CỤ PHAN KHÔI QUA HỒI NHỚ CỦA CON GÁI MỘT NGƯỜI BẠN THƠ / hồi ức LÂM BÍCH THỦY -- www.vanchuongviet.org/
Cụ Phan Khôi qua hồi nhớ của con gái một người bạn thơ | |
phan khôi [ 1887- 1959 hanoi] (ảnh: Internet -- chup năm 1928.) | |
Người anh rể (họ) của tôi quê ở Bình Định nhưng 1976, do buổi giao thời, không sống được ở quê, anh vào lập nghiệp tại Long An. Anh là người yêu thơ, lúc nào có việc gì liên quan đến thơ, anh đều ghé vào bán đảo Thanh Đa thơ mộng để thăm tôi. Lần này anh hỏi: “Nghe đâu gia đình cụ Phan Khôi không tìm thấy mộ phần ông!” Không biết tin này có xác thực hay không, tôi e rằng người báo tin này có ý trách móc về “Ai” đó không quan tâm đến tiên sinh họ Phan này. Cứ mỗi lần nghe đến tên Phan Khôi thì trong đầu tôi lại hiện về một quá khứ không lấy gì làm vui cho lắm; hình ảnh-một ông già.người cao cao, gầy yếu, nước da men mét, râu tóc bạc phơ cứ rõ dần trong tôi. Lúc ấy tôi còn nhỏ, độ 12-13 tuổi, đang học ở trường Học sinh Miền
Sở dỉ anh hay nhắc đến cụ Phan Khôi với tôi vì anh rất cảm phục hình ảnh ba tôi-“Người bạn thơ độc nhất đi sau linh cữu cụ Phan Khôi đến nơi an nghĩ cuối cùng”
Nói lại chuyện này giờ đây thấy rất dễ dàng và bình thường, nhưng lúc bấy giờ, khi tất cả mọi người xung quanh đều sợ liên lụy đến người bị xem là có hệ tư tưởng phản động thì không dễ chút nào. Mỗi lần nhắc đến, tôi lại thấy xót xa nơi con tim mình. Hình ảnh ba tôi-nhà thơ Yến Lan đi sau linh cữu cụ Khôi ngày ấy chắc nhiều người còn nhớ. Thế tại sao cái đều rất bình thường ấy lại gây xôn xao trong dư luận tại Hà Nội một thời như vậy
Ngược dòng thời gian về lại những năm của thập niên 50, thế kỷ trước. Năm 1956, gia đình tôi chuyển từ 51 Trần Hưng Đạo về 73 Phố Thuốc Bắc. Cùng chuyển về đây còn có các bác, cô, chú trong cơ quan. Nhà 73 phố Thuốc Bắc có chiều dài khỏang 50m, chiều ngang 5m. Suốt chiều dài người ta chừa một mét để làm lối đi chung, rồi ngăn bằng ván làm cho mỗi gia đình một gian để ở , tầng dưới nhà có 6 gia đình, trên gác có ba. Những căn hộ ở trên gác thì rộng rãi, biệt lập, có cầu thang riêng, không chung đụng với người xung quanh, toàn bộ các hộ trong nhà đều dùng chung nhà tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh nằm ở cuối. Vì vậy, hàng ngày dù muốn hay không mọi người đều gặp nhau, khi thì nấu ăn, khi tắm giặc, vệ sinh v.v…
Gia đình tôi ở phía dưới, giữa 5 gia đình khác, kề vách là gia đình cụ Khôi. phía ngoài cụ là chân cầu thang của hộ bà Cán, đến bể nước công cộng. Căn dành cho gia đình cụ là một cái buồng khép kín , rộng chừng 9m2, bằng 3/4 gian nhà tôi, có thể đây là nơi thờ cúng của chủ trước. Giữa nhà tôi và nhà cụ là một cửa sổ nhỏ, to bằng bàn cờ tướng. Tôi thường ngồi cạnh cửa sổ nhà cụ giặc áo quần.
Ban đầu mới dọn về tôi thấy ba tôi và các chú nhà thơ hay vào phòng cụ Khôi uống trà, bàn chuyện thời sự, bình luận những bài thơ vừa đăng báo; bọn trẻ chúng tôi chạy vô chạy ra nhà cụ để chơi với các anh các chị con cụ, mọi người đều thân thiện, cởi mở. Thế rồi, dần dần tôi thấy có một điều gì đó, lung lắm. Các cô, các chú không xởi lởi như trước nữa. Trong cư xử tỏ ra dè dặt, dò xét, Nhà cụ Khôi cứ vắng dần bóng người lớn, vắng dần tiếng trẻ. Không khí trong ngôi nhà nặng nề, xét nét, xa lạ. Tôi hỏi má tôi “tại sao vậy?”. Bà nói nhỏ sợ người khác nghe: “Ông Khôi đang bị coi là người cầm đầu nhóm Nhân văn giai phẩm, con không nên vào nhà cụ, có người đang theo dõi nhà mình đấy..”. Tôi không hiểu Nhân văn giai phẩm là tội gì, nặng đến mức nào mà ai cũng sợ liên lụy đến như thế. Tuy không nói ra nhưng ai cũng muốn chứng minh rằng mình không hề có quan hệ thân mật với gia đình cu Khôi. Họ tránh nhà cụ như thể nhà có bệnh dịch lây lang. Với những điều nghe và thấy, tôi không biết sẽ đối xử với mấy anh chị con cụ như thế nào. Không lẽ hai nhà liền nhau một cửa sổ, lại cùng là học sinh Miền
Như trước đây, tôi vẫn ngồi giặt bên bể nước, cạnh cửa sổ nhà cụ. Tôi liếc nhìn cụ qua cửa sổ. Cụ ngồi trên giường, giờ cụ trầm ngâm, buồn buồn mắt nhìn đâu đâu, tôi thương cụ quá chừng, Có lần tôi nghe cụ ngâm bằng giọng Quãng
Làm sao cũng chẳng làm sao
dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi..”.
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có điều gì cũng chẳng làm sao
Và cái gì đến nó sẽ đến . Vào một ngày cuối đông năm 1958 ông lặng lẽ ra đi. Má tôi kể: “Nhà tập thể, linh cữu không được quàn lâu, hôm sau gia đình phải đưa đi táng. Tôi không được chứng kiến những gì xảy ra trong đám tang sáng hôm ấy vì tôi đang học ở Hải Phòng. Nhưng điều tôi nghe được thật thảm: Chở linh cữu cụ là một chiếc xe thổ mộ có 2 con ngựa kéo bị che 2 bên mắt, khỏang 6 hoặc 7 người kể cả người đánh xe ngựa, và ba tôi-nhà thơ Yến Lan. Nhưng điều để lại sau đám tang là sự dè biểu và mỉa mai đối với ba tôi mà người thời bấy giờ gọi là “thằng ” Sáng hôm sau, ngòai phố, họ kháo nhau bằng những câu:“ Nghe nói ngoài gia đình còn có thằng cha nhà thơ nào đó cả gan đưa đám lão Phan Khôi” Giải thích điều này ba tôi nói: “Đó là đạo lý của người Việt Nam - Nghĩa tử là nghĩa tận” Đúng thế, chẳng có ai ghen ghét hay căm thù người đã khuất, vì hòan cảnh hồi đó, họ sợ liên lụy đến bản thân, sợ khó khăn cho cuộc sống của họ.
Suốt những năm tháng sau này, tôi luôn muốn biết về cuộc đời của cụ. Một hôm, vào năm 2004 tôi đọc trên Tạp Chí Xưa & Nay với bài viết về cụ Phan Khôi của tác giả Vương Trí Nhàn. Bài báo đã khẳng định có sự đóng góp của cụ Phan Khôi trong những năm kháng chiến, trong lich sử văn học Việt Nam bằng những tác phẩm như Tình gia .., trong việc nghiên cứu làm phong phú về ngôn ngữ Việt Nam…Đọc xong bài báo tôi thật sự mừng cho cụ biết nhường nào, mừng vì người ta đã hiểu cụ. Lại nữa, đầu tháng 4 năm 2007 những người trong nhóm “Nhân văn giai phẳm” như nhà thơ Hòang Cầm, Lê Đạt, Trần Dần được nhận giải thưởng nhà nước. Điều đó đã khẳng định tính nhân đạo của Đảng ta có công thì thưởng có tội thì phạt. Không biết cụ Khôi sẽ như thế nào. Có một điều giờ đây tôi mới dám nói là có lần cụ Khôi tâm sự với ba tôi: “Tôi khổ tâm lắm chú Yến Lan, không ai hiểu tôi cả”.
Với sự hiểu biết hạn hẹp và phiến diện khi biết về cụ Phan Khôi-“vì có cá tính thẳng thắn, bộc trực, thấy điều không đúng thì nói ra, không nể nang ai nên mới khổ”.
Còn tin về việc không tìm được mộ cụ chưa chính xác. .../. | |
Lâm Bích Thủy trích lại từ VANCHUONGVIET.ORG/ ====================== |
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ