sân sau/ truyện ngắn: nguyễn thị bích nga -- nguyễn thị bích nga blogspot
sân sau: truyện ngắn nguyễn thị bích nga
nguyễn thị bích nga blogspot/
"... từng bị cảnh sát [Mỹ] phạt 'ticket' hết $320,
nhưng vẫn cứ thích đứng vịn xe cảnh sát " -- lời Nguyễn thị Bích Nga(hình ảnh: nguyễn thị bích nga blogspot)
truyện ngắn: Nguyễn Thị Bích Nga
1. Hồi còn ở Sài Gòn sống trong một cái xóm nhỏ nhỏ của một cái phường nhỏ nhỏ Thạch không hề tưởng tượng ra hình ảnh sân sau nghĩa là gì sân sau như thế nào những ai có sân sau (nhà giàu chăng?) -- và những ai không có sân sau. (nhà nghèo chăng?). Nhưng rồi sau khi được gia đình bảo lãnh qua Mỹ định cư sau khi trải qua hết nhà trọ này sang nhà trọ khác Thạch mới nhìn thấy đất nước Mỹ rộng lớn quá dư đất quá cho nên ngôi nhà nào cũng có một bãi cỏ xanh rờn ở phía trước và một khoảnh sân mát mẻ ở phía sau.
Ngôi nhà đầu tiên mà Thạch ở trọ nằm ở trên đường Gilbert thành phố Anaheim. Suốt nửa năm đầu tiên sống ở đó hầu như ngày nào Thạch cũng lang thang ra sân sau để ngắm cây hồng dòn mọc đầy trái. Ở Sài Gòn hồng dòn thuộc về loại trái cây cao cấp những hai mươi đến hai lăm ngàn một ký vậy mà ở đây người ta chê không thèm ăn một phần vì nó có cái hậu chan chát một phần theo truyền thống của dân đào vàng miền Tây thời xưa người ta chỉ trồng hồng dòn để hái trái chín cho ngựa ăn.
Mặc dù bà chủ nhà hào phóng cho Thạch tự do hái trái muốn ăn bao nhiêu cũng được Thạch chỉ cười cười chứ không nói gì. Anh là người sống rất biết điều và có phần tự trọng cái gì thuộc về bản thân thì tha hồ nhưng cái gì thuộc về người khác thì anh chỉ đưa mắt ngắm. Đứng ngắm suông thì mới thấy đẹp nhưng sau khi cho vào miệng nhai nhồm nhoàm nước miếng chảy ra thì còn gì thi vị nữa.
Ngoài cây hồng dòn ra nơi sân sau còn có ba cây ổi thâm thấp nhưng trái chín trĩu cành. Lạ thật hồi còn ở Sài Gòn Thạch chẳng bao giờ ngó ngàng đến trái ổi thậm chí anh có thể giơ tay lên cao thề rằng ổi là loại trái chỉ đem ra dụ được mấy đứa con nít chứ đừng hòng dụ được anh. Vậy mà có những buổi trưa vắng vẻ anh ngồi bệt ngay bên gốc cây ổi phân vân chọn trái nào chín nhất thổi phù phù vài cái cho sạch bụi rồi cho vào miệng cắn ngon lành. Ổi màu trắng nhạt nhưng ngọt. Có khi anh ăn một hơi hai trái chín và đột nhiên thấy mình thật trẻ con.
Sân sau còn có một giàn mướp và một giàn thanh long mỏng manh. Mướp mọc không tốt chỉ lèo tèo vài trái nhưng thanh long thì nhiều vô kể. Có điều trái thanh long chỉ nhỏ bằng nắm tay anh và không được ngọt ngào như thanh long của miền trung nơi mà nhà vườn chỉ trồng thanh long trên cát biển.
Thỉnh thoảng bà chủ nhà hái mướp nấu canh với lá mùng tơi và tôm khô rồi mời Thạch ăn một chén. Anh không từ chối. Anh múc muỗng canh cho vào miệng chậm chạp lắng nghe mùi thơm ngọt ngào của mướp và mùi thơm nồng nàn của lá mùng tơi xanh. Nuốt xuống tới đâu anh nhớ Sài Gòn tới đó. Nỗi nhớ lặng lẽ nhưng cứ day dứt không nguôi. Nỗi nhớ khiến anh thâm trầm hơn thường xuyên nghĩ nhiều về thân phận của những con người nhập cư vào đất Mỹ từ bỏ tất cả quê hương làng xóm bà con thân thuộc và tài sản của những năm làm lụng đổ mồ hôi sôi con mắt… để đi tìm một cuộc sống mà anh cho rằng sẽ tốt đẹp hơn. Những lúc đó Thạch hay đứng gục đầu nơi sân sau trốn tránh chính bản thân mình trong những cành lá um tùm đang lung lay trong gió.
Một thời gian sau vì yêu cầu của công việc Thạch tìm chỗ trọ khác và từ giã ngôi nhà đầu tiên để ra đi. Anh quyến luyến khung cửa sổ nhỏ mà mỗi ngày mà từ chỗ đó anh có thể quan sát được cuộc sống chung quanh. Anh quyến luyến từng nụ hoa hàm tiếu nở dọc theo con đường nhỏ dẫn vào nhà từng chiếc lá non có màu tím thẫm cứ run lên nhè nhẹ mỗi khi có bàn tay anh ve vuốt. Anh quyến luyến con chó nhỏ mang tên Lucky chiều nào thấy ông bà chủ về nhà cũng mừng rỡ đến nỗi vừa vẫy đuôi vừa tè thành từng vũng nhỏ ngay trước cửa. Thậm chí anh quyến luyến suốt quãng thời gian qua bởi anh nhìn thấy trong đó có hình ảnh của chính anh một người nhập cư ngáo ngố quê cụ nhìn đâu cũng chỉ thấy từng bọt bong bóng nước của giấc mơ Mỹ “bụp bụp” vỡ tan!
2. Thạch dọn đến ngôi nhà trọ thứ hai - là loại nhà mobile home - nằm trong một khu cư xá của những người Mỹ già hết sức yên tĩnh. Anh rất hài lòng vì tuổi tác của anh không còn phù hợp với những nơi chốn ồn ào và náo nhiệt lúc nào cũng nghe tiếng người Việt léo nhéo về các câu chuyện không đầu không đuôi ở bên tai. Nhưng anh chỉ tiếc một điều là sân sau của ngôi nhà này quá nhỏ.
Mà nhỏ thật. Cả sân sau chỉ có một cây bưởi một cây nhãn và một cây quýt.
Cây bưởi rất thấp nhưng sai trái Thạch không biết đó là loại bưởi gì mà trái không được lớn lắm màu da vàng tươi khi bắt đầu chín và… cho thì không ai nhận cả. Có một lần Thạch đang ngồi làm việc trong nhà thì nghe tiếng gõ cửa ngẩng lên anh nhìn thấy một phụ nữ Việt Nam tuổi trung niên hỏi thăm anh có phải là chủ nhà không. Thạch trả lời anh chỉ là người share phòng. Người phụ nữ e dè hỏi xin vài trái bưởi để ngài mai đi cúng chùa. Thạch gật đầu và anh đứng dậy bước ra ngoài hái bưởi giúp người phụ nữ ấy. Anh với tay hái trái mọc trên cao anh khom người tìm trái mọc dưới thấp anh hái hết không chừa một trái nào trên cây. Người phụ nữ tỏ vẻ kinh ngạc nhưng cũng không giấu nét mừng rỡ. Khi người chủ nhà về anh kể chuyện chủ nhà cũng hớn hở không kém vì đã rất nhiều người mời mọc hàng xóm đến hái bưởi mang về nhà ăn nhưng ai cũng từ chối.
Cây nhãn cao hơn ba thước cành lá um tùm nhưng không được sai trái lắm. Như đã nói ở trên bản tính Thạch có phần tự trọng nên anh chẳng bao giờ đụng tới đồ đạc của chủ nhà dù chỉ là một trái nhãn nhỏ xíu có lớp da xù xì màu da bò. Thỉnh thoảng anh ngồi trên bậc thềm ngắm những chùm nhãn đong đưa. Tâm trí nhớ lại những chiếc xe ba gác chở đầy trái cây tươi len lỏi qua từng con hẻm ngoằn ngoèo trong các xóm lao động nhiều khi Thạch chợt cảm thấy mủi lòng.
Ở đây nho bom lê cam kiwi… bán đầy trong các chợ Việt Nam mà Thạch chẳng muốn mua anh chỉ muốn cầm trên tay một chùm nhãn hột tiêu được cột bằng sợi dây thun cùng với giọng nói rặc quảng cáo của người đàn ông Bắc kỳ: “Nhãn ngọt như đường không có hạt nếu chú tìm thấy một hạt nào thì tôi trả tiền lại cho chú!” Thạch cười xòa. Mặc kệ ông ta muốn nói gì thì nói trái nhãn hột tiêu nào mà không có hột?!
Cuối cùng là cây quýt. Cây quýt thấp ngang đầu gối của Thạch nhưng trái mọc thuộc loại “siêu”. Lần đầu tiên nhìn thấy cây quýt là Thạch đã trố mắt nhìn rồi. Cũng phải có đến gần cả trăm trái chứ không ít đâu. Bà chủ nhà biểu Thạch cứ tự nhiên hái quýt chín ăn đừng để nó rụng uổng lắm. Mà quýt ngọt thiệt. Chỉ tiếc rằng Thạch chỉ ăn được bốn trái thì người hàng xóm - cách đó cả chục ngôi nhà - đến xin và bà chủ cho người ta hái hết.
Buổi chiều đi làm về Thạch mới biết. Anh đứng ngẩn người ra nhìn cây quýt xơ xác chỉ còn vài chiếc lá vàng già quéo quắt còn dính lại trên những cành cây cong queo. Anh không thở dài chỉ nghĩ bụng: “Của cải sự nghiệp của một đời người còn không tiếc tiếc gì mấy trái quýt…”. Vì nghĩ vậy mà tâm hồn anh lúc nào cũng bình an không sân si không hỉ nộ không sướng khổ. Tâm hồn anh vẫn bình an như từng ngày sống trên xứ lạ quê người lặng lẽ trôi qua.
Trong góc sân vẫn còn một cây ổi khá cao. Nó khiêm tốn nép vào một xó như không muốn ai biết đến sự tồn tại của nó. Bà chủ nhà nói ổi chín ngọt lắm ráng chờ đến Tết bà chủ sẽ cho Thạch thưởng thức hương vị ổi quê Việt Nam. Nhưng Thạch không đợi được đến Tết. Anh dọn sang chỗ khác trước khi có dịp nhìn thấy cây ổi nở hoa. Buồn quá công việc chuyển nhà gấp gáp tới mức anh không kịp bước chân ra sân sau để chào tạm biệt cây ổi non đang chờ đến ngày thay áo mới.
3. Ngôi nhà thứ ba mà Thạch đến ở trọ nằm lọt thỏm trong một khu cư xá có khá nhiều người Mễ và người châu Mỹ La tinh. Chung quanh Thạch chỉ có vài người Việt Nam mà hai vợ chồng chủ nhà nằm trong con số ít ỏi đó. Ngôi nhà này cũng có sân sau khá rộng rãi khá mát mẻ và họ chỉ trồng một loại thực vật duy nhất đó là cỏ. Cỏ mênh mông cỏ xanh rờn cỏ chạy dài từ chân bức tường này sang chân bước tường kia. Nhìn qua nhìn lại đâu đâu cũng thấy cỏ Thạch lấy làm lạ nhưng anh không hỏi biết đâu vợ chồng người ta chỉ thích trồng cỏ không thôi thì sao?
Khi chuyển nhà trọ lần thứ ba Thạch mong điều may mắn hơn hoặc vui vẻ hơn sẽ đến với anh nhưng anh không ngờ số phận lại đến sớm hơn anh tưởng nghĩa là chỉ sau không đầy hai tháng Jacaranda (sống bên kia bức tường của sân sau) đột ngột xuất hiện và làm quen với anh.
Thoạt đầu khi thấy Jacaranda nhô người lên bức tường và vẫy tay về phía Thạch anh tưởng cô làm rớt món đồ gì nên nhờ anh lượm giùm. Anh chậm rãi băng qua bãi cỏ của sân sau và bước về phía cô. Jacaranda nhoẽn miệng cười. Nụ cười của cô gái Mễ thật duyên dáng và cũng thật quyến rũ.
-Chào anh.
-Chào cô.
Thạch lúng túng Jacaranda cũng lúng túng vì vốn liếng tiếng Anh của cả hai đều ít ỏi ngang như nhau. Một hồi sau Thạch mới biết Jacaranda muốn nhờ anh giúp một việc. Chuyện như thế này. Jacaranda làm chung hãng may dây chuyền với một số người Việt Nam và cô thường bị “mấy bà” nói tiếng Việt bắt nạt. Hễ họ làm hư làm chậm làm xấu họ đều đổ tội xuống đầu Jacaranda và tất nhiên bà Superviser tin tưởng họ hơn là Jacaranda. Do đó cô muốn nhờ Thạch dạy cho cô vài câu tiếng Việt để cô có thể nói chuyện với bà Superviser đó.
Thạch không tin chuyện người Việt bắt nạt người Mễ trong các hãng xưởng nhưng anh cũng bằng lòng giúp cô. Mỗi ngày anh đều lững thững đi đến nhà cô (sống bên kia bức tường của sân sau) để dạy cô nói vài ba câu tiếng Việt. Mỗi ngày. Đều đặn. Mỗi tối. Đều đặn. Dần dần qua tiếp xúc thường xuyên Thạch biết Jacaranda là một người phụ nữ tốt bụng thẳng tính. Chẳng hiểu sao anh cảm thấy yêu mến Jacaranda (cho dù hai người có hai ngôn ngữ khác biệt nhau cho dù màu da của cô đậm đà hơn màu da của anh rất nhiều) và anh biết tình cảm của cô đối với anh cũng vậy. Sau buổi học tiếng Việt cô không cho Thạch về sớm khẩn khoản mời anh ở lại ăn tối với cô. Thạch không nỡ từ chối bữa ăn của cô. Và sau đó tất nhiên Jacaranda cũng không nỡ từ chối nụ hôn của anh. Mỗi khi gặp mặt nhau là họ lại ôm hôn nhau nồng nàn và say đắm như thể nụ hôn là điều gì đó vô cùng quan trọng điều gì đó vô cùng thiêng liêng đang kết chặt hai người lại với nhau. Tình yêu đã giúp Thạch tự tin bước qua được rào cản của ngôn ngữ xóa tan mặc cảm về sự khác biệt của màu da.
Cho tới một ngày Jacaranda bất ngờ đề nghị anh chuyển sang sống chung một nhà với cô. Lý lẽ của cô đưa ra thật đơn giản:
-Anh ở trọ nhà ai cũng vậy vậy thôi anh ở trọ nhà em đi. Hàng tháng anh chỉ cần trả cho em đúng số tiền mà anh đang trả cho người chủ hiện nay. Nhưng anh được ăn tối chung với em. Và anh được ngủ chung giường với em. Anh có đồng ý không?
Thạch không vội vàng trả lời Jacaranda ngay. Anh quay mặt nhìn ra khoảnh sân sau. Sân sau của Jacaranda thật đẹp với một cây cam nhỏ đang ửng lên màu vàng óng của trái chín với một cây táo lủng lẳng treo đầy những trái tròn tròn có màu đỏ thẫm như màu rượu chát với một cây mận không nhìn thấy lá mà chỉ nhìn thấy hàng trăm trái chín có màu tím đậm như trái sim dại mọc xúm xít bên Biển Hồ ở Việt Nam. Sắc màu của hoa và của trái. Âm thanh của lá và của gió. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh thơ mộng đặc biệt của khoảng sân sau.
Không còn gì để suy nghĩ thiệt hơn nữa Thạch quay mặt lại tìm ánh mắt đang sốt ruột vì chờ đợi của Jacaranda anh nắm chặt bàn tay cô và anh vui vẻ gật đầu…
Nguyễn Thị Bích Nga
(Westminster/CA)
(Westminster/CA)
(ảnh chụp 16-8-2017)
nguyễn thị bích nga [ 1961- ]
- sinh tại Saigon, quê gốc Đà Nẵng/ Trung bộ
-cử nhân ngữ văn Việt+ cử nhân Anh văn
- giáo viên trường Ngoại ngữ Không gian (tp. HCM)
- đã biên dịch hơn 100 đầu sách
- thành viên Ban Biên tập NEWVIETART.COM (Fr.)
- [ hiện sống+ làm việc ở California / USA]
(theo NEWVIETART.COM / (Fr.)
trích từ NGUYỄN THỊ BÍCH NGA blogspot
=========================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ