụng hoặc ca ngợi cá nhân ba tôi về 60 năm đóng góp lớn lao của ông cho nền âm nhạc Việt Nam từ khi còn ở trong nước cho đến khi ra nước ngoài. Tôi chỉ đơn thuần viết về ông như một người cha đáng kính, với những khả năng làm việc của ông, với những kỷ niệm với ông và nếp sống gương mẫu của ông. Tôi cũng muốn nói lên một vài khía cạnh về cuộc sống của ông mà tôi đã được hân hạnh chứng kiến trong suốt khoảng thời gian từ bé cho đến lớn của tôi ở gần kề bên ông. (TAT)

Ba tôi trông còn trẻ lắm, vì ở tuổi trên 80 mà ông vẫn giữ được dáng dấp của một người khoảng 70. Trước năm 1975 ở Việt Nam, có những lần ba tôi và tôi đi chung với nhau ngoaøi đường, gặp người quen, họ chào và hỏi đùa:

“Hai anh em ông Bằng đi đâu đây?”

Thời gian mới qua định cư tại Hoa Kỳ, cũng có một chuyện tương tự xảy ra. Tôi có một người bạn làm chung ở phòng điều hành Camp Pendleton. Một hôm anh đến thăm nơi cư ngụ của gia đình tôi, sau khi bắt tay ba tôi và tôi, anh bạn hỏi ba tôi: “Anh cũng ở đây với Thanh à”? Thấy anh bạn gọi ba tôi là anh, tôi vội vàng giới thiệu, “Đây là ba tôi”. Anh ta sửng sốt nhìn tôi, nhìn ba tôi và lặng đi một lát rồi lắc đầu trả lời : “I don’t think so”. Từ đấy cha con tôi cứ cười rũ mỗi khi nghĩ đến câu trả lời “I don’t think so” của anh bạn tôi.

Ba tôi có tài kể chuyện. Những chuyện ông kể không bao giờ được tính toán và sắp xếp từ trước. Nhớ những buổi chiều tối, chúng tôi xúm lại chung quanh ông để nghe ông kể chuyện. Ông ngồi hoặc nằm kể chuyện rất lưu loát như người ta đọc sách, không vấp váp, không ngập ngừng. Ông nói như ông thuộc lòng câu chuyện từ bao giờ, rất hay, rất hấp dẫn. Có nhiều pha gay cấn, nhưng cũng có nhiều đọan buồn thảm. Câu chuyện của ông kể làm cho chúng tôi hầu như không lúc nào yên mà nhớ nhất là chuyện Người Rừng Mặt Đỏ. Người Rừng Mặt Đỏ có khi làm cho chúng tôi run bắn người lên vì những cảnh thú dữ rình người rồi thú dữ bắt người ăn thịt. Có đọan làm chúng tôi phải chảy nước mắt vì những cảnh thương tâm, gia đình ly tán, mẹ mất con, vợ mất chồng… Bây giờ, tôi được nghe băng cassette đọc chuyện, nếu có hay hơn thì cũng không hơn nhiều so với lời kể chuyện “ứng khẩu” của ba tôi. Kỷ niệm nghe ba tôi kể chuyện chắc chắn chúng tôi sẽ không bao giờ quên được.

Nhiều người nói ba tôi có số đào hoa. Tôi không biết, vì là phận con, tôi có được phép bày tỏ như vậy hay không, nhưng tôi chỉ thấy là ba tôi đi đâu cũng được cảm tình của mọi người nhất là nữ giới. Có lẽ vỉ tính tính của ông dễ thương, dễ mến. Tôi thấy hầu như lúc nào nụ cười cũng hiển hiện trên khuôn mặt phúc hậu của ông. Ông ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhưng cũng dí dỏm, vui tươi, đủ tạo nên cái không khí thoải mái, gần gũi với ông trước mọi người.

Ngày trước, ở khu phố gần nhà tôi có một cô gái khá xinh tên là Tiên. Cô Tiên thưởng lui tới nhà tôi và coi mẹ tôi như người chị. Tính cô rất vui vẻ nhưng cô ăn nói rất bạo dạn. Tôi chứng kiến, một buổi sáng ba tôi sửa soạn ra xe đi làm thì đúng lúc cô Tiên từ ngoài bước vào. Sau khi chào hỏi mẹ tôi ” Thưa chị à”, cô nắm chặt lấy tay ba tôi hỏi với dáng điệu nũng nịu : “Anh Bằng đi đâu sao không cho em đi với”? Rồi xoay qua phía mẹ tôi cô nói ” Chị ơi, cho em đi với anh Bằng hôm nay nhé”. Mẹ tôi cũng cười vui trả lời. “Thì cô đi với anh có sao đâu, nhưng lúc về nhớ phải có quà bánh đấy nhé.” Tôi biết rằng vì mẹ tôi coi cô Tiên cũng như là người trong nhà, cho nên đó chỉ là câu nói giỡn chơi thôi, nào ngờ cô Tiên bước lại gần ba tôi và tỉnh bơ nắm tay ông cùng đi ra nhà xe như một đôi tình nhân chính hiệu. Tôi vẫn len lén nhìn về cả hai phía để theo dõi xem sự thể sẽ diễn biến ra sao. Khi đến nhà xe, ba tôi nói gì đó với cô Tiên tôi không được nghe, nhưng thấy cô Tiên dần dần xịu mặt xuống và có vẻ như mếu máo. Ba tôi bước vào xe giơ tay vẫy vẫy mấy cái rồi lái xe đi trước thái độ phụng phịu, hờn dỗi của cô Tiên. Những chuyện lãng mạn, đáng yêu thoáng quá như thế tôi nghĩ không thiếu trong cuộc đời của ba tôi. Nó chỉ là niềm vui tạo hứng khởi cho người nghệ sĩ. Nếu nó được gọi là chuyện “bay bướm” thì ba tôi quả là con bướm bay hoài trên những bông hoa xinh đẹp nhưng chỉ đậu xuống một bông hoa duy nhất, đó là bông hoa gia đình, một tổ ấm mà ông không bao giờ thiếu trách nhiệm, không bao giờ ông bỏ bê. Cha mẹ tôi sống hạnh phúc bên nhau trên 60 năm qua là một bằng chứng hiển nhiên nói lên tấm lòng tôn trọng đạo nghĩa, đức hạnh con người và tôn trọng gia đình của ba tôi.

Ngoài tình thương dành cho gia đình, ba tôi còn có một tình thương rất lớn đối với họ hàng, con cháu. Từ khi ông bà nội chúng tôi mất đi, ba tôi kính trọng mấy người anh ruột của ông như cha mẹ vậy. Vì lòng tôn kính anh ruột nên ông cũng kính mến các bà chị dâu, thương yêu quý hóa các cháu rất nhiều.

Ba tôi làm nhiều việc trong cùng một thời gian. Ông cùng hai chú Lê Dinh và Mình Kỳ thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Mình Kỳ, Anh Bằng). Nơi hội họp của Nhóm thường xuyên diễn ra ở tiệm bánh mì Michaud Frères hay ở quán Làng Văn của gia đình nhà tôi cùng nằm trên đường Trần Quang Khải, Tân Định. Nhóm LMB hợp tác cùng bác Nguyễn Tất Oanh, một doanh thương giàu có của Saigon, Chợ Lớn thời đó, trông coi Nhà xuất bản Sóng Nhạc của Ông Nguyễn Tất Oanh trên đường Phạm Ngũ Lão, Saigon, đối diện với chợ Bến Thành, tập dượt cho ca sĩ, phụ trách về kỹ thuật và nghệ thuật cho việc thu thanh những bài ca mới cho hàng đĩa Sóng Nhạc ở phòng vi âm đường Hàm Tử, Chợ Lớn. Ngòai ra, nhóm LMB còn lo việc dạy nhạc ở lớp nhạc LMB, địa điểm lớp nhạc là nhà chú Mình Kỳ ở đường Hai Bà Trưng, Tân Định và phụ trách ban Sóng Mới trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Ngoài lãnh vực âm nhạc, ba tôi còn làm chủ một công ty nho nhỏ với vài chiếc xe đò lớn, chạy đường Saigon – Đà Lạt do người em đồng hao hùn hạp và trông coi. Ông cũng là chủ nhân của 2 tiệm cà phê Làng Văn nổi tiếng và đông khách nhất Saigon thời đó.

Tuy công việc bề bộn như vậy, nhưng lúc nào trông ông cũng ung dung, nhàn hạ và cuối tuần, ông vẫn dành thì giờ cho chúng tôi đi ăn mì Quảng, ăn hủ tíu Mỹ Tho, ăn phở 79, ăn bò bảy món Ánh Hồng… Tôi mê nhất những bữa ăn tại nhà hàng Đồng Khánh, Chợ Lớn mà ông khoản đãi bạn bè và cho chúng tôi đi ăn ké. Tôi còn nhớ rõ ngày tôi mới đậu Tú tài, để tưởng thưởng cho thằng con trai cưng, ông cho chúng tôi đi du lịch Đà Lạt một tuần. Mẹ tôi thì không bao giờ muốn đi ra khỏi nhà, ngại nhất là phải đi xa. Trái lại, chúng tôi thì thích lắm, đứa nào đứa nấy sốt sắng, sửa soạn tư trang lên đường thật lẹ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi biết thế nào là khách sạn. Chúng tôi được đi thăm những nơi danh lam thắng cảnh của xứ sương mù Đà Lạt như hồ Than Thở, thác Cam Ly, thác Prenn… nơi nào cũng rất đẹp đẻ và lạ mắt đối với chúng tôi.

Biến cố năm 1975 đã đảo lộn hoàn cảnh của biết bao gia đình, trong đó có gia đình nhà tôi. Nhờ có cậu em, Đại úy Trần văn Luật, Trạm trưởng Hàng không Quân sự Tân Sơn Nhất mà ba tôi đem được chúng tôi qua thủ đô Manila, Phi Luật Tân, bằng phương tiện máy bay Hoa Kỳ vào sáng ngày 28 tháng Tư năm 1975. Rất tiếc trong cuộc di tản này không có mẹ và người chị lớn – chị Trần thị Ngọc Yến – của tôi cùng đi. Lý do là mẹ tôi và chị Yến được sắp đặt ở lại cho chuyến máy bay sau, nhưng chẳng bao giờ có chuyến máy bay sau nữa. Gần 5 năm sau, mẹ và chị tôi mới được là những người Việt Nam đầu tiên đoàn tụ đến Hoa Kỳ do sự bảo lãnh sớm nhất của ba tôi. Cha con tôi tá túc ở Manila 3 ngày 3 đêm, chứng kiến cảnh Saigon sụp đổ qua Đài phát thanh và Đài truyền hình địa phương. Sau đó chúng tôi được máy bay đưa sang đảo Guam. Ở Guam, chúng tôi được chứng kiến cảnh tàu Việt Nam Thương Tín quay trở về để đưa một số người di tản đòi trở về Việt Nam.

Từ ngày đến sống trong trại tỵ nạn Camp Pendleton, ba tôi ít nói. Ông hay đi tản bộ một mình trên những lối mòn trong khu đồi núi mà đêm đêm những đàn chó sói vẫn thường ra hú vang nghe rất ghê rợn, âm u và buồn thảm. Tôi nghĩ rằng ông đang tưởng nhớ đến số phận của mẹ và chị tôi còn kẹt lại ở Việt Nam. Cũng có thể ông đang nghĩ đến công lao gầy dựng bấy lâu, giờ cha con ra đi với hai bàn tay trắng. Những lúc như vậy, tôi thường đến gần ba tôi để đi bộ với ông, nói những câu chuyện vui vui cho ông nguôi ngoai phần nào. Trước sau gì mọi gia đình đều phải có ngày xuất trại để ra sống với cộng đồng người Mỹ, phải đi làm kiếm sống như nhau. Gia đình tôi được Hội thánh Tin lành bên tiểu bang Connecticut bảo trợ, rồi lại được một gia đình người Mỹ, ông bà Tom Mullaney, phi công dân sự của hãng Western Airline bảo trợ đưa về sinh sống tại thị trấn Tacoma, tiểu bang Washington. Sau một năm sống với sự an ủi tinh thần của gia đình Tom Mullaney, ba tôi đề nghị với vị ân nhân bảo lãnh gia đình chúng tôi đưa chúng tôi về tiểu bang California để lập nghiệp. Biết trước kia ở Việt Nam, gia đình chúng tôi sống bằng nghề sản xuất và phát hành băng nhạc nên Tom Mullaney đồng ý ngay và chính tay ông bà ta đã sắp xếp việc đưa chúng tôi về Orange County, kiếm nhà cho chúng tôi ở, mua xe biếu ba tôi để làm phương tiện xê dịch cho gia đình. Tôi thấy, trước cuộc sống thực tế của người Mỹ, ít có gia đình nào quý mến, giúp đỡ người tỵ nạn bằng gia đình Tom Mullaney này. Ba tôi vẫn nhớ ơn, vẫn liên lạc và hàng năm tổ chức ngày hội ngộ rất vui vẻ để tỏ lòng biết ơn người bảo trợ.

Sau khi đã ổn định sinh hoạt gia đình, ba tôi bắt tay vào sáng tác nhạc mới và thành lập Trung tâm băng nhạc. Trung tâm đầu tiên lấy tên là Trung tâm Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng), sản xuất và phát hành được một cuốn thì ba tôi nghiệm thấy rằng chú Minh Kỳ đã không còn nữa, cũng như không có chú Lê Dinh nên rất khó hoạt động dưới danh nghĩa nhóm LMB. Ba tôi đã liên lạc với chú Lê Dinh để bàn định về hợp tác với nhau, nhưng vì hoàn cảnh và công việc của gia đình, chú Lê Dinh ngỏ ý không muốn đi. Vì vậy ba tôi đổi TT LMB ra TT Dạ Lan. Dạ Lan sản xuất và phát hành băng nhạc thứ nhất chủ đề là “Như Một Nụ Hồng” rất thành công. Như Một Nụ Hồng giúp cho ba tôi có chút vốn, đủ để mở một phòng thâu thanh lớn hơn, thay thế cho phòng thâu quá nhỏ trước đây, được thiết lập ở garage trong nhà. Rồi ba tôi lại nhường TT Dạ Lan cho người cháu ruột, anh Trần Thăng và chị Minh Vân làm chủ. Ba tôi đi thuê một building tọa lạc trên đường Garden Grove để lập Trung Tâm mới, lấy tên là TT Asia. Qua sự học hỏi và tìm hiểu về âm thanh, ba tôi tự tay vẽ kiểu cho phòng thâu mới, kiến thiết và mua một dàn máy thâu thanh tối tân không thua kém những phòng thâu hiện đại nhất của Hollywood. Nhưng đúng thời gian này, thính giác của ba tôi sa sút thật mau lẹ. Chỉ trong vòng ba bốn năm mà từ một người đang hoạt động về đủ mọi mặt trong lãnh vực văn nghệ, ông trở thành người thiếu hẳn khả năng liên lạc, không thể tiếp xúc được với ai qua những sự việc thông thường. Nhất là anh chị em nghệ sĩ là những người ông cần phải liên lạc mỗi ngày thì nay ông dành chịu bó tay. Sau khi khánh thành phòng thâu mới của TT Asia, ba tôi trao lại việc quản trị TT Asia cho em gái tôi là Thy Vân. Phần tôi, tôi không thể giúp đỡ gì ông được vì trong lúc này, tôi đang đi làm Designer cho một hãng tại Huntington Beach.

Thy Vân nắm giữ TT Asia, nhưng không có khả năng chuyên môn về sáng tác và hòa âm. Thy Vân chỉ có khả năng làm chủ, điều hành, tổ chức… nghĩa là chỉ có khả năng quản trị. Do vậy, Thy Vân mời vợ chồng nhạc sĩ Trúc Hồ và Diệu Quyên về hợp tác. Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng mới đến được bến bờ Tự do Hoa Kỳ, chưa có công việc nào hợp với khả năng âm nhạc của mình nên coi đây là một cơ hội thuận tiện, nên nhận lời hợp tác ngay. Kể từ đó, việc đến phòng thu thanh của ba tôi không còn thường xuyên nữa. Ông chỉ tới khi có việc cần thiết mà thôi.

Sự hợp tác giữa Thy Vân, Diệu Quyên và nhạc sĩ Trúc Hồ đã đẩy TT Asia tiến lên hết sức mau lẹ. Ba tôi nhận xét và nói với tôi là nhạc sĩ Trúc Hồ có nhiều khả năng chuyên môn, đặc biệt là có những quyết định rất chính xác, rất sáng suốt cho sự thành công của TT Asia. Sự suy nghiệm và nhận định rất đúng của ba tôi là ngày nay, dưới sự hợp tác tay ba của Thy Vân, Trúc Hồ và Diệu Quyên, TT Asia đã trở thành một trong những TT lớn nhất của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Nhạc sĩ Trúc Hồ xứng đáng nhận lãnh vinh dự trước sự thành công này của TT Asia ngày hôm nay.

Ba tôi về hưu trong tình trạng đôi tai mất hẳn thính giác. Nếu không có đôi hearing aids, ông không thể nghe được gì hết, dù chỉ là một tiếng động nhỏ. Cái buồn nhất của ông là nghe được tiếng nói mà không hiểu được người đối điện nói gì. Do vậy mà người cháu ruột của ông, nữ bác sĩ Thủy B. Trần hiện đang cộng tác với bệnh viện danh tiếng UCLA, đã đưa ba tôi tới UCLA để được giải phẫu tai. Hai bác sĩ Kevin M. Miller và Akira Ishiyama đặt vào bên trong da đầu của ông một bộ máy có giây điện chạy vào đến khu thần kinh thính giác của bộ óc để ông có thể nghe và hiểu được 40 hoặc 50 phần trăm câu chuyện. Tôi đã tưởng sự nghiệp âm nhạc của ông sẽ phải chấm dứt vì khuyết tật đôi tai, nhưng không, ông đã trả lời một vài lần phỏng vấn của báo chí, truyền thanh, truyền hình và bạn bè là ảnh hưởng không thuận tiện của đôi tai cho việc sáng tác nhạc rất ít. Riêng tôi thấy, chẳng những ông vẫn sáng tác bình thường mà còn sáng tác nhanh và hay hơn trước nữa. Ông viết trong cùng một thời gian – thay vì xong bản này thì đến bản khác – nhiều ca khúc thật dễ thương, thật tình tứ. Kể từ khi có tuổi trên dưới 70, ông thường chọn những bài thơ trữ tình, có nhiều ý mới, táo bạo nhưng dễ yêu để phổ nhạc.

Ông thường hay tâm sự, mình lớn tuổi rồi, viết những lời thơ tính từ quá, lãng mạn quá, khó coi lắm, phải nhờ vào những bài thơ trữ tình của các thi sĩ là vậy. Những thi phẩm hợp với ông thì ông sọan nhạc rất trôi chảy, rất mau lẹ, có khi chỉ vài tiếng đồng hồ là xong như ca khúc Chuyện Dàn Thiên Lý. Kết quả là có một số nhạc phẩm được nhiều thỉnh giả hoan nghinh và ủng hộ. Ngoài những bài thơ do ông chọn lựa, ông cũng phổ nhạc theo yêu cầu của mấy nhà thơ bạn gửi tới, nhưng tôi được biết, kết quả của những bài thơ phổ nhạc này chỉ là những kỷ niệm văn nghệ trong tình bạn bè với nhau thôi.

Một người nhạc sĩ chỉ cần có một, hai nhạc phẩm được quần chúng mến mộ, sẽ được những người mến mộ đó nhớ tên cả đời. Ba tôi, dường như có nhiều nhạc phẩm được vinh dự như vậy. Vài người bạn văn nghệ của ông ở trong nước viết thư cho ông nói là hiện nay ông là người nhạc sĩ nổi tiếng và ăn khách nhất nước. Ông cho tôi xem thư rồi cười cười nói: “Các chú thương ba nói vậy thôi con à”. Tôi nghĩ đúng vậy, đất nước mình có quá nhiều nhân tài về âm nhạc, ba tôi chỉ là người được Trời cho có khiếu đặc biệt về bộ môn sáng tác nhạc, gọi là cái tài “thiên phú” thôi. Tôi thấy không nên so sánh hơn thua, hay dở giữa các nhạc sĩ với nhau. Khán thính giả là những người có quyển đánh giá và chính họ mới là người đánh giá đúng nhất.

Kính thưa Ba,

Con viết những lời này là để vinh danh Ba, để tạ ơn Ba đã cho chúng con được làm con yêu quý của Ba, một người cha gương mẫu đáng kính, đáng yêu nhất đời của chúng con. Nguyện xin ơn Trên đặc biệt ban cho Ba một sức khỏe dồi dào, một tinh thần minh mẫn để sống và yêu thương chúng con mãi, đồng thời để Ba, nhạc sĩ Anh Bằng, dùng thời gian ít oi còn lại của cuộc đời mình, vun trồng thêm nhiều bông hoa tươi thắm khác cho vườn hoa Văn nghệ Việt Nam mỗi ngày mỗi thêm hương sắc. 

Thay mặt các em con,
Con của ba

Trần An Thanh

Nguồn: http://www.vandan-dongtam.org/index.php/sach-k-nim/k-nim-v-nhc-s-anh-bng/phn-1?start=4































  







Trở về









Danh Sách Tác Giả
Chân Dung Văn Nghệ Sĩ










MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả. 

MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều qua. 

[]



---------------------------------
trích từ blog phan nguyên
=====================









0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ