phan nhật nam: "năng thuyết bất năng hành" / bài viết: trần thị bông giấy -- www.chinhkhiviet.net/
PHAN NHẬT NAM:
'NĂNG THUYẾT BẤT NĂNG HÀNH'
trần thị bông giấy
trần thị bông giấy [i.e. trần thu vân 1950- ]
" Nếu anh Phan Nhật Nam nói vậy; tôi xin bảo thẳng với anh,
"dưới mắt tôi anh không phải là nhà văn ..." -- lời Trần Thị Bông Giấy -
nhạc sĩ trần quảng nam [đà nẵng 1955- ] -- (epaint by phan nguyên)
"...Trần Quảng Nam hỏi Phan Nhật Nam", điệu thắc mắc; "Tôi vẫn tò mò về khả năng
viết bút ký của anh. Vì dụ: như bây giờ anh viêt lại bút ký thì ... "
nguyên vũ: [i.e. vũ ngự chiêu 1943- ]
"..Nguyễn Bá Trác nói với Nguyên Vũ: " ... Ngày nhỏ mày đi học hay'thủ đồ chơi' trong cặp
để đánh nhau cho chắc ăn ... lớn đi lính phải chọn Nhảy Dù cho nó hách ... qua đến Mỹ cố
lấy bằng tiến sĩ ..."
trần nghi hoàng (bên phải ngoài cùng)-- (ảnh: internet)
"...Tôi nghe bài hát của ông Trần Quảng Nam là khi tôi nằm trong [tù] ; bỗng
từ phòng bên kia vọng sang tiếng hát 'Mười năm không gặp tưởng hình như đã ..."
-- lời Trần Nghi Hoàng --
đỗ ngọc yến [1941- usa 2006]
Đằng Sơn (nxb Ngàn Lau] lên tiếng: " Xong, mình kéo nhau xuống Orange County nhờ
[họa sĩ, nhà báo] Khánh Trường, hay Đỗ ngọc Yến [chủ báo Người Việt] đứng ra tổ chức."
"... Đằng Sơn [nhà xuất bản] và Trần Quảng Nam [nhạc sĩ] cùng kêu:
" Có rồi ! Có rồi, bà Huệ Thu [Lê Thị Huệ] , một mụ đàn bà tứ chiếng giang hồ'
-------------------------
" Nếu anh Phan Nhật Nam nói vậy; tôi xin bảo thẳng với anh,
"dưới mắt tôi anh không phải là nhà văn ..." -- lời Trần Thị Bông Giấy -
nhạc sĩ trần quảng nam [đà nẵng 1955- ] -- (epaint by phan nguyên)
"...Trần Quảng Nam hỏi Phan Nhật Nam", điệu thắc mắc; "Tôi vẫn tò mò về khả năng
viết bút ký của anh. Vì dụ: như bây giờ anh viêt lại bút ký thì ... "
nguyên vũ: [i.e. vũ ngự chiêu 1943- ]
"..Nguyễn Bá Trác nói với Nguyên Vũ: " ... Ngày nhỏ mày đi học hay'thủ đồ chơi' trong cặp
để đánh nhau cho chắc ăn ... lớn đi lính phải chọn Nhảy Dù cho nó hách ... qua đến Mỹ cố
lấy bằng tiến sĩ ..."
trần nghi hoàng (bên phải ngoài cùng)-- (ảnh: internet)
"...Tôi nghe bài hát của ông Trần Quảng Nam là khi tôi nằm trong [tù] ; bỗng
từ phòng bên kia vọng sang tiếng hát 'Mười năm không gặp tưởng hình như đã ..."
-- lời Trần Nghi Hoàng --
đỗ ngọc yến [1941- usa 2006]
Đằng Sơn (nxb Ngàn Lau] lên tiếng: " Xong, mình kéo nhau xuống Orange County nhờ
[họa sĩ, nhà báo] Khánh Trường, hay Đỗ ngọc Yến [chủ báo Người Việt] đứng ra tổ chức."
"... Đằng Sơn [nhà xuất bản] và Trần Quảng Nam [nhạc sĩ] cùng kêu:
" Có rồi ! Có rồi, bà Huệ Thu [Lê Thị Huệ] , một mụ đàn bà tứ chiếng giang hồ'
-------------------------
San Jose, 27/11/1993.
Phan Nhật Nam đi cùng Đằng Sơn, Trần Quảng Nam và bốn người bạn khác đến nhà tôi một đêm thứ Bảy. (theo lời Trần Quảng Nam đã hỏi xin tôi từ tối hôm trước). Ông độ ngoài năm mươi, dáng vừa tầm, khuôn mặt xương xương, vẻ bề ngoài xoàng xĩnh. Vừa bước chân vào phòng khách, Phan Nhật Nam đã oang oang đọc lên các bài thơ do chính ông sáng tác (hình như ông tiếp tục làm cái việc dở dang từ trên xe với hai người bạn?) Âm giọng Quảng Trị pha Bắc của ông rất lớn, hơn cả Đằng Sơn, vang dội từ nhà trên xuống đến nhà dưới. Lúc Trần Quảng Nam giới thiệu tôi, ông quay qua gật đầu chào nhẹ và lại tiếp tục đọc to các bài thơ. Từ giây phút thứ nhất đối diện nhau, tôi đã nhận ra cái vẻ kẻ cả ngạo mạn đầy tính võ biền của Phan Nhật Nam.
Tôi bày dọn chén đĩa ra chiếu rượu, lắng nghe Đằng Sơn nhận định với Trần Quảng Nam:
“Thơ ông này làm theo kiểu Lý Đông A, toàn dùng vần trắc.”
Trần Quảng Nam gật:
“Cái hay của ổng là ở chỗ đó.”
Phan Nhật Nam nói:
“Tôi không hề đọc thơ ai hết, chỉ đọc thơ của tôi thôi. Tại vì sao?...” (rồi ông đọc như ngâm):
“Tôi là kẻ chỉ quen viết văn
Nhưng giấy bút đã bị người lấy mất
Đêm đen thăm thẳm lạnh căm
Làm thơ trên mười ngón tay tính nhẩm.”
Ngừng một chút, Phan Nhật Nam tiếp, vẻ tự hãnh:
“Tám năm trong tù, tôi làm thơ chỉ trên mười đầu ngón tay.”
Đằng Sơn kêu lên:
“Thơ ‘độc’ quá! Như vậy tôi xin thầu cái này, tôi sẽ ăn mừng nhà xuất bản Ngàn Lau được một quyển sách bán có lời.”
Trần Quảng Nam quay sang Phan Nhật Nam, cười hề hề:
“Ông Đằng Sơn đã muốn thầu in tập thơ của anh, vậy thì anh nên bắt ổng đưa cho anh ít tiền trước và phần anh cũng phải ký giấy xác nhận để ổng toàn quyền xuất bản tập thơ anh.”
Phan Nhật Nam có ý thối thác:
“Tôi phải vô computer cái đã. Nếu ông Trần Quảng Nam cho tôi cái phòng nhỏ ở chỗ ông thì tôi có thể làm việc được.”
Và ông cao giọng:
“Từ trước đến nay ai cũng nghĩ tôi chỉ viết Mùa Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa, lính tráng này nọ… Bây giờ tôi đặt ra một vấn đề mới…” (đọc thơ)
“Tôi cùng Chúa Kitô trên đoạn đường thống khổ
Tôi với Chúa từng giờ trong bóng cây (…?)” [1]
Nói tiếp:
“Bây giờ chỉ có một người xứng đáng nói chuyện với tôi là ông Kitô, ông Jésus Nazareth con người chứ không phải là một Thiên Chúa. Nói trên vấn đề…” (đọc thơ).
“Sự thật lớn nhất là cái chết
Đã giáp mặt rồi không ngại gì hết!”
Đằng Sơn nhái giọng Huế la lên:
“Độc quá! Độc quá!”
Phan Nhật Nam vẻ hừng chí rõ rệt:
“Tôi làm thơ rất đơn giản để ai cũng có thể nghe được, một người bình thường nào cũng có thể hiểu được.”
Trần Quảng Nam hỏi, điệu thắc mắc:
“Tôi vẫn tò mò về khả năng viết bút ký của anh. Ví dụ như bây giờ mà anh viết lại bút ký thì anh có đầy đủ dữ kiện không?”
Phan Nhật Nam giơ tay chỉ vào trán, giọng kiêu hãnh:
“Cái đầu tôi là một chiếc computer không sai sót.”
Trần Quảng Nam:
“Ý tôi nói là đầy đủ dữ kiện phổ quát. Chẳng hạn như đọc các bút ký của người khác, tôi chỉ thấy các sự kiện người ta miêu tả. Nhưng còn cách viết của anh lạ hơn. Anh nhìn toàn diện vấn đề và anh ghi xuống.”
Phan Nhật Nam gật đầu:
“Bạn yên tâm! Tôi đã viết trong trại tù ba ngàn trang. Sau đó tôi bị lấy cắp hết. Nhưng bây giờ tôi thấy khả năng tôi còn cao hơn cả ba ngàn trang đó nữa.”
Đằng Sơn vẻ hấp tấp:
“Tôi xin đầu tư vụ này” (cười hề hề).
Phan Nhật Nam tiếp:
“Thành thử tôi mới hỏi xin bạn Trần Quảng Nam cho share cái phòng của bạn để tôi làm việc. Một ngày tôi không làm việc thì coi như ngày đó tôi không đáng sống. Chẳng hạn tôi làm bài thơ về ngày 30 tháng 4:
‘Hãy về đây vong linh tám cõi
Hãy về đây những người chết từ lâu không được nói.’
Sau đó vô luôn 30 trang giấy luôn, tôi viết về mẹ tôi:
‘Vầng trán rộng phẳng phiu đôi mắt nâu mở lớn
Mẹ vào đời đau đớn từ thanh xuân.
Thế là tôi bắt đầu viết về mẹ tôi.”
Đằng Sơn nói một mình:
“Độc quá! Thơ người Trung làm có nét kinh khủng thật!”
Phan Nhật Nam được thế vươn lên:
“Đúng vậy! Thành thử tôi nói với cậu Trịnh Công Sơn đó là cái khí thiêng sông núi un đúc cho cậu chứ sức cậu không được như vậy đâu.”
Đằng Sơn lẩm bẩm, nét hâm mộ rõ trên khuôn mặt:
“Kinh quá! Thơ hay quá, hay quá!”
Rồi anh quay sang tôi, la lớn:
“Vậy là hai tháng nữa tôi hốt hụi nghe bà chủ? Tôi phải hốt hụi để in tập thơ ông này.”
Tôi cười:
“Xong ngay!”
Và nghe Phan Nhật Nam kể:
“Ngày hôm kia tôi gặp một cậu người Quảng Trị, tôi bèn đọc mấy bài về Quảng Trị, cậu nghe cậu bật khóc như đứa con nít.” (đọc thơ):
“Quê nội làng Hải Cú (…?)
Đất khổ cát hoang vu
Đêm trong lòng Thạch Hãn…”
Đằng Sơn ngắt ngang lời Phan Nhật Nam:
“Cái này thì điên được đấy nhé?”
Phan Nhật Nam “cướp nhanh” diễn đàn bằng cái giọng oang oang chát chúa:
“Thế là cậu ấy điên, cậu khóc ngay. Tôi đọc xong rồi mà cậu vẫn cứ bù lu bà loa. Cậu nói: ‘Thôi anh Nam đừng đọc nữa’”
Đằng Sơn vẫn chưa tan nét ngưỡng mộ trên mặt, lập lại câu nói nhiều lần từ ban nãy:
“Thơ ông này độc quá, ở hải ngoại chẳng ai bằng cả.”
Vừa khi đó Trần Nghi Hoàng từ trên lầu xuống nhập cuộc rượu. Đằng Sơn “chụp vội” lấy Trần Nghi Hoàng:
“Ông Hoàng à, tôi đã thầu tập thơ của ông Phan Nhật Nam rồi. (cười hề hề). Hai tháng nữa hốt hụi, có tiền chi cho anh Nam đàng hoàng mà, đừng lo!”
Rồi anh quay sang nói với Trần Quảng Nam:
“Thơ ông này kinh thiệt!”
Phan Nhật Nam hướng về Trần Quảng Nam:
“Trần Quảng Nam đừng nghĩ tôi làm thơ vần trắc là thiếu du dương nghe. Đây, để tôi đọc sự du dương cho ông nghe:
‘Ơi con đau đớn giờ giao thừa
Ngoài trời rơi nhỏ hạt sa mưa
Mất cả cuộc đời không đóm lửa
Giao thừa (…?) nhẹ cái cuộc thua.’”
Dứt câu thơ, Phan Nhật Nam giở giọng diễu cợt:
“Nghe cũng dịu dàng lắm chớ? Tôi cũng biết thương con nhớ vợ lắm chớ bộ, mặc dù vợ ly dị con ở xa.”
Đằng Sơn ngắt ngang:
“Cái số ông Phan Nhật Nam này nổi tiếng sớm.”
Phan Nhật Nam gật đầu, la to:
“Chứ còn gì nữa? Tử vi tôi là ở cái thế Cơ Lương Thìn Tuất, trước là văn chương, sau đó đi tu. Thiên Tướng -Hoá Lộc- Tang Môn- Bạch Hổ- Đại Tiểu Hao Mão Dậu, cho nên tiền vào như nước, nhưng ra cũng nhanh lắm. Buổi sáng tôi có trong người mười triệu bạc, buổi chiều không còn một xu. Tôi biết số của tôi mà, nhà chuyên môn đi ở thuê, vợ con không có, cung Thê Tử bị Triệt, bốn phương thiên hạ đều là anh em cả…”
Ông nhấn mạnh:
“… Nhưng đặc biệt nhất, chơi với bạn thì bạn đều là người xuất sắc, người bình thường không chơi. Cung Nô có Nhật mà. Nhất là bạn trai, toàn tay kiệt chúng không ai bằng hết. Cự Nhật tại Dần Thân…”
Và ông kết luận gọn ơ:
“… Thành thử moi không chơi được với người bình thường.”
Ngồi quan sát cục diện, tôi nhận định, Phan Nhật Nam là người hay nói, nói nhiều và gần như không bao giờ chịu lắng tai nghe kẻ khác.
Ông tiếp tục kể lễ:
“Lấy vợ thì Thiên Đồng Thái Âm tại Tý, rất đẹp nhưng bị Triệt thành ra bỏ đi đâu mất. Năm đại lục gửi năm mụ vợ.”
Chưa ai kịp nói gì thì Phan Nhật Nam đã tiếp (hình như ông sợ người khác giành mất “quyền ăn nói”?):
“Tử vi chính xác vô cùng. Moi coi cho cậu Nguyễn Bá Trạc thấy lạ,Thái Dương cư Thê ở Hợi? Tự nghĩ, nếu như thế thì ông bố cậu Trạc không ra gì, cái đầu con mắt cậu Trạc không ra gì, luôn cả đứa em trai cũng không ra gì. Hóa ra, cậu ấy lấy vợ toàn người ngoại quốc, vìThái Dương cư Thê ám chỉ vợ là người ngại quốc. Trên đất Mỹ, cậu ấy lấy vợ toàn người ngoại quốc đã đành, bà vợ đầu tiên cưới ở VN cũng ngoại quốc luôn. Bà ấy người Tàu, gốc Minh Hương, đâu phải người Việt Nam. Tử vi chính xác đến mức phải sợ cơ mà.”
Đằng Sơn la lớn, e còn lớn hơn cả giọng Phan Nhật Nam lúc ấy vẫn đang làm rát tai mọi người trong chiếu rượu:
“Hay quá! Ông Phan Nhật Nam mặt nào cũng ‘độc’ hết!”
Tôi nhìn Đằng Sơn, cười thầm. Cái ý nghĩ từ lâu rằng “Đằng Sơn là con người rất bồng bột và ưa kết thân với kẻ nổi tiếng” vẫn không rời đầu óc.
Lại nghe Trần Quảng Nam nhận định:
“Mệnh của Trạc là Thiên Cơ tại Sửu, thêm Xương Khúc nhưng bị (…?)[2] . Con người có văn tài nhưng không bền.”
Phan Nhật Nam tiếp ngay:
“Cái miệng cậu Trạc quá yếu, nó cứ túm lại như cái mỏ chồn, trong tướng học chỉ là tướng bần tiện. Lúc xưa tiếng nói cậu ta rất mạnh, tôi vẫn bảo cậu ấy ‘Ông hơn người ở tiếng nói’. Nhưng lúc sau này cái âm cậu Trạc bị hãm đi.”
Không dưng, Trần Quảng Nam giơ tay chỉ vào tôi, hỏi Phan Nhật Nam:
“Anh coi tướng bà Bông Giấy có gì đặc biệt?”
Phan Nhật Nam nhìn thẳng tôi, nói ngay:
“Chị là người rất quả quyết. Trên đời không có cái chuyện yếu đuối với chị đâu. Cũng không có sự lựa chọn hay lung lạc trong bất cứ vấn đề gì chị đã quyết định. Chị đã quyết định điều gì thì chỉ cái chết mới ngăn cản nổi.”
(Tôi mỉm cười, nhớ lại ngay những lời Trần Nghi Hoàng đôi lần nói cùng vài bạn thân: “Với tôi, đi tìm kim cương còn dễ hơn kiếm ra cho được một giọt nước mắt của vợ tôi!”)
Quay sang mọi người, Phan Nhật Nam tiếp:
“Lúc tôi hai mươi mấy tuổi, thấy cậu Nguyễn Cao Kỳ được các vị chuyên về tử vi tướng số như Vũ Tài Lục khen ngợi, nào là đầu như con beo, dáng đi như con phượng… Khi ấy tôi nói với cậu Kỳ: ‘Thưa Thiếu tướng, tôi là người nhỏ tuổi nhất trong các vị xem tướng, nhưng tôi nói thật với Thiếu tướng, Thiếu tướng chức cao quyền trọng nhưng đít không có, chân lại mỏng, vậy lấy đâu mà bền với quyền cao chức trọng?”
Trần Quảng Nam giọng diễu cợt:
“Tây nó gọi là ‘sans dix’, nghĩa là không có đít”.(cười hề hề.)
Phan Nhật Nam tiếp:
“Nhất thanh nhì sắc. Cậu Dương Văn Minh người to lớn nét mặt như con nít đó không có cái râu nào hết, nói năng thì lí nha lí nhí. Cậu Cao Văn Viên, cậu Đỗ Cao Trí cũng thế, bạch diện vô tu, mặt trắng bóc, không có cái râu nào hết. Vì vậy toàn rặt một tuồng ‘hữu danh vô thực’!”
Trần Quảng Nam hỏi:
“Đỗ Cao Trí có phải là tướng giỏi không anh?”
Phan Nhật Nam gật đầu:
“Thằng cha đó giỏi chứ. Nói theo giọng của anh Ba Tàu Mao Trạch Đông là hắn thuộc loại ‘giương cung bắn ó diều’. Những người như thế không có bao nhiêu.”
Trần Quảng Nam thắc mắc:
“Tướng gì mà chết sớm vậy? Tướng tá ông ta thế nào?”
Phan Nhật Nam giải thích:
“Ông ấy bị nổ tàu bay. Tướng ông ta da mặt căng như quả bóng, bạch diện vô tu, phát võ cách. Cao Văn Viên cũng thế, nói năng lắp ba lắp bắp giống y như con chuột kêu. So với giọng tôi, mấy cha kia không được tới một phần mười.”
Trần Quảng Nam cười hề hề:
“Ở đây, ông Đằng Sơn là vô địch về giọng nói lớn, vậy mà anh Nam còn lớn hơn, đến nỗi nãy giờ ông ấy phải sợ mà ngồi im thin thít, chẳng dám nói gì hết.”
Phan Nhật Nam diễu:
“Ở đời ai đã sợ ai?”
Trần Nghi Hoàng bấy giờ mới lên tiếng:
“Theo tôi, giọng anh Phan Nhật Nam không những đã lớn, mà nội lực âm vang còn thâm hậu hơn giọng ông Đằng Sơn nữa.”
Phan Nhật Nam lắc đầu:
“Giọng Đằng Sơn ấm hơn. Trong tiếng nói tôi bị âm khốc, giống như tiếng khóc.” (Đọc thơ):
“Tôi đau đớn từ tiếng nói
Khắc khoải từ khốc âm
Ngày từng ngày sợ đói
Ngày từng ngày qua năm.”
Trần Nghi Hoàng hỏi:
“Anh Nam gặp Nguyễn Hữu Liêm chưa?”
Phan Nhật Nam la lên:
“Gặp rồi. Cậu ta chính là người bù lu bà loa mà tôi nói lúc nãy. Cậu bảo: ‘Ông đọc như thế này thì tội em quá!’”
Rồi quay sang Trần Quảng Nam:
“Tôi nhờ ông mà né được hai trận, trận Nhảy Dù với trận Văn Bút. Từ sáng đến giờ tôi ‘đánh’ đến ba ‘trận’ luôn, nào là đại hội Nhảy Dù, tiểu đoàn 7, 8, 9 gì đó ở Houston kéo qua họp, nào là Văn Bút. Nửa đêm các cậu bên hai trận ấy gọi sang bảo: ‘Ông nên đi họp.’ Tôi hỏi:‘Đi họp thì mặc áo quần làm sao?’ ‘Mặc veston’ ‘Tôi không có veston, mặc chemise trần được không?’ Rồi tôi hỏi: ‘Đi ăn tiệc có đóng tiền không?’ Mấy cậu đó nói: ‘Có đóng, độ ba chục đô la thì phải.’ Tôi bảo với cậu Trạc: ‘Tôi từ Việt Nam qua đây, cầm theo được mấy ngàn đồng cụ Hồ, nhận thì tôi đưa. Nhưng mà tôi không có xe, nếu ra đón cyclo, có thì tôi tới, không đành thôi!’ Vậy là tôi lấy cớ là phải hẹn với ông Trần Quảng Nam mà lỉnh đi luôn.”
Trần Nghi Hoàng cười:
“Bọn họ nghe anh nói đón cyclo thì biết là anh không tới.”
Đằng Sơn tiếp:
“Cyclo máy cũng không tới nữa.”
Phan Nhật Nam kể:
“Tôi nghe bài hát của ông Trần Quảng Nam là khi tôi nằm ở trong hầm, người mang đầy cùm, bỗng từ phòng bên kia vọng sang tiếng hát: ‘Mười năm không gặp tưởng hình như đã…’ Tôi hỏi tên tù kia:‘Bài hát này ở đâu vậy cha?’ Nó nói: ‘Ở trong Nam ấy.’ ‘Làm sao ở trong Nam mà mày biết?’ Nó đáp: ‘Em vô Nam, ăn cướp vặt, bị đem trở ra ngoài Bắc nhốt.’ Lúc đó là năm 1985, các ông nhớ, 10 năm ở tù, làm sao tôi biết được những gì xảy ra bên ngoài? Cậu ấy mới kể tôi nghe là lúc này ở trong Nam có bài hát này, bài hát nọ..v.v.”
Phan Nhật Nam nhấn mạnh:
“Nhưng không phải cậu ấy hát một mình trong phòng, mà còn truyền ra cả trại nữa. Thêm có một đứa cắt nghĩa: ‘Mười năm không gặp, gặp ngay đã quá!’”
Mọi người cười ồ. Phan Nhật Nam la lớn:
“Chưa hết, nó còn hát Người Ở Lại Charlie nữa. Thành thử tôi mới chú ý. Tôi hỏi nó: ‘Mày biết người ở lại Charlie là gì không’ Nó nói: ‘Cháu đâu biết.’ Nó là mấy cái đứa tù hình sự ngoài Bắc ấy. Thời gian tôi ở Bắc thì người ta đã đưa hết tất cả người Nam về trong Nam rồi, chỉ còn mình tôi ở lại thôi.”
Trần Nghi Hoàng nhận xét:
“Anh Nam mới qua Mỹ mà thấy còn đô con hơn ông nha sĩ Bùi Ngọc Tô nữa.”
Đằng Sơn gật đầu tán thành. Phan Nhật Nam cười:
“Bây giờ là tôi đã xấu đi rồi đấy; ở trong hầm tôi đẹp lắm, mà cũng thơm lắm. Thơm đến nỗi thằng bộ đội đi ngang qua nó hỏi: ‘Anh Nam xức cái gì vậy?’ Nghĩa là người tôi cứ toát mùi thơm. Mà tôi hỏi các bạn, làm sao không thơm được khi một ngày tôi chỉ ăn 349 hạt bắp, hai muỗng nhỏ nước muối với hai chén nước lạnh? Tôi ở như thế đợt thứ nhất từ ngày 19/2/1979 cho đến ngày 20/8/1980. Đợt thứ hai từ ngày 7/9/1981 đến 29/3/1988. Papillon[3] đối với tôi đều là đồ bỏ, đáng vứt đi hết! Trong tình trạng như vậy, sự sống của tôi chỉ gom trên vị trí ngồi của một con người, lại ở trên cao. Vậy, nếu tôi muốn làm chuyện xấu thì làm vào đâu? Tôi cũng không nói sự xấu vì nói với ai bây giờ? Cuối cùng, tôi không nghĩ chuyện xấu, thêm ăn uống như thế nữa, đâm ra tôi biến thành một đại sư, kinh mạch thông hết, nghe trong người sảng khoái lắm.”
Đằng Sơn la lớn:
“I believe you!”
Phan Nhật Nam kể tiếp:
“Cái phòng tôi, đến mùa hè nó nóng 45 độ C, lửa tam muội trên dưới đều bốc, trong người nóng đến độ máu mũi chảy ra hết. Trường hợp đó, tôi chơi cái đầu xuống đất, toát ra khói, giống y như ông Đạt Ma Sư Tổ. Ngồi thêm tí nữa chắc là tôi thành Phật.”
Tôi lắng nghe Phan Nhật Nam nói mà cười thầm. Trước mắt tôi đang hiện hình một con người “hợm hĩnh”, chứ không phải “anh hùng” như cách nói đang cố chứng tỏ của ông. Hình như ông mắc cái bệnh “nói câu chuyện gì cũng cứ ưa đem mình đặt ngang hang với các bậc vĩ nhân thiên hạ?”
Giọng Trần Nghi Hoàng mai mỉa:
“Thiền sư Đăng Lạt đâu bằng ông này?”
Phan Nhật Nam vụt la lớn:
“Cậu đó đã bị tôi hớp hồn rồi. Cậu gặp tôi trong một quán phở, nghe tôi thuyết xong, cậu nói: ‘Công phu tu luyện của tôi thua ông rồi. Thôi, ông lấy đôi giày của tôi mà xài đi!’ Rồi cậu cởi sợi tràng hạt đưa tôi, nói tiếp: ‘Tôi thua, nên cho ông mượn xâu chuỗi nảy mà đeo.’”
Trần Nghi Hoàng châm biếm:
“Tối nay có hai tín nữ tới chở thầy đi nghe bà Thanh Hải giảng kinh ở San Francisco. Thầy cạo đầu nói chuyện Phật Giáo nhưng lại mang xâu chuỗi mân cô của Thiên Chúa Giáo nơi cổ, trông mới chướng làm sao!”
Trần Quảng Nam hóm hỉnh:
“Thầy mà đánh hơi có mùi ‘phong lan’ là mắt thầy cứ long lên xòng xọc, từ lỗ mũi phát ra tiếng ‘xùy xùy’ như gà trống đạp gà mái!”
Trần Nghi Hoàng đệm tiếp:
“Bọn chúng tôi gọi là ‘mái xùy’ ấy.”
Đằng Sơn thêm:
“Thầy tu tạm để chờ ngày ‘quản lý đời em!’”
Phan Nhật Nam cười:
“Đọc truyện Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung, thấy cái lúc thằng cha chưởng môn nhân Tiêu Dao phái sắp sửa tịch, bèn giao cái nhẫn chưởng môn cho một thằng kế thừa nhưng yếu tố đòi hỏi là thằng đó phải đẹp trai anh tuấn; cỡ Mộ Dung Phục, Đoàn Dự còn phải xếp hàng đứng ngoài xa. Dè đâu chỉ thấy Hư Trúc, một anh thầy chùa lỗ mũi trâu xấu xa thô kệch…”
Và ông đấm mạnh vào giữa ngực, giọng tự hãnh:
“… Tôi chính là anh thầy chủa lỗ mũi trâu kia.”
(Tôi lại cười thầm với nhận xét cũ: “Nói cái gì thì Phan Nhật Nam cũng phải bằng mọi cách tự ví mình như một kiểu thiên hạ đệ nhất nhân!”)
Phan Nhật Nam tiếp:
“Dần dần tôi tìm ra nhiều điều hay lắm. Bây giờ quên cái chuyện Sấm ký Sấm kiếc Trạng Trình trạng triếc gì gì là mê tín đi, chúng ta phải công nhận ít nhất những thứ đó cũng do từ cái đầu con người mà ra. Trên căn bản ấy, các ông nghe này: ‘Minh Mạng thập tứ, Minh mộc tạp thú.’ Cái thằng tên Minh dáng như con thú. Dương Văn Minh, họ Dê. Ông Minh Mạng lên ngôi năm 1820, Minh Mạng thập tứ là năm 1834, các anh cứ đọc 14 có phải là 5 không? 34 cộng lại là 30 tháng 4 năm 1975. Cái thằng tên Minh dáng như con thú’.”
Đằng Sơn lại la lớn:
“Anh Nam có lý! Độc thiệt! Độc thiệt!”
Phan Nhật Nam vẻ tự đắc:
“Tôi tìm ra mà. Tôi tìm đâu ra đó. Tôi tìm ra khiả huyền thánh Gioăn nữa. Trong khải huyền thánh Gioăn có nói, đầu con ngựa mà đuôi con rắn, mười thành sẽ sụp đổ. Bây giờ tôi hợp lý hoá: Đầu con ngựa là năm con ngựa đầu tiên của thế kỷ này, tức năm Bính Ngọ, 1906. Mười thành cũng sụp đổ, năm 1989, ở một vùng đất có một lỗ mũi mang tên một vị thánh, San Francisco. Các anh ngẫm có phải là tháng 10 vừa rồi kể từ năm 1906, vùng Oakland bị cháy một trận kinh khủng và San Francisco bị động đất vào năm 1989 không? Lẽ tất nhiên, ông Thánh Gioăn không nói về những chuyện này, ông có những truyền thông riêng của ông. Nhưng những truyền thông riêng ấy được dẫn chứng qua những cái trung gian. Thành thử rằng mỗi sự việc, mỗi sự vật, tiếng nói, áo quần, chữ nghĩa, con số 1, 2, 3, 4… tất cả đều nằm trong một cấu trúc vô cùng chặt chẽ, có tính biện chứng, có tính biến hóa trong một đơn vị rất thuần nhất, không chút nào sai sót.”
Và ông gật gù:
“Tôi đã tìm ra sự thuần nhất đó. Nói thì có vẻ hơi điên, nhưng mà tôi xin thưa thật với các anh là tôi đã viết xong ba ngàn trang giấy, tôi kể ra từng điểm, từng chi tiết một.”
Đằng Sơn, vẻ khoái chí:
“Cái điệu này tôi nhất định phải xin hốt hụi trước để in tập thơ ông Nam.”
Bỗng dưng, Đằng Sơn đổi giọng:
“Nhưng mà, người nói nhiều thường là người ít sản xuất. Tôi sợ ông Phan Nhật Nam nói nhiều quá e chẳng có gì cả.”
Trong cái cười hề hề tiếp ngay sau đó của Đằng Sơn đã bắt đầu thấy biểu lộ sự ngờ vực. Phan Nhật Nam vội lên tiếng:
“Không, anh Đằng Sơn yên trí. Tôi phải làm việc. Tôi mà không làm việc, tôi chịu không nổi.”
Trần Quảng Nam “đâm hơi” ngang xương:
“Tôi thì nghĩ phải giới thiệu ông Nam này với ông Lê Tư Vinh để hai ông cùng đấu, xem ai hay hơn ai về cái chuyện ‘bói toán, Sấm ký Sấm kiếc Trạng Trình Trạng triếc’ các thứ!”
*
* *
Khi nhìn thấy cô bạn gái Trần Quảng Nam mặc chiếc váy quá ngắn nên cứ loay hoay mãi trong thế ngồi trên sàn, tôi cười:
“Các vị chủ nhân nhà này đi Tây đi Mỹ gần hai chục năm mà một mực vẫn giữ lối sống bình dân Việt Nam. Trong các buổi rượu toàn đàn ông, thường chỉ ngồi dưới đất. Vài phụ nữ hiếm hoi đến đây thì cũng quen rồi nên chẳng ai mặc váy.”
Trần Nghi Hoàng tiếp:
“Chủ trương của vợ chồng tôi là mọi chỗ đều dành ưu tiên cho sách. Chúng tôi không có chỗ kê giường nằm, không có chỗ đặt bàn ăn, nhưng với sách thì chỗ nào cũng có thể được dành cho hết.”
Phan Nhật Nam nhận định:
“Riêng tôi, sống nơi nào mà chung quanh đầy sách, tôi yên tâm lắm. Nếu các ông đưa tôi vào những chỗ như khu Lion có quán Phở gà Hưng, tôi không thích đâu. Nơi đó, tôi cảm tưởng như mình đang bị cởi truồng, y hệt khu Bolsa dưới Santa Ana.”
Và ông kể:
“Khi tôi về miền Nam Cali, ông Phạm Duy điện thoại bảo tôi: ‘Đây là chốn bon chen, cậu đừng nên về. Còn tôi thì lỡ dại bước về đó.’(đọc thơ):
‘Nửa giờ đứng chợ Bolsa
Hiện thân vô tính dáng hoa bất nghì
Qua như một thuở xá chi
Lỡ thân vô định xá gì sống thêm’
Tôi thấy ở đó người cứ như bị cạn khô đi. Tôi thấy rõ ràng như vậy, thấy trên từng mảng da, lớp thịt. Ở đó, chúng nó mới có tiền nhưng chưa kịp có học. Đúng vào ngay cái system của Mỹ.”
Trần Nghi Hoàng gật đầu:
“Nhiều lần, hai vợ chồng tôi vừa lái xe tới Santa Ana là chỉ muốn về lại San Jose ngay.”
Phan Nhật Nam tiếp:
“Chỉ trong vòng nửa giờ đứng chợ Bolsa, tôi đã bắt đúng ngay được cái mạch của nó. Trời cho tôi cái trực giác rất mạnh; thành thử tôi nói, nhà văn chỉ có giá trị khi anh có tài tiên tri. Anh tiên tri đầu tiên cho bản thân anh; cao hơn một chút cho gia đình anh, cộng đồng anh, xã hội anh; lớn hơn nữa, thời đại anh. Còn danh xưng nhà văn lớn hay nhỏ là do độc giả họ đọc anh làm sao thì phong cho anh như vậy. Riêng chính anh phải có tài tiên tri. Nếu không, anh đừng viết văn. Anh vất cha hết chữ nghĩa mà đi làm cách mạng, buôn bán, thương mại, đi thầu đi thiếc, luật sư bác sĩ gì gì đi. Còn nếu anh là nhà văn, tức là anh đã tham dự vào một trận chiến đến phải bị cào da, lóc xương hồi nào không biết. Anh đừng nói đó là một trò chơi. Nếu anh không chịu được trận đồ đó, anh đừng làm nhà văn; mà không những chỉ nhà văn, ngay cả thi sĩ nhạc sĩ, họa sĩ nữa… Và khi đã là nhà văn mà anh cứ chằm hăm vào tiền, hoặc muốn mưu cầu một cái lợi nào đó cho bản thân, thì anh hỏng.”
Cả bọn ngồi im trước những lời “thuyết” của Phan Nhật Nam. Trong cách nói thao thao của ông, tôi nhìn ra được cái vẻ rất trịch thượng, kiểu một ông thầy đang đứng giảng bài trên bục:
“Anh phải dâng hiến tất cả cho nghệ thuật mà không nên mưu cầu bất cứ cái lợi nào cho bản thân; lúc đó anh mới mong thắng đượcanh.”
Càng nói, Phan Nhật Nam ra tuồng càng hăng và thêm lớn giọng, nước bọt sùi ra cả ngoài mép. (từ đầu cho chí đến lúc này, gần như chỉ mình Phan Nhật Nam là người nói nhiều, nói dai nhất mà vẫn tỏ ra không biết mệt, chỉ khổ cho cái tai kẻ khác bị mệt vì lối nói ào ào sát phạt của ông. Ông là người “năng thuyết” nhưng chưa chắc đã “năng hành” trong ý nghĩ tôi.)
Sau khi ngừng một nháy để lấy hơi, Phan Nhật Nam “thuyết” tiếp:
“Ngày xưa moi là lính Nhảy Dù, biết mẹ gì, chỉ biết đánh đá, Mùa Hè Đỏ Lửa rồi Dấu Binh Lửa vậy vậy thôi. Bây giờ các ông các bà phỏng vấn vẫn cứ nhất định kéo moi mãi vào những thứ ấy, moi nói không…”
Trần Quảng Nam ngắt lời:
“Tại vì người ta muốn nhìn anh như vậy.”
Phan Nhật Nam xua tay:
“Không, không, tôi đạt cao hơn những thứ đó nhiều chứ?”
Trần Quảng Nam cười:
“Cao thấp gì cũng vậy, chỉ là lối viết của anh.”
Phan Nhật Nam gật đầu:
“Nhưng mà tôi phải tách xa cái kẹt đó. Nếu anh là người nghệ sĩ,anh phải phủ nhận anh từng giờ, anh vất cái quá khứ anh từng giờ, vất một cách nhẹ nhàng. Cũng giống như đất nước Việt Nam trì xiết tên tôi năm mươi năm chứ đâu phải một hai ngày, nhưng khi đã bước chân lên máy bay, nhìn qua cửa sổ, tôi tự nói: ‘Kệ cha mày, ông bỏ hết, ông bay là ông bay’. (cao giọng đọc thơ):
Thắt đai xong là máy bay cất cánh
Tôi nghe rõ lòng tôi đang xé rách
Nhưng mà tôi không thèm nghĩ đến gì khác nữa.”
Chỉ vào Đằng Sơn, Phan Nhật Nam nhận xét:
“Tôi thấy cái cậu Đằng Sơn này cũng có sự cay độc và tàn nhẫn như tôi mặc dù tôi với cậu chỉ mới gặp nhau lần này là lần thứ hai.”
Rồi Phan Nhật Nam đi tiếp bài “thuyết”:
“Mà nếu quả tình anh muốn sống thật con người anh, anh phải xé rách anh ra. Thành thử, mấy ông Mai Thảo, Võ Phiến gì gì đó đều luôn luôn tỏ ra sợ, không dám xé rách cái phần của mình ra. Làm quái gì mà sợ?”
Trần Nghi Hoàng châm biếm:
“Tôi thì nghĩ mấy ổng đâu còn gì mà xé.”
Tôi cười, đâm ngang:
“Nói đúng hơn là mấy ổng đâu có gì để xé.”
Phan Nhật Nam tiếp:
“Moi chơi với hai loại người, một là các người trẻ hơn và hai, các người lớn hơn. Moi giao thiệp thân lắm với các ông Doãn Quốc Sỹ, Chu Tử, thấy các ông ấy không chịu động gì hết.”
Ông cao giọng nhận xét:
“Như cái cậu Nguyễn Bá Trạc đó, từ trước tới nay không ai dám xé cậu ấy hết. Mẹ! Tôi ở hai tuần lễ với cậu, tôi xé cậu ra từng miếng. Tôi bảo: ‘Mẹ! Ông hèn quá. Sức ông tài, ông bay cao như con chim hồng chim hạc, rốt cuộc giờ này ông xuống Santa Ana đón tôi bằng cái xe thổ tả. Đáng lẽ ông phải đón tôi trong một khung cảnh hết sức nguy nga mới đúng bởi vì ông đủ khả năng làm chuyện đó mà’.”
Tôi chợt nghe vô cùng tội nghiệp cho ý nghĩa trong câu nói trên của Phan Nhật Nam. Một quyển sách của Đào Văn Bình[4] và biết bao ví dụ tương tự chụp nhanh trong óc. Tôi thông cảm được với điều rằng trong cả một giòng sống dài gần 20 năm, bị trì xiết quá khổ sở trên đủ mọi mặt dưới chế độ Cộng Sản, nhất là trên mặt vật chất, dại đa số người Việt Nam thuộc đủ thành phần, từ bình dân tới trí thức, đã cứ luôn mang ý nghĩ “xứ Mỹ là thiên đàng thật sự, là chỗ hái ra tiền, càng ở Mỹ lâu chừng nào càng phải có nhiều tiền chừng đó, nếu không thế là hèn, là nhục.”
Và nghe Phan Nhật Nam kể tiếp:
“Tôi nói với cậu Trạc: ‘Ông du học về Thuế vụ ở Mỹ từ năm 1972, vậy mà giờ này vẫn cứ còn làm những cái giốp giếc mấy trăm đồng một tháng; nhà ở thì chỉ là nhà thuê nhà mướn; lái cái xe cà tàng thua cả xe một thằng con nít! Mẹ! Thằng Mễ nó vô nó chửi (nhái giọng Mễ) I don’t know who you are! ông cũng cứ đứng đực mặt ra mà cười với nó. Mẹ! Ông hèn thật đấy’!”
Cái ý nghĩ tội nghiệp trong tôi chuyển nhanh sang sự khinh bỉ đối riêng cho Phan Nhật Nam. Từ nãy giờ, tôi cứ nghe ông nói toàn những lời búa đao chan chát, tự ví mình ngang hàng với Chúa Jésus, với Đức Phật, hay chưởng môn nhân một phái võ lớn trong truyện kiếm kiệp… ra cái điều trời xanh cao ngất so với tư tưởng ông cũng còn là thấp (!); dè đâu ông chỉ là một anh chàng ba hoa, tự nhận “sống bằng cái đầu” mà lại định giá con người (nhất là giá trị một thi sĩ) bằng ba cái vật chất hèn mọn!
Phan Nhật Nam gật:
“Tôi nói với cậu Trạc: ‘Cậu có hai điều thua đám tụi tôi, một là không uống rượu, hai là không đi lính.’ Từ trước đến nay có thi sĩ nào uống café hút thuốc lá thì mà nẩy ra thơ không?”
Trần Nghi Hoàng bật cười:
“Chúng tôi quen ăn tiết canh mà lại uống coca ồng ộc rồi!”
Phan Nhật Nam đập mạnh tay xuống sàn:
“Nói gì tiết canh! Cậu ấy uống cả coca với thịt chó! Tôi bảo cậu Trạc: ‘Từ trước, nói đến cậu, người ta vẫn tỏ ra kính trọng vì cậu là một thi sĩ; nhưng nếu biết cậu ăn thịt chó mà uống coca thì bỏ mẹ rồi, còn ra cái thể thống gì nữa.”
Trần Quảng Nam bào chữa:
“Ông Trạc có café thuốc lá mà?”
Phan Nhật Nam kết luận:
“Cậu Trạc cũng như cậu Vũ Ngự Chiêu, cả hai đều yếu đuối như những con mụ đàn bà!”
Tôi nhếch môi cười vì năm chữ “những con mụ đàn bà” của Phan Nhật Nam. Lại nghe tiếng TNH:
“Nói đến Nguyên Vũ- Vũ Ngự Chiêu, tôi nhớ một lần anh Trần Lam Giang có kể cho nghe: ‘Sau cái bữa Nguyên Vũ bị tôi đuổi ra khỏi phòng làm việc của tôi, có sự chứng kiến của Nguyễn Bá Trạc, về nhà, Trạc đã nói thẳng với Nguyên Vũ: Ngày nhỏ mày đi học thì hay thủ ‘đồ chơi’ trong cặp để đánh nhau cho ăn thằng khác; lớn lên đi lính phải chọn Nhảy Dù cho nó hách, dễ bề làm oai làm phách; qua đến Mỹ cố học lấy cái bằng Tiến sĩ…’”
Phan Nhật Nam cướp lời:
“…Để dọa người ta! Đúng như anh TNH nói, tôi phải nhận rằng tâm hồn các cậu ấy rất yếu đuối. Tôi ở với cậu Chiêu, cậu Trạc là dân di cư từ Bắc vô ở trong Đà Nẵng, cùng học một lớp, thành ra trong lớp bốn mươi mấy đứa, ba đứa tôi thân nhau và hiểu nhau lắm. Thuở nhỏ, các cậu ấy cứ chê tôi đủ thứ, mặt thì mặt ngựa mà học lại dốt. Quả tình tôi học dốt thật, lớp 46 đứa tôi đứng 42. Nhưng bây giờ rõ ràng như hai với hai là bốn, tôi lại chê các cậu ấy là những kẻ luôn luôn phải có chỗ dựa, dù rằng dựa bên cạnh một chị đàn bà con nít tuổi không bằng con mình cũng vẫn là dựa; nếu không, các cậu ấy mất thăng bằng ngay. Cái cô vợ Phần Lan hiện tại của cậu Trạc còn nhỏ tuổi hơn cả con gái riêng của cậu ấy nữa.”
Xong, giơ tay tự đấm vào ngực mình, Phan Nhật Nam tiếp:
“Còn tôi, từ 5 tuổi tôi đã ngủ một mình. 14 năm đi lính rồi lại 14 năm 9 tháng ở tù, tôi cũng ở một mình. Tám tháng trong hầm cũng chỉ một mình. Sống một mình, với tôi là nhu cầu; trong khi với cậu Trạc cậu Chiêu lại đúng là một sự đe dọa.”
Ngừng một chút, Phan Nhật Nam nhận định:
“Nhưng không phải cậu Trạc cậu Chiêu thôi mà là bất kỳ ai cũng cần phải có chỗ dựa. Thành thử người ta mới mạo danh nào là tình yêu đủ các thứ!”
Tôi cười nhẹ vì sự hợm hĩnh trẻ con của Phan Nhật Nam. Ngồi đối diện tôi, hình như nhột nhạt vì cái cười ấy, Phan Nhật Nam la to:
“Không, tôi không dám nói đến hai bạn Trần Nghi Hoàng & TTBG đâu nhé.”
Tôi bật cười thành tiếng:
“Anh có nói thì đã chết gì chúng tôi? Ở đời ai mà chẳng dựa kẻ khác? Như anh cũng đang dựa vào xứ Mỹ và tất cả các người trên đất nước này để sống đó chứ?”
Phan Nhật Nam vẻ ngượng ngập:
“Tôi không dám nói đến các bạn, chỉ nói rằng thay vì có nhiều người vờ vịt nhân tình nhân ngãi dựa nhau…”
Trước sự ngập ngừng của Phan Nhật Nam, Trần Nghi Hoàng phát biểu:
“Nhà này chủ trương tự do, ai muốn nói gì cứ thẳng thắn mà nói…”
Đằng Sơn gật đầu tiếp ngay:
“Đúng, nhà này rất tự do, cứ việc nói trung thật mọi ý nghĩ mình mà không cần phải e dè gì hết.”
Phan Nhật Nam chống chế:
“Tôi nói một cách tổng quát về những người bạn mà tôi từng sống chung và hiểu rất rõ, họ nói thì nghe hùng hổ lắm nhưng không đúng vậy đâu. Còn như cậu Bùi Ngọc Tô, cậu sống lặng lẽ, chả thèm có chị đàn bà nào bên cạnh…”
Mọi người cười to. Đằng Sơn và Trần Quảng Nam cùng kêu:
“Có rồi! Có rồi! Bà Huệ Thu, một mụ đàn bà tứ chiếng giang hồ!”
Cả bọn càng cười to hơn nữa.
Đằng Sơn kể:
“Tôi nhớ thời gian ông Trạc bị khủng hoảng, ổng tưởng ổng chết, hóa ra đó là lúc ổng không có ‘gái’ chứ chẳng gì lạ cả!..”
Phan Nhật Nam cướp lời:
“Đúng! Cậu Trạc là luôn luôn phảỉ cần có một chị đàn bà bên cạnh, nếu không cậu ấy ‘chết’!”
Đằng Sơn vừa nhấp nhổm kể tiếp:
“…Ổng bảo tôi rằng ổng sắp sửa chết…”
thì đã bị Phan Nhật Nam giật ngang:
“Nào dè ổng bê về Việt Nam một chị Phần Lan to gấp hai anh Trần Quảng Nam, giống y hệt một chị người Liên Sô. Tất cả mọi mối tình của cậu Trạc từ bé đến nhớn, tôi đều biết rất rõ nên tôi hiểu cậu này không bao giờ có thể thiếu phụ nữ.”
Tôi cười:
“Đàn bà có gì xấu? Ông Trạc làm vậy cũng đâu có gì gọi là phi đạo đức?”
Phan Nhật Nam lắc đầu:
“Ở đây không phải đạo đức mà chỉ là vấn đề nhân học và nhân tính. Những người này sống với tôi trước khi người ta thành nhân nên tôi biết rõ người ta.”
Rồi có lẽ không muốn đi sâu vào sự tranh cãi có thể xảy ra với tôi, Phan Nhật Nam chuyển hướng dề tài, quay sang Trần Quảng Nam:
“Tập thơ tôi trình bày với anh, tôi sẽ gộp chung là Đoạn Trường Thất Thanh, có nghĩa là tiếng nói mất rồi. Cái tiếng nói đó nó có thật nhưng đã mất.”
Đằng Sơn lên tiếng:
“Nãy giờ bàn chuyện in thơ mà anh Phan Nhật Nam có đồng ý không?” (Cười).
Phan Nhật Nam không trả lời câu hỏi của Đằng Sơn, tiếp tục với Trần Quảng Nam:
“Bây giờ ông Nam cho tôi cái phòng đó để tôi vô computer tập thơ của tôi được không?”
Trần Quảng Nam không đáp, còn Đằng Sơn vẫn kiên nhẫn:
“Mình sẽ gửi Khánh Trường in, nhờ nó vẽ bìa luôn.”
Phan Nhật Nam gạt ngang:
“Không, vẽ thì tôi đã có thằng cha bạn họa sĩ trứ danh hơn cậu Khánh Trường nó lo giùm cho, khỏi tốn tiền.”
Đằng Sơn cười cầu tài:
“OK, Anh muốn làm sao thì làm vì đó là tập thơ của anh. Phần tôi chỉ ké chút tiền thôi mà!”
Phan Nhật Nam vẻ tự tin rõ rệt:
“Bây giờ tôi chỉ mời anh Đằng Sơn làm cái chuyện, trong buổi ra mắt, anh hãy thực hiện một cú gì cho nó thật rầm rộ để người ta tới mua, mà phải làm sao dụ người ta mua với giá ủng hộ để tôi bán sách mà không bị mặc cảm xin ai và người ta cũng có cái hãnh diện là được mua thơ tôi.”
Ông nói thêm, giọng chống chế:
“Tôi qua Mỹ mới mười mấy ngày mà đã có cái tinh thần của một anh Ái Nhĩ Lan chính gốc.”
Trần Nghi Hoàng phát biểu:
“Ông Phan Nhật Nam nhờ ai chứ nhờ ông Đằng Sơn này là trật. Sách của ổng bán được là qua tờ Văn Uyển của tụi tôi chứ hồi đó đến giờ ổng không bán được ở đâu hết.”
Đằng Sơn vội nói:
“Không, không, lần này trong buổi ra mắt sách của ông Nam, tôi sẽ huy động toàn bộ lực lượng gồm có Trần Quảng Nam chơi nhạc, rồi Nguyễn Dũng lên hát nhạc của Dũng…”
Phan Nhật Nam bày tỏ:
“Nhạc Trần Quảng Nam phổ thơ Phan Nhật Nam thì hết xẩy!”
Đằng Sơn la lớn:
“Đúng rồi! Lưỡng Nam chích quái! Tôi sẽ lên máy vi âm nói rằng:‘Những cái chuyện mà từ trước tôi lỡ sai thì xin quý vị hãy bỏ qua(mọi người cười ồ), nhưng hôm nay tôi phải thu tiền để đưa cho ông này bởi vì tôi đã lỡ ký giao kèo với ổng, quý vị không trả tiền thì kẹt cho tôi lắm!’”
Tiếng cười mọi người nghe càng to hơn.
Đằng Sơn tiếp:
“Xong, mình đi xuống Orange County nhờ Khánh Trường hay Đỗ Ngọc Yến đứng ra tổ chức…”
Vẻ khích động hiện lên mặt, Phan Nhật Nam nói:
“Phía Bắc Cali có Trần Quảng Nam và Đằng Sơn, phía Nam Cali có Đỗ Ngọc Yến, qua bên DC đánh một trận, qua Houston đánh một trận khác, xong mình về đây tái bản, lại đánh thêm một trận nữa.”
Đằng Sơn cũng khích động:
“Phần tôi thì hốt hụi tiếp, làm quyển ba ngàn trang kia.”
Điệu hoảng hốt, Phan Nhật Nam vội kêu lên:
“Từ từ chứ bạn!”
Trần Quảng Nam nhận xét:
“Ba ngàn trang khó ăn lắm.”
Phan Nhật Nam giải thích:
“Ba ngàn trang nhưng cũng viết thành từng tập. Tập thứ nhất tôi lấy giai đoạn từ 1954 đến 1963. Thứ hai, lấy biến cố về cái chết cụ Diệm. Thứ ba, một Miền Trung đầy nước mắt là năm 1966. Thứ tư, một mùa Xuân đầy máu, Mậu Thân 1968. Thứ năm, mùa hè đỏ lửa 1972. Thứ sáu, cuộc hòa bình ngụy danh 1973. Thứ bảy, mất quê hương. Thứ tám là một cái synthèse. Mẹ! Tôi viết đâu ra đó, mọi việc nằm sẵn trong đầu tôi cả rồi.”
Đằng Sơn cười:
“Như vậy là tôi ăn tiền! Hụi lần tới tôi phải mua hai đầu.”
Với thái độ diễu cợt, Trần Quảng Nam bày tỏ:
“Ở trong tù viết trên 10 đầu ngón tay mà ông Nam này còn canh được ba ngàn trang thì phải kể là siêu quá!”
Đằng Sơn tiếp theo:
“Nếu trong ba ngàn trang ấy mà có quyển nào viết về tình dục, tôi đề nghị ông Phan Nhật Nam nên đi mua quyển Qua Khe Hở của Khánh Trường về đọc mà nghiên cứu.”
Phan Nhật Nam đáp lời ngay:
“Có chứ! Nên nhớ là tôi rất thực tế. Tuy tôi lính tráng nhưng chẳng kém gì một tay thương buôn xỏ lá. Tôi phải đọc để xem thử Khánh Trường viết cái gì trong ấy mà ăn vậy, đọc để biết độc giả người ta hâm mộ nhất là loại văn nào?”
Ông lại giở giọng thầy giáo với đám văn nghệ sĩ ngồi chung quanh:
“Tiểu thuyết, việc đầu tiên là phải hấp dẫn người ta. Văn anhkhông hấp dẫn thì người ta đọc anh làm gì? Phải giản dị để người ta đọc mà hiều hết, người ta tìm thấy chính mình ở trong đó. Viết về tình yêu, thứ nhất là Tận Cõi Tình Yêu, tôi lấy cậu Trạc làm chuẩn, một trận đi tìm tình yêu đông tây nam bắc đều không có. Ngay cả trong tình dục, người ta cũng vô vọng, tìm không ra tình yêu trong tình dục. Thứ hai, Những Ngày Hè Cuối Cùng: Người ta có thể yêu nhau để vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống, nhưng ở một xã hội chiến tranh với những cái khó khăn, người ta cũng không tìm ra được tình yêu. Thứ ba, Bản Đàn Một Chiều Xuân là cái chuyện tôi với bà Như Hảo yêu nhau từ bé đến lớn đã 30 năm rồi. Cuộc sống hay như vậy mà anh không chịu vượt ra khỏi những tù ngục, cứ để loay hoay mãi theo người chồng, người vợ, người thứ ba người thứ tư.. thật uổng! Bản Đàn Một Chiều Xuân, đúng, anh có thể yêu đương nhưnganh vẫn không vượt qua được mức cuối cùng là sự chết. Vì vậy mới có câu chuyện Người Đi Trong Lửa: người ta vẫn yêu nhau trong sự thử thách tầm thường. Anh trao cả xương cốt của anh cho người ta mặc dù người ta không ra cái mẹ gì hết. Nhưng đến khi nào anh yêu thương người ta nhất thì đó chính là lúc anh hiện thân cho Thiên Chúa.”
Đằng Sơn thật tình vẫn chưa mất đi sự khâm phục về Phan Nhật Nam, vỗ tay reo:
“Ăn! Cái này ăn rồi! Như vậy tôi bỏ tiền in sách ông Nam là có lý lắm.”
Trần Nghi Hoàng hỏi, giọng diễu cợt:
“Nếu nói theo kinh nghiệm từ đó đến giờ, có phải ông Đằng Sơn đầu tư trật hết?”
Đằng Sơn cãi:
“Không phải trật mà là cái hạn của mình chưa tới.”
Trần Nghi Hoàng diễu tiếp:
“Còn lần này ông đầu tư đúng có phải nhờ tử vi?”
Đằng Sơn gật đầu cười hề hề:
“Ông phải biết, hạn tới là hạn tốt nhất của đời tôi, không có hạn nào tốt bằng. Vận tôi sắp đi qua Vũ Khúc Thất Sát nên gặp ông Nam này là phải, tôi sẽ ‘lên’ lắm.”
Vẻ mặt Phan Nhật Nam càng lúc càng thêm tự hãnh:
“Các ông nên nhớ, từ bé tới lớn tôi chưa làm thơ bao giờ mà còn làm được đến như vậy thì bây giờ tôi viết truyện tình yêu đâu có gì gọi rằng khó? Hạn tới của tôi cũng vậy. Mệnh vô chính diệu là nhà đi ở nhờ, lại ở phương Tây nữa…”
Trần Nghi Hoàng cắt ngang, điệu hóm hỉnh:
“Như vậy là hai cái tốt của Đằng Sơn và Phan Nhật Nam gặp nhau, đất trời sẽ nổi cơn gió bụi. Tôi nhìn sắc diện, thấy ông nào mặt cũng hồng hào như con nít. Ráng lên các ông, tới rồi đó!”
Phan Nhật Nam nói tiếp:
“Các ông thấy tôi danh trấn giang hồ, bình định tám cõi, mặc dù thế, tôi vẫn ‘không có gì hết’ Số của tôi là không có gì hết. Tên thật cũng không phải, tôi đâu phải tên Phan Nhật Nam, tôi là Phan Ngọc Huề, sinh ngày 9/9/1943 mà trong khai sinh lại đề 28/12/1942. Tôi không có cả thẻ sĩ quan nữa. Tôi là Thiếu tá từ ngày 1/4/1968 mà đến khi ở tù vẫn còn là Trung úy. Tôi không có cả cái thẻ căn cước bọc nhựa nữa. Tôi đồ giả từ bé đến lớn. Lấy 6 mụ vợ chưa bao giờ có tờ hôn thú nào hết. Tất cả trên tôi đều là đồ giả!”
Đằng Sơn cười to:
“Sáu vợ tức nhiên cũng giả dối lắm chứ không phải giỡn. Ông Nam này nhìn mặt thấy thuộc loại háo sắc rồi. Thiên Tướng Mão Dậu mà, háo sắc dữ lắm!”
Tôi thấy hơi ngượng giùm Phan Nhật Nam vì cái giọng bất ngờ chuyển ra tự mai mỉa của ông. Tôi hỏi ông:
“Nhảy Dù, tôi thấy, một thường là không có vợ; hai là có một vợ duy nhất. Vậy tại sao anh nhiều vợ thế?”
Ông đáp tỉnh khô:
“Tôi là một thứ Nhảy Dù giả mà!”
Tôi sửa:
“Phải nói đúng hơn anh là Nhảy Dù dỏm!”
Mọi người cười to.
Phan Nhật Nam tiếp theo:
“Vâng! Dỏm! Dỏm!”
Trần Quảng Nam quay sang ông:
“Anh có con cái gì không?”
Phan Nhật Nam gật:
“Tôi có 6 đứa, ba trai ba gái, mà bây giờ chúng nó ở đâu tôi chẳng biết. Ở Houston có, bên Cali này cũng có; bên Tây, bên Canada cũng có nữa. Hôm đó tôi xuống Orange County, con tôi đứng đầu kia, xài tiếng Mỹ nói với mẹ nó: ‘I don’t know him!’ Lúc gọi điện thoại qua một đứa con khác bên Houston, tôi hỏi: ‘Do you want to talk to me?’ ‘Nothing!’, cúp máy cái ‘pặc’! Ờ cũng được thôi! Ở đời ai sợ ai, chơi nhau suốt đêm dài! Mày bỏ tao thì tao bỏ mày.”
Tôi thấy càng thêm ngượng khi nghe và nhìn thái độ nhởn nhơ vô trách nhiệm của một người đàn ông trong vấn đề vợ con. Tôi hỏi:
“Anh Nam có nghĩ là đang tự bi thảm hóa chính mình không?”
Phan Nhật Nam la to, chớm dấu hiệu tức giận:
“Không, không, vợ con tôi bên Houston và ở dưới Orange County mà, đâu xa xôi gì? Cô Trần Thị Thúy Cầm là vợ tôi, giờ này vẫn chưa tái giá. Đời tôi luôn luôn có sự hoan lạc. Tôi không bi thảm. Tôi bi thảm làm sao tôi sống được?
(Đọc thơ) Cảm tạ đất trời cho tôi gầy
Xỏ chân vào cũi để tôi bay (…?)
Chớ phải mỡ màng người to lớn
Ở tù Cộng Sản thế không hay.”
Giọng Đằng Sơn la càng to hơn giọng Phan Nhật Nam:
“Thơ được quá! Nhờ tôi gặp anh mà tôi biết là hạn tôi sắp lên!” (Cười hề hề vẻ khoái trá).
Phan Nhật Nam đọc tiếp với giọng kiêu hãnh:
“Cám ơn đất trời cho tính xạo
Cười cợt bông lơn hay nói láo
Ông cứ nói đi tôi cứ nghe
Dăm ba phút sau quên hết ráo”
Rồi thêm:
“Tôi làm thơ khôi hài cũng dễ dàng như làm thơ tình.”
Đằng Sơn lại vỗ tay:
“Ờ được! Được!”
Phan Nhật Nam trở lại lối nói tự mai mỉa lúc nãy:
“Tôi hiểu phận tôi lắm. Tất cả trên tôi đều là đồ giả. Chưa bao giờ có được một tài sản nào quá 100 đô la. Trong tay từng nắm rất nhiều tiền nhưng cũng không giữ được. Vợ thì toàn người đẹp nhưng đều tan hàng hết. Trong 12 cung Tử vi, tôi thích nhất cung Nô Bộc. Bạn bè tôi đều là người rất xuất sắc. Tôi không chơi được với người bình thường…”
Tôi ngắt ngang lời Phan Nhật Nam:
“Xin lỗi anh! Từ nãy giờ, có ít nhất là hai lần tôi nghe anh nói ‘bạn anh toàn những người xuất sắc và anh không chơi được với người bình thường’ có phải không?”
Phan Nhật Nam mau mắn gật đầu:
“Đúng!”
Tôi cười:
“Và tôi có nghe anh nhắc đến các ông Nguyễn Bá Trạc, ông Vũ Ngự Chiêu, ông Bùi Ngọc Tô…”
Phan Nhật Nam cướp lời:
“Phải, họ đều là bạn tôi, những người rất xuất sắc, tôi rất hãnh diện vì họ. (cao giọng) Ơ kìa! Tại sao chị lại muốn tước đi cái quyền đó của tôi?”
Tôi bỉu môi:
“Tôi làm sao dám tước quyền hãnh diện của anh? Nhưng tôi nghĩ, tốt hơn anh nên sửa câu nói rằng, anh hãnh diện vì bạn anh đều là những người xuất sắc Với Riêng Anh, chứ đừng nên nói trống không như vậy nghe nó chướng và dễ làm người khác hiểu lầm lắm.”
Khuôn mặt Phan Nhật Nam lộ hẳn vẻ cáu kỉnh:
“OK. Nếu chị muốn định vị trí thì tôi nói cho chị nghe. Giáo sư Vũ Ngự Chiêu không là giáo sư à? Giáo sư Lê Chí Thảo không là giáo sư à? Giáo sư Tôn Thất Hải không là giáo sư à?” (càng nói, Phan Nhật Nam càng như hét lớn, vẻ mặt hung dữ.)
Bên cạnh tôi, giọng Trần Nghi Hoàng đanh lại:
“Cả hai vợ chồng tôi đều từng và vẫn còn đang là giáo sư thì đã làm sao? Riêng nói về Nguyên Vũ-Vũ Ngự Chiêu, tôi cho anh hay, có lần tôi đuổi hắn ra khỏi phòng làm việc của tôi, bước chậm một bước là tôi đấm vỡ mặt. Giáo sư Tiến sĩ cái kiểu gì mà trước mặt một người đàn bà là vợ tôi lại cứ chửi thề loạn xạ, đụ má đụ mẹ vung xích chó lên như thế?”
Phan Nhật Nam và mọi người cùng ngẩn ra trong cái vẻ nghi ngờ. Trần Nghi Hoàng gằn giọng:
“Chuyện thật, có mặt Nguyễn Bá Trạc chứng kiến. Cứ đi hỏi Trạc thì rõ. Đối với tôi, giáo sư tiến sĩ gì tôi không cần biết nhưng tư cách Nguyên Vũ tôi xem như vất đi rồi. Nguyễn Bá Trạc cũng thế, con đẻ ra không nuôi, suốt đời cứ đi bòn rút lường gạt tiền của bạn bè mà sống, tư cách cái chỗ nào mà gọi là rất xuất sắc? Làm một người bình thường sợ còn chưa xứng nói gì xuất sắc?”
Sự tức giận tràn lên mặt, Phan Nhật Nam lớn tiếng:
“Anh nhớ rằng, cậu Trạc đưa một lô con từ Việt Nam qua đây, chuyện đó không phải dễ đâu. Tôi nói thật, anh chị chỉ có một cháu, nhưng cậu Trạc nuôi tới năm cháu nghe, sự đó rất khó anh à. Thành thử tôi rất hãnh diện vì bạn tôi.”
Tôi suýt phì cười vì lối lý luận nửa mùa của Phan Nhật Nam, thản nhiên bày tỏ:
“Con ông ta đẻ ra thì ông ta phải nuôi. Ông ta có nuôi con người khác đâu mà gọi là xuất sắc? Bao nhiêu bà già trầu Việt Nam không học hành gì mà còn nuôi cả đám con thành người hay kẻ tốt cho xã hội, chuyện ông Trạc nuôi được con ổng thì có gì đáng gọi là lạ lùng đâu?”
Phan Nhật Nam vỗ rất mạnh lên sàn:
“Tôi rất hãnh diện vì các người bạn tôi bởi vì tôi thấy dù họ ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có một cái gì đó khá hơn những người tầm thường và bình thường khác.”
Tôi mai mỉa:
“Nãy giờ tôi thấy anh phân biệt các hạng người xuất sắc, bình thường và tầm thường hơi nhiều lần. Bạn anh thì ai anh cũng đều cho là xuất sắc. Riêng tôi lại thấy ngay cả một người tầm thường ít học nhất, tư cách họ cũng còn hơn xa một chục bậc so với các người bạn nhà văn nhà thơ mà anh đã nêu danh nãy giờ. Ít ra những người ấy không biết lợi dụng chức tước hay chữ nghĩa để làm chuyện càn bậy như các ông bạn anh đã làm đâu.”
Phan Nhật Nam vẫn bào chữa nhưng trong lối nói đã thấy có phần đuối lý:
“Cho dù cậu Vũ Ngự Chiêu bá lơ bá láp, đánh lộn đánh lạo, tạo nên rất nhiều hệ lụy cho tôi; cho dù ở Việt Nam cậu Chiêu gây chuyện gì là tôi hứng chuyện đó; trong trận đánh nhau với cậu La Thoại Tân đêm Nô-en 1969 ở vũ trường Maxim’s Sàigòn, cậu Chiêu gây mà tôi hứng đánh nên bị lột lon từ Thiếu tá xuống Đại úy… cho dù vậy, tôi vẫn thấy sung sướng và hãnh diện là bạn cậu ấy mặc dù tôi ở Mỹ đã nửa tháng rồi vẫn chưa thấy cậu Chiêu gọi điện thoại qua thăm hỏi tôi lấy một tiếng.”
Tôi nghiêm giọng:
“Tôi xin được nói với anh Nam hai điều: Thứ nhất, nước VNCH bị xóa tên trên bảng đồ thế giới cũng là phải, bởi vì làm sao nó có thể tồn tại với một chính phủ nuôi dưỡng quá nhiều tệ đoan như chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thời Đệ Nhị Cộng Hòa, từ tệ đoan tham nhũng phe cánh, hại người xằng bậy, cho đến tệ đoan kiêu binh trong hàng ngũ sĩ quan quân đội? Thứ hai, tôi sợ rằng nếu ở Mỹ mà anh vẫn cứ duy trì tinh thần lạc hậu, dùng quyền hành chung để bao che cái xấu cho bạn bè riêng thì coi bộ không khá và sớm có ngày thiệt thân.”
Khuôn mặt Phan Nhật Nam đỏ hẳn lên:
“À thưa chị, tôi vất sau lưng tất cả. Người vợ sống và có hai đứa con với tôi trong ba mươi năm từ 1964 đến 1993 mà tôi còn vất lẹ, huống chi cái gánh nặng gọi là bạn bè kia. (Hét to) Chi nghe chưa? Vợ tôi đâu phải xấu. Còn cô Hạnh ở dưới Orange County kia, cô đã đóng phim Lệ Đá, nhưng chỉ hai phút thôi, tôi cũng vất!”
Tôi thấy tức cười:
“Chuyện một người đàn ông chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao như anh có gì hay mà khoe? Thật tình tôi không hiểu ý anh muốn nói gì?”
Phan Nhật Nam đáp:
“Tôi chỉ muốn nói với chị rằng, vợ con tôi mà tôi còn vất được thì hà cớ gì một người bạn lại để cho họ bám nặng trên vai?”
Rồi ông đấm mạnh xuống sàn nhà, điệu rất lỗ mãng:
“Nhưng đối với tôi, dù bạn tôi có là cái đứa chẳng ra gì, tôi vẫn quý, bởi vì tôi biết họ vẫn hơn xa các người bình thường khác.”
Rõ ràng sự tức giận đã khiến Phan Nhật Nam mất bình tĩnh, lời nói trở nên lộn xộn. Còn tôi nói của ông thì lại giống như của những người Nhật Bản hay Đại Hàn đang luyện võ, cứ hét tướng lên thật lớn, bất kể sự hiện diện của ba người phụ nữ ngồi chung tiệc rượu.
Tôi cười tiếng mỏng:
“Tôi thấy anh đang tự chửi anh cái điểm mâu thuẫn. Thoạt tiên anh nói rằng bạn anh toàn là những người xuất sắc, sau lại nói, trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn khá hơn những người bình thường khác. Bây giờ một cách nào đó lại nhìn nhận rằng anh cũng có những người bạn ‘không ra gì!’ Luôn cả vợ con anh thân thiết là thế, quê hương nuôi dưỡng anh 50 năm lớn khôn là thế, mà thắt đai máy bay lên đường sang Mỹ xong, anh còn ‘kệ cha nó, ông bay thì ông vẫn cứ bay’, thì xá chi vài ba người bạn ‘chẳng ra gì’ mà anh cho là báu? Có phải rằng anh đang tự chửi anh không?”
Trong óc tôi, nhận xét ban đầu về Phan Nhật Nam càng thêm rõ nét: “Một mẫu đàn ông nhờ thời thế mà thành công sớm trên cả hai mặt quyền uy và danh vọng nên dễ trở nên kiêu ngạo, tự hào tự hỡm với cái tiếng nhà văn, Thiếu tá Nhảy Dù, đâm thành mục hạ vô nhân, chẳng xem thiên hạ chung quanh ra cái gì hết!”
Nhưng có lẽ cảm nhận được tôi và Trần Nghi Hoàng không phải là những đứa “dễ bị hù” nên ông đâm ra lúng túng trong các câu đối đáp. Giọng ông có phần dịu xuống dù vẫn ồn ào như búa bổ vào tai kẻ khác:
“Tôi không đề cao bạn tôi nhưng tôi rất quý họ dù bạn tôi là một người tầm thường đến cách nào chăng nữa. Tôi yêu ông Bùi Ngọc Tô, ông Vũ Ngự Chiêu, ông Nguyễn Bá Trạc vì các ông ấy là như vậy.”
Trần Nghi Hoàng cười khẩy:
“Tôi rất đồng ý với anh điều đó, nhưng mà đúng như vợ tôi vừa nói, chính anh đang tự chửi mình. Lúc nãy, cả chiếu rượu ai cũng đều nghe anh đề cao bạn anh tới tận mây xanh, bây giờ nói không đề cao và lại hạ họ xuống hàng tầm thường chẳng ra gì cả. Giá như anh nói vậy từ trước thì tụi tôi đâu thèm phí lời cãi vả với anh, vì thật tình tôi xem tư cách những người bạn anh tầm thường còn hơn cả những người tầm thường nhất trong xã hội.”
Trần Nghi Hoàng tiếp : (tôi [TTBG] ngạc nhiên vì lần đầu tiên mới thấy Phan Nhật Nam “không cướp lời kẻ khác”):
“Tôi nói thật với anh, tôi xem thường hầu hết những văn nghệ sĩ Miền Nam trước 1975. Đa số chỉ rặt một bọn mắc cái bệnh chung là thích mặc áo thụng vái nhau. Đến giờ phút này, gần hai mươi năm lưu vong, nhìn thấy biết bao biến đổi của thế giới Tây Phương vậy mà đầu óc lạc hậu của phần lớn giới văn nghệ sĩ hải ngoại vẫn chưa cởi được. Tại sao? Bởi vì đến giờ này mà vẫn còn có những người đi theo ôm đít Mai Thảo, trong khi suốt đời Mai Thảo đã viết được cái gì cho ra hồn chưa?”
Đằng Sơn giễu cợt:
“Trần Nghi Hoàng phải biết, bất cứ kẻ nào sinh ra đời cũng đều có người ôm đít hết. Đít mình không có thì ai mà ôm.”
Phan Nhật Nam bày tỏ:
“Tôi chưa bao giờ kích bác ai. Ai, tôi cũng nhìn trong sự tầm thường và tôi yêu người ta bằng cái tầm thường đó.”
Tôi nhìn thẳng Phan Nhật Nam. Nếu không nghe và tiếp chuyện nãy giờ với ông, có lẽ tôi sẽ không khám phá ra sự đạo đức giả trong câu nói rất nhân bản trên của ông.
*
* *
Trời tháng 11 gió lạnh ngây ngây. Các cửa sổ trong phòng khách được mở toang để hơi thuốc lá cuốn đi hết theo làn gió. Trần Nghi Hoàng quay qua Đằng Sơn:
“Đằng Sơn nhớ năm 1978, đất San Jose này bụi nóng và gần như chẳng hề có mưa không?”
Phan Nhật Nam ngắt ngang:
“Mà hôm tôi về đến giờ có hai lần mưa, ướt cả phố. Biết đâu lòng tôi thành nên động đến lòng Trời làm cho ổng khóc?”
Trần Nghi Hoàng tiếp:
“Bây giờ nó thay đổi rồi. Hồi đó tôi học ở Santa Barbara, muốn đi Berkley phải băng ngang qua San Jose, tôi tự nhủ chỗ này sẽ không bao giờ tôi đến ở.”
Nguyễn Dũng nhận định:
“Cách đây 10 năm, công nhận San Jose quê thiệt đó chứ!”
Trần Nghi Hoàng:
“Bây giờ cũng vẫn quê nhưng đỡ hơn.”
Tức thì cô bạn gái Trần Quảng Nam, đến từ miền Nam Cali, vỗ tay khen “Hay!”
Tôi quay qua nói với Trần Nghi Hoàng:
“Bố phải bảo như vầy mới đúng: ‘Bây giờ cũng vẫn quê nhưng có văn hóa hơn vùng Santa Ana’.”
Trần Nghi Hoàng gật đầu:
“Đương nhiên rồi, Santa Ana là đất của dân chạy chọt mánh mung từ chữ nghĩa cho đến tình cảm, danh vọng, đời sống mà!”
Trần Quảng Nam thêm:
“Nhất là con đường Bolsa, bao nhiêu tệ nạn trong cộng đồng VN quy tụ tại đó.”
Cô bạn gái Trần Quảng Nam chống chế:
“Chỉ con sâu làm rầu nồi canh thôi.”
Trần Nghi Hoàng tiếp ngay:
“Mà nồi canh này cũng chẳng gọi là sạch sẽ gì cho lắm.”
Tiếng phê bình của Phan Nhật Nam:
“Đó là đất bon chen, ông Phạm Duy ổng gọi vậy. ‘Cậu đừng nên xuống cái đất này.’ (Đọc thơ):
Nửa giờ đứng chợ Bolsa
Hiện thân vô tính dáng hoa bất nghì.”
Trần Nghi Hoàng cười:
“Ông Phạm Duy nói vậy chứ ổng không bao giờ dám đi khỏi chỗ đó đâu.”
Phan Nhật Nam la lên:
“Đúng, chính là một sự yếu đuối.”
Trần Nghi Hoàng cãi:
“Không phải yếu đuối mà bởi vì Santa Ana là đất của ổng. Tôi được Vô Thường kể cho nghe chuyện ngày lễ Thanksgiving, Phạm Duy ra quán hay đáo để.
Ngày lễ ấy, ông Phạm Duy ra quán Song Long ở khu Phước Lộc Thọ, vô ngồi mà không thấy ai hết, ổng buồn nên chưa dám kêu gì ăn, chỉ gọi một ly café sữa. Ổng ngồi từ 8 giờ sáng cho đến khoảng gần 2 giờ trưa, thấy có một người tướng bự như con gấu đi kịch kịch vô. Phạm Duy mừng quá tụ nhủ: ‘Có độ rồi!’ Tức là ổng chỉ chờ có một thằng vô để nó trả tiền café cho ổng thôi.
Tuy nhiên khi nhìn rõ thằng kia, ổng mới la thầm trong bụng: ‘Bỏ mẹ! Thằng Nguyễn Long! Chết ta!’
Phần Nguyễn Long ngó qua ngó lại thấy chỉ mỗi Phạm Duy trong quán nên kéo ghế ngồi chung bàn. Ảnh cũng bắt chước Phạm Duy, kêu một ly sữa nóng.
Hai ông ngồi từ hai giờ trưa cho đến lúc quán sắp đóng cửa mà chẳng thấy ma quen nào khác tìm tới. Anh nào cũng chán, muốn về lắm rồi. Nhưng nếu ai đứng dậy trước thì người đó phải trả tiền. Cả hai anh cứ đành ngồi đồng như vậy.
Đột nhiên ngoài hiên có một cô sến đi ngang, tướng tá trông sexy lắm. Phạm Duy vỗ đùi nghĩ: ‘Mẹ, có độ rồi!’
Nguyễn Long cũng nghĩ: ‘Ối! Được rồi!’
Và Nguyễn Long đứng dậy…’
Tôi đố anh Nam ai là người trả tiền café?”
Phan Nhật Nam:
“Thì cái con bé Mari Sến đó.”
“Trật! Đoạn này hay lắm!”
“Vậy cậu Long trả.”
“Trật luôn!
Nguyễn Long không trả. Cô chủ quán nãy giờ đi ra đi vô, vẻ rất sốt ruột. Các bàn khác, ghế đã được xếp lên hết, chỉ còn mỗi bàn hai ông thần này. Nguyễn Long đến gần cô chủ. Cô này thấy ảnh thì chán lắm nhưng vẫn để ảnh ghé tai nói nhỏ: ‘Ly café của tôi, ông Phạm Duy trả nhé!’
Thấy Nguyễn Long dợm bước ra cửa, Phạm Duy la thầm trong bụng: ‘Bỏ mẹ! Nó ra trước sẽ vồ mất con kia. Mình mà chậm chân thì chết với nó.’ (Nên nhớ cả hai ông đều là chuyên viên chơi sến).
Phạm Duy bèn đứng dậy quát to: ‘Long!’
Nguyễn Long quay lại: ‘Gì thế anh Duy?’
Phạm Duy đủng đỉnh: ‘Có thằng nó nhắn cậu đấy.’
Nguyễn Long khó chịu: ‘Nhắn chuyện gì?’
Phạm Duy: ‘Cậu ngồi đi, tớ ra ngoài xe lấy cái thư nó đưa cho cậu.’
Nguyễn Long: ‘Tôi theo anh ra xe lấy.’
Bây giờ tôi hỏi anh Nam, làm sao hai thằng cha ra khỏi quán? Tiền chưa trả mà con sến thì sắp khuất bóng ở cái hẻm Phước Lộc Thọ rồi?”
Phan Nhật Nam lắc đầu:
“Không, thưa anh. Chuyện này tôi không nghĩ ra được cái đoạn kết. Nhưng từ các năm 60 ở Sàigòn, tại quán La Pagode, tôi đã biết những loại chuyện như vậy rồi.”
Trần Nghi Hoàng kết thúc:
“Đoạn cuối thế này:
Thấy hai ông giằng co nhau mãi, cô chủ quán sốt ruột lắm. Cô cứ đi ra đi vô, trong bụng nôn nóng vì cái hẹn với kép. Đến lúc hết chịu nổi, cô tới trước mặt hai ông mà nói: ‘Thôi bây giờ bác Duy và anh Long cứ đi về đi, hôm nay ngay lễ, hai ly café này em mời!’
Hai ông bèn chạy nhanh ra cửa tìm cô sến.”
Mọi người ồ lên cười.
Với vẻ kẻ cả biết nhiều hiểu rộng, Phan Nhật Nam nói:
“Mấy cái chuyện này tôi rành từ xưa. Tòa báo Sóng Thần của Chu Tử nằm ở số 33 đường Võ Tánh, nhà cậu Long Đất là giữa số 33 và hiệu phở 79. Đi một chút nữa ra Lê Thánh Tôn là quán La Pagode có cậu Phạm Duy hay ngồi. Thì thưa anh, những cái chuyện đó tôi đã biết cách đây gần 30 năm rồi. Tôi chơi với mấy ông già này, từ ông Nguyễn Mạnh Côn đến cậu Phạm Duy, cả ông Mai Thảo và ông Doãn Quốc Sỹ; tôi biết hết tính nết của mỗi người. Tôi nhớ nhiều lần cậu Duy dặn tôi: ‘Ông đi đâu thì đi nhưng đến bữa cơm nhớ phải về nhà, thứ nhất là để giữ hạnh phúc gia đình, thứ hai để cho đỡ tốn!’
Chủ trương của cậu Duy là ‘tăng thu, giảm chi, triệt để cầm nhầm’. Thêm hai điểm phải khai thác tối đa nữa là ‘bắt thuốc lá lẻ và đi xe nhờ’.
Tôi sống ở số 14B, building Cửu Long, phía trên là cậu Mai Thảo, rồi cô Diệu Trang, cậu Tuấn Ngọc, cô Khánh Hà; phía dưới là ông Hoàng Anh Tuấn, cậu Văn Quang (lúc đó chỉ Thiếu úy thôi). Khi ấy tôi còn bé tí, tôi vẫn đi mua thuốc lá cho cậu Văn Quang, cậu Hoàng Anh Tuấn. Tôi biết rõ từng chuyện ái tình vụng trộm, chuyện dâm ô tục tĩu, chuyện ăn lường ăn bẩn như thế nào của các cậu mợ ấy. Thưa anh, tôi đã sống trong cái không khí giang hồ đó cách đây ba mươi năm nên không ngạc nhiên chút nào hết. Tôi biết tính chất của từng người, biết cách cư xử của từng người. Nhưng đó là những thói xấu riêng, những sinh hoạt riêng của người ta, anh không được quyền chỉ trích. Tôi chưa bao giờ nói một tiếng nào để phán xét ai hết.”
Vẫn cái giọng “thầy giáo”, Phan Nhật Nam tiếp tục nói, càng nói càng như hét, nước bọt văng vãi tùm lum:
“Ngay giờ phút này, tại căn nhà này, trong bữa tiệc này, tôi vô cùng hoan lạc với các bạn. Còn những ông Phạm Duy, ông Nguyễn Long cái con củ khỉ gì đó hãy nên vứt cha nó ra ngoài cửa sổ như vất một thứ rác rến đi. Quan trọng đối với tôi là sự hiện diện ngay giờ phút này thôi. Sau đó, trở về nhà cậu Trạc, nếu cậu ấy hỏi ông làm sao, tôi sẽ trả lời, quên cha hết rồi. Tôi quên liền một cách rất tự nhiên chứ chẳng phải cố gắng gì hết.”
Tôi cười thầm với ý nghĩ: “Chính vì ông Phan Nhật Nam dễ quên như vậy nên khi nói, ông tha hồ khoác lác; và trong đời sống riêng, ông hành xử y hệt một con người vô trách nhiệm với vợ con và xã hội chung quanh ông.”
Trần Nghi Hoàng nhếch mép, vẻ khinh bỉ:
“Tôi không tin là anh quên hết. Chuyện các cậu Duy cậu Diếc cách đây ba mươi năm mà anh còn nhớ vanh vách nữa là! Có điều, dường như anh hay cố tình quên những chuyện mới và ưa nhớ các chuyện cũ? Anh quên rằng tôi vừa nói tôi khinh bỉ hầu hết những văn nghệ sĩ Miền Nam trước 75 hay sao?”
Phan Nhật Nam vẫn giọng kẻ cả:
“Anh đừng bao giờ nên khó khăn với cái cậu Phạm Duy như thế. Rượu mình đang ngon, nhét cậu ấy vô ly rượu mình làm gì, phí đi cái ngon của rượu?”
Tôi bật lên tiếng cười khan:
“Nếu anh Phan Nhật Nam nói vậy, tôi xin bảo thẳng với anh rằng, 'dưới mắt tôi, anh không phải là một nhà văn!”
Cơ hồ bị xốc dữ dội, Phan Nhật Nam bỗng dưng hét lớn:
“Tôi đâu phải là văn, tôi thằng lính mà!”
Mọi người ồ lên cười.
Tôi bình thản tiếp:
“Một nhà văn là phải có trách nhiệm không những trên chính mình mà còn trên tất cả mọi người chung quanh mình. Vai trò nhà văn, hay gọi chung là nghệ sĩ, vô cùng quan trọng, chứ không phải cứ viết vớ va vớ vẩn và ba tác phẩm mà đã xứng đáng với hai chữ nhà văn. Riêng tôi luôn luôn nghĩ: ‘Con người làm ra tác phẩm’, và ‘điều quan trọng đầu tiên mà một nhà văn, nghệ sĩ cần bảo tồn là tư cách và đạo đức.’ Anh không có tư cách, đạo đức anh bết bát thì tác phẩm anh tạo ra, ai thèm đọc đến? Ở trên, Trần Nghi Hoàng đưa các câu chuyện văn nghệ sĩ ra đàm luận không hàm ý chỉ trích cá nhân như anh nói, mà đó chính là biểu tượng cho một khía cạnh ưu tư trong tâm hồn Trần Nghi Hoàng về hiện tình tư cách và đạo đức của các văn nghệ sĩ Miền Nam trước và sau 75. Ngay cả một cô điếm đứng đường còn làm lay động tri thức của người nghệ sĩ theo một vấn nạn xã hội, nói gì đến cả một giới cầm bút, tư cách và đạo đức của họ phải là chuyện hàng đầu cần được lưu tâm. Anh nhìn lệch lạc vấn đề, thối thoát những cái tồi của những người anh gọi là bạn, chối bỏ những ưu tư về con người và xã hội mà bất kỳ nhà văn chân chính nào cũng phải có, như thế, anh cho là anh xứng đáng với hai chữ nhà vănsao?”
Tôi phải nhận rằng Phan Nhật Nam là một người đàn ông cực kỳ lỗ mãng. Những câu nói trên của tôi phải bị đến gần một chục lần ngắt đoạn vì sự cướp lời hay tiếng vỗ sàn, tiếng hét lớn của ông mới hoàn tất nổi. Tức giận tràn lên mặt, ông nói:
“Chị không cho tôi là nhà ‘dzăng’ thì thôi (ông cố tình đổi chữ “văn” thành “dzăng” rồi bật lên tràng cười hô hố nhưng rõ ràng ngượng nghịu). Nếu tôi là nhà ‘dzăng’ thì tôi đã là nhà ‘dzăng’. Mà nếu chị không cho tôi là nhà ‘dzăng’ thì tôi cũng vẫn là nhà ‘dzăng’, chị làm gì tôi kia chứ?”
(xong, ông tuôn một tràng chửi rủa bằng tiếng Tây, tuồng như bị xốc rất mạnh.)
Tôi nhìn thẳng ông, nghiêm giọng:
“Tôi nói thiệt, ngay từ phút đầu anh bước chân vào nhà này, tôi đã nhận ra anh là người đàn ông khiếm nhã nhất, trong đời lần đầu tôi mới gặp. Cái giọng anh đã oang oang thì chớ, lại còn lối nói ra vẻ biết nhiều hiểu rộng, xem trời bằng vung, chẳng cần biết mình đang tiếp chuyện với những ai, thuộc trình độ nào. Rõ là lố bịch hợm hĩnh!”
Dĩ nhiên câu nói của tôi phải bị dăm ba lần ngắt đoạn mới xong lời đủ ý. Phan Nhật Nam hét cực lớn:
“Tôi đã ở tù Việt Cộng nhiều năm. Suốt 6 năm từ 1968 đến 1973 tôi ở trong ban liên hợp quân sự, tôi cãi…”
Trần Nghi Hoàng cắt ngang, giọng cũng lớn:
“Tôi hỏi thiệt anh, 6 năm trong ban liên hợp quân sự, anh cãi mà có làm chết được thằng Việt Cộng nào không?”
Phan Nhật Nam đáp:
“Lẽ tất nhiên là không, nhưng ít nhất cũng có thằng Việt Cộng thẹn với tôi. Ví dụ như thằng Bùi Tín. Giờ này cả thế giới tin cậu Bùi Tín, nhưng khi ấy tôi vạch mặt nó, tôi bảo nó: ‘Anh là một thằng nói dối. Anh nói dối từ trái tim của anh.’ Lúc đó tôi mới 28 tuổi. Giờ này tôi nói thật, tôi bảo thằng Kissinger là thằng đại điếm của thế kỷ này. Tôi có nói trật đâu? Tôi bảo: ‘Rồi đây chúng ta sẽ có một nền hòa bình và chúng ta sẽ như là tù binh trong nền hòa bình đó.’ Thấy không? (vẻ đắc ý). À, ai phủ nhận được với tôi? Ông bà Trần Nghi Hoàng & TTBG phủ nhận đi! Tôi nói đúng mà! Lúc đó tôi chưa đầy 30 tuổi.”
Trần Nghi Hoàng đanh giọng:
“Đối với tôi, nếu tôi không chấp nhận làm tù binh thì chẳng ai bắt tôi làm tù binh được hết.”
Phan Nhật Nam lại hét:
“Ở VN hằng trăm ngàn người đi ở tù, đó là tù binh. Anh không đi ở tù, làm sao anh biết được thế nào là tù binh? Anh ngồi yên ổn ở cái xứ San Jose này…”
Trần Nghi Hoàng cười khẩy:
“Mỗi người có một sự chọn lựa riêng.”
Phan Nhật Nam hỏi:
“Chọn lựa thế nào? Ai chọn lựa?”
Tôi thay lời Trần Nghi Hoàng, đáp ngay:
“Ông Nguyễn Khoa Nam, ông Phạm Văn Phú, ông Lê Văn Hưng, ông Trần Văn Hai và biết bao người cũng đã có sự chọn lựa của họ là cái chết. Chính mắt tôi trông thấy la liệt các xác chết tự vẫn của các anh Nhảy Dù từ trại Hoàng Hoa Thám đổ về tới bến xe đò Pétrus Ký trong những ngày đầu mất nước.”
Trần Nghi Hoàng tiếp:
“Đúng! Đó là sự chọn lựa của họ.”
Phan Nhật Nam dài giọng, điệu diễu cợt:
“Ông Nguyễn Khoa Nam, ông Phạm Văn Phú là xếp của tôi, thưa ông thưa bà, những người tự tử đó, dễ dàng lắm, không khó đâu. Sống như tụi tôi mới là khó, sống trong sự tầm thường, lần mòn từng giờ từng phút, kiếm từng miếng rau hạt muối bỏ vào miệng mới là khó. Còn tự tử không khó.”
Trần Quảng Nam chen vào:
“Không khó mà sao thấy ít có ai làm vậy?”
Mọi người --trừ ra tôi, Trần Nghi Hoàng và Phan Nhật Nam-- cùng phá ra cười.
Tôi tấn công ngay sau tràng cười của họ:
“Không biết các ông sĩ quan đi cải tạo khổ thế nào, chứ riêng tôi, ở lại VN gần 7 năm, tôi thấy mấy thằng bé đánh giày chúng nó sống rất cơ cực, tại sao chưa bao giờ nghe một đứa nào kêu khổ như anh, than thân trách phận như anh nãy giờ hết? Ít nhất anh còn sung sướng là từng trải qua mấy chục năm ăn trên ngồi trốc thiên hạ, còn bọn đánh giày kia, chúng nó lấy gì sung sướng khi mà vừa nứt mắt ra đã nhìn thấy Cộng Sản?”
Trần Quảng Nam cười, vẻ rất đểu:
“Đi tù khó hơn, tại sao nhiều người làm vậy?”
Hình như có vể “nể” Trần Quảng Nam vì bài hát Mười Năm Tình Cũ, Phan Nhật Nam đâm xuống giọng hẳn:
“À! Anh Trần Quảng Nam, nếu anh hỏi câu ấy bằng sự mỉa mai thì tôi cũng xin trả lời anh bằng sự mỉa mai; còn như anh hỏi trong sự chân thật thì tôi sẽ trả lời anh trong sự chân thật.”
Trần Quảng Nam gật đầu:
“Tôi chân thật chứ. Tôi không đồng ý với anh ở câu nói tự tử là dễ.”
Phan Nhật Nam:
“OK. Không khó đâu vì những người lính của tôi, những hạ sĩ quan, những vị trên tôi, dưới tôi, bằng tôi, người ta tự tử rất dễ.”
Đằng Sơn chen vào:
“OK. Anh trả lời đi! Trả lời một cách chân thật đi!”
Phan Nhật Nam tiếp:
“Đêm 28 rạng 29/4/1975, tôi đưa sáu chục ngàn người lên tàu bay, tôi kẹt cái gì mà không bước lên đó? Đối với tôi, muốn đi ra khỏi nước VN dễ quá, tôi là người của ban liên vận quân sự mà. Nhưng tôi không đi là tại vì không biết vợ con mình khi ấy ở đâu. Chính vì vậy mà tôi phải sống để xem vợ con mình nó ra sao. Vợ tôi giờ này ở bên Texas, mặt hoa da phấn đẹp như Jane Fonda hoặc như Jacqueline Kennedy, vẫn ở vậy vì không thề nào lấy một thằng chồng tệ hơn tôi. Sự thật là đấy. Tôi không biết vợ con mình ở đâu cả, chết làm sao được? Mắc mớ gì mà chết? Để xem thử coi nó ở đâu đã rồi mới chết chứ!”
Tôi suýt phì cười (nhưng kịp dằn lại) khi nghe lối lý luận lòng vòng đầy tính khoe khoang với cái lý do đưa ra (để trả lời cho một câu hỏi có tính cách tâm huyết trọng đại) lại rất tầm thường ấu trĩ.
Giọng Trần Quảng Nam:
“Trường hợp cá biệt của anh không phải là trường hợp của tất cả mọi người đâu…”
Phan Nhật Nam cướp lời:
“Ai cũng vậy hết thôi ông à.”
Tôi nghiêm giọng nói:
“Tướng là phải chết theo thành. Ông Nguyễn Khoa Nam, ông Phạm Văn Phú, ông Lê Văn Hưng, ông Trần Văn Hai… cũng có vợ con vậy.‘Ra đi không vương thê nhi’ mới chính là tinh thần của người chiến sĩ. Tôi thấy anh chẳng xứng danh người lính dũng cảm chút nào, vậy mà không hiểu sao lại có rất nhiều người hâm mộ các tác phẩm về chiến trường VN của anh, kể cũng lạ.”
Phan Nhật Nam cao giọng:
“Nếu vậy, các ông các bà này cần một thánh tử đạo chắc?”
Tôi đáp ngay:
“Không phải cần một thánh tử đạo, xin lỗi anh, anh không đủ tư cách và đạo đức để làm điều ấy đâu, mà là cần một nhà văn chân chính không bao giờ khoác lác trong tác phẩm và cả trong cuộc sống.”
Phan Nhật Nam dài giọng mỉa mai:
“Nếu cần một thánh tử đạo thì dễ quá. Ông Nguyễn Khoa Nam chết là chết dưới tay Nguyễn Hữu Chữ. Ông Trần Văn Hai, ông Lê Văn Hưng mỗi ông uống hai chục viên thuốc sốt rét. Chết cách đó dễ lắm chị ạ. Không mệt nhọc đau đớn gì đâu. Sống trì xiết từng giây từng phút như tôi mới khó. Rồi sống để vượt qua cái khổ đó càng khó hơn nữa.”
Trần Quảng Nam cũng bắt đầu tỏ thái độ khó chịu:
“Tôi thì nghĩ cái hướng chọn lựa mới là quan trọng. Trước khi anh tự tử hay trước khi anh đi trình diện Cộng Sản, anh chọn lựa đàng nào, đó mới là điều quan trọng. Còn cái chuyện sau khi anh trình diện rồi, anh chấp nhận vào tù và trì trệ chịu đựng trong đời sống ấy thì không ý nghĩa gì cả. Đó chỉ là một cố gắng vượt thoát của riêng anh, không dính dáng gì đến kẻ khác…”
Phan Nhật Nam lại chực cướp lời “OK, OK” nhưng Trần Quảng Nam vẫn “cố tranh thủ” mà nói tiếp:
“Giữa cái chết và sự đi trình diện, anh bắt buộc phải chọn lấy một. Và phần anh đã chọn sự trình diện bởi anh tin rằng mười ngày sau sẽ được CS thả về như tụi nó đã hứa cuội.”
Phan Nhật Nam lớn giọng:
“Nhưng tôi làm việc ở ban liên hợp quân sự mà, tôi là người đầu tiên đi ra Bắc mà, bố tôi là Việt Cộng mà, tôi ở trong chiến khu việt Cộng từ năm 49, 50 mà…”
Đằng Sơn cũng lớn giọng:
“Những điều ấy đâu có nghĩa gì ở đây. Bây giờ cho nghe trường hợp cá biệt của anh đi!”
Phan Nhật Nam:
“OK. Anh hỏi thì tôi cũng trả lời.”
Đằng Sơn:
“Đương nhiên là phải trả lời nhưng chỉ trên trường hợp cá biệt của anh thôi.”
“OK. Trả lời bằng cái gì là vấn đề a, b, c, d của tôi. Tôi nói thật với anh, Đúng, ‘Sự thật lớn nhất là cái chết. Đã giáp mặt rồi không quản ngại gì hết’. Và vấn đề lớn nhất Albert Camus đã nói là sự chọn lựa. Đó là sự chọn lựa giữa cái sống và cái chết. Đúng như thế thật. Nhưng mà, ai dám đặt cho bọn tôi vấn đề như thế? Còn các ông các bà, trong khi đám lính tráng chúng tôi bị trì xiết từng ngày từng giờ trong các nhà tù Cộng Sản thì các ông các bà bình yên sung sướng như thế này, lấy tư cách gì mà đặt ra vấn đề sống chết với bọn tôi? (Giở giọng hét lớn). Đừng có nói như vậy, nói như vậy là một loại thủ dâm về tinh thần. Đối với tôi, đừng có nói chuyện đó, tại vì tôi kinh nghiệm hơn bất kỳ ai hết. Năm 1973 tôi là người đầu tiên ở miền Nam đi ra miền Bắc. Tôi biết đất Bắc (vỗ sàn rầm rầm theo từng câu nói), tôi biết Việt Cộng nó khủng khiếp như thế nào, ông già tôi là Việt Cộng mà, mẹ tôi là liệt sĩ mà, tôi mù mờ gì về Việt Cộng chứ?”
Đằng Sơn cười:
“Cá nhân tôi chỉ muốn biết về kinh nghiệm của anh thôi, còn chẳng bao giờ tôi muốn tò mò về phương diện tâm lý.”
Trần Nghi Hoàng đặt câu hỏi:
“Hồi đó đi từ Đà Nẵng vô, anh bị tù như thế nào?”
Phan Nhật Nam trả lời ngoài đề:
“Tôi không biết gì hết, chỉ biết rằng thân tôi như vậy, số mạng tôi như vậy, tôi phải chịu. Anh nhớ rằng, đêm 28 rạng 29/4/ 1975, khi Tân Sơn Nhất bị pháo kích, tôi đưa sáu chục ngàn người lên tàu bay. Tôi sợ gì mà không bước thêm bước nữa?”
Giọng Đằng Sơn:
“Tôi xin hỏi anh một câu, lúc đó trong đầu anh nghĩ gì?”
“Lúc đó là một khoảng trống, không kiểm soát được gì hết, con người bị dẫn dắt bởi hai lực, một là lực của Thiên Chúa, hai là lực của Ma Quỷ. Và tôi bị dẫn dắt bởi lực của Ma Quỷ. Tuy nhiên, Ma Quỷ cũng chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn tôi ở lại đất nước này để chịu đựng trì xiết khổ đau, để giờ này có thể nói lên tiếng nói trong sáng như thế này, yên lành như thế này, không thù hằn, không đau thương, không oán than ai hết.”
Tôi đưa ra nhận xét:
“Anh nói vậy tôi không tin (Trần Nghi Hoàng nói theo: “Tôi cũng không tin”) vì trong giọng nói và cách nói nãy giờ của anh thấy có sự thù hận…”
Chưa dứt câu đã bị Phan Nhật Nam cướp lời:
“Chị không tin thì mặc kệ chị. Tôi không thù hận ai cả. Nhất là những người như các bạn, xá gì mà tôi thù hận? Nếu tôi thù hận thì tôi có thể dối các bạn, dối người khcá, nhưng tôi không thể dối được chính tôi.”
Tôi nói nhanh:
“Anh đang tự dối anh đó chứ.”
Phan Nhật Nam chống chế:
“Tôi có thể dối chị nhưng tôi không dối được Thiên Chúa. À, ấy là đấng quyền năng, đấng phán xét, chị không bằng đấng đó đâu.”
Tôi bật cười to:
“Tôi đâu bao giờ dành tôi bằng Thiên Chúa giống như anh đã hợm hĩnh đặt mình ngang hàng với Chúa Jésus, với Đức Phật.”
Trần Nghi Hoàng chen vào:
“Anh có thù hận bởi vì lúc nãy anh đặt vấn đề rằng ‘anh đi ở tù còn tôi chưa từng ở tù’… Với đề tài này, tôi có viết một bài và bây giờ tôi trả lời điều ấy với riêng anh. Có một số anh em sĩ quan tù cải tạo cho rằng ở tù Cộng Sản là một sự thiên nan vạn nan khổ ải nhất trên đời. Nhưng mà nếu tôi nói rằng một thằng ra đi từ tháng Tư 1975 như tôi khổ hơn các anh thì đã làm sao, trong khi tôi xem đó là sự chọn lựa của riêng tôi, cũng giống như sự đi ở tù là sự chọn lựa của riêng anh?”
Phan Nhật Nam lắc đầu:
“Không, tôi không chọn lựa. Tôi cho đó là sự chỉ định của Thiên Chúa.”
Trần Nghi Hoàng đặt lại câu hỏi:
“Ban nãy tôi có hỏi mà anh chưa trả lời: ‘Lúc Cộng Sản vô, anh bị đi tù bằng cách nào?’, anh chỉ cần trả lời câu đó thôi.”
Đằng Sơn phụ họa:
“Đúng rồi, chỉ cần trả lời câu đó thôi, đừng để lạc đề.”
Phan Nhật Nam vẫn lòng vòng câu đáp:
“Tôi không ‘bị’. Đây là sự chọn lựa của Thiên Chúa, không phải của tôi và cũng không phải của tụi Việt Cộng. Tôi đủ phương tiện để ra đi khỏi nước mà?”
Trần Quảng Nam và Đằng Sơn cùng một lượt hỏi:
“Tức là anh tự ý đi trình diện như bao sĩ quan khác?”
“Tôi cũng không trình diện, cô kịch sĩ Kim Cương và Nguyễn Trọng Thức đến bắt tôi, đưa lên tàu bay ra Bắc. Không ai bắt tôi, tôi cũng không đi trình diện, đây chỉ là sự chỉ định của Thiên Chúa. Tôi, thằng đại úy. Trong khi tổng thống có, bộ trưởng có, đủ cả, những thằng tai to mặt lớn ấy chúng lên tàu bay chạy mất từ những ngày trước đó rồi.”
Tôi cười:
“Đó cũng là một cách chọn lựa của các ông ấy.”
Chỉ vào ngực mình, Trần Nghi Hoàng phát biểu:
“Tôi là người rất mê Phật Giáo, nhưng tôi nói thật, nếu như ngay cả ông Phật quyết định định mệnh tôi nằm ở đây thì tôi phải ra ngoài kia tôi đứng.”
Mọi người cười ồ.
Phan Nhật Nam khoát tay:
“Anh nói trật! Đạo Phật là một tôn giáo rất tự nhiên và giải thoát.”
Trần Nghi Hoàng tức giận:
“Thứ nhất, anh lầm về Phật Giáo, thứ hai, anh không nghe rõ câu tôi nói. (Cao giọng). Nói thật với anh, trong đám tụi tôi ở đây, tôi từng nghe Trần Quảng Nam bảo Đằng Sơn là người ăn nói dùi đục nhất, nhưng với riêng tôi, anh còn dùi đục gấp bội lần Đằng Sơn. Anh chỉ có mỗi cái tài ngắt ngang khi người khác đang nói. Tôi bảo như vầy, tôi là người Phật Giáo, tôi tin ông Phật, nhưng ngay cả ông Phật ổng bảo định mệnh tôi thế này thì tôi phải làm thế khác đi.”
Đằng Sơn bổ túc thêm:
“Ý Trần Nghi Hoàng nhấn mạnh là ‘nếu ông Phật bảo…’”
Phan Nhật Nam gằn giọng:
“Khi anh nói vậy có nghĩa là anh không tin có ông Phật?”
Trần Nghi Hoàng đáp to:
“Đúng! Bởi vì khi ấy ông Phật chính là tôi mà! Tôi quyết định vận mạng tôi, tức là tôi không chấp nhận để cho ai có quyền quyết định vận mạng của tôi hết.”
Trần Quảng Nam giơ tay:
“Tôi xin hỏi, lúc họp quân sự bốn bên, nói chuyện, anh có dùng thái độ gay cấn như nãy giờ để nói với tụi Cộng Sản không?”
Phan Nhật Nam gật:
“Lẽ dĩ nhiên là có, anh đọc tác phẩm Tù Binh Và Hòa Bình thì rõ. Tôi sống sao nói vậy. Tôi nói từ trưa đến tối.”
Trần Nghi Hoàng bật cười:
“Như vậy là ông Đằng Sơn thua rồi. Cái biệt danh ‘đại khẩu lôi thanh’ của ông từ nay phải nhường lại cho ông Phan Nhật Nam này mới đúng.”
Trần Quảng Nam đồng ý:
“Người phụ phải có người chính chứ!”
Rồi quay sang Phan Nhật Nam:
“Bùi Tín khi cãi với anh thì có cãi bằng phong cách như anh nãy giờ không?”
Phan Nhật Nam xác nhận:
“Cậu đó mềm mỏng hơn. Cậu lớn tuổi hơn tôi và cũng lớn con hơn nữa.”
Trần Quảng Nam lại hỏi:
“Anh nhận xét thế nào về Bùi Tín? Nói năng được không? Có phải là đối thủ của anh không?”
Phan Nhật Nam xua tay:
“Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ xét đoán ai vì mỗi người ở trong một hoàn cảnh khác nhau, người ta ai cũng có quyền để nói những điều muốn nói. Không bao giờ tôi tấn công ai hết tại vì tôi rất trọng tôi. Mà nếu muốn trọng tôi thì tôi phải không để người khác tấn công.”
Tôi tiếp ngay câu nói Phan Nhật Nam:
“Mà nếu muốn người khác không tấn công anh thì anh đừng nên tỏ ra ngạo mạn lố bịch như thái độ nãy giờ anh có.”
Mọi người lại cười ồ.
Trần Nghi Hoàng bày tỏ:
“Tôi luôn luôn đón nhận sự tấn công của người khác nếu tôi có một lỗi lầm nào đó; tại vì sự tấn công, với tôi là điều giúp cho con người thăng tiến. Trên tinh thần như vậy, khi tôi bị tấn công, tôi mới nhìn rõ được khuyết điểm của mình để mà sửa đổỉ.”
Tiếp lời Trần Nghi Hoàng, tôi nói với Phan Nhật Nam:
“Tôi thấy anh đang muốn làm một kiểu Dostoievski. Nhưng dưới mắt tôi, anh không đủ tài năng và đạo đức như Dostoievski để thực hiện điều muốn ấy đâu…”
Chừng như bị “chạm nọc”, Phan Nhật Nam cắt ngang lời tôi bằng tiếng hét cực lớn: “À…”
Tôi giơ tay chận lại:
“Xin lỗi anh, nãy giờ anh nói nhiều quá, và khi anh nói, mọi người lắng tai nghe. Bây giờ người khác nói, anh cũng phải biết lắng tai nghe chứ?”
Vẻ tẽn tò hiện rõ trên mặt, Phan Nhật Nam gật đầu:
“Thì chị cứ nói đi!”
Giọng tôi điềm tĩnh:
“Dostoievski bị lưu đày 10 năm khổ sai lao động nặng ở Tây Bá Lợi Á…”
Phan Nhật Nam lại chận ngang:
“Bảy năm thôi!”
Tôi vẫn bình thản:
“Tôi nói Dostoievski bị tù 10 năm. Ông cho rằng tù tội ấy là do Thiên Chúa bắt ông phải chịu, cái thánh giá mà ông phải vác. Nhưng khi trở về, ông không cưu mang lòng thù hận mà lại dùng những năm tháng tù đày như một thứ kinh nghiệm quí giá để cấu tạo nên những tác phẩm vĩ đại. Còn anh, tôi tin rằng anh không làm được như Dostoievski đâu. Tại sao? Bởi vì trong lòng anh chứa đầy thù hận.Gần nhất là anh thù hận đám tụi tôi, điển hình qua cái lúc anh đặt vấn đề ‘tụi tôi ngồi đây yên ổn trong khi anh và các sĩ quan khác bị trì xiết trong những nhà tù Cộng Sản.’ Với tình trạng như thế, hoặc là anh sẽ không viết được điều gì nữa, hoặc là tác phẩm anh viết ra cũng chỉ sặc mùi thù hận, chẳng có gì lôi cuốn để cho người khác muốn đọc.”
Trần Quảng Nam đề nghị:
“Bây giờ chờ tác phẩm ông Nam chào đời, mình đối diện với văn chương xem sao, chứ với con người ổng thì chẳng có gì để nói.”
Đằng Sơn cười hề hề:
“Tác phẩm của anh Phan Nhật Nam chắc chắn là phải do Ngàn Lau xuất bản đó nghe?”
Tôi nói tiếp với Phan Nhật Nam:
“Nếu mà anh viết được một tác phẩm bằng cỡ một phần tư tác phẩm Dostoievski thì tôi lạy anh từ dưới đất lạy lên. Tôi mong chờ…”
Chưa dứt ý đã bị Phan Nhật Nam cướp lời:
“OK, cái phần đầu chị đưa ra là hay và tôi đồng ý, nhưng tôi nói cho chị biết, tôi còn viết cao hơn cả Dostoievski nữa kìa. Anh Dostoievski ở tù 7 năm, cho thằng Raskolnikov[5] 7 giờ qua chợ hàng rơm, rồi thằng này đánh chết bà Elena vào buổi thứ Bảy. Tại sao lại chỉ là con số 7? Lại cho thằng Raskolnikov nằm mơ thấy con ngựa, tại sao là con ngựa? Tôi giải thích cho chính Dostoievski nữa; không những tôi hơn Dostoievski mà còn vượt cao hơn tất cả mọi nhà văn là khác. (Vừa nói như hét, ông vừa đập tay rầm rầm xuống sàn nhà làm nhịp đệm cho từng câu nói). Chị yên tâm đi.”
Đằng Sơn gật gù:
“Như vậy thấy khoẻ rồi, nhà xuất bản Ngàn Lau có lời rồi!”
Tôi cười nhẹ, hỏi Phan Nhật Nam:
“Anh bảo Dostoievski ở tù 7 năm?”
Phan Nhật Nam gật đầu, vẻ quả quyết:
“Đúng! Trước sau chỉ có 7 năm thôi.”
Tôi gằn giọng:
“Như vậy tôi nói anh SAI. Trăm phần trăm sai. Chưa kể 8 tháng biệt giam trong nhà tù Peter & Paul ở St. Pétersbourg, Dostoievski bị lưu đày đúng 10 năm, kể từ ngày 24/12/ 1849 đến cuối tháng 12/1859; bốn năm ở Omsk và sáu năm ở Semipalatinsk, cả hai nơi đều nằm trong vùng Tây Bá Lợi Á. Một chi tiết vô cùng quan trọng như thế mà anh còn không biết, nói gì đòi giải thích tư tưởng Dostoievski? Anh làm tôi muốn phì cười!”
Phan Nhật Nam vẻ ngượng nghịu chút ít:
“Bà nói tôi viết bằng ¼ Dostoievski? Tôi bảo đảm với bà tôi viết còn cao hơn cả Dostoievski nữa.”
Tôi khẽ nghiêng người, làm ra dáng như đang chào:
“Nếu quả vậy, tôi sẽ lạy anh từ dưới đất lạy lên. Nhưng không phải tôi lạy anh đâu, mà tôi lạy cho nền văn chương VN từ thời Pháp thuộc trở về tận nay. Tôi thành thật mong cho VN có được một nhà văn cỡ 1/4 Dostoievski là tôi đủ mừng rồi.”
Phan Nhật Nam hét lớn:
“Tôi cao bằng 4/10 của thằng cha đó (!?) Tôi sẽ viết tác phẩm cao hơn thằng cha đó.”
Mọi người --trừ ra tôi-- đều bật cười vì sự so sánh kỳ dị đến gần như trẻ con của Phan Nhật Nam. Tôi hỏi:
“Còn nếu như anh không viết được thì sao?”
Tiếng hét Phan Nhật Nam càng thêm lớn:
“Tôi làm được điều đó, vì tôi đã làm rồi.”
Đằng Sơn xỉa ngang:
“Mà nhớ là dưới sự xuất bản của Ngàn Lau, nhớ vậy nghe?”
Trần Quảng Nam nãy giờ cứ chực nhiều lần với câu hỏi “Anh Nam à, giờ tôi hỏi…” nhưng mãi vẫn chẳng được Phan Nhật Nam nhường cho mà hỏi, sau cùng cứ loay hoay vòng ngoài rồi im luôn.
Phan Nhật Nam giơ tay:
“Tôi nhận lời thách đố của bà TTBG.”
Xong, ông chuyển giọng dõng dạc nghiêm trang:
“Hôm nay là ngày 26/11/1993. Đúng ba tháng nữa, tức là ngày 27/2/1994, tôi mong bà Trần Nghi Hoàng, tức bà TTBG, trước mặt tất cả mọi người, sẽ phải bảo rằng ‘Lời anh Phan Nhật Nam là lời thật’ vì thời gian ấy, quyển sách của tôi đã thành hình đàng hoàng rồi.”
Tôi bẻ lại:
“Anh phải xác định rõ ‘lời thật’ của anh là như thế nào? Tác phẩm anh ‘cao hay thấp’ hơn tác phẩm Dostoievski?”
Phan Nhật Nam vênh mặt, huyên thiên như một gã điên:
“Lẽ tất nhiên là hơn, bởi vì tôi giải thích được ‘tự do’, tôi giải thích được ‘ý thức’, tôi đặt tên tôi là ‘siêu ý thức’. Tôi bảo rằng Dostoievski đúng, Freud đúng, nhưng mà tôi đặt tôi là người Đông phương cho nên tôi cởi thoát rất lẹ, cho nên tôi cao hơn những cái ẩn ức của Dostoievski nữa. Tôi sẽ giải thích vì sao Raskolnikov nằm mơ thấy con ngựa, trong khi Dostoievski chỉ cho Raskolnikov nằm mơ thôi mà không giải thích được như tôi. Đúng, Dostoievski là một tác giả giá trị nhất với tôi, nhưng tôi nói với chị BG rằng tôi phải có nhiệm vụ để vượt qua thằng cha đó. Nếu không vượt qua được, tôi bẻ bút tôi chết!”
Tôi gật đầu:
“Tôi cũng mong điều đó, không phải mong cho cá nhân anh hay cá nhân tôi, mà là mong cho nền văn chương VN.”
Phan Nhật Nam lại giở giọng hét lớn:
“Đừng có nói vậy (đập bàn rầm rầm theo từng chữ), phải nói cái quân dốt, con người dốt (?!). Điều chị nên mong là đây này (đấm mạnh vào ngực mình). Đây là tiếng nói của một Thánh Paul mới trong thời đại này…”
Trần Quảng Nam vội xen vào:
“Anh đừng thêm chữ Lành đàng sau chữ Paul nghe anh Nam?”
Cả đám ồ lên cười.
Phan Nhật Nam tiếp, mặt hầm hầm:
“Tôi là một Thánh Paul mới…”
Trần Quảng Nam vội “tranh thủ thì giờ” để xen vào lần nữa:
“Nếu hồi xưa mà anh nói như thế này, chắc là Miền Nam VN mất từ năm 1970 rồi!”
Mọi người lại cười ồ. Phan Nhật Nam cũng cười:
“Bà BG vặn đúng…”
Tôi hỏi:
“Vặn đúng tầng số của anh rồi phải không? Nhưng tôi xin thưa thật với anh, tôi biết anh sẽ thua tôi về vấn đề tác phẩm anh cao hay thấp hơn tác phẩm Dostoievski mà thôi. Năm nay tôi đã 40 tuổi, đọc Dostoievski từ năm 17 tuổi, từ đó đến nay cứ đọc đi đọc lại nhiều lần bất cứ tác phẩm nào của, hay liên quan đến Dostoievski mà tôi có thể kiếm được, đọc một cách tường tận từng khía cạnh một, say mê hơn bất kỳ tác giả nào khác. Anh nói vấn đề gì với tôi thì nói, chứ về Dostoievski, tôi xin anh nên cẩn thận. Anh nói sai một cái là tôi biết ngay liền.”
Phan Nhật Nam gật đầu:
“Tôi nhận lời thách đố của bà.”
Đằng Sơn lên tiếng:
“Bây giờ tôi nói thế này, quyển sách của ông Nam sẽ ra đời dưới danh hiệu Ngàn Lau và ai thua thì sẽ phải mua rượu đãi kẻ thắng. Ông bà Trần Nghi Hoàng là người giàu có, nên nếu bà BG thua ông Phan Nhật Nam thì phải mua XO Rémy Martin mà đãi anh em.” (cười hề hề).
Tôi hỏi:
“Còn nếu anh Phan Nhật Nam thua tôi thì sao?”
Phan Nhật Nam nói mà không kịp suy nghĩ:
“Thì tôi bẻ bút tôi chết!”
Cả đám ồ lên cười.
Đằng Sơn vội la lớn:
“Không, không được chết! Lỗ tôi! Nếu thua, anh phảỉ mua rượu đền.”
Phan Nhật Nam vẻ như bị kích thích:
“Nếu ngày hôm đó mà bà BG bảo tôi: ‘Anh viết đồ tầm phào không ra gì!’ thì tôi bẻ bút ngay không viết nữa.”
Đằng Sơn nhẩy nhổm như đĩa phải vôi:
“Không được! Bẻ bút nguy hiểm lắm, mất công tôi tốn tiền mà chẳng có sơ múi gì ráo. (Mọi người lại cười ồ). Ngày hôm đó tôi sẽ bỏ tiền mua rượu để chịu thua giùm cho ông.”
Giọng Trần Nghi Hoàng:
“Tác phẩm anh Nam thành công hay thất bại gì thì mình cũng có rượu uống.”
Phan Nhật Nam gật đầu:
“Như vậy khoái quá rồi. (Dịu xuống, vẻ quan trọng). Tôi nói thật, nếu đúng ngày giao hẹn ba tháng nữa với bà BG mà tôi viết không xong tác phẩm đó, tôi sẽ bẻ bút không viết nữa.”
Tôi nhìn thẳng Phan Nhật Nam, trầm giọng:
“Tôi không mong anh bẻ bút dù thế nào chăng nữa, nhưng tôi vẫn ghi nhận lời thách đố của anh một cách nghiêm trang. Tại sao? Là bởi tôi luôn luôn nhìn những gì thuộc văn chương nghệ thuật bằng một ý thức nghiêm trang và đầy trách nhiệm. Vì vậy, trong lãnh vực ấy, điều nào tôi nhắm thấy làm được thì tôi làm chứ chẳng cần phải huênh hoang khoác lác.”
Trần Nghi Hoàng phê bình:
“Phải công nhận cái thằng Cộng Sản kinh khủng thật. Ông Phan Nhật Nam chống nó, nó đì ổng tới mức mà đến giờ này ngồi tại Mỹ, ổng vẫn bị ám ảnh bởi nó.”
Phan Nhật Nam gật đầu:
“Đúng! Thằng Việt Cộng khôn lắm. Nó giỏi! Nó dọa được người như tôi là nó rất giỏi. Nhưng tôi cũng phục tôi một cái là tôi lừa được nó mà đi ra khỏi nước.”
Có vẻ ấm ức vì nãy giờ muốn hỏi mãi mà cứ bị Phan Nhật Nam cướp lời, Trần Quảng Nam bấy giờ mới đưa ra được điều muốn nói:
“Tôi xin hỏi anh Nam để biết thêm về đời sống của anh, là ở trong tù anh nói năng như thế nào? Nếu quản tù nó gọi anh lên phỏng vấn thì anh có trả lời với cái giọng như nãy giờ đã nói ở nhà này hay không?”
Phan Nhật Nam thành thật:
“Tôi đâu cần phải nói như thế. (mọi người lại ồ lên cười). Nhưng OK, đây là cái cách tôi diễn tả. (Đọc thơ):
Cám ơn đất trời cho tính xạo
Cười cợt bông lơn thích nói láo
Ông cứ nói đi tôi cứ nghe
Dăm ba phút sau quên hết ráo!”
Tôi buông thỏng:
“Thói thường, người càng lớn lối thì lá gan càng bé!”
Trần Quảng Nam cười hích hích, xong lên tiếng nhận định:
“Như vậy tụi nó đâu dám làm gì anh?”
Phan Nhật Nam trở lại thái độ lồng lộn sau câu nói của tôi:
“Đúng như thế. Tôi ở tù 8 năm 7 tháng trong hầm chứ đâu phải một hai ngày. Chị cần tôi kể ra không? (Trở điệu dài giọng như kiểu một mụ đàn bà Bắc Kỳ đang chanh chua cật vấn chồng con). Chị cứ đi hỏi bốn mươi hai cái hầm ở ngoài Bắc ấy thì biết.”
Tôi cười lạt:
“Tôi thấy các cái chuyện đó đâu ăn thua gì đối với tôi? Quan trọng là anh đang ngồi đây, trên xứ Mỹ tự do và tại một căn nhà có bầu không khí tự do nhất nước Mỹ, tư cách anh thế nào mới là điều đáng nói.”
Phan Nhật Nam hét lớn:
“Tôi nói thật, cỡ chị nhốt vào đó 24 tiếng đồng hồ là sẽ ‘Help me! Help me!’ ngay.”
Mọi người bật cười vì giọng chuyển đanh đá như đàn bà của Phan Nhật Nam qua hai chữ “Help me!” Phần tôi không giấu được vẻ khinh bỉ của mình:
“Gì nhiều vậy? Hai phút thôi tôi đủ kêu ‘Help me!’ rồi.”
Đằng Sơn lên tiếng biện hộ:
“Chưa chắc. Cái đó không nói được. Tôi không đồng ý với anh Nam điều ấy. Đởm lược con người không thể định nếu không va chạm thực tế.”
Phan Nhật Nam phân bua:
“Bởi vì tôi từng thấy thằng Mỹ to lớn như con trâu nó kêu ‘Help me!’ um xùm rồi.” (Lại chuyển giọng nhái rất là thô tục trong hai chữ“Help me!”)
Đằng Sơn vẫn cãi:
“Tôi tin thằng Mỹ có thể làm điều ấy, chứ bà Bông Giấy thì chưa chắc! (Cười hề hề). Cái đó không nói được anh Nam à.”
Tôi thản nhiên:
“Điều tôi muốn nói ở đây chính là sự kiện, trong 10 năm Dostoievski bị lưu đày Tây Bá Lợi Á, bạn bè cũ ở Pétersbourg không ai biết tới, anh ruột cũng không liên lạc nữa. Nhưng khi ra tù, những cái gì làm cho cả thế giới biết đến ông không phải là chuyện ông đã ở tù, mà chính là những tác phẩm vĩ đại, rút từ kinh nghiệm tù đầy đã được ông viết ra. Tôi đọc biết bao nhiêu sách viết về tiểu sử Dostoievski rồi nhưng chưa thấy cuốn nào nói đến chút chi tiết nhỏ về lòng thù hận trong ông ấy, hay là viết rằng ngồi đâu Dostoievski cũng đem chuyện ở tù của mình ra mà huênh hoang kể lễ như một thành tích lớn. Anh cứ việc làm như Dostoievski đi nếu anh bảo rằng anh ngon! Còn anh nói nhiều, chẳng ma nào thèm tin anh đâu.”
Phan Nhật Nam gật đầu:
“Chị yên tâm. Tôi làm xong rồi. Ba tháng nữa, đúng ngày 27/2/1994 tôi sẽ trình cho chị thấy.”
Đằng Sơn hỏi:
“Và tác phẩm ấy sẽ đứng tên nhà xuất bản Ngàn Lau chứ?”
Tôi cười, nói với Đằng Sơn:
“Phải rồi, tôi hy vọng nhờ ánh sáng của nhà xuất bản Ngàn Lau của anh mà một nhà văn có tầm cỡ của Miền Nam VN sẽ không bị mang tiếng là một Dostoievski dỏm!”
Mọi người còn lại, luôn cả Phan Nhật Nam cùng cất tiếng cười to.
Trần Thị Bông Giấy
trần thị bông giấy + đứa con gái duy nhất với trần nghi hoàng
(ảnh: nguoibanduong.net./ (USSR)
[1] những dấu (…?) có nghĩa là tác giả bài viết không nắm rõ được chữ của những câu thơ Phan Nhật Nam đọc lên.
[2] những dấu (…?) có nghĩa là tác giả bài viết không nắm rõ những lời của người đối thoại.
[3] Papillon, tên một tác phẩm của Henri Charrière, nhà văn Pháp, viết về những cuộc vượt ngục đầy gian nan của nhân vật chính. (chú thích của TTBG)
[4] Xin đọc “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” của Đào Văn Bình, tác giả xuất bản, 1987, một quyển sách đầy những trang những dòng không tiếc lời bốc thơm xứ Mỹ và người Mỹ.
[5] Raskolnikov, nhân vật chính trong tác phẩm Tội Ác Và Hình Phạt của Dostoievski, xuất bản năm
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ