Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

gặp lại kịch-tác-gia hoàng như mai ở tuổi 93/ đường bá bổn -- Newvietart.com/ (fr.)




                                                         hoàng như mai [ 1919- 2013 saigon]

GẶP LẠI KỊCH- TÁC- GIA HOÀNG NHƯ MAI Ở TUỔI 93



Bấm chuông nhà số 4…/ F.) Trần Quốc Tuấn, quận Gò Vấp (ngoại vi tp. HCM) - một phụ nữ ra mở cửa
Cuôc thăm đột ngột , không hẹn, mà trước đó 2 ngày- trong bữa ăn sáng ở Tân Định, một vị nhắc tới Hoàng Như Mai- đại khái -ông nằm co quắp tại lầu 1, vẫn nói chuyện tiếp khách rôm rả. Đó là chị Y. ,học trò cũ, bạn văn vong niên,- với Hoàng Như Mai, chị thật lòng ưu ái, kính trọng. Nhắc hai chúng tôi- anh Lữ Quốc Văn- nếu có thời gian , nên đến thăm.
Vào nhà đợi dăm phút, chủ nhân bước từ cầu thang lầu 1 xuống .
( tôi nhớ lại một lần đáp lễ - sau lần ông đích thân đem “ Tiếng trống Hà Hồi “ tới tận nhà tôi tặng - buổi sáng hôm ấy, ông mặc com-lê, đi bộ từ ngoài ngõ vào , còn lái xe ngồi trong xe hơi đợi – sau mới biết tác giả mới nhận làm hiệu trưởng “Trung học Tư thục Trương Vĩnh Ký ‘ ở quận Tân Bình),.
Nhìn thấy chúng tôi, ông dừng lai ở phân nửa cầu thang, giương đôi mắt lạ lẫm phóng về hai người khách – như chưa từng gặp bao giờ. Nửa như không muốn tiếp, điều này cũng phải thôi- Saigon bây giờ lắm loại’ cướp ngày” đột nhập”- đề phòng là tự bảo vệ tốt nhất.
Bắt tay ccùng một số nhà văn Pháp ở Hà Nội ,do Đại sứ quán Pháp tổ chức- và đây anh Lữ Quốc Văn, bạn tôi – người từng chụp chân dung anh ở sân bay Tân Sơn Nhất năm nào…( 1994 ).
Vẫn như gặp khách lần đầu, tôi hơi ngượng, cảm thấy sự tới thăm này không nên có, và không phải” đạo” chút nào.
Tôi giữ yên lặng nghe Hoàng Như Mai trò chuyện với bạn tôi.
Riêng tôi, nhớ lời chị Y nói bữa qua:”Thầy M. thật tội, hai con gái đã lập gia đình rồi bỏ chồng. Hiện ở với con , bố sai đi mua thuốc , chìa tay hỏi tiền đâu ?
Rồi Lữ Quốc Văn vào chuyện:
-… lần tôi về Hà Nội cũng khá lâu rồi, tôi từng gặp Hữu Loan, Phùng Cung, Hoàng Cầm, Trương Tửu… ( buổi sinh thời, có thơ, sách tặng, nói chuyện văn chương, thế sự thân mật, rôm rả.) Biết tôi từ miền Nam ra, và tin cậy, dù lần đầu gặp, ông trút tâm sự về chuyện thành lập “ Nhóm Hàn Thuyên”. Sở dĩ mời Nguyễn Đức Quỳnh, vì anh vợ có nhà in mà không biết làm sao có việc làm, phải mở một nhà xuất bản chẳng hạn. Lúc cuối đời, Trương Tửu “ xin cưới môt cô em vợ” -cô ấy đã nuôi Trương Tửu cơm áo, săn sóc bệnh tật, nhưng con cả ( Nguyễn Bách Khoa ) không thuận, sau bị ngưng dạy ,…. và …
Chủ nhân bày tỏ :
Sau vụ Nhân văn Giai phẩm , tôi nhớ ” thầy Trương Tửu ‘về nhà dịch sách cho Nxb Giáo dục, ông Trần Đức Thảo về Nxb Sự Thật, ông Đào Duy Anh về Viên Sử học. Chỉ một ông Trương Tửu không nhận công tác, về nhà châm cứu … Còn thầy Nguyễn Mạnh Tường thì tôi là học trò có rất nhiều” kỷ niệm”…
(…)
tôi nhớ tới một đoạn nhắc tới Hoàng như Mai :…
”.. sau 1954, thầy Mai là” học trò ngỗ nghịch của thầy Nguyễn Mạnh Tường “ ( Mai Sơn / báo” Văn nghệ Nghệ An “)- tới khi đã làm” thầy” rồi, “ cũng bắt chước thầy Tường , hai tay thọc vào túi quần giảng bài” …. 
Giáo sư Mai có nhiều thế hệ học trò : giáo sư, phó giáo sư., tiến sĩ, phó tiên sĩ , nhà văn, nhà văn học nổi tiếng. Thời đoạn 1958, 59 có một trò ( Hà Nội không dùng “ sinh viên” ) xuất sắc, tên Lê Phong Sử- và sau trở thành giáo sư Phong Lê:
.. nghe lời giảng của thầy Mai tôi thấy yêu nền văn học mới, và có lẽ đó là một trong các lý do khiến tôi về Viện Văn học…năm 1960….”
sau 1975, giáo sư Võ Văn Nhơn (Trường Đại học KHXHNV, tp HCM,) :
”…những bài giảng của thầy rất thuyết phục, bởi với tư cách là người trong cuộc, với giọng đọc thơ rung rung truyền cảm.. của Chính Hữu ( Ngày về), Nhà tôi (Yên Thao), Tây Tiến ( Quang Dũng)…, Các nhà văn đồng thời với thầy như Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương … như hiện ra trước mặt tôi bằng xương thit” ( trích từ 
điều này, ‘ cậu thầy con bây giờ ” bốc ” ông thầy lớn khi xưa ” hơi ” lố”. - bởi Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng Chương chưa hề bao được xếp “ đồng thời “ cùng văn hữu “ Hoàng Như Mai được !.”
Thời gian ấy , ” cây bút mới Như Mai chập chững đầu quân cho Nxb Hàn Thuyên đầu thập niên 40.. 
tiếp, nghe Lữ Quốc Văn nhắc chuyện Trương Tửu về Nguyễn Đức Quỳnh- tôi hiểu ngay -Trương Tửu muốn phủ nhận vai trò ” chủ bút” tạp chí Văn Mới , và N.Đ ,Quỳnh là chủ chốt biết Trương Tửu cũng có một” vị trí ngầm” đáng kể.. Nguyễn Công Tiễu ( anh rể T.Tửu) - bỏ vốn mở nhà in trên phố Tiên Tsin- nhờ danh và tiếng Nguyễn Đức Quỳnh, Nxb Hàn Thuyên cùng sự tin cậy của Cousseau (cho phép, cấp giấy in báo- giấy báo là một” áp lực” cho thời ‘ nạn thiếu giấy báo”, sách phải in giấy dó) thì Hàn Thuyên mới có dấu chân vào lịch sử văn chương tiền chiến. Bởi vậy, Trương Tửu nảy sinh đôi chút đố kỵ, tự đặt ý tưởng” tại sao đầu tầu HànThuyên không phải ta ,mà là Quỳnh ?” :
Thời kỳ này thực dân Pháp bị chia quyền -giai đoạn từ 1940 trở đi Quân đội Phát xít Nhật đem quân vào Đông dương – giữa khi ấy thì Cousseau Giám đốc Nha báo chí Tuyên truyển Bắc việt ,lại chỉ tin cậy N.Đ. Quỳnh vào vai lãnh đạo Hàn Thuyên.
Thời kỳ này bô truyện gồm3 tập “ Thằng Cu So””, Thằng Phượng””, Thằng Kình” ( khoảng 1000 trang được xuất bản , gây một dư luận văn chương tiền,đến thời hậu chiến còn ảnh hưởng mạnh lớp nhà văn miền Nam sau 1954..
Nguyễn Đức Quỳnh qua đời vào 6-6-1974, tạp chí Văn số đặc biệt- Trần Phong Giao “chạy xin bài văn hữu bạn bè có, đệ tử có, quen, không quen , cũng có - nói chung chỉ” phe ta” mà thôi “- góp mặt bầy tỏ cảm tưởng trước” cái chết lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên ( xưa) , ” Đàm trường viễn kiến” ( nay) .

 nguyễn đức quỳnh [ 1909- 06/ 06/ 1974 saigon]
                                                                                    (ảnh ; trần cao lĩnh)

Bỏ qua Nguyễn Mạnh Cô ”Ông Quỳnh mất là châm dứt một thế hệ người theo đuổi mộng tưởng vĩ đại), Thái Tuấn “Cái chết của anh Quỳnh là một thiệt thòi lớn cho những người mới làm văn nghệ và cho những người làm văn nghệ thất bại)., Vũ Hoàng Chương (.. Anh Quỳnh năm xuống hơi sớm..”), Phạm Duy ( vợ chồng chúng tôi lúc nào cũng coi anh Quỳnh như một người anh ruột. chính anh làm mối chúng tôi lấy nhau ) , Mặc Đỗ ( mất một người Việtnam có gốc Việt chắc chắn và có kiến thức rộng hơn vòng chân trời), Vũ Khắc Khoan ( đối với tôi hình ảnh Nguyễn Đức Quỳnh cũng là hình ảnh của “ thằng Kình” . Bây giờ thằng Kình đã nằm xuống mà trận đá banh lại vẫn còn tiếp tục .”) vv. .
Một chân dung cuối cùng Nguyễn Đức Quỳnh, do Chóe hí họa khá độc đáo.( vừng trán rộng phẳng lì như cánh đồng không còn lúa, một mắt sâu hoắm , râu mép quấn miệng thép, và cây bút sắt có một đầu ngọn đuốc làm đòn gánh đôi thúng văn chương chữ nghĩa- dưới có hàng chữ ” ng.hải chí/1974) 
với tôi, ấn tượng , chân thành,- ngưỡng mộ Nguyễn Đức Quỳnh một cách tuyệt đối - vẫn chỉ một Thanh Tâm Tuyền:
“…Ngày sau tôi sẽ làm một tên lính… làm tên lính tiên phong, làm tên lính cảm tử ở trong bất cứ nghề gì. Tôi không rõ bao nhiêu người đọc văn Nguyễn Đức Quỳnh và tôi cũng không rõ trong những người đã đọc bao nhiêu đã bị chấn động và đến nay vẫn còn nghe vang vọng trong lòng. (….) Cùng với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thằng Kình là quyển tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là cuốn sách đã vỡ lòng, đã mở mắt, đã đưa tôi vào đời. Tôi đã nếm được mùi sung sướng và vị đắng cay khi đọc quyển sách ấy. Tôi đã gặp một ngon lửa đốt cháy tôi – ngọn lửa của đời sống..(…)... Tôi không nói yêu, không nói ( mà) tôi nói ngưỡng mộ…” ( Thanh Tâm Tuyền - trang 21-22, tạp chí Văn ).

                                          trái qua: Bùi Giáng+ THANH TÂM TUYỀN + Mai Thảo+ Nguyễn Xuân Hoàng
                                                                 (ảnh chụp trước tòa soạn báo VĂN,  38 Phạm Ngũ Lão/ Saigon  (1973) -- (ảnh: Internet)
Và bây giờ - kịch tác gia Hoàng Như Mai quay sang phía tôi- bình luận :
- Anh Nguyễn Đức Quỳnh là một kẻ cơ hội, anh đã làm hỏng Hàn Thuyên… lần đầu kịch tác gia Hoàng Như Mai, từng học trò cũ thầy Quỳnh ở Trường Pasteur Hanoi từng là một cộng sự Nxb Hàn thuyên , (Như Mai) bạn văn vong niên văn chương Nguyễn Đức Quỳnh, có một ” nhận xét về ‘ thầy dạy sử, chủ soái Hàn Thuyên Nguyễn Đức Quỳnh” như vậy .
…. với tôi , thì chỉ một Hoàng Như Mai đã hiểu rất đúng haykhông hiểu đúng mà thôi !.



Sài Gòn 7-3-2011

© Tác giả giữ bản quyền.
.Cập nhật theo nguyên bản tác giả gởi ngày 07.03.2011.
. Trích đăng lại vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ